1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một số quốc gia trên thế giới năm 2017

40 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Tuy nhiên, theo định nghĩa quốc tế vềtăng trưởng kinh tế thì “Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng sự gia tăng tổngsản lượng của một quốc gia hoặc Tổng sản phẩm quốc nội thực tế GDP ho

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-*** -TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG I

ĐỀ TÀI: Một số yếu tố ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một số quốc gia trên thế giới năm 2017

Nguyễn Thị Thùy Dung 1714410048

Hà Nội, tháng 6 năm 2019

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP) 7

1.1 Lý thuyết liên quan và hỗ trợ nghiên cứu 7

1.1.2 Tăng trưởng kinh tế 7

1.1.3 Chỉ số FDI 8

1.1.4 Chỉ số lạm phát 8

1.1.5 Nguồn lao động 9

1.2 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các nhân tố đã chọn đến GDP 9

1.2.1 Mối quan hệ giữa FDI và GDP 9

1.2.2 Mối quan hệ giữa nguồn lao động và GDP 10

1.2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và GDP 10

1.2.4 Lổ hổng trong nghiên cứu biến động GDP ở Việt Nam 11

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 12

2.1 Phương pháp luận của nghiên cứu 12

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu 12

2.1.2 Phương pháp xử lý số liệu 12

2.1.3 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu 12

2.2 Xây dựng mô hình 12

2.2.1 Mô hình hồi quy tổng quát: 12

2.2.2 Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên: 12

2.3 Mô tả các biến 13

2.3.1 Nguồn số liệu 13

2.3.2 Mô tả biến 14

2.3.3 Mô tả thống kê biến có điều kiện: 14

2.3.4 Biểu đồ phân bố của từng biến độc lập trong mô hình: 15

2.4 Ma trận tương quan 16

2.5 Biểu đồ tương quan giữa các biến: 18

2.5.1 GDP và FDI 18

2.5.2 GDP và L 19

2.5.3 GDP và INF 20

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ 21

Trang 3

3.1 Bảng kết quả, so sánh ước lượng và diễn giải thống kê 21

3.1.1 Kết quả ước lượng 21

3.2 Kiểm định 22

3.2.1 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển 22

3.2.2 Kiểm định các hệ số hồi quy 23

CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 25

4.1 Kiến nghị về chính sách 25

4.2 Kết luận 26

DANH MỤC THAM KHẢO 28

PHỤ LỤC 30

1 Bảng số liệu: 30

2 Kết quả STATA: 38

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn số liệu 13

Bảng 2.2: Mô tả các biến 14

Bảng 2.3: Mô tả thống kê biến có điều kiện 14

Bảng 2.4: Ma trận tương quan 16

Bảng 3.5: Bảng kết qủa thống kê 21

Bảng 3.6: Kiểm định hệ số hồi quy 23

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ phân bố của biến đầu tư nước ngoài 15

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ phân bố của biến tỷ lệ lạm phát 15

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ phân bố của biến lao động 16

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tương quan giữa GDP và FDI 18

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tương quan giữa GDP và L 19

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tương quan giữa GDP và INF 20

Biểu đồ 3.7: Biểu đồ Residuals and fitted 23

Trang 4

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN

Trang 5

MỞ ĐẦU

Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những nhân tố quan trọng dùng để đánhgiá mức độ phát triển của một quốc gia hay khu vực Để đo lường tăng trưởng kinh

tế, tùy vào thời điểm, đặc điểm quốc gia hay người tiến hành nghiên cứu khác nhau

mà thước đo được lựa chọn là khác nhau Tuy nhiên, theo định nghĩa quốc tế vềtăng trưởng kinh tế thì “Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng sự gia tăng tổngsản lượng của một quốc gia hoặc Tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP) hoặc Tổngsản phẩm quốc dân (GNP).”Trên thực tế, ngoài hai chỉ số trên, còn có thể sử dụngGDP bình quân đầu người để đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế.Tuy vậy ở một

số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bìnhquân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ”.Cũng chính vì thế, GDP – chính xác là GDP thực tế, luôn là một thước đo thườngxuyên được dung để đánh giá tăng trưởng kinh tế.Nếu GDP thực tế năm sau thấphơn năm trước, chứng tỏ nên kinh tế của nước đó không có sự tăng trưởng pháttriển.GDP phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tỷ

lệ lạm phát, tỷ lệ gia tăng dân số,

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ tiêu có tính cơ sở phản ánh sự tăngtrưởng kinh tế, quy mô kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, cơ cấukinh tế và sự thay đổi mức giá cả của một quốc gia Bởi vậy, GDP là một công cụ quantrọng, thích hợp được dùng phổ biến trên thế giới để khảo sát sự phát triển và sự thayđổi trong nền kinh tế quốc dân Nhận thức chính xác và sử dụng hợp lý chỉ tiêu này có

ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát và đánh giá tình trạng phát triển bền vững, nhịpnhàng, toàn diện nền kinh tế Bất cứ một gia quốc gia nào cũng muốn duy trì một nềnkinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho dân cư mà GDP

là một trong những tín hiệu cụ thể cho những nổ lực của chính phủ Vì thế việc nghiêncứu khuynh hướng của sự tăng trưởng GDP, các yếu tố ảnh hưởng đến GDP giúp chínhphủ có thể thay đổi các chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩytăng trưởng kinh tế Đây là những vấn đề vĩ mô mà ai

Trang 6

hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đều quan tâm Đó là lý do nhóm chúng em quyếtđịnh nghiên cứu đề tài: “ Một số yếu tố ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) ) của một số quốc gia trên thế giới năm 2017”.

Có rất nhiều bài báo, bài luận, các nghiên cứu về đề tài này Mỗi đề tài lại có mộthướng tiếp cận cũng như những cái nhìn khác nhau Qua các đề tài trước đó và lýthuyết kinh tế, ta thấy được có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nộicủa một quốc gia không chỉ có dân số; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, chỉ số thamnhũng: mức đầu tư của quốc gia; chỉ số giá tiêu dùng mà còn thu nhập bình quân đầungười, chi tiêu chính phủ, khoảng cách giữa hai quốc gia, Mức độ ảnh hưởng của cácyếu tố cũng khác nhau đối với từng thời điểm và từng nơi Để dễ dàng cho việc nghiêncứu, nhóm chúng em đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính và sử dụng phương phápbình phương nhỏ nhất OLS Với số liệu từ 136 quan sát (136 quốc gia) thu nhập được

từ https://data.worldbank.org , nhóm chúng em tập trung phân tích tác động của 3 yếu

tố quan trọng ảnh hưởng đến GDP, đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài, lạm phát và lựclượng lao động Trong đó yếu tố lực lượng lao động luôn là yếu tố then chốt dẫn đến sựthay đổi GDP trong mấy năm gần đây Từ việc phân tích đó tìm ra được những biệnpháp giúp tăng trưởng GDP của các quốc gia nói trên

Khi nghiên cứu đề tài này, chúng em đã gặp khá nhiều khó khăn Trong đó khókhăn lớn nhất là việc tìm bộ số liệu Bởi lẽ việc thống kê các số liệu ở Việt Namcũng như các nước trên thế giới mà có GDP liên tục thay đổi còn nhiều hạn chế vàđang được cập nhật Đặc biệt khó khăn là việc số liệu liên quan đến sự biến độngcủa các yếu tố ảnh hưởng, cần sự tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn Vì vậy, sự hạnchế các biến và bộ số liệu làm cho quá trình lập bảng số liệu và chạy mô hình còngặp nhiều vướng mắc Có thể đó là lí do thông tin đưa ra trong mô hình chưa hoàntoàn sát với thực tế

Bài tiểu luận nhóm em gồm những phần sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về tổng sản phẩm quốc nội GDP.

Trang 7

Chương II: Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội

của một số nước trên thế giới.

Chương III: Kết định và suy diễn thống kê từ mô hình các yếu tố ảnh hưởng

đến tổng sản phẩm quốc nội của một số nước trên thế giới.

Chương IV: Kết luận và các biện pháp tăng trưởng GDP.

Trong quá trình làm bài tập nhóm, mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài của chúng

em sẽ không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, chúng em rất mong nhận được nhữnglời góp ý của cô để có thể hoàn thiện tốt nhất bài tiểu luận này cũng như rút kinhnghiệm cho những bài sau

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC

NỘI (GDP)

1.1 Lý thuyết liên quan và hỗ trợ nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan về tổng sản phẩm quốc nội GDP

Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt củaGross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùngđược sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia ) trong mộtthời kỳ nhất định (thường là một năm) Phát triển kinh tế của một nước được đo bằngnhiều chỉ tiêu, trong đó tăng trưởng GDP là một chỉ tiêu quan trọng GDP được hiểuđơn giản là sự thịnh vượng của một quốc gia, đối với quốc tế chỉ tiêu này là một trongnhững căn cứ để xác định vị thế của một quốc gia cũng như căn cứ để nước ấy vay tiềnđầu tư Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến GDP bình quân đầungười có ý nghĩa rất lớn trong việc nhìn nhận kết quả hoạt động của nền kinh tế nhằmhoạch điịnh chính sách phù hợp, cải thiện nền kinh tế

- Cách tính GDP:

GDP= Tiêu dùng+ Tổng đầu tư + Chi tiêu Chính phủ + ( Xuất khẩu-Nhập khẩu)

1.1.2 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về quy mô, sản lượng của nền kinh

tế trong một thời kỳ nhất định, thông thường quy mô sản lượng đầu ra được phảnánh qua quy mô GDP Mức tăng trưởng thường được phản ánh bằng chênh lệch quy

mô GDP thực tế giữa năm nghiên cứu và năm gốc theo công thức sau:

Mức tăng trưởng = GDPt – GDPt-1

Và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế so với năm gốc bằng:

Trang 9

% tăng trưởng = GDPt – GDPt-1 GDPt-1

Khi nền kinh tế tăng trưởng quy mô của nó lớn hơn, nhưng liệu quy mô dân sốlớn, tốc độ tăng dân số nhanh thì cuộc sống của người dân không khấm khá hơn Vìvậy, chỉ tiêu trên được mở rộng tính trên đầu người, sự gia tăng về quy mô và tốc

độ GDP tính trên đầu người sẽ phản ánh sự tăng trưởng kinh tế chính xác hơn

1.1.3 Chỉ số FDI

FDI đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tưdài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sởsản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ

sở sản xuất kinh doanh này

- Ý nghĩa của FDI:

 Đối với nước đầu tư: Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sửdụng những lợi thế sản xuất ở các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sảnphẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư

 Đối với nước nhận đầu tư: Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tácdụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thấtnghiệp và lạm phát FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hìnhthức các loại thế

 Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triểnkinh tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới thu hút thêm laođộng, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này

1.1.4 Chỉ số lạm phát

Tỉ lệ lạm phát (Inflation rate) là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế.

Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế.Thông thường, người ta tính tỉ

lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ só giảm phát GDP Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay 1 năm.

Lạm phát tăng cao và kép dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nềnkinh tế Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuát kinh doanh, ảnh hưởng đến

Trang 10

khả năng cạnh trang của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Lạm phát cao làmgiảm giá trị đồng tiền trong nước.

1.1.5 Nguồn lao động

Nguồn lao động của một quốc gia là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định

có khả năng tham gia lao động Nguồn lao động thể hiện qua hai mặt: số lượng vàchất lượng

- Số lượng: Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và dân số trong độ tuổilao động, có khả năng lao động nhưng nằm trong tình trạng đang thấtnghiệp , đang theo học hay nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc

- Chất lượng: Trình độ chuyên môn, tay nghề kẽ năng làm việc sức khỏe của người lao động

1.2 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các nhân tố đã chọn đến GDP

1.2.1 Mối quan hệ giữa FDI và GDP

Theo bài viết của PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, Lê Nguyễn Quỳnh Hương –Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, lý thuyết chiết trung được phát triển bởi Dunning(1988) đã chỉ ra rằng, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phụthuộc rất nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại Trong ngắn hạn, mối quan

hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có xu hướng thấp nhưng về lâu dài, tỷ lệ đầu tưđược nhận thấy có liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó, De Mello(1999) cho rằng vốn FDI có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế nơi chuyển giao côngnghệ thông qua đào tạo lao động và mua lại kỹ năng, phương thức quản lý mới và sắpxếp tổ chức Trong khi De Gregorio (2003) cũng đã ghi nhận rằng có sự chuyển côngnghệ và kiến thức từ các nhà đầu tư quốc gia kèm theo nguồn vốn FDI dẫn đến tăngtrưởng năng suất trong nền kinh tế Tuy nhiên, một số lập luận khác lại cho rằng nguồnvốn FDI lấn át đầu tư trong nước (DI) và có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng Nghiêncứu của Huang (1998, 2003), Braunstein và Epstein (2002) cho thấy, FDI có thể thaythế nguồn vốn DI trong thời gian dài Nhìn chung có rất nhiều quan điểm cũng như kếtluận về mối quan hệ này, chủ yếu có thể là do cách thức phương pháp,

Trang 11

nghiên cứu, thời gian, dữ liệu được lấy ở những nơi khác nhau nên không thể nàokhẳng định một cách tuyệt đối mà chỉ nên đúng kết luận và rút kinh nghiệm.

1.2.2 Mối quan hệ giữa nguồn lao động và GDP

Các nhà kinh tế đều cho rằng, nguồn lao động của một nước sẽ quyết định tínhchất và bước đi của công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia đó TheoFrederik Harbison: “Các nguồn nhân lực là nền tảng chủ yếu để tạo ra của cải chocác nước Tiền vốn sản xuất và các tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố thụđộng trong sản xuất, con người là những tác nhân tích cực chủ động tích lũy vốn,khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng các tổ chức xã hội, kinh tế, chính trị vàđưa sự nghiệp phát triển đất nước tiến lên Rõ ràng là đất nước nào bất lực trongviệc phát triển tay nghề và kiến thức cho nhân dân mình và không sử dụng nhữngcái đó một cách hữu hiệu trong nền kinh tế quốc dân sẽ không phát triển được bất

kỳ một thứ gì.”

Nguồn lao động là nhân tố đầu vào không thể thiếu của bất kỳ quá trình phát triểnkinh tế- xã hội nào Dù trình độ khoa học và công nghệ thấp hay cao, nguồn laođộng vẫn là yếu tố hết sức quan trọng

Nguồn lao động so với các yếu tố đầu vào khác không phải là yếu tố thụ động màcòn là nhân tố quyết định tổ chức đó sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác, do đónguồn lao động có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển Hơn nũa, quátrình hàng hóa- dịch vụ của người lao động sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu, tạo động lựctăng trưởng và phát triển kinh tế

1.2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và GDP

Có rất nhiều quan điểm đề cập về mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng (củaKeynes, Milton Friedman) Sau khi xem xét các quan điểm từ nhiều trường pháikhác nhau, ta có thể nhận thấy mối quan hệ giữa lạm phát và GDP không phải màmối quan hệ một chiều mà có sự tác động qua lại Trong ngắn hạn, khi lạm phát còn

ở mức thấp, lạm phát và tăng trương có mối quan hệ cùng chiều Nghĩa là nếu muốntăng trưởng đạt tốc độ cao hơn thì chấp nhận tăng lạm phát Tuy nhiên, mối quan hệnày không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ

Trang 12

ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng Trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức tối

ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này, lạm phát hậu quảcủa việc cung tiên quá mức vào nền kinh tế

1.2.4 Lổ hổng trong nghiên cứu biến động GDP ở Việt Nam

Từ kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy việc nghiên cứu cácnhân

tố ảnh hưởng GDP ở Việt Nam vẫn còn những khoản trống về mặt nội dung cũngnhư phương pháp nghiên cứu Cụ thể:

- Về mặt phương pháp, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã có một sốcông trình sử dụng phương pháp mô hình nơ-ron để nghiên cứu tác động củacác nhân tố đến GDP Trong phạm vi ở Việt Nam chưa thấy nhiều công trình

sử dụng mô hình mạng nơ–ron để nghiên cứu biến động GDP

- Về nội dung, các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu tiếp cận từ phíatổng cung nền kinh tế để nghiên cứu các nhân tố tác động đến GDP như vốn,lạm phát, FDI Chưa có nhiều nghiên cứu kết hợp nghiên cứu giữa các nhân

tố năng lượng với vốn, lao động, độ mở của nền kinh tế, lạm phát đến

GDP

Trang 13

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG

2.1 Phương pháp luận của nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu chéo, thể hiện thôngtin về một hay nhiều yếu tố được thu thập tại cùng một thời điểm ở các quốc gia, vùnglãnh thổ khác nhau Số liệu được thu thập qua các trang thông tin trên mạng

2.1.2 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Excel và Stata để xử lý sơ lược số liệu và tính ma trận tươngquan giữa các biến

2.1.3 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu

Chạy phần mềm Stata hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối thiểuthông thường (OLS) để ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến Từ đótìm ra sự tác động của những biến độc lập (Đầu tư trục tiếp nước ngoài, Tỷ lệ lạm phát,

Số lượng lao động) đến biến phụ thuộc( tổng sản phẩn quốc nội ở mỗi nước)

2.2 Xây dựng mô hình

2.2.1 Mô hình hồi quy tổng quát:

Mô hình hồi quy tổng thể mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc GDP vào các biến độc lập FDI, INF, L có dạng:

Trang 14

INF: Tỷ lệ lạm phát – Inflation rate (%);

L: Lực lượng lao động – Labor (Triệu Người);

 Với sai số ngẫu nhiên ui và phần dư ei thể hiện các yếu tố khác có ảnh hưởng tớiChỉ số tổng sản phẩm quốc dân nhưng không được thể hiện trong mô hình

2.3 Mô tả các biến

2.3.1 Nguồn số liệu

ngoài

Bảng 2.1: Nguồn số liệu

Trang 15

2.3.2 Mô tả biến

Kì vọng dấu của hệ

biến

nộithuộc

ngoàiBiến

Trang 16

2.3.4 Biểu đồ phân bố của từng biến độc lập trong mô hình:

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ phân bố của biến đầu tư nước ngoài

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ phân bố của biến tỷ lệ lạm phát

Trang 17

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ phân bố của biến lao động

Trang 18

 Sự tương quan trung bình.

 Hệ số tương quan dương cho thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa Số lượng laođộng và Tổng sản phẩm quốc nội – phù hợp với lý thuyết kinh tế

P (GDP, INF) = -0.1310

 Sự tương quan rất thấp

 Hệ số tương quan âm cho thấy mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa Tỷ lệ lạm phát

và Tổng sản phẩm quốc nội – phù hợp với lý thuyết kinh tế

Trang 19

2.5 Biểu đồ tương quan giữa các biến:

2.5.1 GDP và FDI

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tương quan giữa GDP và FDI

Từ biểu đồ 2.4, nhận thấy đường hồi quy tuyến tính giữa hai biến GDP và FDI códạng dốc lên từ trái qua phải và có độ dốc khá lớn → có thể thấy rằng đây là mộtmối quan hệ thuận chiều khá mạnh Có thể dự đoán giữa GDP và FDI có ảnh hưởngcùng chiều (Khi Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng thì Tổng sản phẩm quốc nội tăng).Các điểm biểu diễn quan sát nhìn chung trải dài theo đường hồi quy, có thể cho rằnghai biến có ảnh hưởng đến nhau, biến FDI có thể có ý nghĩa thống kê trong mô hìnhnày

Trang 20

2.5.2 GDP và L

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tương quan giữa GDP và L

Từ biểu đồ 2.5, nhận thấy đường hồi quy tuyến tính giữa hai biến GDP và L códạng dốc lên từ trái qua phải và có độ dốc khá lớn → có thể thấy rằng đây là mộtmối quan hệ thuận chiều khá mạnh Có thể dự đoán giữa GDP và L có ảnh hưởngcùng chiều (Khi Số lượng lao động tăng thì Tổng sản phẩm quốc nội tăng)

Các điểm biểu diễn quan sát nhìn chung trải dài theo đường hồi quy, có thể cho rằnghai biến có ảnh hưởng đến nhau, biến l có thể có ý nghĩa thống kê trong mô hình này

Ngày đăng: 22/06/2020, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w