1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch phát triển giáo dục 2010

4 463 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 89 KB

Nội dung

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 261/SGD&ĐT-KHTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc V/v: Hướng dẫn lập kế hoạch phát triển GD&ĐT năm học 2009-2010 Đà Lạt, ngày 13 tháng 3 năm 2009 Kính gửi: - Phòng GD & ĐT các huyện, thị, thành phố; - Các trường và các đơn vị trực thuộc Sở, Căn cứ Nghị quyết 63/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng “ Về xã hội hoá giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006-2010” ; Căn cứ quyết định số 260/QĐ-KHĐT ngày 11/12/2008 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lâm Đồng “ V/v Giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2009”, Sở Giáo dục và đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch phát triển giáo dục – đào tạo năm học 2009 – 2010 như sau: I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2008-2009: 1. Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu được giao theo từng bậc học: Nêu rõ tỉ lệ thực hiện từng loại chỉ tiêu. Những chỉ tiêu nào không đạt. 2. Phân tích tình hình thực hiện đội ngũ: Tổng số CBQL, GV, CNV từng bậc học ( trong đó nêu rõ số lao động hưởng lương ngân sách ); đặc biệt các Phòng giáo dục phải bóc tách số giáo viên, CNV mầm non hưởng bảng lương trường tiểu học. Nêu cụ thể các loại hình giáo viên thừa, thiếu theo từng bộ môn và báo cáo cụ thể số lượng thừa hoặc thiếu lao động so với chỉ tiêu đã được Sở Giaó dục và Đào tạo giao, lý do ? Nêu rõ tỷ lệ học sinh/lớp, tỷ lệ giáo viên/lớp cuả từng khối lớp. 3. Ước hiệu quả đào tạo năm học 2008-2009 : tỷ lệ bỏ học, lên lớp, lưu ban theo từng khối lớp học. 4. Báo cáo tình hình phổ cập giáo dục THCS, những khó khăn đề xuất. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, CÃN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2008_2009 : 1. Mục đích, yêu cầu: - Để chủ động về đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính. - Chính xác, khoa học, thực thi. - Đảm bảo đúng thời gian quy định. 2. Căn cứ để xây dựng kế hoạch: - Tận lực phát triển giáo dục – đào tạo, đa dạng hoá loại hình trường lớp, hình thức học tập. - Mục tiêu giáo dục – đào tạo từng ngành học, bậc học. - Thực trạng thực hiện kế hoạch năm học 2008-2009. - Hiện trạng về cơ sở vật chất. III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ NỘI DUNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH: 1. Đối với bậc học Mầm non: Ưu tiên phát triển mẫu giáo dục vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là cháu mẫu giáo 5 tuổi; huy động các cháu mẫu giáo trong độ tuổi nhà trẻ trên cơ sở phát triển nhà nhóm trẻ gia đình. Các trường mẫu giáo khu vực thị trấn, thành phố, thị xã phải đảm bảo biên chế trẻ/lớp theo qui định. Huy động ra lớp đạt 15-20% cháu nhà trẻ, 70-75% cháu mẫu giáo trong độ tuổi ra lớp (riêng mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ tối thiểu 95% đối với vùng nông thôn; 99,5% đối với vùng thị trấn, thị xã, thành phố). Các phòng Giáo dục & Đào tạo cần quán triệt Quyết định 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ “về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non”; Quyết định số 86/2004/QĐ-UB ngày 15/04/2004 của UBND Tỉnh Lâm Đồng “ V/v Phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010”. 2. Đối với bậc tiểu học: Tận lực huy động các cháu trong độ tuổi ra lớp. Đối với các trường tiểu học vùng sâu, xa có quá nhiều phân hiệu, nếu đảm bảo quy mô thì cho tách trường. Vùng thành phố, thị xã, thị trấn, vùng nông thôn phát triển nhất thiết phảu bố trí đúng quy định 35hs/lớp. Vùng các xã đặc biệt khó khăn, trường có nhiều phân hiệu tối thiểu 25-30hs/lớp. Từng bước tách các trường tiểu học có quy mô lớn, không đảm bảo diện tích theo trường chuẩn quốc gia. Với các trường có điều kiện về cơ sở vật chất, phải có kế hoạch dạy 2 buổi/ngày (không cần thiết phải tổ chức bán trú mới tổ chức học 2 buổi ngày) và tổ chức học ngoại ngữ cho học sinh ( từ lớp 3 trở lên ). 3. Đối với bậc trung học cơ sở: Ưu tiên cho mục tiêu duy trì kết quả phổ cập THCS. Huy động 100% học sinh tốt nghiệp lớp 5 vào lớp 6 và huy động số học sinh bỏ học trở lại lớp. Mở rộng mạng lưới trường THCS, PTCS, phân hiệu THCS gắn với tiểu học … đảm bảo thuận lợi cho học sinh đi học gần trường. Sĩ số học sinh trên lớp bình quân phải đạt 40hs/lớp (vùng khó khăn 35-40 hs/lớp). Đối với những trường THCS liên xã mà các xã cách nhau quá xa thì phòng Giáo dục chỉ đạo các trường có phương án mở các lớp bán trú dân nuôi, trên cơ sở nhà trường vận động PHHS làm nhà ở lưu trú cho học sinh và ngân sách hỗ trợ một phần sinh hoạt phí. Tỷ lệ tuyển sinh vào công lập so với học sinh dự thi ở địa bàn có trường ngoài công lập hoặc công lập tự chủ : tại thành phố, thị xã từ 70-80%; các thị trấn từ 80-85%. Vùng không có trường ngoài công lập hoặc công lập tự chủ thì tuyển 100% học sinh vào công lập. Học sinh dân tộc Tây Nguyên do phòng giáo dục tham mưu cho UBND cấp huyện duyệt tuyển sinh vào các trường trên địa bàn. Lưu ý: - Phòng Giáo dục các huyện, thị, thành phố phải tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện công tác CMC-phổ cập giáo dục một cách cụ thể để củng cố, duy trì kết quả hoàn thành phổ cập THCS đã đạt được, từng bước tiến tới phổ cập giáo dục trung học. - Trong xây dựng kế hoạch phòng Giáo dục các huyện, thị, thành phố chu ý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (nêu cụ thể từng trường) giai đoạn 1, giai đoạn 2 trong năm học 2009-2010 (mầm non, tiểu học, THCS); trường có tổ chức học 2 buổi/ngày. 4. Đối với bậc trung học phổ thông: Căn cứ để tuyển sinh vào lớp 10 đối với các trường công lập, ngoài công lập dựa vào số phòng học hiện có (không tính đến các phòng chức năng); số học sinh/lớp từ 40- 45 em. Trong đó lưu ý cần có quỹ phòng học để dạy học môn tự chọn, phân ban, phụ đạo học sinh. Các trường THPT cần chú ý xây dựng kế hoạch theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia vào năm nào? Phòng giáo dục, các trường thực thuộc phối hợp lập kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 và phân luồng học sinh lớp 9, báo cáo cho UBND cấp huyện, thị, thành phố có ý kiến. Việc tuyển sinh vào lớp 10 thực hiện theo đúng quy chế, quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo (cần thống nhất khu vực tuyển sinh vào lớp 10 giữa các trường THPT trên địa bàn với phòng Giáo dục). 5. Đối với các trường PT dân tộc nội trú: Chỉ tiêu cơ bản bằng năm học trước. Tuyển đúng đối tượng, thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ người dân tộc. Ngoài tuyển sinh các lớp đầu cấp, các khối lớp khác được tuyển sinh bổ sung thay thế các học sinh bỏ học, ốm đau. Đối với việc tuyển sinh vào lớp 10: Trường dân tộc nội trú tỉnh tổ chức thi tuyển; Trường dân tộc nội trú Liên huyện phía nam tổ chức xét tuyển. Căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương, trường nào có nhu cầu tuyển tăng thêm chỉ tiêu so với năm trước thì làm tờ trình, có ý kiến của UBND cấp huyện, thị, thành phố . Các trường dân tộc nội trú phải tổ chức học 2 buổi/ngày. 6. Đối với trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Cao đẳng KT KT Lâm Đồng: Phải có điều tra, khảo sát nhu cầu thực tế của từng địa phương trong tỉnh, từ đó tính toán lập kế hoạch cụ thể, chi tiết theo bậc đào tạo, môn đào tạo; Trong đó báo cáo tình hình thực hiện đào tạo trong năm học 2008-2009. Tuỳ khả năng và nhu cầu đào tạo để xây dựng kế hoạch đào tạo ngoài chỉ tiêu kế hoạch đào tạo được giao. Chú ý tăng cường và ưu tiên tuyển sinh học sinh dân tộc Tây nguyên vào học theo quy định. - Trường Cao đẳng Sư phạm phải xây dựng cụ thể kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý mầm non, tiểu học, THCS; Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đào tạo chuẩn hoá tập trung, tại chức, đào tạo trên chuẩn. Trong đó chú ý xây dựng kế hoạch chỉ tiêu chủ yếu là: Đào tạo mới, đào tạo lại tập trung tại trường theo kế hoạch ngân sách, kể cả đào tạo nâng trên chuẩn gíao viên mầm non, tiểu học. - Trường Cao đẳng KT-KT phải phối hợp với các TrT-GDTX, TrT-KTTHHN trong tỉnh thực hiện đào tạo mở rộng các ngành nghề phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực các ngành nghề kinh tế xã hội của địa phương và thực hiện việc liên thông đào tạo với các trường CĐ, ĐH khác . Các trường cần lập kế hoạch đa dạng hoá loại hình đào tạo: chính quy, tập trung, tại chức, mở rộng liên kết đào tạo, … nhằm sử dụng tối đa công suất đào tạo. 7. Đối với các trung tâm GDTX, TT KT THHN: Xây dựng kế hoạch huy động tối đa học sinh phổ thông học nghề phổ thông. Mở các loại hình: ngoại ngữ, tin học, dạy nghề xã hội, bổ túc văn hoá theo điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, đội ngũ, … hiện có của đơn vị. 8. Về đội ngũ: Các phòng Giáo dục tính toán bố trí hợp lý giáo viên đảm bảo không vượt định mức giáo viên/lớp theo quy định; tuy nhiên phải đảm đủ cơ cấu giáo viên bộ môn. Nhân viên cần bố trí kiêm nhiệm để đảm bảo đầy đủ, đúng định mức lao động, việc bố trí kiêm nhiệm hợp lý, tiệm cận với ngành, nghề được đào tạo. Thực hiện tốt việc tinh giảm và tiết kiệm biên chế ( theo công văn hướng dẫn cụ thể của phòng TCCB Sở GDĐT). 9. Kế hoạch sách giáo khoa, giấy vở cho học sinh dân tộc: Phải có kế hoạch cụ thể về cơ sở vật chất, đội ngũ, sách giáo khoa, trang thiết bị đồ dùng dạy học, kinh phí để tiếp tục đáp ứng cho công tác đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Yêu cầu các trường, các phòng phải nắm chắc số liệu học sinh dân tộc, học sinh thuộc diện hộ nghèo năm học 2009-2010. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục mầm non phổ thông trên địa bàn huyện, thị, thành phố: Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho phòng Giáo dục chủ trì, tính toán, tổ chức họp thống nhất với các trường trực thuộc Sở để xây dựng kế hoạch tuyển sinh, mạng lưới. Làm rõ kế hoạch tuyển sinh của từng trường. 2. Các đơn vị trực thuộc chủ động xây dựng kế hoạch, chủ động làm việc thống nhất kế hoạch tuyển sinh của trường mình với phòng Giáo dục. 3. Tất cả các đơn vị sau khi xây dựng kế hoạch cần xin ý kiến địa phương, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh học sinh lớp đầu cấp phải có tờ trình riêng và phải có ý kiên của UBND huyện, thị, thành phố. 4. Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm học 2009-2010 phải đóng thành tập, trong đó phải mô tả báo cáo cụ thể bằng văn bản như hướng dẫn trên và báo cáo theo biểu mẫu đính kèm, nộp trước 05 bản về Sở trước ngày 21/3/2009 (03 bản nộp về phòng KHTC, 01 bản nộp phòng TCCB, 01 bản nộp cho phòng chuyên môn theo bậc học). Sau khi có báo cáo đầy đủ, phòng Giáo dục thống nhất với các đơn vị trực thuộc Sở trên địa bàn (để cùng duyệt một lần); đăng ký lịch duyệt về Sở (phòng KHTC), Sở Giáo dục va Đào tạo Lâm Đồng sẽ xắp xếp lịch duyệt cho các đơn vị. 5. Thời gian bắt đầu duyệt cho các đơn vị từ đầu tháng 4/2009. Yêu cầu các phòng Giáo dục, các trường, đơn vị trực thuộc căn cứ các nội dung nêu trên, khả năng cơ sở vật chất để lập kế hoạch phát triển giáo dục chính xác, khả thi và hiệu quả. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Như trên (để thực hiện); (Đa ̃ ky ́ ) - UBND các huyện, thị, thành phố; để phối Nguyễn Thị Anh Phương - Sở KH&ĐT, Nội vụ; hợp - Thường trực tỉnh uỷ; để - UBND tỉnh; báo - Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ; cáo - Ban Giám đốc, các phòng ban Sở; - Lưu: VT, KHTC. . tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2009”, Sở Giáo dục và đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch phát triển giáo dục – đào tạo năm học 2009 – 2010. Việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục mầm non phổ thông trên địa bàn huyện, thị, thành phố: Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho phòng Giáo dục chủ trì,

Ngày đăng: 10/10/2013, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w