1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ TUYỂN CHỌN HSG 12

3 216 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT TAM GIANG Môn: Địa Lý - Thời gian làm bài: 180 phút Câu I. (4,0 điểm). Hãy trình bày các chuyển động chính của Trái Đất? Trình bày hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất. Câu II. (4,0 điểm) Đô thị hoá là gì? Nêu những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hoá. Biện pháp điều khiển đô thị hoá hiện nay. Câu III. (4,0 điểm) a, Nguyên nhân nào hình thành gió mùa ở nước ta? b, Hãy hoàn thành bảng sau: Gió mùa Hướng gió chủ yếu Nguồn gốc Phạm vi hoạt động Thời gian hoạt động Tính chất Ảnh hưởng đến khí hậu Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ c, Trình bày hoạt động của gió mùa ở Việt Nam. Câu IV. (4,0 điểm) Cho 3 địa điểm sau: - Hà Nội: 21 0 02 ’ B - Huế: 16 0 26 ’ B - Bình Dương: 11 0 52 ’ B a, Tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở Bình Dương. b, Tính góc nhập xạ của Hà Nội và Bình Dương khi mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế. Câu V. (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TRONG NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM ( 0 C) Tháng Địa điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TP Hạ Long 17 18 19 24 27 29 29 27 27 27 24 19 TP Vũng Tàu 26 27 28 30 29 29 28 28 28 28 28 27 a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hạ Long và Vũng Tàu theo bảng số liệu đã cho. b, Xác định biên độ nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình của các tháng mùa hạ ở hai thành phố trên. c, Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu trên hãy nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt của Hạ Long và Vũng Tàu. ……………………………. Hết ……………………………. ĐÁP ÁN Câu I. (4,0 điểm) 1, Các chuyển động chính của Trái Đất: (2đ) a, Chuyển động tự quay quanh trục (1đ) - Trái Đất tự quay quanh trục Bắc – Nam (trục tưởng tượng), trục Bắc – Nam nghiêng, tạo nên một góc 66 0 33 ’ với mặt phẳng quỹ đạo (0,25đ). - Hướng quay quanh trục từ Tây sang Đông (0,25đ) . - Thời gian tự quay giáp một vòng là một ngày đêm (24h) (0,25đ) . - Vận tốc tự quay lớn nhất là ở Xích đạo (464m/s), càng về hai cực tốc độ càng giảm dần. Tại hai cực vận tốc tự quay là 0m/s (0,25đ) . b, Chuyển động xung quanh Mặt Trời (1,5đ) - Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip (0,25đ). - Hướng chuyển động từ Tây sang Đông (ngược chiều kim đồng hồ) (0,25đ) . - Thời gian chuyển động giáp một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây (0,25đ) . - Trái Đất ở vị trí gần Mặt Trời nhất vào ngày 3/1 (điểm cận nhật), ở vị trí xa Mặt Trời nhất vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật) (0,25đ). - Tốc độ chuyển động trung bình 29,8km/s (0,25đ) . - Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 0 33 ’ và không đổi phương (0,25đ) . 2, Hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất: (2,5đ) * Sự luân phiên ngày, đêm (0,5đ). - Do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm (0,25đ). - Sự luân phiên ngày, đêm điều hoà nhiệt độ trên Trái Đất (0,25đ). * Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế (1,5đ) - Giờ địa phương: + Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (0,25đ). + Các địa điểm nằm trên một kinh tuyến có cùng một giờ gọi là giờ địa phương hay giờ Mặt Trời (0,25đ) . - Giờ quốc tế (giờ GMT): giờ theo quy ước quốc tế: + Người ta chia Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi (0,25đ) . + Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (0,25đ). - Đường chuyển ngày quốc tế: + Người ta quy định kinh tuyến 180 0 ở giữa múi giờ 12 trên Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế (0,25đ). + Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua kinh tuyến 180 0 , phải lùi lại một ngày lịch. Đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến 180 0 phải tăng thêm một ngày lịch (0,25đ). * Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể (1đ) - Do chuyển động tự quay của Trái Đất, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu, lực làm lệch hướng gọi là lực Côriôlit (0,5đ). - Ở bán cầu Bắc, các vật thể chuyển động bị lệch về bên phải so với hướng ban đầu, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái so với hướng ban đầu (0,25đ). - Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng chảy sông ngòi, đường đạn bay, . (0,25đ). Câu II. (4,0 điểm) a, Khái niệm: Đô thị hoá là quá trình: - Phát triển các thành phố (0,25đ). - Nâng cao số dân thành thị (0,25đ). - Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong dân cư (0,25đ). b, Tích cực: - Thu hút đầu tư, tạo việc làm, phát triển kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế (0,25đ). - Hình thành lối sống năng động trong dân cư (0,25đ). - Nâng cao chất lượng cuộc sống, thể hiện sự văn minh tiến bộ (0,25đ). c, Tiêu cực: chủ yếu là do đô thị hoá tự phát - Thiếu lao động nông thôn, thừa lao động thành thị (0,25đ). - Thiếu việc làm, phân hoá giàu nghèo (0,25đ). - Sức ép cho y tế, giáo dục (0,25đ). - Ô nhiễm môi trường (0,25đ). - Thiếu đất, thiếu nước, ách tắc giao thông, tệ nạn xã hội . (0,25đ). d, Biện pháp: - Hạn chế dân nhập cư tự phát vào thành phố (0,25đ). - Đô thị hoá nông thôn, đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn (0,25đ). - Xuất khẩu lao động, hướng nghiệp dạy nghề cho người lao động (0,25đ). - Xử lí chất thải, rác thải, sử dụng năng lượng sạch (0,25đ). - Nâng cấp cơ sở hạ tầng, quy hoạch khu dân cư, xây dựng khu chung cư, xoá nhà ổ chuột . (0,25đ). Câu III. (4 điểm) a, Nguyên nhân hình thành gió mùa ở nước ta (1đ) - Do vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến BBC, hai mặt giáp biển (0,5đ). - Nằm trong khu vực gió mùa Châu Á, là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa (0,5đ). b, Hoạt động của gió mùa ở Việt Nam (3đ). - Gió mùa mùa đông: + Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc (0,5đ). + Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: ● Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô (0,25đ). ● Nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (0,25đ). + Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã (0,25đ). + Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô (0,25đ). - Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta (0,25đ). + Vào đầu màu hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, gây hiện tượng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc (0,5đ). + Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với giải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên gió mùa Đông Nam vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta (0,5đ). . SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT TAM GIANG Môn: Địa Lý - Thời gian làm. TRONG NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM ( 0 C) Tháng Địa điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TP Hạ Long 17 18 19 24 27 29 29 27 27 27 24 19 TP Vũng Tàu 26 27 28 30 29

Ngày đăng: 10/10/2013, 13:11

Xem thêm: ĐỀ TUYỂN CHỌN HSG 12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w