Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện chủ trương của Nhà nước về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Gia lai góp phần không nhỏ tron
Trang 1TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Đà Nẵng - 2019
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn KH: TS ĐẶNG TÙNG LÂM
Phản biện 1: TS Hồ Hữu Tiến
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Mùi
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Gia lai góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ vốn cho các
DN, đặc biệt là nguồn ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên chất lượng cho vay ngắn hạn chưa cao, còn nhiều tồn tại và hạn chế trong hoạt động cho vay ngắn hạn vì vậy cần được tháo gỡ để có thể phát triển hơn nữa và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Xuất phát từ thực tế trên nên tôi đã nghiên cứu đề tài
“Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam – Chi nhánh Gia Lai”
2 Mục tiêu nghiên cứu
a Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn Doanh
nghiệp, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai
b Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá sẽ đề xuất một số khuyến nghị
Trang 4nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai trong thời gian tới
c Các câu hỏi nghiên cứu:
Từ mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải quyết như sau:
- Đặc điểm cho vay ngắn hạn DN và nội dung của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN của các NHTM là gì?
- Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp giai đoạn 2015-2017 tại BIDV Gia Lai đã đạt được những kết quả và tồn tại hạn chế gì ? Nguyên nhân của những hạn chế ?
- BIDV Gia Lai cần phải làm những gì để hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp của chi nhánh ?
3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng phân tích: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp của NHTM
- Đối tượng khảo sát: thực hiện khai thác số liệu tại phòng khách hàng doanh nghiệp 1 và 2 trực tiếp cho vay ngắn hạn khách hàng DN và các bộ phận tác nghiệp liên quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn DN bao gồm Phòng Quản Trị Tín Dụng, Phòng Quản Lý Rủi Ro và Phòng Giao dịch Khách hàng tại BIDV Gia Lai Ngoài ra tác giả còn phỏng vấn, khảo sát nhanh Trưởng phòng KHDN 1, 2, chuyên viên QHKH và một số khách hàng DN quan hệ vay vốn ngắn hạn tại Ngân hàng
b Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn DN Trên cơ sở nội dung
Trang 5phân tích đánh giá sẽ đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp
- Về không gian: nghiên cứu hoạt động cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp tại BIDV Gia Lai
- Về thời gian: Luận văn khai thác các số liệu về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN tại BIDV Gia Lai trong giai đoạn 2015 đến 2017
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và tổng hợp
- Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh dữ liệu
- Phương pháp phỏng vấn7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về mặt khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản mang tính khái quát về Doanh nghiệp, vai trò cho vay ngắn hạn, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN của các NHTM
- Về mặt thực tiễn: tại BIDV Gia Lai tính đến thời điểm hiện nay chưa có nghiên cứu nào về hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN, với luận văn này tác giả đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN tại BIDV Gia Lai giai đoạn
2015 -2017, từ đó đúc kết những hạn chế còn tồn tại và đề xuất một
số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
DN tại BIDV Gia Lai trong giai đoạn hiện nay và định hướng trong các năm tới
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về mặt khoa học: Luận văn đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản mang tính khái quát về Doanh nghiệp, vai trò cho vay ngắn hạn, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn
Trang 6đối với DN của các NHTM
- Về mặt thực tiễn: tại BIDV Gia Lai tính đến thời điểm hiện nay chưa có nghiên cứu nào về hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN, với luận văn này tác giả đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN tại BIDV Gia Lai giai đoạn
2015 -2017, từ đó đúc kết những hạn chế còn tồn tại và đề xuất một
số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
DN tại BIDV Gia Lai trong giai đoạn hiện nay và định hướng trong các năm tới
6 Bố cục dự kiến của đề tài
Ngoài kết luận, luận văn nghiên cứu trình bày bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại các NHTM
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai
7 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trang 7CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NHTM
1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NHTM
1.1.1 Doanh nghiệp
a Khái niệm DN
Luật doanh nghiệp 2014 nêu rõ “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
b Phân loại Doanh nghiệp
- Căn cứ vào dấu hiệu sở hữu ( Sở hữu vốn) người ta có thể chia doanh nghiệp thành:
+ Doanh nghiệp Nhà nước
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Doanh nghiệp tập thể
+ Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội
- Căn cứ vào dấu hiệu về phương thức đầu tư vốn có thể chia doanh nghiệp thành:
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài)
- Căn cứ vào tính chất của chế độ trách nhiệm về mặt tài sản, Doanh nghiệp được chia thành
+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn
+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn
Trang 8c Vai trò của DN trong nền kinh tế
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động Từ số liệu của tổng cục thống kê cho thấy tại Việt Nam vào năm 2017, DN tuyển dụng gần 1 triệu lao động trong năm, chiếm 49% lực lượng lao động trên phạm vi cả nước
- Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng, ổn định của nền kinh tế và giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội
- Doanh nghiệp phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế
- Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công (y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, )
1.1.2 Cho vay ngắn hạn DN của NHTM
a Khái niệm cho vay ngắn hạn DN của NHTM
b Đặc điểm cho vay ngắn hạn DN của NHTM:
Cho vay ngắn hạn DN có các đặc điểm sau:
+ Cho vay ngắn hạn DN nhằm tài trợ vốn cho các doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, trang trải cho các chi phí như mua hàng nhập kho, trả lương cho công nhân viên… Nguồn trả nợ từ doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Cho vay ngắn hạn có thời hạn vay từ một năm trở xuống Vốn vay chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn để chi trả ngay các khoản chi phí trong trường hợp không trùng khớp giữa dòng tiền
ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp, hoặc để đáp ứng nhu cầu thời
vụ Cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn cho vay trung dài hạn nên
có lãi suất thấp hơn
Trang 9c Các hình thức cho vay ngắn hạn DN của NHTM
Cho vay ngắn hạn đối với DN của NHTM bao gồm một số phương thức cho vay chính như sau:
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay thấu chi
d Vai trò cho vay ngắn hạn của NHTM đối với DN:
1.2 NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NHTM
1.2.1 Mục tiêu của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM
- Tăng trưởng quy mô
- Phân tán rủi ro
- Tăng thu nhập từ thu lãi cho vay ngắn hạn DN
+ Công nghệ thông tin ứng dụng về ngân hàng
b Quy trình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
c Chính sách tín dụng áp dụng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng DN
Trang 10- Chuyển giao rủi ro
- Đa dạng hóa danh mục cho vay
e Hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM
- Đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho DN trong giao dịch hành chính với NHTM
- Đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho DN vay vốn để giảm chi phí, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng…thông qua việc công bố công khai trên trang tin điện tử các thông tin về hồ sơ tín dụng, dịch vụ, lãi suất, phí dịch vụ
- Giảm lãi suất, hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh
- Kết nối ngân hàng- doanh nghiệp
Trang 111.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
a Chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động:
b Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
c Chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
d Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn DN
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DN CỦA NHTM
1.3.1 Nhân tố chủ quan
1.3.2 Nhân tố khách quan
a Từ môi trường bên ngoài
b Từ phía doanh nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trang 12CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
GIA LAI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai giai đoạn năm 2015-2017
a Về hoạt động huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh thời điểm 31/12/2017 tập trung vào huy động vốn trung dài hạn – trong đó chủ yếu là tiết kiệm cá nhân (chiếm 43.75%), phần còn lại là nguồn vốn ngắn hạn
và nguồn vốn không kỳ hạn Nguồn vốn không kỳ hạn tại Chi nhánh
có tính ổn định không cao vì đây là nguồn vốn thanh toán chỉ tập trung số dư lớn vào các thời điểm cuối quý/cuối năm do nền khách hàng tại Chi nhánh của yếu là các doanh nghiệp xây lắp, trồng cây công nghiệp có nguồn tiền gửi dâng cao vào các tháng cuối quý, cuối năm khi chủ đầu tư thanh toán khối lượng xây lắp và thu hoạch cây công nghiệp theo mùa, đồng thời trên địa bàn thiếu vắng hoạt động của các Tổng công ty và các doanh nghiệp mạnh về nguồn lực tài chính
Trang 13Về mức độ tập trung vốn, Chi nhánh chủ yếu huy động từ nguồn dân cư có tính chất bền vững (chiếm tỷ trọng 82.51%), đối với nhóm khách hàng tổ chức chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn có tính ổn định thấp Đồng thời hiện nay Chi nhánh có mức độ phụ thuộc nguồn vốn huy động vào nhóm khách hàng VIP, khách hàng
có số dư lớn ở mức cao Phân tích cụ thể nền khách hàng gửi tiền có
kỳ hạn tại Chi nhánh, như sau :
Bảng 2.3 Bảng phân tích nền khách hàng tiền gửi của BIDV –
Chi nhánh Gia Lai năm 2017
Đặc điểm tiền gửi dân cư trên địa bàn Gia Lai có nguồn thu nhập chủ yếu từ nông sản nên mang tính chất thời vụ, thường tăng mạnh vào dịp cuối năm và kéo dài đến tháng 5 và tháng 6 hằng năm; Đồng thời qua thống kê khách hàng gửi tiền theo độ tuổi và theo giới tính cho thấy số lượng khách hàng nữ chiếm trên 80% và có vai trò quyết định đối với nhóm tiền gửi dân cư Số lượng khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại Chi nhánh là 3.115 chỉ chiếm tỷ trọng hơn 3% tổng số khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, trong đó số dư huy động vốn khách hàng cá nhân cũng tập trung ở phân khúc khách hàng quan trọng của Chi nhánh (nhóm khách hàng có số dư huy động vốn
có kỳ hạn bình quân từ 01 tỷ trở lên) chiếm khoảng tỷ trọng 7.15% tổng số khách hàng cá nhân gửi tiền CKH tại Chi nhánh nhưng số dư huy động vốn lại chiếm 55.83% tổng số dư huy động vốn có CKH của khối Khách hàng cá nhân Việc phụ thuộc vào nhóm khách hàng
có số dư lớn này dễ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (do tăng lãi suất đáp ứng nhu cầu khách hàng dẫn đến tăng chi phí đầu vào) của Chi nhánh vì nhóm khách hàng này là nhóm khách hàng rất nhạy cảm về lãi suất (lựa chọn TCTD có lãi suất cao hơn để gửi tiền) và
sự trung thành không cao
Trang 14Đối với huy động vốn nhóm khách hàng tổ chức chỉ chiếm tỷ
lệ tương đối thấp khoảng gần 14% tổng số dư huy động vốn CKH tại Chi nhánh Số lượng KHTC gửi tiền CKH chỉ chiếm hơn 1% tổng số KHTC đang có quan hệ tại Chi nhánh Số dư tiền gửi CKH của nhóm KHTC cũng tập trung vào các nhóm khách hàng lớn có số dư
từ 05 tỷ đồng trở lên chiếm tỷ trọng 94.98% tổng số dư huy động vốn CKH của nhóm KHTC Đa số các KHTC tại Chi nhánh chỉ duy trì tiền gửi trên tài khoản thanh toán vì nguồn vốn liên tục xoay vòng
để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn tiền gửi CKH của nhóm này chủ yếu tập trung khối khách hàng Định chế tài chính như Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm xã hội…
Bảng 2.4 Bảng phân tích thu nhập từ hoạt động huy động vốn của
BIDV – Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2015 - 2017
Suất sinh lời từ hoạt động huy động vốn của Chi nhánh có sự tăng giảm nhẹ qua các năm, trong đó suất sinh lời cao nhất là năm
2015 và thấp nhất là năm 2016 Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng như tình hình kinh doanh của từng năm, có một số nguyên nhân
cụ thể dẫn đến sự tăng giảm trên, cụ thể như sau:
- Thứ nhất là do số dư huy động vốn không kỳ hạn tại Chi nhánh thường kém ổn định và tỷ lệ thường không cao, nguồn vốn này năm 2015 tại Chi nhánh chiếm tỷ lệ rất lớn (do đột biến từ nguồn vốn của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chuyển các nguồn tiền tập trung về BIDV sau khi thiết lập mối quan hệ toàn diện với BIDV), đây là nguồn vốn giá rẻ đem lại lợi nhuận cao chính vì vậy làm tăng đột biến suất sinh lời từ hoạt động huy động vốn của Chi nhánh năm
2015 Đối với các năm khác, tỷ lệ nguồn vốn không kỳ hạn rất thấp đồng thời thời gian duy trì số dư cũng không dài vì vậy suất sinh lời