Những kỹnăngcầncócủa giáo viên NGƯỜI GIÁOVIÊN PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI PGS.TS NGUYỄN ĐỨC VŨ Trường ĐHSP-ĐH Huế 1. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và những tác động đến giáo dục Sau cuộc Cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII, cuộc Cách mạng khoa học và kỹ thuật vào nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhân loại đang tiến hành cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đặc trưng của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làm xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao (với bốn trụ cột là công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin). Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới nhất với hàm lượng tri thức và hàm lượng khoa học, sáng tạo cao nhất. Các công nghệ này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế – xã hội. Cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ tác động ngày càng sâu sắc làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới dựa trên chất xám và kỹ thuật, công nghệ cao, được gọi là kinh tế tri thức. Với sự thống trị của các ngành kinh tế tri thức (các ngành dựa trên hàm lượng chất xám cao), trong nền kinh tế tri thức, vai trò củagiáo dục cực kì to lớn. Một số tính toán cho thấy rằng, trong nền kinh tế tri thức, đầu tư cho giáo dục chiếm từ 6 – 8% GDP, trình độ văn hoá trung bình của mọi công dân phải tốt nghiệp trung học phổ thông, công nhân tri thức là thành phần chủ yếu trong cơ cấu xã hội. Đồng thời, cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã giảm dần ý nghĩa của khoảng cách không gian, thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Từ đó, dẫn tới sự hình thành nền kinh tế toàn cầu hoá, với những biểu hiện rõ nét: thương mại quốc tế phát triển mạnh; đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh; thị trường tài chính quốc tế mở rộng; các công ty xuyên quốc gia với chi nhánh ở nhiều quốc gia khác nhau, nắm trong tay nhữngcủa cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. Toàn cầu hoá kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học – công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước. Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế còn cónhững mặt tiêu cực, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. Giáo dục đứng trước các thách thức ngày càng lớn do các mâu thuẫn tạo ra như: mâu thuẫn giữa toàn cầu và cục bộ, giữa chiến lược dài hạn và ngắn hạn, giữa cạnh tranh và bình đẳng về cơ hội, giữa truyền thống và hiện đại, giữa sự phát triển nhanh của tri thức và khả năng tiếp thu có hạn của con người, giữa tinh thần và vật chất…. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức, sự tác động của công nghệ đã làm cho thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc và thường xuyên. Cùng với mạng viễn thông toàn cầu cho phép trao đổi thông tin một cách nhanh chóng,việc tiếp cậncủa mỗi người với tri thức nhân loại rất tiện lợi và với khối lượng lớn. Để thích ứng với điều đó, giáo dục phải chuyển từ việc coi trọng truyền thụ tri thức sang việc giáo dục cho mọi người khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác với nhau. Làm được điều đó, giáo dục mới cung cấp cho xã hội hiện đại những người lao động mới phù hợp. 2. Những kỹnăngcầncócủa giáo viên để thích ứng với nền giáo dục trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại a) Người giáoviêncầncó kĩ năng tự học, tự nghiên cứu Thế giới đang ở trong quá trình của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với những tác động sâu sắc đến toàn bộ các mặt kinh tế và đời sống xã hội. Khối lượng tri thức nhân loại như một dòng thác khổng lồ đang cuồn cuộn chảy trên xa lộ thông tin. Những kiến thức nhà trường chuyển giao cho sinh viên sư phạm chỉ nhữngcơ sở ban đầu cho một quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Ngay người vừa được công nhận học vị tiến sĩ cũng chỉ là người bắt đầu bước vào công tác nghiên cứu độc lập. Học là công việc suốt cả đời của bất kỳ ai. Đối với người đi dạy, điều đó lại càng quan trọng hơn. Ngày mai, với sự phát triển nhanh chóng của máy vi tính và công nghệ thông tin, cơ hội tiếp cận tri thức của mỗi người đều bình đẳng với nhau. Điểm khác nhau cơ bản là khả năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề. Nhữngkỹnăng đó một phần được bồi dưỡng tiếp tục nhờ vào quá trình tự học sau khi ra trường. Tự học cần được xem là một phẩm chất quan trọng củagiáoviên (Trong thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học 2006-2007 có viết: “Mỗi thầy côgiáo hãy thực sự là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học”) Trong tương lai, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc học có thể được phân tán theo từng cá nhân ở các địa điểm khác nhau. Không nhất thiết người học phải giáp mặt thầy trực tiếp. Nội dung dạy học có thể được chuyển tải trên tất cả các phương tiện công nghệ thông tin. Người học có thể tiếp cận thông tin ở bất kỳ mọi nơi, mọi lúc. Lúc ấy, kĩ năng tự học càng hết sức quan trọng. Ai dạy những kĩ năng đó cho người học? Nhà trường, trước hết là các thầy cô giáo. Do vậy, giáoviên trước hết phải là người biết tự học. b) Giáoviêncầncó kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc học của học sinh cũng đã có nhiều thay đổi. Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ cho việc tự tìm tòi, khám phá. Những băn khoăn học sinh gặp phải khi các em tiếp xâúc với các nguồn thông tin khác nhau khiến cho các em tìm cách giải đáp. Việc học và chơi ngày càng được gắn với máy vi tính nhiều hơn, thu hút các em nhiều hơn vào sự tìm tòi, khám phá. Giáoviên không thể bằng lòng với những thông tin có sẵn trên các trang sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Internet là nguồn thông tin không thể thiếu được củanhững người làm nghề dạy học. Khai thác thông tin từ Internet phải trở thành thói quen không thể từ bỏ được của mỗi giáo viên. Rõ ràng, kỹnăng làm việc với máy tính trở thành kỹnăng tối thiểu của tất cả mọi người, trong đó có cả giáo viên. Máy vi tính và việc sử dụng nó trong tự học và dạy học trở thành nhu cầu thiết yếu, thói quen văn hoá đối với mỗi giáo viên. c) Giáoviêncầncó kĩ năng hợp tác trong dạy học Một trong 4 trụ cột củagiáo dục thế kỉ 21 do UNESCO đề xướng là “học để sống cùng nhau”. Trên tầm vĩ mô, thế giới ngày càng thu hẹp khoảng cách không gian nhờ vào công nghệ thông tin; nhiều giá trị nhân bản phổ biến đã trở thành nét chung của nhiều dân tộc. Thế giới đòi hỏi sự liên kết toàn cầu trong nhiều lĩnh vực. Khó có thể chấp nhận một quốc gia hay một cá nhân nào trong thời đại ngày nay đứng ngoài quỹ đạo của việc bảo vệ môi trường, chống khủng bố… Trong phạm vi cụ thể, sự hợp tác tạo nên nhiều thành tựu quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kĩ năng hợp tác cần được rèn luyện ở mỗi giáo viên. Đến lượt mình, các thầy côgiáo lại dạy cho học sinh của mình cách hợp tác trong học tập và cuộc sống. d) Giáoviêncần luôn tự bồi dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề Cuộc sống của con người, suy đến cùng, là một chuỗi liên tục giải quyết vấn đề. Càng giải quyết tốt các vấn đề bao nhiêu, chất lượng cuộc sống của con người càng có nhiều cơ hội được nâng cao bấy nhiêu. Không nên xem nhà trường như một “ốc đảo”, mà nên xem nhà trường chính là cuộc sống. Các vấn đề thực tế cuộc sống được phản ánh vào nhà trường dưới một lăng kính đủ để cho người học tiếp cận theo cách phù hợp với lứa tuổi của mình. Giải quyết các vấn đề trong các bài học ở nhà trường cũng nên xem như giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nhờ vậy, các em khỏi bỡ ngỡ khi bước vào đời sống thực tế phong phú. Đồng thời, ở một góc độ nào đó, người học khi ra trường khỏi phải mất công đào tạo tiếp từ thực tế cuộc sống và công việc. Để làm được điều đó, giáoviêncần phải luôn tự rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề. 3. Tổ chức các nhóm tự bồi dưỡng giáoviên theo mô hình liên môn và liên trường là một trong những con đường tự bồi dưỡng thiết thực và hiệu quả Từ 1995 đến nay, đội ngũ giáoviên phổ thông đã trải qua 3 chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao năng lực gần như diễn ra liên tục hàng năm. Kết quả là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ giáo dục trước nhiều yêu cầu mới của chương trình, sách giáo khoa nói riêng và việc đổi mới giáo dục nói chung. Việc tự bồi dưỡng được xem là một nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên, được diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt cả quá trình công tác của mỗi người. Ngoài các đợt bồi dưỡng được thực hiện theo kiểu “từ trên xuống”, việc bồi dưỡng phải được tiến hành mọi nơi, mọi lúc theo kiểu “từ dưới lên”. Giúp nhau trong tự bồi dưỡng là một trong những con đường có hiệu quả trong tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài việc bồi dưỡng theo tổ chuyên môn, hình thức bồi dưỡng theo mô hình “liên tổ” trong mỗi trường có tác dụng thiết thực theo từng nội dung tự bồi dưỡng. Chẳng hạn, để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các giáoviên bộ môn Tin học có nhiều ưu thế hơn trong trường. Một tổ tự nguyện giúp đỡ nhau về công nghệ thông tin được thành lập với hạt nhân là giáoviên bộ môn Tin học sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, đặc biệt đối với nhiều giáoviên đang còn hạn chế về sử dụng máy tính trong dạy học. Hình thức bồi dưỡng “liên trường” hoặc theo “cụm trường” có tác dụng rất lớn trong việc giúp đỡ nâng cao năng lực chuyên môn giáoviên giữa các trường. Hàng tháng, hàng quý, các tổ “liên trường” hoặc “cụm trường” cùng tiến hành dự giờ, trao đổi về một chủ đề chuyên môn,… Trong năm, thường xuyên trao đổi tài liệu, thông tin chuyên môn,… Những việc làm ấy rất có ích đối với mỗi giáo viên. Các giáoviên giỏi có điều kiện để trau dồi chuyên môn và giúp đỡ đồng nghiệp; các giáoviên khác có điều kiện học hỏi thêm, hoặc được giải đáp bằng ý kiến thống nhất của tập thể về những điều còn băn khoăn,… Tự bồi dưỡng là công việc thiết yếu của từng giáo viên. Thành lập các tổ tự bồi dưỡng liên môn, liên trường cần nhiều đến vai trò của các tổ trưởng chuyên môn. Xây dựng các tổ bồi dưỡng “cụm trường” cần nhiều đến vai trò của hiệu trưởng. Định hướng các chủ đề tự bồi dưỡng, hoặc sinh hoạt chuyên môn cần đến các phòng chức năngcủa Sở Giáo dục và Đào tạo. Sự phối hợp có hiệu quả giữa các thành phần trên sẽ làm cho việc tự bồi dưỡng củagiáoviên ngày càng có hiệu quả hơn. . Những kỹ năng cần có của giáo viên NGƯỜI GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. điều đó, giáo dục mới cung cấp cho xã hội hiện đại những người lao động mới phù hợp. 2. Những kỹ năng cần có của giáo viên để thích ứng với nền giáo dục