Nhiều người nước ngoài đã bàn về sức cảm hóa kì lạ trong con người Hồ Chí Minh. Có người cho rằng đó là do sự hiểu biết sâu rộng, do tài trí thông minh, do ý chí nghị lực phi thường của Người. Có người nói là do đức tính khiêm tốn, giản dị, do sự lạc quan, do đức tính thẳng thắn cởi mở, do sự từng trải lịch thiệp của Người. Điều đó đúng nhưng bao trùm lên tất cả là sự quên mình vì mọi người. Ham muốn tột bực củaBác là mang lại hạnh phúc cho dân, cho nước như Tố Hữu trong trường ca “ Theo chân Bác” đã viết: “ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa” Tình thương yêu con người, ý chí, nghị lực phi thường, không ngại khó, không ngại khổ luôn lạc quan trong Bác là một tấmgương sáng cho thế hệ ngày hôm qua, thế hệ ngày hôm nay và mai sau học tập. Có một nhà thơ đã từng nói “ yêu Bác lòng con trong sáng hơn”. Đã có rất nhiều người con của dân tộc Việt Nam sống vàlàmtheo lời Bác dạy. Hôm nay tôi đến với hội thi bằng câu chuyện kể về một người thật, việc thật, một tấmgương điển hình vượt lên số phận , vượt lên hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống để khẳng định mình. Đó là tấmgươngcủa chị Huỳnh Mai Hồng – cựu học sinh trường THPT Nam Hà. Chị đã sống vàlàmviệctheotấmgươngcủa Bác. Hồng trong giờ ra chơi khi còn là học sinh trường THPT Nam Hà 1 Nếu ai đã từng gặp cô bé Huỳnh Mai Hồng – cựu học sinh trường THPT Nam Hà – thì không thể nào quên dáng người nhỏ nhắn, nước da ngăm đen và ấn tượng nhất là khuôn mặt luôn rạng ngời niềm tin vào cuộc sống Số phận sao quá trớ trêu, nghiệt ngã đối với Hồng! Ngay từ ngày còn nhỏ, cuộc sống của Hổng đã thiếu vắng tiếng cười, tình thương yêu của người cha. Ba mẹ li dị, Hồng ở với bà ngoại già yếu, mẹ và 2 em trong căn nhà tềnh toàng trống trước, dột sau nằm sâu trong con hẻm hun hút ở khu phố 3 phường Bửu Hòa. Tất cả năm miệng ăn, ba đứa trẻ đến trường, một cụ già cần người chăm sóc chỉ trông chờ vào đồng lương công nhân ít ỏi của mẹ ở công ty Pouchen. Ngay từ năm học lớp 3, trong lúc những đứa trẻ khác sống trong sự chăm sóc, nâng niu của cha mẹ thì Hồng một buổi đến trường, thời gian còn lại em phải đi khắp hang cùng, ngõ hẻm trong thành phố để bán vé số dạo. Và nếu ai đã từng trải qua cảm giác năm năm chưa đón giao thừa cùng gia đình thì có lẽ sẽ thấu hiểu hơn cho cuộc sống khốn khó của Hồng. Thay vì được ở cạnh gia đình trong những giờ phút thiêng liêng của đầu năm mới thì Hồng phải đi khắp các hang cùng ngõ hẻm trong thành phố để kiếm sống với sấp vé số trên tay. Hình ảnh ấy xúc động biết bao! Trong những khoảnh khắc thiêng liêng ấy, mọi người ai cũng có ước mơ cho riêng mình, nhưng đối với Hồng chỉ cần nghĩ đến cảnh mẹ và bà ngoại đang chờ trong căn nhà đơn sơ thì cũng đủ làm cho trái tim nhỏ bé của Hồng ấm lại. Và đặc biệt là Hồng chưa bao giờ cảm thấy mặc cảm cho số phận, vì Hồng nhận thấy còn rất nhiều bạn trẻ khác có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Không những không oán trách mà Hồng còn thầm cảm ơn số phận vì nhờ đó mà Hồng có thể va chạm nhiều hơn với cuộc sống để tự hoàn thiện bản thân mình. Ba tháng hè là ba tháng Hồng bươn chải, vất vả trong cuộc mưu sinh để dành dụm ít tiền chuẩn bị cho năm học mới. Năm Hồng vào lớp Sáu cũng là lúc hai đứa em nhập học. Ba không hề quan tâm, mẹ lo ăn cho cả gia đình đã chật vật sao lo nổi cho 3 đứa con lít nhít cùng lúc đến trường nên bà đã quyết định cho Hồng nghỉ học. Trong hoàn cảnh ấy có thể người khác đã buông xuôi cho số phận an bài, chấp nhận thất học nhưng Hồng thì không, Hồng đã cương quyết đến trường. Không sách giáo khoa, không đồ dùng học tập, không quần áo mới…nào có hề gì! Hồng chấp nhận tất cả. Lúc ấy Hồng mới chỉ có 11 tuổi đầu. Nhìn Hồng, ai nghĩ rằng người con gái bé nhỏ ấy lại có nghị lực phi thường đến thế! Hồng đã vượt lên hoàn cảnh của mình và vượt qua sự mặc cảm với bạn bè để sống vàhọc tập. Mười hai năm đến trường thì đã mười hai năm Hồng là học sinh khá, giỏi. Trong lớp Hồng luôn hăng hái tham gia xây dựng bài. Có lẽ ánh mắt chăm chú như nuốt từng lời giảng nơi chị đã nhân lên niềm thiết tha yêu nghề của thầy cô giáo. Cho dù bận rộn trong cuộc mưu sinh nhưng Hồng không nghỉ một buổi học nào. Môn Sử là môn học Hồng yêu thích nhất. Là thành viên của đội tuyển học sinh giỏi môn sử của trường, Hồng có dịp được tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những câu chuyện kể về Bác, những vần thơ của Người trong tập thơ “Nhật Ký trong tù” đã trở thành nguồn động lực, là bài học thôi thúc Hồng vượt qua những trở lực, khó khăn để vươn lên đón nhận một tương lai tươi sáng. Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy 2 Gian nan rèn luyện mới thành công (Nghe tiếng giã gạo- Nhật ký trong tù) Cuộc sống nghèo khó, phải chịu nhiều thua thiệt so với bạn bè nhưng Hồng luôn sống lạc quan, chan hòa, vui vẻ với mọi người xung quanh và đặc biệt cô học trò ấy rất giàu tình cảm. Thật bất ngờ khi có lần Hồng tâm sự : “mình may mắn được sinh ra và lớn lên trong một đất nước hoà bình, được thầy, cô, bạn bè yêu thương, giúp đỡ. Tuy cuộc sống còn nhiều vất vả, thiếu thốn, nhưng so với sự hy sinh của Bác, của các thế hệ cho anh đi trước đã đấu tranh cho nền độc lập tự do cho dân tộc thì sự khó khăn, vất vảcủa mình chẳng đáng là bao. Vì vậy, mình phải cố gắng, vượt mọi trở ngại để tiếp tục đi học , đi làm. Nếu sau này đủ cơ hội và điều kiện, việc đầu tiên là Hồng sẽ xây cho gia đình một ngôi nhà mới với diện tích rộng, thoáng mát hơn”. Không chỉ đơn thuần là xây nhà cho riêng mình, điều ước đó còn mở rộng ra đến những người xung quanh. Đầy xúc động, Hồng kể tôi nghe về những đứa trẻ mồ côi ở trung tâm bảo trợ Biên Hòa, Hồng còn muốn xây một ngôi nhà mở cho những người có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ như mình. Lúc ấy tôi tự thấy xấu hổ về sự ích kỉ, thờ ơ, vô cảm của mình. Với nghị lực phi thường, ý chí mạnh mẽ, quyết tâm cao độ vàtâm hồn trong sáng, tinh thần lạc quan, Hồng đã làm cho bạn bè nể phục, thầy cô yêu quí. Với sự tiếp sức củatập thể giáo viên trường THPT Nam Hà, với sự tiếp sức của xã hội, Hồng đã xuất sắc thi đậu vào trường Đại Học Khoa học xã hội & nhân văn. Quả thật, cuộc sống đã không phụ người có lòng! Nhưng vào năm học mới, vì gia cảnh khốn khó, để có tiền đóng học phí, Hồng phải mượn một ít tiền của người quen. Hồng dự định sẽ cố gắng vừa đi học, vừa đi làm thêm để có thể trả được số tiền vay mượn ấy. Đồng thời chị có cơ hội va chạm với cuộc sống nhiều hơn để tích lũy cho mình nhiều kiến thức, kinh nghiệm sau này còn có thể vững vàng mà bước đi trên đường đời đầy chông gai, thử thách. Ai có thể ngờ được, với thân hình bé nhỏ, ốm yếu như thế mà hàng tuần, trên chiếc xe cũ kĩ, phải mất từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ để đạp xe đến trường. Mặc kệ đường xa, mặc kệ mưa nắng, bão táp phong ba, những vòng xe của Hồng cứ lăn đều về phía trước, cứ hướng tới tương lai với một tấm lòng tràn đầy niềm tin, hi vọng và nhiệt huyết về một ngày mai tươi sáng. Vâng! thật vậy, với tình yêu thương vô bờ bến của bà và mẹ, với sự quyết tâm cao độ, một tâm hồn trong sáng, tinh thần lạc quan, niềm tin chiến thắng đã giúp Hồng có thêm thật nhiều nghị lực để có thể vượt qua số phận nghiệt ngã mà bay cao, bay xa hơn vào vùng trời mơ ước. Đã hơn 40 mươi năm trôi đi sau ngày Bác qua đời nhưng nghị lực sống, tâm hồn giàu tình thương củaBác là một tấmgương sáng ngời cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập. Nếu ngày hôm qua thế hệ cha anh chúng ta họctập tư tưởng và đạo đức của Người, kiên cường vượt qua bao mưa bom lửa đạn, đổ cả máu xương để giành lấy tự do, độc lập cho dân tộc thì thế hệ trẻ ngày hôm nay cũng làmtheo lời Bác dạy, vượt qua mọi trở ngại, mọi khó khăn trong cuộc sống, phấn đấu hết mình chiếm lĩnh tri thức, thực hiện ước mơ để làm chủ đời mình vàlàm giàu cho đất nước. Bạn Huỳnh Mai Hồng- cựu học sinh trường THPT Nam Hà-là một trong những điển hình tiên tiến về việc họctậpvàlàm theo tấmgương đạo đức củaBác Hồ. 3 Ý nghĩa: Câu chuyện tuy ngắn nhưng đã khái quát lên được hình ảnh rất chân thật về cuộc đời của một cô học trò có gia cảnh nghèo khó, thiếu vắng tình thương của cha. Ấy vậy mà cô không bao giờ đầu hàng trước số phận. Lúc nào cô học trò ấy cũng sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách để có thể vươn tới tương lai, thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Và trên dải đất Việt Nam này còn nhiều, nhiều lắm những tấmgương vượt khó như Hồng. Chính những nghị lực, tấm lòng nhân hậu ấy là kết tinh vẻ đẹp của truyền thống của cha ông ta từ ngàn xưa để lại. Bài học rút ra: Qua câu chuyện về cô học trò Huỳnh Mai Hồng, chúng ta có thể rút ra bài học cho chính bản thân mình là : đừng bao giờ chùn bước trước số phận, mà hãy mỉm cười trước khó khăn, kiên cường phấn đấu vươn lên với niềm tin, hy vọng để tạo cho mình những bước tiến vững vàng hơn khi đi vào cuộc sống. Tận sâu trong trái tim , tôi tin rằng với sự tiếp sức của xã hội và nhiều tấm lòng nhân ái thì mỗi ngày, trên đất nước Việt Nam chúng ta sẽ lại có thêm một cánh chim được giúp đỡ và bay cao hơn vào vùng trới mơ ước để đất nước ta có thêm nhiều công dân tốt góp phần xây dựng một Việt Nam giàu đẹp, văn minh . Nghị lực phi thường, quyết tâm cao độ vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ để giải phóng dân tộc và lòng yêu quê hương tha thiết củaBác mãi mãi là tấmgương sáng cho đời đời thế hệ chúng ta noi theo. Ý KIẾN CỦA CHI BỘ 4 Phụ lục I./ Phần 1: Giới thiệu câu chuyện gắn liền với tấmgương đạo đức của Hồ Chí Minh: Cuộc đời Bác là cuộc đời của một con người giàu nghị lực, giàu tình yêu thương, giản dị, lạc quan luôn tin tưởng vào tương lai. Câu chuyện về Huỳnh Mai Hồng- một điển hình tiên tiến. Làmtheo lời Bác dạy, cô rất giàu nghị lực sống vượt lên số phận nhiệt ngã của đời mình. II./ Phần 2: Tên tác phẩm : Vượt lên số phận. Câu chuyện kể về một cựu học sinh trường THPT Nam Hà hiện đang là sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhâ văn. 1./ Hoàn cảnh sống rất khó khăn, cơ cực -Không đươc sự chăm sóc của cha, nhà đông miệng ăn nhưng chỉ có mình mẹ đi làm công nhân. -Hồng phải bán vé số, phải vật lộn trong cuộc mưu sinh để giúp đỡ gia đình. -Qúa khó khăn nên mẹ đã quyết định cho Hồng nghỉ học. 2./ Ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. -Vẫn tiếp tục đến trường dù không có sách vở, quần áo mới. -Không mặc cảm vì nghèo mà vẫn vươn lên trong học tập: siêng năng cẩn mẫn, chịu lắng nghe thầy cô giảng bài, tự tìm tòi, học hỏi trong sách vở, bạn bè. Là thành viên của đội tuyển học sinh giỏi môn sử của nhà trường. - Lạc quan, yêu đời luôn tin tưởng vào tưong lai tươi sáng. - Đạt kết quả cao trong kì thi tối nghiệp và đã đậu trường đại học khoa học xã hội và nhân văn. -Tiếp tục vuợt qua những khó khăn hơn nữa khi vào học tại trường đại học. 3./ Giàu tình cảm, có tấm lòng nhân hậu - Thương bà, mẹ và các em, không đua đòi mà dấn thân vào cuộc sống mưu sinh để giúp gia đình. -Sống chan hòa với bạn bè, thầy cô giáo. - Thương những số phận bất hạnh hơn mình- những em bé trong trại trẻ mồ côi, khát vọng xây nhà tình thương cho người cơ nhỡ. III./ Phần 3: Ý nghĩa -Khái quát lên được hình ảnh một cô học trò giàu nghị lực sống, vượt lên số phận và đã đạt được những kết quả đáng mừng. - Bên cạnh Hồng còn rất nhiều nữa những con người biết vượt qua những khó khăn thử thách trên đường đời. -Tấm lòng nhân hậu, nghị lực lớn lao của những người như Hồng là kết tinh truyền thống của dân tộc Việt Nam. IV./ Liên hệ bản thân: Rút ra bài học cho bản thân mình và các bạn trẻ của thế hệ hôm nay là phải có nghị lực, không chùn bước trước khó khăn để tạo dựng 1 tương lai tốt đẹp mình và đất nước. * Bên cạnh lời kể còn có những hình ảnh minh họa, không chỉ vậy còn có sự tham gia trực tiếp, có sự giao lưu trên sân khấu giữa người kể chuyện và nhân vật. 5 . khăn của cuộc sống để khẳng định mình. Đó là tấm gương của chị Huỳnh Mai Hồng – cựu học sinh trường THPT Nam Hà. Chị đã sống và làm việc theo tấm gương của. mình và làm giàu cho đất nước. Bạn Huỳnh Mai Hồng- cựu học sinh trường THPT Nam Hà-là một trong những điển hình tiên tiến về việc học tập và làm theo tấm gương