1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ y học: Nghiên cứu thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em tại làng nghề Đông Mai Hưng Yên và đánh giá hiệu quả can thiệp

191 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 6,93 MB

Nội dung

Chì đã được con người biết đến từ hàng ngàn năm trước và đang là một kim loại được ứng dụng rất rộng rãi trong sản xuất cũng như đời sống 12. Hiện nay người lao động trong hơn 100 ngành nghề có thể tiếp xúc với chì và các hợp chất vô cơ của nó, do vậy số người phơi nhiễm với chì không giảm mà có xu hướng tăng lên. Theo ước tính, thế giới hiện có tới 120 triệu người bị phơi nhiễm chì, 80 quốc gia phát hiện có trẻ em bị nhiễm độc chì nghiêm trọng, mỗi năm ghi nhận thêm mới khoảng 600.000 trẻ em bị ảnh hưởng trí tuệ và 143.000 trường hợp tử vong do tiếp xúc chì, đặc biệt ở các nước đang phát triển

Trang 1

VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

LỖ VĂN TÙNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM ĐỘC CHÌ Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TRẺ EM TẠI LÀNG NGHỀ ĐÔNG MAI - HƯNG YÊN VÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP

CHUYÊN NGÀNH: SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

MÃ SỐ: 62.72.01 59 Người hướng dẫn 1

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

LỖ VĂN TÙNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM ĐỘC CHÌ Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TRẺ EM TẠI LÀNG NGHỀ ĐÔNG MAI - HƯNG YÊN VÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP

CHUYÊN NGÀNH: SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu sử dụng trong luận án thuộc đề tài nghiên cứu khoa học do tôi là một trong những thành viên chính và đã được sự đồng

ý của các tổ chức, cá nhân tham gia đề tài Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lỗ Văn Tùng

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Doãn Ngọc Hải và PGS.TS Tạ Thị Tuyết Bình là các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như thực hiện luận án

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô thuộc Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án

Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, Trung tâm Đào tạo & Quản lý khoa học Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã cho phép, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án

Tôi xin bày tỏ lời cám ơn đến GS William Daniell, GS Katherine Karr (Đại học Wasington – Hoa Kỳ), TS Bret Ericsion (Giám đốc điều hành Pure Earth – Hoa Kỳ) đã hỗ trợ một phần kinh phí, thiết bị và kỹ thuật để thực hiện một số nội dung trong luận án này

Luận án này không thể thành công nếu không có sự hợp tác, giúp đỡ của các đồng nghiệp tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, Sở Y tế và Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hưng Yên, Ủy ban nhân dân và Trung tâm Y tế huyện Văn Lâm, Ủy ban nhân dân và Trạm y tế xã Chỉ Đạo Tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu ấy

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân đã luôn ở bên tôi, chăm sóc, động viên về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu Xin chân thành cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích

lệ tôi hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2018

TÁC GIẢ

Lỗ Văn Tùng

Trang 5

MỤC LỤC

Trang bìa phụ i

Lời cam đoan ii

Lời cám ơn iii

Mục lục iv

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình ix

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Giới thiệu về chì vô cơ 3

1.1.1 Hấp thu và chuyển hóa của chì trong cơ thể 4

1.1.2 Phân bố chì trong cơ thể 5

1.1.3 Đào thải chì 7

1.1.4 Ảnh hưởng của chì vô cơ đến sức khỏe 8

1.1.5 Chẩn đoán nhiễm độc chì 18

1.1.6 Dự phòng nhiễm độc chì 21

1.1.7 Điều trị nhiễm độc chì 28

1.2 Một số yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì 29

1.2.1 Nguy cơ nhiễm độc chì nghề nghiệp 29

1.2.2 Nguy cơ nhiễm độc chì ở trẻ em 29

1.3 Tình trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp và nhiễm độc chì ở trẻ em 30

1.3.1 Nhiễm độc chì nghề nghiệp 30

1.3.2 Nhiễm độc chì ở trẻ em 36

1.4 Tình hình sản xuất tái chế chì tại thôn Đông Mai, Hưng Yên 41

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1 Đối tượng nghiên cứu 43

2.2 Thời gian nghiên cứu 43

2.3 Địa điểm nghiên cứu 43

2.4 Nội dung nghiên cứu 43

2.4.1 Điều kiện lao động tại các cơ sở tái chế chì 43

2.4.2 Đánh giá thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em 44

2.4.3 Triển khai một số biện pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả 45

2.5 Phương pháp nghiên cứu 49

Trang 6

2.5.1 Thiết kế nghiên cứu 49

2.5.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 49

2.5.3 Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 52

2.6 Khống chế sai số 56

2.7 Xử lý số liệu 57

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu 57

2.9 Hạn chế của đề tài 58

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59

3.1 Điều kiện lao động ở các cơ sở tái chế chì 59

3.1.1 Quy trình sản xuất, tái chế chì từ ắc quy 59

3.1.2 Điều kiện vệ sinh – an toàn lao động tại các cơ sở tái chế chì 62 3.2 Thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em 63

3.2.1 Thực trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp 63

3.1.2.1 Thực trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp 63

3.1.2.2 Một số yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì nghề nghiệp 70

3.2.2 Thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em và yếu tố liên quan 75

3.2.2.1 Thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em 75

3.2.2.2 Một số yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì ở trẻ em 79

3.3 Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống nhiễm độc chì 83

Chương 4 BÀN LUẬN 91

4.1 Điều kiện lao động ở các cơ sở tái chế chì 91

4.2 Thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em 95

4.2.1 Thực trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp và yếu tố liên quan 95

4.1.1.1 Thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động 95

4.1.1.2 Yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì ở người lao động 101

4.2.2 Thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em và yếu tố liên quan 107

4.1.2.1 Thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em 107

4.1.2.2 Một số yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì ở trẻ em 111

4.3 Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống nhiễm độc chì 113

KẾT LUẬN 120

KIẾN NGHỊ 123

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

PHỤ LỤC 143

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADN Acid Deoxyribo Nucleic

ALAD Aminolevuninic Acid Dehydratase

BLL Mức chì máu Blood lead (Blood lead level)

CDC Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ

(Center of Disease Control and Prevention)

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GFAAS Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử lò Graphit IQR Khoảng tứ phân vị (Interquartile range Q1-Q3)

KAP Kiến thức, thái độ, thực hành (Knowledge, Attitude, and

Practice) MCV Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (Mean corpuscular

volume) MCHC Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (Mean

corpuscular hemoglobin concentration)

NIOSH Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa

kỳ (National Institute for Occupational Safety and Health)

WHO Tổ chức Y tế Thế giới (Wolrd Health Organization)

σ-ALAU Delta ALA niệu (Aminolevuninic Acid Dehydratase

Urine)

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Một số nghiên cứu về nồng độ chì trong công nhân sản xuất

ắc quy 34

Bảng 2.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu 46

Bảng 3.1 Trang thiết bị vệ cá nhân của người lao động 63

Bảng 3.2 Phân bố đối tượng theo giới, tuổi đời, tuổi nghề 63

Bảng 3.3 Nồng độ chì máu của người lao động theo tuổi và giới 64

Bảng 3.4 Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp ở người lao động 65

Bảng 3.5 Phân bố đối tượng theo mức chì máu 66

Bảng 3.6 Tỷ lệ nhiễm độc chì theo cơ sở sản xuất 67

Bảng 3.7 Nồng độ chì máu và nồng độ delta ALA niệu 67

Bảng 3.8 Tần số nhịp tim và huyết áp theo các mức chì máu 68

Bảng 3.9 Một số triệu chứng bệnh lý ở người lao động 69

Bảng 3.10 Liên quan giữa công việc và nồng độ chì máu 70

Bảng 3.11 Tỷ lệ nhiễm độc chì theo vị trí việc làm 71

Bảng 3.12 Nồng độ chì máu và thời gian làm việc tại cơ sở sản xuất 72

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa nhiễm độc chì nghề nghiệp và thời gian làm việc 72

Bảng 3.14 Sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân và nồng độ chì máu 73

Bảng 3.15 Nồng độ chì máu và kiểu gene ALAD 74

Bảng 3.16 Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp theo kiểu gene ALAD 75

Bảng 3.17 Kiểu gene ALAD và nồng độ delta ALA niệu 75

Bảng 3.18 Phân bố đối tượng trẻ em theo tuổi và giới 75

Bảng 3.19 Nồng độ chì máu ở trẻ em theo tuổi và giới 75

Bảng 3.20 Phân bố trẻ em theo các mức chì máu 77

Bảng 3.21 Liên quan giữa nồng độ chì và triệu chứng đau bụng, táo bón 78

Bảng 3.22 Liên quan giữa mức độ nhiễm độc chì với tuổi, giới 78

Bảng 3.23 Liên quan giữa nồng độ chì máu và hoạt động tái chế chì 79

Trang 9

Bảng 3.24 Mối liên quan giữa nồng độ chì máu và khoảng cách từ

nhà đến cơ sở sản xuất tái chế chì 80 Bảng 3.25 Nồng độ chì máu của trẻ em và địa điểm sinh sống 80 Bảng 3.26 Tỷ lệ nhiễm độc chì ở trẻ em theo địa điểm sinh sống 81 Bảng 3.27 Liên quan giữa nồng độ chì máu và thời gian trẻ chơi ở

ngoài nhà 81 Bảng 3.28 Nồng độ chì máu và nhận thức, thái độ của cha mẹ về

nguy cơ nhiễm độc chì đối với trẻ em 82 Bảng 3.29 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu can thiệp 83 Bảng 3.30 Nồng độ chì máu của người lao động trước và sau can

thiệp theo tuổi 84 Bảng 3.31 Nồng độ chì máu của người lao động trước và sau can

thiệp theo giới 84 Bảng 3.32 Nồng độ chì máu và việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng sản phẩm

bảo vệ sức khỏe Pectin complex 85 Bảng 3.33 Phân bố mức độ nhiễm độc ở người lao động trước và sau

can thiệp 86 Bảng 3.34 Kết quả trả lời phỏng vấn về sức khỏe khi sử dụng Sản

phẩm bảo vệ sức khỏe Pectin Complex 87 Bảng 3.35 Nồng độ chì máu của trẻ em trước và sau can thiệp theo

tuổi 87 Bảng 3.36 Nồng độ chì máu trẻ em trước và sau can thiệp theo giới 88 Bảng 3.37 Lượng chì máu giảm sau can thiệp theo tuổi và giới 88 Bảng 3.38 Tỷ lệ trẻ em có nồng độ chì máu giảm sau can thiệp theo

tuổi và giới 89 Bảng 3.39 Tỷ lệ trẻ em theo các mức chì máu trước và sau can thiệp 89

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Động độc học của chì 6

Hình 1.2 Liên quan giữa nồng độ chì máu và tác động sức khỏe 8

Hình 1.3 Ảnh hưởng của chì đến sinh tổng hợp HEM 12

Hình 2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu 55

Hình 2.2 Thiết kế nghiên cứu 56

Hình 3.1 Liên quan giữa nồng độ chì máu và delta ALA niệu 68

Hình 3.2 Phân loại sức khỏe người lao động 70

Hình 3.3 Phân bố kiểu gene ALAD trong đối tượng nghiên cứu 74

Hình 3.4 Nồng độ chì máu trẻ em theo tuổi 76

Hình 3.5 Nồng độ chì máu trẻ em theo giới 76

Hình 3.6 Tỷ lệ trẻ em theo các mức chì máu 77

Hình 3.7 Thay đổi nồng độ chì máu ở người lao động trước và sau can thiệp 85

Hình 3.8 Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp trước và sau can thiệp 86

Hình 3.9 Tỷ lệ trẻ em theo các mức chì máu trước và sau can thiệp 90

DANH MỤC ẢNH Số ảnh Tên ảnh Trang Ảnh 3.1 Bể thu hồi a xít 60

Ảnh 3.2 Công đoạn phá bình 60

Ảnh 3.3 Lò nấu chì thủ công 61

Ảnh 3.4 Lò nấu chì kiểu mới 61

Ảnh 3.5 Công đoạn đóng gói 62

Ảnh 3.6 Công trình vệ sinh, nhà tắm 62

Ảnh 3.7 Người lao động nghỉ giữa giờ 62

Ảnh 3.8 Người lao động nghỉ giữa giờ 62

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chì đã được con người biết đến từ hàng ngàn năm trước và đang là một kim loại được ứng dụng rất rộng rãi trong sản xuất cũng như đời sống [12] Hiện nay người lao động trong hơn 100 ngành nghề có thể tiếp xúc với chì và các hợp chất vô cơ của nó [19], do vậy số người phơi nhiễm với chì không giảm mà có xu hướng tăng lên Theo ước tính, thế giới hiện có tới 120 triệu người bị phơi nhiễm chì, 80 quốc gia phát hiện có trẻ em bị nhiễm độc chì nghiêm trọng [1], mỗi năm ghi nhận thêm mới khoảng 600.000 trẻ em bị ảnh hưởng trí tuệ và 143.000 trường hợp tử vong do tiếp xúc chì, đặc biệt ở các nước đang phát triển [127] Nhiễm độc chì chiếm 0,6% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu [135] Tổn thất kinh tế đối với các nước có thu nhập trung bình và thấp vào khoảng 977 tỷ đô la, trong đó châu Phi tổn thất 134,7 tỷ USD, chiếm 4,03% GDP, Châu Mỹ La tinh - Caribe: 142,3 tỷ USD, chiếm 2,04% GDP, Châu Á: 699,9 tỷ USD, chiếm 1,88% GDP [122]

Chì có thể tác động, gây tổn thương đa dạng và phức tạp lên hầu hết các

cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể như hệ thống tạo máu, thận tiết niệu, tiêu hóa, tim mạch, xương khớp, sinh sản [12] Không có một ngưỡng an toàn trong tiếp xúc với chì [24] Những biểu hiện nhiễm độc cấp tính nhẹ ở liều lượng thấp thường ít quan sát được Các biểu hiện của nhiễm độc chì cấp tính

ở liều lượng cao bao gồm rối loạn tiêu hóa, bồn chồn, khó chịu, giảm khả năng tập trung, đau đầu, tổn thương thận, gan, tăng huyết áp, ảo giác và bệnh

lý não [37, [52], [53]

Ở các nước đang phát triển, vấn đề phơi nhiễm chì nghề nghiệp chưa được kiểm soát và giám sát chặt chẽ Nguy cơ nhiễm độc chì vẫn được ghi nhận cả trong quá trình khai thác, tinh luyện chì và tái chế phế thải chứa chì [89] Trong hoạt động tái chế phế thải chứa chì, ngoài người lao động, thì trẻ

em cũng có nguy cơ phơi nhiễm với chì do hoạt động sản xuất ở trong hoặc

Trang 12

gần khu vực dân cư, người lao động mang theo chì về nhà trên quần áo, giày dép, chì có thể truyền từ mẹ sang con Vì vậy vấn đề phơi nhiễm chì nghề nghiệp đã trở thành vấn đề cộng đồng [129]

Làng nghề Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên làm nghề tái chế chì từ những năm 1980 Trước đây, các cơ sở tái chế chì nằm ngay tại khu dân cư, nên đã gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và của người dân, đặc biệt là trẻ em Nghiên cứu của Lỗ Văn Tùng (2012) cho thấy 100% trẻ em dưới 10 tuổi được xét nghiệm sàng lọc có nồng độ chì máu cao hơn 10 µg/dL [14] Khảo sát của Takako N và cs (2011) trên 93 đối tượng, trong đó có 70 người lớn cũng cho kết quả tương tự Toàn bộ các đối tượng đều có nồng độ chì máu trên 10 µg/dL, thậm chí có đối tượng với mức chì máu trên 100µg/dL [78] Các kết quả trên cho thấy, hoạt động sản xuất của làng nghề đã ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ những người lao động tiếp xúc với chì mà cả với cộng đồng dân cư trên địa bàn, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sự phát triển thể lực và trí tuệ nhiều thế hệ trẻ em Do vậy nghiên cứu đánh giá thực trạng nhiễm độc chì tại làng nghề tái chế chì, thử nghiệm giải pháp can thiệp

là hết sức cấp thiết, giúp cho người dân vừa duy trì và phát triển sản xuất vừa giảm tối đa những tác động bất lợi đến sức khỏe người lao động và trẻ em

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em tại làng nghề Đông Mai - Hưng Yên năm 2013-2015

2 Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống nhiễm độc chì cho người lao động và trẻ em làng nghề Đông Mai – Hưng Yên

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu về nhiễm độc chì vô cơ

Chì (Pb) là một kim loại nặng có màu xám, dẻo và đàn hồi Nhiệt độ nóng chảy 327oC, nhiệt độ sôi 1740oC Bắt đầu bay hơi ở nhiệt độ 400-500oC Chì được sử dụng để chế tạo các thiết bị hoá học, ắc quy, màu, tetraetyl,

để bọc cáp điện, chế tạo đồng thau, màn chống tia gamma Trong điều kiện sản xuất, không chỉ chì nguyên chất mà cả các hợp chất của nó như PbO, Pb2O, Pb3O, Pb(N3)4 cũng rất nguy hiểm [146]

Các ngành nghề người lao động tiếp xúc với chì gồm khai thác chế biến quặng chì, phế liệu chứa chì; luyện, lọc, đục, giát mỏng chì và hợp kim chì; hàn mạ bằng hợp kim chì, đánh bóng các vật liệu chì và hợp kim chì; chế tạo, sửa chữa ắc quy chì; pha chế sơn, véc ni, mực in, mattit có sử dụng vật liệu chì; chế tạo và sử dụng các loại men, phẩm màu có chì trong công nghiệp gốm, thủy tinh, gạch trang trí…

Tiêu thụ chì trên thế giới tăng đều đặn từ năm 1965 đến năm 1990, và đạt khoảng 5,6 triệu tấn Từ năm 80 - 90 tiêu thụ chì trong các nước phát triển tăng nhẹ, từ năm 79 - 90 tại các nước đang phát triển tiêu thụ chì tăng từ 315 ngàn tấn lên 844 ngàn tấn mỗi năm [111] Năm 2010 toàn thế giới tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn, khoảng 50% sản lượng chì toàn cầu là từ nguồn tái chế Ngành chế tạo ắc quy là ngành sử dụng nhiều chì nhất, chiếm 80% tổng sản lượng [89] Nguy cơ ô nhiễm chì trong môi trường đất, nước, không khí toàn cầu do hoạt động của con người vẫn còn cao [111]

Chì tồn tại lâu dài trong nước và đất Các hạt chì trong không khí có thời gian tồn tại là 10 ngày Phần lớn chì trong môi trường là nguồn độc hại đối với con người Con người nhiễm độc chì chủ yếu từ khẩu phần ăn hàng ngày, không khí, nước uống, bụi và các mẩu sơn nhiễm chì [60]

Trang 14

1.1.1 Xâm nhập, hấp thu và chuyển hóa của chì trong cơ thể

Sự hấp thu chì phụ thuộc vào tình trạng vật lý và hóa học của kim loại,

và chịu ảnh hưởng của tuổi, tình trạng sinh lý, dinh dưỡng và các yếu tố di truyền [50] Trong cộng đồng, thấm nhiễm chì xảy ra chủ yếu thông qua đường ăn uống và một phần qua đường hô hấp Ngược lại, trong sản xuất, người lao động thấm nhiễm chì qua đường hô hấp là chính do hít phải chì ở dạng khói, sương, bụi và hơi chứa chì Tuy nhiên những ảnh hưởng của chì đối với cơ thể không phụ thuộc vào con đường thâm nhập [19]

Hấp thu chì ở đường tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi các đặc tính lý hóa của các hạt chì và các yếu tố sinh lý bao gồm tuổi, chế độ ăn, lượng sắt và can xi trong khẩu phần ăn, phụ nữ mang thai [37] Đối với người lớn và trẻ em không tiếp xúc nghề nghiệp với chì, chì thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa thông qua thực phẩm, đồ uống, đất, bụi bị nhiễm chì Người lớn hấp thu khoảng 5-15% lượng chì trong ruột, trẻ em và trẻ sơ sinh có thể hấp thu đến 40% [52], [53] Chế độ ăn thiếu can xi, sắt, đồng, kẽm, selen hoặc phosphate có thể làm tăng sự hấp thu chì [50], [53], [37]

Hấp thu chì qua đường hô hấp vào máu liên quan đến sự lắng đọng của các hạt bụi chứa chì trong đường hô hấp [50] Nó phụ thuộc vào kích thước của các hạt bụi chứa chì được hít vào, lượng hạt bụi đọng lại trong phổi và dung tích cũng như tốc độ thông khí của phổi Khoảng 35-50% số hạt chứa chì có kích thước dưới 1µm được lưu lại trong đường hô hấp dưới, chủ yếu là trong phế nang, và 50-70% lượng chì trong đó được hấp thu vào máu, lượng chì trong các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn có thể được hấp thu hoàn toàn (>90%) [50], [52], [53] Sự tồn đọng các hạt bụi chứa chì ở trong đường hô hấp của trẻ em cao hơn người lớn từ 1,6-2,7 lần [60] Các hạt bụi có kích thước lớn lắng đọng lại nhiều hơn, nhưng chủ yếu ở đường hô hấp trên và việc hấp thu chủ yếu xảy ra ở đường tiêu hóa do con người nuốt đờm, dịch có chứa các hạt bụi chì [50]

Trang 15

Lượng chì và các hợp chất vô cơ của chì hấp thu qua da khá thấp Khi sử dụng các vật dụng chứa chì, lượng chì hấp thu qua da ước tính chiếm khoảng 0,06% [37] Một nghiên cứu đã báo cáo rằng sau khi tiếp xúc với chì vô cơ qua da, mức chì trong nước bọt và mồ hôi tăng Điều đó chứng tỏ rằng khi chì

vô cơ được hấp thụ qua da, nó sẽ được vận chuyển trong huyết tương và chuyển đến mồ hôi và nước bọt, còn hồng cầu thì hấp thu một lượng không đáng kể [53]

Chuyển hóa của chì chủ yếu trong các phản ứng hình thành các phức hợp axit amin và thiol không phải protein hoặc gắn vào các axit amin khác nhau Chì trong các hợp chất hữu cơ được chuyển hóa thành chì vô cơ [55]

1.1.2 Phân bố chì trong cơ thể

Chì có thể thâm nhập vào tất cả các mô trong cơ thể, nhưng não, thận, gan là cơ quan đích của chì Chì sử dụng kênh điện tích của Ca++ hoặc hệ thống vận chuyển tích cực (như Ca2+, Mg2+ , ATPase) để đi qua màng tế bào [30] Chì được phân bố chủ yếu ở xương (95%), mô mềm (4%) và máu (1%) Trong máu, phần lớn (99%) lượng chì được kết hợp với hồng cầu, 50% lượng chì trong hồng cầu liên kết với hemoglobin Chu kỳ bán phân hủy sinh học của chì máu là 25 - 28 ngày, sau đó chì máu sẽ cân bằng với các thành phần khác Có một phần nhỏ chì trong huyết tương, lượng chì này cân bằng với lượng chì trong mô mềm [60]

Sau khi được hấp thu vào máu, chì được phân phối chủ yếu theo 2 hướng, hướng luân chuyển nhanh tích lũy trong mô mềm như gan, phổi, lá lách và hướng luân chuyển chậm được tích lũy trong xương Trong mô mềm, gan là cơ quan tích lũy chì nhiều nhất (chiếm 33% chì mô mềm), sau đó đến thận, tụy, buồng trứng, lách, tuyến tiền liệt, tuyến thượng thận, não, mỡ, tinh hoàn, tim và cơ Mức chì trong mô mềm tương đối ổn định trong cuộc đời, mặc dù tỷ lệ luân chuyển khá cao [25]

Chì có thể thâm nhập vào não bằng cách vượt qua hàng rào máu não

Trang 16

thông qua kênh can xi hoặc tăng tính thẩm thấu của hàng rào máu não do giảm sự liên kết bền vững với các protein [118] Do hàng rào máu não ở trẻ

em chưa phát triển như người lớn, hệ thần kinh của trẻ em đang trong giai đoạn phát triển mạnh nên chì dễ tích lũy trong não và độc tính thần kinh của chì cũng cao hơn [24]

Hình 1.1 Động độc học của chì (Bert et al., 1989)

Một số lượng lớn chì được giữ lại trong xương, chiếm khoảng 95% tổng lượng chì trong cơ thể người lớn, 73% tổng lượng chì trong cơ thể trẻ em [60] Chì vào trong xương sẽ chiếm chỗ của canxi Nó được tích luỹ ở xương một cách tạm thời, bộ xương như là “con thuyền” bảo vệ các cơ quan khác khi sự tích luỹ chì mãn tính Đồng thời nó là nguồn tái phục hồi và tiếp tục gây nhiễm độc sau khi kết thúc phơi nhiễm với chì [57]

Do chì chậm đào thải từ xương nên lượng chì trong xương sẽ tăng dần theo tuổi Hàm lượng chì trung bình trong xương chày của trẻ vị thành niên vào khoảng 3mg/g, ở người 30-50 tuổi là 17mg/g và ở người trên 75 tuổi là 30mg/g [138] Sự tích lũy chì trong các vị trí khác nhau của xương cũng phụ thuộc vào tuổi Khi còn nhỏ, chì chủ yếu tập trung ở bè xương bởi vì sợi xương đang trong giai đoạn tái tạo mạnh Ở người lớn, chì tập trung ở cả bè xương và vỏ xương [23] Mặc dù ở người trưởng thành, chì chủ yếu được lưu

Trang 17

trữ ở vỏ xương và răng, lượng chì trong các bè xương không ổn định, nó được giải phóng trở lại máu và mô mềm bằng cách khuyếch tán cũng như tái hấp thu [93]

1.1.3 Đào thải chì

Chì vô cơ chủ yếu được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu và phân Ngoài ra có thể đào thải qua mồ hôi, tóc và móng Khoảng 75% chì hấp thụ vào cơ thể được đào thải ra ngoài qua nước tiểu, 25% đào thải qua phân Nhìn chung, chì được đào thải ra ngoài cơ thể chậm, nên cơ thể dễ bị tích luỹ chì [60], [100]

Lượng chì bài tiết qua nước tiểu chủ yếu là lượng chì trong huyết tương

Do vậy chì niệu có liên quan chặt chẽ với chì huyết tương hơn là chì máu toàn phần bởi vì phần lớn chì trong máu được liên kết với protein trong hồng cầu

Vì vậy chỉ số chì niệu không phản ánh đầy đủ mức độ phơi nhiễm [24]

Khi phơi nhiễm giảm đáng kể, lượng chì từ xương vào máu được xác định bằng tỷ lệ tái hấp thu, giải phóng và đào thải ra ngoài [80] Ở trẻ em, thể tích chứa chì ở trong xương nhỏ hơn và xương được hình thành nhanh hơn nên chì liên tục xâm nhập và giải phóng khỏi xương Điều này làm cho nồng

độ chì trong máu không ổn định, tăng giảm nhanh [72] Khoảng thời gian cần thiết để giảm một nửa nồng độ chì máu cực đại (thời gian bán thải) phụ thuộc vào mức chì trong xương cũng như độ tuổi và tổng lượng chì trong cơ thể ở từng cá nhân

Mặc dù thời gian bán phân hủy thường thấy của chì trong máu là khoảng

30 ngày đối với người lớn sau khi hết phơi nhiễm, còn đối với trẻ khoảng 30 ngày đến vài năm Manton cùng cộng sự đã phát hiện rằng trẻ em tiếp xúc mãn tính với chì do sửa chữa nhà cửa, chu kỳ bán phân hủy của chì máu là 8-

11 tháng Tuy nhiên, họ cũng xác định được rằng sự tiếp xúc mạn tính kéo dài dẫn đến thời gian bán phân hủy lên tới 20 đến 38 tháng [66]

Trang 18

1.1.4 Ảnh hưởng của chì vô cơ đến sức khỏe

1.1.4.1 Độc tính chung của chì

Tổng lượng chì hấp thu từ các nguồn khác nhau (không khí, nước, đất, thực phẩm) đóng góp vào tổng gánh nặng chì của cơ thể Nồng độ chì trong máu được sử dụng như là một chỉ số tiếp xúc Do đó ảnh hưởng của chì không được đánh giá bằng con đường thâm nhập mà là nồng độ chì trong máu [96]

Những biểu hiện nhiễm độc cấp tính nhẹ ở liều lượng thấp thường ít quan sát được Các biểu hiện của nhiễm độc chì cấp tính ở liều lượng cao bao gồm rối loạn tiêu hóa, trạng thái lờ đờ, bồn chồn, khó chịu, giảm khả năng tập trung, đau đầu, tổn thương thận, gan, tăng huyết áp, ảo giác và bệnh lý não [37, [52], [53]

Hình 1.2 Liên quan giữa mức chì máu với các tác động sức khoẻ [26]

Trang 19

1.1.4.2 Độc tính thần kinh

Nhiễm độc cấp tính

Ở trẻ em, biểu hiện bệnh lý não do ảnh hưởng của chì có thể xuất hiện khi mức chì máu từ 80-100 µg/dL [19], [73] Ở người lớn, bệnh não có thể xuất hiện ở mức chì máu từ 100 - 120 µg/dL [9] Các triệu chứng bệnh não do chì bao gồm kích thích, kích động, khả năng tập trung kém, đau đầu, hay quên, buồn ngủ, co giật và hôn mê [51], [73]

Những xem xét gần đây đã kết luận rằng có mối liên quan giữa chì máu

và chức năng nhận thức Nghiên cứu trên những công nhân đang tiếp xúc với chì (tuổi trung bình là 40,4 tuổi) cho thấy nếu chì máu tăng lên 5 µg/dL thì chức năng nhận thức giảm tương đương với tăng 1,05 năm tuổi [104] Giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh quan sát được ở mức chì máu dưới 30 µg/dL [108] Do chì và các kim loại nặng giải phóng khỏi não chậm, nên các tác động đến hệ thần kinh trung ương có thể vẫn còn sau khi chì máu giảm Các tác động này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn trong công việc Một số nghiên cứu được thực hiện để đánh giá mối liên quan giữa hành

vi và chỉ số IQ của trẻ em bị tiếp xúc với chì Nhìn chung các nghiên cứu đã nhận thấy có mối liên quan nghịch giữa mức chì máu và chỉ số IQ ở trẻ em

Trang 20

Mức chì máu thấp nhất là 2 µg/dL đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh trẻ em [37]

Ủy ban Độc chất học thực phẩm, Sản phẩm tiêu dùng và Môi trường (The Committee on Toxicity of Chemicals in Food, Consumer Products and the Environment - COT) kết luận rằng không có một ngưỡng xác định cho sự liên quan giữa tiếp xúc với chì và chỉ số IQ [34]

Các chuyên gia của FAO/WHO về phụ gia thực phẩm cũng kết luận rằng không thể thiết lập được một ngưỡng giới hạn đối với tác động của chì lên hệ thần kinh trẻ em Phân tích về liều đáp ứng, các chuyên gia kết luận rằng mức tiếp xúc 0,3 µg/kg/ngày sẽ làm giảm 0,5 điểm số IQ, tiếp xúc 1,9 µg/kg/ngày làm giảm chỉ số IQ của quần thể xuống 3,0 điểm [55] Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu cũng có kết luận rằng không có ngưỡng giới hạn đối với tác động của chì lên hệ thần kinh trẻ em Liều tiếp xúc 0,5 µg/kg/ngày có thể làm giảm 1 điểm IQ Đây là một hậu quả sức khỏe rất lớn do tiếp xúc với chì ở mức độ cộng đồng [37]

1.1.4.3 Độc tính đối với thận

Nhiễm độc chì cấp tính có thể gây ra rối loạn chức năng ống lượn gần, dẫn đến tăng protein niệu, đường niệu, nhiễm toan ống thận [51], [73] Thể vùi có thể quan sát thấy trong tế bào ống lượn gần khi nồng độ chì máu ở mức

40 - 80 µg/dL [134] Các tổn thương thận do nhiễm độc chì cấp có thể được phục hồi [7] Viêm cầu thận cấp tính cũng đã được báo cáo ở bệnh nhân có nồng độ chì máu từ 40 - 80 µg/dL [50]

Tổn thương thận sớm do nhiễm độc chì rất khó phát hiện Tuy nhiên, nếu chì máu cứ tăng thêm 10 µg/dL thì thanh thải creatinine trong nước tiểu giảm tương đương với 10,4 ml/phút [87] Nghiên cứu trên nam giới lớn tuổi có mức chì máu trung bình là 8,6 µg/dL (từ 0,2 - 54,1 µg/dL) thấy rằng nếu chì máu tăng lên 10 lần thì nồng độ creatinine niệu tăng 0,08mg/L, tương đương với 20 năm tuổi đời [58]

Trang 21

Phơi nhiễm mạn tính với chì có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc cầu thận với các đặc trưng là xơ cứng cầu thận, xơ hóa mô kẽ và tổn thương ống lượn gần [19] Khả năng lọc của thận giảm quan sát thấy ở mức chì máu>

20 µg/dL [19], [37] Enzym và protein niệu thường quan sát thấy ở mức chì máu > 30 µg/dL Sự suy giảm nghiêm trọng chức năng thận và thay đổi bệnh

lý có liên quan đến mức chì máu > 50 µg/dL [19] Tỷ lệ tử vong do mắc bệnh thận mạn tính có thể xảy ra ở nồng độ chì máu > 60 µg/dL [132] Không có một ngưỡng giới hạn cho những tác động của phơi nhiễm chì mạn tính đối với thận, người ta ước tính rằng mức hấp thu chì 0,63 µg/kg/ngày có thể làm tăng 10% tỷ lệ bệnh thận mạn tính ở người lớn [37]

1.1.4.4 Độc tính đối với hệ tim mạch

Một số nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng cho thấy có mối liên quan giữa phơi nhiễm chì mạn tính với tăng huyết áp Nhiễm độc chì cấp tính với nồng độ chì máu 48 - 120 µg/dL có thể gây tăng huyết áp [52], [53] Phân tích dịch tễ học cho thấy có mối liên quan giữa mức chì máu và huyết áp, khi nồng

độ chì máu tăng gấp đôi thì huyết áp tâm thu tăng 1mmHg và không có một ngưỡng giới hạn xác định [19], [37] Chì làm tăng huyết áp ở người trung niên nhiều hơn so với người trẻ tuổi [19] Liều tiếp xúc 3,0 µg/kg/ngày có thể làm tăng huyết áp tâm thu của quần thể lên 2 mmHg, dẫn đến tăng nguy cơ thiếu máu tim cục bộ và đột quỵ [55]

Ngoài ra, một số nghiên cứu cộng đồng cũng cho thấy có sự liên kết giữa nhiễm độc chì với các tổn thương hệ tim mạch khác như thiếu máu cục bộ mạch vành, các sự cố về mạch máu não và bệnh máu ngoại vi [128]

Phơi nhiễm chì mạn tính có liên quan đến những thay đổi dẫn truyền và nhịp tim như tăng khoảng QT và QRS, loạn nhịp thất [51]

1.1.4.5 Độc tính đối với hệ tiêu hóa

Sau khi thấm nhiễm chì, các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, phân có màu đen, nôn và chán ăn thường được quan sát thấy ở người

Trang 22

lớn khi nồng độ chì máu trong khoảng từ 100 - 400 µg/dL, nhiều khi quan sát được khi nồng độ chì máu chỉ ở mức 40 - 60 µg/dL Ở trẻ em, rối loạn tiêu hóa bao gồm đau bụng, táo bón, buồn nôn, nôn, chán ăn và giảm cân khi mức chì máu trong khoảng 60 -100 µg/dL [19], [53], [96] Một số trường hợp có thể xuất hiện đường viền chì Burton trên lợi

Tổn thương gan trong nhiễm độc chì cấp tính đã được báo cáo, nhưng ở nồng độ chì máu cụ thể ở mức nào thì chưa rõ [51], [52], [53] Những ảnh hưởng của chì lên tổng hợp HEM có thể làm thay đổi chức năng của enzym cytochrome P450 trong gan Ở trẻ em, enzym cytochrome P450 trong gan bị

ức chế khi chì được bài tiết qua nước tiểu ở mức 500 µg/24 giờ [19], [50]

1.1.4.6 Độc tính đối với hệ thống tạo máu và tế bào máu

Hình 1.3 Ảnh hưởng của chì đến sinh tổng hợp HEM [12]

Trang 23

Thấm nhiễm chì có thể dẫn đến thiếu máu do giảm tổng hợp hemoglobin

và giảm tuổi thọ của hồng cầu Giảm tổng hợp hemoglobin có thể xảy ra khi mức chì máu là 50 µg/dL đối với người lớn và 40 µg/dL đối với trẻ em

Chì tác động mạnh đến quá trình sinh tổng hợp hemoglobin vì nó ức chế hoạt tính của axit δ-aminolevulinic dehydrogenase (ALAD), do đó làm giảm tổng hợp HEM, dẫn đến sự gia tăng axit δ-aminolevulinic synthase Hoạt tính của ALAD có thể bị ức chế khi nồng độ chì máu thấp (từ 3 - 34 µg/dL), nhưng chưa phát hiện được một ngưỡng rõ ràng Hoạt tính của ALAD có liên quan nghịch với toàn bộ phạm vi liều tác động của chì[19], [96]

1.1.4.7 Độc tính đối với hệ sinh dục

Nhiễm độc chì mạn tính tác động nghiêm trọng đến chức năng sinh dục

ở cả nam và nữ Người mẹ tiếp xúc nghề nghiệp có nồng độ chì máu ≥ 10 µg/dL sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và sinh con nhẹ cân Có những bằng chứng cho thấy nguy cơ sẩy thai tự nhiên có thể tăng lên ở mức chì máu thấp hơn Nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ sẩy thai tăng gấp đôi ở những phụ nữ có mức chì máu từ 5 - 9 µg/dL [55], [124] Nghiên cứu trên 668 phụ nữ có thai ở thành phố Mexico cho thấy tỷ suất chênh sẩy thai của các nhóm có chì máu là 5-9 µg/dL, 10-14 µg/dL và >15 µg/dL tương ứng là 2,3; 5,4 và 12,2 so với những phụ nữ có chì máu <5 µg/dL [28]

Những người tiếp xúc nghề nghiệp với chì có mức chì máu > 40 µg/dL

có thể bị giảm ham muốn tình dục, giảm thể tích tinh dịch, giảm số lượng tinh trùng, giảm khả năng vận động của tinh trùng, tăng số lượng tinh trùng có hình thái bất thường, từ đó giảm chức năng sinh sản [19], [50] Khả năng sinh con của các cặp vợ chồng giảm nếu chồng có nồng độ chì máu > 40 µg/dL hoặc chì máu cao trên 25 µg/dL trong nhiều năm [55]

1.1.4.8 Độc tính đối với vật chất di truyền

Bằng chứng về độc tính của chì đối với vật chất di truyền (bao gồm sai lệch nhiễm sắc thể, trao đổi nhiễm sắc thể ở tế bào máu ngoại vi) đã được báo

Trang 24

cáo ở những người tiếp xúc nghề nghiệp với chì [19], [37], [50] Tuy nhiên, nghiên cứu này thường liên quan đến tiếp xúc không chỉ với chì mà còn có mặt của các hợp chất khác Do đó, chì không tác động một cách đơn lẻ tới gene [49]

Những tổn thương vật chất di truyền do phơi nhiễm chì gây ra đang được nghiên cứu nhiều nhất là đứt gãy sợi đôi AND, giảm chiều dài Telomere [140], xuất hiện vi nhân và gây những biến đổi bất thường ở nhiễm sắc thể đã trở thành những dấu chuẩn sinh học tiềm năng trong việc đánh giá các nguy

cơ, chẩn đoán rút ngắn khoảng thời gian giữa thời điểm phơi nhiễm và thời điểm phát hiện ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người [79]

1.1.4.9 Độc tính gây ung thư

Để đánh giá khả năng gây ung thư của chì, nhóm chuyên gia của Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC) đã xem xét các bằng chứng về dịch tễ học từ các nghiên cứu ở những người lao động tiếp xúc với chì Các loại ung thư được nghiên cứu là ung thư phổi, dạ dày, thận, não và thần kinh Dựa trên các dữ liệu sẵn có họ đi đến kết luận rằng có một số bằng chứng về khả năng xuất hiện ung thư sau khi tiếp xúc với các hợp chất vô cơ của chì Nhóm nghiên cứu cho rằng hợp chất vô cơ của chì có thể là chất gây ung thư cho con người (Nhóm 2A) [49]

1.1.4.10 Tác động đến sự phát triển ở trẻ em

Những tác động quan trọng nhất đối với trẻ em là tiếp xúc với chì trong thời kỳ bào thai hoặc trong thời gian sau khi sinh [132] Bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy chì máu của mẹ càng cao thì nguy cơ tác động đến sự phát triển của hệ thần kinh của trẻ càng lớn Ngay cả những bà mẹ có mức chì máu dưới 10 µg/dL thì trí tuệ của con cũng giảm đáng kể [124]

Các tổn thương do tác động của chì lên trẻ em thường xuất hiện khi mức chì máu thấp hơn so với người lớn do trẻ em nhạy cảm với độc tính của chì hơn [117]

Trang 25

Các triệu chứng bệnh não và tử vong có thể xảy ra ở mức chì máu ≥100 µg/dL Các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương có thể nhận thấy khi nồng độ chì máu ở mức 40 - 60 µg/dL, rối loạn chức năng thần kinh, giảm tốc độc dẫn truyền thần kinh có thể xảy ra khi nồng độ chì máu từ 30 - 50 µg/dL Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy có rối loạn hành vi ở cả những trẻ

ý vì rối loạn về trí tuệ ở trẻ vẫn tiếp tục diễn ra sau khi mức chì trong máu đã giảm [149]

Một số nghiên cứu được thiết kế để điều tra những ảnh hưởng của mức tiếp xúc với chì liều “thấp” (chì máu dưới 40 µg/dL) khi chưa có những triệu chứng lâm sàng rõ rệt đã quan tâm đến các ảnh hưởng về trí tuệ và hành vi của trẻ em [114] Người ta nhận thấy những thay đổi (có ý nghĩa) về tốc độ dẫn truyền thần kinh tối đa ở trẻ 5 - 9 tuổi sống gần lò nấu kim loại khi nồng

độ chì máu 20µg/dL Tốc độ dẫn truyền thần kinh vẫn tiếp tục giảm 2% mỗi khi mức chì máu tăng lên 10µg/dL [106]

Trong một số báo cáo về giảm sức nghe của trẻ em, thần kinh thính giác cũng được đề cập như một điểm đích gây độc của chì [98] Phân tích kết quả Điều tra Dinh dưỡng và Bệnh tật lần thứ II ở Mỹ, người ta nhận thấy chì máu

có mối tương quan có ý nghĩa với sức nghe tại tất cả các mức từ 5 tới 45 µg/dL ở trẻ 4 -19 tuổi Trong đó ngưỡng nghe của những em có mức chì máu

là 20 µg/dL tăng từ 10 - 20% so với những em có mức chì máu là 4 µg/dL [107]

Các nghiên cứu ở trẻ em cho thấy chỉ số IQ giảm khoảng 5 điểm ở mức

Trang 26

chì máu là 50-70µg/dL, giảm 1 - 2 điểm ở mức chì máu từ 15 - 30 µg/dL [82] Nghiên cứu những trẻ em từ khi sinh đến 7 tuổi ở vùng Port Pirie (gần với khu vực luyện chì ở Australia) cho thấy nồng độ chì máu có liên quan nghịch đến chỉ số IQ ở tất cả các lứa tuổi từ 2 trở lên Ở 2 tuổi, chỉ số thông minh giảm 1,6 điểm nếu nồng độ chì máu tăng lên 10 µg/dL Ở 6 tuổi, chỉ số thông minh giảm 7,2 điểm nếu nồng độ chì máu tăng từ 10 -30 µg/dL và ở 7

tuổi thì chỉ số này giảm 4,4 - 5,3 điểm với mức tăng chì máu tương tự [60]

Sử dụng một bộ thử nghiệm để xác định chỉ số IQ và kết quả học tập của trẻ em thành phố Boston, Bellinger và cs (1992) đã nhận thấy rằng nếu nồng

độ chì trong máu lên tăng 10 µg/dL (từ 1 – 25 µg/dL) thì chỉ số IQ của trẻ 24 tháng tuổi giảm 5,8 điểm, thành tích học tập của trẻ em 10 tuổi giảm 8,9 điểm Stiles và Bellinger (1993) nhận thấy thiếu hụt điểm số IQ có thể liên quan đến một số chỉ số hoạt động thần kinh tâm lý [27]

Lanphear B.P và cộng sự (2005) khi tổng hợp số liệu từ 1.333 trẻ em từ khi sinh đến 5 và 10 tuổi trong 7 nghiên cứu cộng đồng nhận thấy chỉ số IQ giảm 6,9 điểm khi mức chì máu tăng từ 2,4 đến 30 µg/dL Khi mức chì máu tăng từ 2,4 - 10 µg/dL, 10 - 20 µg/dl, 20 - 30 µg/dL thì chỉ số IQ giảm tương đương là 3,9 điểm, 1,9 điểm và 1,1 điểm Họ đã kết luận rằng phơi nhiễm chì trong môi trường có liên quan với thiếu hụt trí tuệ [61]

Cùng với giảm chỉ số IQ, người ta nhận thấy trẻ em bị nhiễm độc chì giảm khả năng chú ý, rối loạn chức năng ngôn ngữ, rối loạn khả năng tiếp nhận các chương trình giáo dục và khả năng thích nghi với môi trường nhà trường [74]

Một loạt các nghiên cứu ở Bắc Carolina trên 57.000 trẻ em 3 tuổi thấy rằng trẻ em với mức chì máu 2- 4 µg/dL có tỷ lệ giảm khả năng học tập cao hơn so với trẻ em có mức chì máu 1µg/dL [70] Các tác giả cũng nhận thấy rằng có mối liên quan về liều đáp ứng giữa kết quả thi cuối năm và mức chì

Trang 27

máu: Chì máu từ 3µg/dL trở lên có liên quan đến điểm kiểm tra [69] Kết quả trên cũng được lặp lại ở Connecticut, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan tương tự giữa chì máu tăng và giảm thành tích kiểm tra môn đọc và môn toán [68] Trong một nghiên cứu trên 48.000 trẻ em ở Chicago, mức chì máu dưới 5µg/dL đã có liên quan với điểm kiểm tra môn đọc và toán ở học sinh lớp 3 [38] Các nhà nghiên cứu phát hiện chì máu có liên quan mạnh với điểm kiểm tra, tương tự như các yếu tố khác như nhẹ cân, trình độ học vấn của cha mẹ và đặc điểm chủng tộc [38]

Tác động bất lợi nhất của chì đối với tăng trưởng xuất hiện ở những trẻ

em có mức chì máu tăng cao ở cả giai đoạn bào thai và sau khi sinh Ở những trẻ em có mức chì máu tăng, chiều cao trung bình khi sinh thấp hơn 2 cm so với chiều cao dự báo trước Ở trẻ 15 tháng tuổi có nồng độ chì máu tăng thì chiều cao trung bình thấp hơn 2 cm so với những trẻ có mức chì máu bình thường [112]

Frisancho A R and Ryan A S đã tiến hành nghiên cứu mức chì máu ở 1.454 trẻ em Mỹ - Phi từ 5 - 12 tuổi Họ nhận thấy có mối liên quan nghịch giữa mức chì máu và chiều cao của trẻ em Những trẻ em có mức chì máu cao hơn trung bình có chiều cao thấp hơn những trẻ khác cùng lứa tuổi và giới tính 1,2 cm [39]

Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 522 trẻ em từ 6 - 9 tuổi ở Hy Lạp cho thấy có mối liên quan nghịch giữa các chỉ số tăng trưởng và mức chì máu Khi mức chì máu tăng lên 10 µg/dL thì vòng đầu giảm 0,33cm, chiều cao giảm 0,86 cm và vòng ngực giảm 0,40 cm Kết quả này đưa các tác giả đến nhận định rằng giảm chiều cao có thể có liên quan với nồng độ chì máu [56]

Vấn đề nhiễm độc chì nhiều khi nằm ngoài sự chú ý của các bác sĩ Chỉ khi phát hiện trẻ học tập kém, có các vấn đề về khả năng chú ý và cử động

Trang 28

chính xác (đặc trưng cho tác động lên thần kinh của chì với nồng độ thấp) thì cha mẹ học sinh mới đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh [149]

Chì có thể tích lũy ở những khu vực phát triển nhanh của cơ thể trẻ em

và có thể quan sát thấy trên phim x – quang như như ở xương chày, xương đùi Trẻ em có nồng độ chì máu từ 60 - 100 µg/dL có thể bị lác, chậm phát triển thể lực [53]

Bên cạnh đó thâm nhiễm chì ở thời kỳ thơ ấu có thể dẫn đến những tác động sức khỏe nghiêm trọng khi trưởng thành Tăng mức chì máu và nhiễm độc chì còn có những ảnh hưởng gián tiếp đến trạng thái kinh tế xã hội của trẻ Ví dụ, nếu tăng mức chì trong máu 10 µg/dL thì chỉ số IQ giảm từ 2,5 đến 3,0 điểm [116] Do chỉ số IQ thấp nên trẻ chỉ có thể đạt trình độ giáo dục ở mức thấp và làm những công việc không được trả lương cao Những nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ nhỏ và vị thành niên bị phơi nhiễm với chì thường

có những vấn đề về hành vi và cần phải được giáo dục đặc biệt Những trẻ em này có khi còn có những biểu hiện hành vi phi pháp, dẫn đến bị bắt giữ và cải tạo [75]

1.1.5 Chẩn đoán nhiễm độc chì

1.1.5.1 Ngưỡng giới hạn chì máu

Chẩn đoán và điều trị nhiễm độc chì dựa trên nồng độ chì đo được trong máu (µg/dL) Mức chì máu như trong giới hạn chấp nhận được cho trẻ em vào đầu những năm 1960 là 60 µg/dL Với mức chì máu này các triệu chứng lâm sàng của nhiễm độc chì có biểu hiện rõ rệt Tuy nhiên người ta đã ghi nhận được ở mức chì máu thấp hơn, khi chưa có có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt thì chì cũng có thể gây tổn thương não [64] Do đó ngưỡng giới hạn đã được quy định ở mức 40 µg/dL vào năm 1970 Các nghiên cứu vẫn tiếp tục cho thấy ở mức chì máu thấp hơn, chì cũng gây tổn thương cho não trẻ em, cho nên giới hạn mức chì máu chấp nhận được đã liên tục được giảm xuống Năm

1975 giới hạn mức chì máu giảm xuống 30 µg/dL, năm 1985 giảm xuống còn

Trang 29

25 µg/dL [92] Vào năm 1991 Trung tâm Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) giảm mức chì máu đáng quan tâm (level of concern) xuống 10 µg/dL Bellinger gọi mức chì máu 10 µg/dL của CDC là một công cụ quản lý nguy

cơ hơn là một giới hạn nhiễm độc [26] Bộ Y tế Bang New York thì đưa ra 2 giới hạn mức chì máu, mức chì máu tăng khi chì máu ≥10 µg/dL, nhiễm độc chì khi chì máu ≥ 20 µg/dL [76]

Chì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe ở nồng độ chì máu thấp hơn 10 µg/dL, do đó không có mức an toàn trong tiếp xúc với chì [24] Tháng 1/2012 Ủy ban Tư vấn về Phòng chống nhiễm độc chì đã đề nghị giảm

mức chì máu đáng quan tâm xuống thấp hơn và thay bằng thuật ngữ “giá trị

tham khảo” (reference value) [16] CDC đã đồng tình với đề nghị này và

tháng 5/2012 CDC đã đề nghị mức chì máu 5 µg/dL là mức cần được quan tâm và hành động [16]

Phơi nhiễm chì nghề nghiệp được coi là không an toàn khi chì máu vượt quá mức 30 µg/dL [17] Tác giả Michaux, H.L Boileau, F Tolot (1970) cho rằng mức chì máu dưới 30 µg/dL có nghĩa là không có tiếp xúc với chì [12] Trong môi trường làm việc, các mức độ tiếp xúc với chì trong không khí được hạn chế nên mức chì máu không vượt quá 60 µg/dL [17]

1.1.5.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc chì của Việt Nam

a) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm độc chì (2012)

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm độc chì kèm theo Quyết định số 1548/QĐ-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2012 [3]

- Chẩn đoán xác định

+ Có tiếp xúc với các nguồn có chì, hoặc có triệu chứng gợi ý

+ Xét nghiệm chì máu > 10 µg /dL (tiêu chuẩn bắt buộc)

- Chẩn đoán phân biệt

+ Các nguyên nhân gây bệnh lý não, màng não cấp do các bệnh lý, ngộ độc khác

Trang 30

+ Các bệnh lý thần kinh ngoại biên, như Guillain Barré, porphyria + Thiếu máu do các nguyên nhân khác

+ Các nguyên nhân đau bụng cấp không do chì

+ Tâm căn suy nhược, cơ thể suy nhược

b) Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc chì nghề nghiệp năm 2016

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016

“Quy định về Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội” [2], trong đó

có quy định tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp mạn tính như sau:

- Định nghĩa: Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do

tiếp xúc với chì và hợp chất chì trong quá trình lao động

- Giới hạn tiếp xúc tối thiểu:

Giới hạn mức tiếp xúc tối thiểu xác định bằng 2 trong 3 tiêu chí sau: 1) tiếp xúc với chì trong môi trường lao động; 2) nồng độ chì trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; 3) có nồng độ chì máu trên 10µg/dL.

- Thời gian tiếp xúc tổi thiểu: 2 tháng

Trang 31

- Cận lâm sàng: Nồng độ chì máu > 40 µg/dL; Delta-ALA niệu > 10

mg/L (lấy nước tiểu 24 giờ);

- Dấu hiệu lâm sàng

Có thể có các triệu chứng, hội chứng sau:

- Rối loạn thần kinh trung ương: suy nhược thần kinh;

- Thần kinh ngoại vi: giảm dẫn truyền thần kinh vận động;

- Hệ thống tạo máu: có thể thiếu máu;

- Thận: viêm cầu thận protein niệu tăng, viêm ống thận;

- Hệ thống sinh sản: rối loạn kinh nguyệt, giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, giảmhứng thú tình dục;

- Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa tương tự như nhiễm độc cấp tính nhưng nhẹ hơn và có đường viền Burton

- Những người có biểu hiện thấm nhiễm chì, cần cho điều trị, ngừng tiếp

Trang 32

xúc và khi cần thiết cho chuyển việc

Biện pháp cá nhân

- Công nhân tiếp xúc với chì phải được trang bị và sử dụng quần áo bảo

hộ lao động, đội mũ và đeo găng

- Tắm giặt, thay quần áo sau ca lao động

- Cấm ăn uống và hút thuốc tại nơi làm việc

- Giữ vệ sinh răng miệng

- Về phía y tế, phải định kỳ đo nồng độ hơi chì, bụi chì tại nơi lao động Theo hướng dẫn của Hội đồng bồi thường người lao động British Columbia (Works' Compensation Board of British Columbia - 2006) [139] về phòng chống phơi nhiễm chì tại nơi làm việc thì có 5 biện pháp kiểm soát, phòng ngừa phơi nhiễm với chì: biện pháp thay thế, biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính, trang bị thiết bị bảo hộ và vệ sinh cá nhân

Biện pháp thay thế nhằm hạn chế ô nhiễm chì bằng cách thay thế vật

liệu có chứa chì bằng vật liệu không có chì hoặc vật liệu chứa hàm lượng chì thấp hơn Trước khi thay thế vật liệu cần phải chắc chắn rằng vật liệu mới không chứa các sản phẩm độc hại hoặc độc hại hơn chì

Biện pháp kỹ thuật được phát triển bằng cách xem xét quá trình sản

xuất thực tế để tìm ra cách giảm thiểu, nếu có thể thì loại bỏ lượng chất gây ô nhiễm chì vào khí quyển Sau đây là một số biện pháp kỹ thuật thông thường

Cách ly quá trình sản xuất

Khi các vật liệu chứa chì là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sản suất thì cách ly quá trình sản xuất sẽ giảm thiểu hoặc loại bỏ phơi nhiễm với chì cho tất cả công nhân Trên thực tế thì cách ly quy trình sản xuất không thể giảm phơi nhiễm cho tất cả mà chỉ có thể giảm phơi nhiễm cho một số công nhân

Lắp đặt hệ thống thông gió cục bộ Ô nhiễm chì từ quy trình sản xuất có

thể giảm tại nguồn bằng việc lắp đặt hệ thống thông gió tại nơi làm việc

Trang 33

Sửa đổi quy trình Đôi khi có thể thay đổi quy trình để giảm lượng khói

hoặc bụi chì tạo ra Ví dụ, phương pháp làm việc “ướt” có thể làm giảm lượng bụi chì

Biện pháp kiểm soát hành chính bao gồm huấn luyện – đào tạo, giữ

gìn vệ sinh nơi làm việc, sử dụng đúng cách thiết bị rửa, làm vệ sinh nơi ăn uống ở nơi làm việc, quy trình sản xuất an toàn, bảo trì thiết bị, lịch làm việc

và thực hiện chương trình bảo vệ sức khỏe

Huấn luyện, đào tạo: Những công nhân có nguy cơ phơi nhiễm với chì

cần phải được đào tạo về sự nguy hiểm của chì, nguồn phơi nhiễm, đường thâm nhập của chì vào cơ thể và những tác động bất lợi của chì đến sức khỏe Người lao động biết làm việc đúng cách và sử dụng biện pháp kỹ thuật để hạn chế phơi nhiễm; tuân thủ Nội quy an toàn sản xuất; Sử dụng, bảo trì đúng cách các phương tiện bảo vệ cá nhân và quần áo; thực hiện vệ sinh cá nhân và quy trình khử bẩn; Mục đích và ý nghĩa của việc giám sát bụi chì trong khu vực làm việc Công nhân có quyền được biết nồng độ chì tại nơi làm việc

Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc

- Chủ sử dụng lao động cần phải đảm bảo nơi làm việc sạch sẽ và không

có bụi chì Bề mặt làm việc cần được làm vệ sinh sạch sẽ bằng nước, khăn ướt

và máy hút bụi có phin lọc Bề mặt làm việc cần phải được giữ ẩm để tránh bụi phát tán vào không khí và để tránh ô nhiễm các vùng làm việc khác

Vòi tắm hoa sen và phòng thay quần áo

- Cơ sở sản xuất cần phải được trang bị phòng rửa, vòi hoa sen và phòng thay quần áo để những công nhân tiếp xúc với chì có thể rửa mặt mũi, chân tay trước khi nghỉ giải lao và tắm rửa khi kết thúc ngày làm việc

Phòng ăn

- Phòng ăn cần phải được bố trí cách ly với khu vực làm việc Trước khi

ăn, người lao động phải thay quần áo bẩn Phòng ăn uống nên bố trí gần với phòng rửa và phòng thay đồ để sau khi tắm rửa và thay quần áo, người lao

Trang 34

động không phải đi xa để lấy đồ ăn, uống

Quy trình làm việc an toàn

- Chủ sử dụng lao động cần xây dựng và thực hiện quy trình làm việc an toàn cho các hoạt động mà người lao động có hoặc không tiếp xúc với chì

Bảo trì thiết bị

- Chủ sử dụng lao động và công nhân cần phải cùng nhau làm việc để chắc chắn là các thiết bị làm việc tốt, đặc biệt là hệ thống thông gió Công nhân cần phải báo cáo ngay lập tức nếu máy móc bị hỏng hóc để kịp thời sửa chữa

Lịch làm việc

- Số giờ làm việc mà người công nhân tiếp xúc với chì có thể giảm bằng cách chuyển đổi công việc và luân chuyển theo các công việc khác nhau

Chương trình bảo vệ sức khỏe

- Tại khu vực làm việc mà người công nhân có tiếp xúc với mức chì nguy hiểm, người chủ sử dụng lao động cần phải có chương trình chăm sóc sức khỏe hiệu quả

Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân

- Khi các biện pháp kỹ thuật không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả, người sử dụng lao động phải cung cấp phương tiện bảo hộ cá nhân cho công nhân và người công nhân phải được tập huấn về cách sử dụng đúng cách các thiết bị bảo hộ được cung cấp

- Phải kiểm tra khả năng bảo vệ của các thiết bị cho công nhân Quần áo bảo hộ cần phải được giặt riêng, không mang quần áo làm việc và giày dép về nhà

Vệ sinh cá nhân

- Thay quần áo bảo hộ trước khi nghỉ giải lao, tắm rửa sạch sẽ trước khi

ăn, uống, hút thuốc

- Bàn tay cần phải được rửa sạch sau khi tiếp xúc với quần áo, găng tay bẩn

Trang 35

- Sau ca làm việc, công nhân cần phải thay toàn bộ quần áo, giày dép và tắm rửa trước khi mặc quần áo sạch để về nhà Điều này giúp làm giảm nhiễm bẩn các phương tiện đi lại và môi trường nơi ở

1.6.1.2 Dự phòng phơi nhiễm chì ở cộng đồng

Truyền thông giáo dục là biện pháp đầu tiên để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các con đường xâm nhập vào cơ thể, tác hại của nhiễm độc chì nhất là đối với trẻ em, từ đó mọi người đưa ra biện pháp phòng chống cho chính mình, người thân và cộng đồng

Làm giảm nồng độ chì trong các sản phẩm công nghiệp, kiểm tra và bảo

vệ môi trường, xét nghiệm sàng lọc tất cả các bệnh nhân có nguy cơ cao Đặc biệt, khi bị bệnh cần đến các cơ sở y tế tin cậy để khám và điều trị, hết sức tránh dùng các loại thuốc y học dân tộc nguồn gốc không rõ ràng Nếu có dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ cần tới trung tâm chống độc để được chẩn đoán

và xử trí kịp thời

1.6.1.3 Dự phòng nhiễm độc chì bằng sản phẩm bảo vệ sức khỏe pectin

Pectin có công hiệu cao trong các trường hợp ngộ độc chì nghề nghiệp

Ở những nơi sản xuất mà người lao động có nguy cơ tiếp xúc với chì thì chế

độ ăn điều trị, dự phòng giàu pectin có tác dụng tốt [8] Do vậy, một trong những biện pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc chì là sử dụng pectin và các sản phẩm pectin đã được nhiều nước trên thế giới khuyến cáo sử dụng đối với những người lao động tiếp xúc với chì Ở Liên bang Nga hiện nay, Bộ Lao động và phát triển xã hội đã ban hành chính sách cung cấp pectin và các sản phẩm làm giàu pectin cho những công nhân tiếp xúc với các hợp chất chì vô

cơ trong Quyết định số 13 ngày 31/3/2003[147]

Trong ruột, pectin có thể chuyển hóa thành axit poligalacturonic Axit này có khả năng liên kết với kim loại nặng và các chất phóng xạ để tạo thành các hợp chất không hòa tan Các hợp chất này không hấp thu được qua niêm mạc của đường tiêu hóa, mà đào thải ra ngoài qua phân Tác dụng bảo vệ của

Trang 36

pectin cũng được giải thích thêm là do khả năng cùng với các chất xơ khác trong thức ăn làm tăng nhu động ruột, từ đó làm cho các độc tố được đào thải

ra ngoài nhanh hơn [147]

Kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy khi gây độc chuột bằng axetat chì thì sau 28 ngày, nồng độ chì trong phân là 68,9±6,2 µ/kg phân khô

Ở nhóm chuột bị gây độc bằng axetat chì và sử dụng cùng với pectin este hóa cao (High esterified pectin) thì lượng chì đào thải qua phân là 79,5±5,6µg/g phân khô Ở nhóm chột bị gây độc bằng axetat chì và sử dụng pectin este hóa thấp (Low esterified pectin) thì lượng chì đào thải qua phân là 98,2±6,2 µg/g phân khô [15] Nghiên cứu của Zheng Y Z (2008) trên 7 trẻ em có nồng độ chì máu >20µg/dL cho thấy, sau khi sử dụng pectin cam/bưởi với liều 15g/ngày nồng độ chì trong huyết tương của trẻ giảm đáng kể (p<0,01, trung bình giảm 61%), lượng chì đào thải qua nước tiểu 24 giờ tăng 32% (p<0,001) [145] Nghiên cứu của Issac Eliaz (2006) trên 8 người lớn cho thấy khi sử dụng 15g pectin cam trong 5 ngày và 20 g vào ngày thứ 6 thì lượng chì đào thải qua nước tiểu tăng mạnh (560%, p<0,01) [54] Một nghiên cứu khác tiến hành ở Kiev (Ucraina) cho thấy, khi sử dụng sản phẩm Medetopect chứa pectin táo thấp phân tử với liều lượng 3 viên nén (550 mg/viên) x 3 lần/ngày

từ ngày 1đến ngày thứ 3, 7 viên nén x 3 lần/ngày từ ngày 4-6 và 10 viênx 3 lần /ngày từ ngày thứ 7 thì nồng độ chì máu được xét nghiệm vào ngày thứ 21 giảm 23% (từ 48µg/dL xuống còn 37µg/dL) [90]

1.6.1.4 Một số nghiên cứu về hiệu quả phòng chống nhiễm độc chì nghề

nghiệp và nhiễm độc chì ở trẻ em

Theo như các báo cáo trường hợp của Tsan Yang và các cộng sự, khi kiểm tra sức khỏe tháng 10 năm 1992, một thợ hàn 44 tuổi của nhà máy đóng tàu được phát hiện có mức chì máu là 54,1 µg/dL Công nhân này đã được nhà máy chuyển làm công việc khác Năm 1993, mức chì máu kiểm tra được cho ông ta là 36,7 µg/dL vào tháng 3 và 32,0 µg/dL vào tháng 4 Sau sáu

Trang 37

tháng thuyên chuyển công việc, ông ta trở lại công việc ban đầu Năm 2002,

họ thu thập 2 mẫu máu từ người công nhân trên vào tháng 5 và tháng 10 để phân tích Kết quả tương ứng là 30,4 µg/dL và 31,6 µg/dL Trong khi đó tại cuộc khảo sát tiến hành tại cùng một nhà máy đóng tàu năm 1992, hai công nhân hàn khác (trường hợp 2 và trường hợp 3) với BLL cao hơn 40 µg/dL Phải mất hơn 4 năm để làm cho mức chì máu hạ xuống dưới 40 µg/dL Tuy nhiên, sau khi nồng độ chì máu giảm xuống dưới 40 µg/dL, trong 10 năm quan sát kéo dài cho thấy mức giảm chững lại và dừng hẳn ở cả ba trường hợp trên [123]

Nghiên cứu của Robert và cộng sự trên 579 bệnh nhân cho thấy để mức chì máu từ 25 - 29, 20 - 24, 15 - 19, và 10 - 14 µg/dL giảm xuống dưới 10 µg/dL thì cần thời gian tương ứng là 24,0 - 20,9 - 14,3 và 9,2 tháng Mối quan hệ tuyến tính giữa mức chì máu cực đại và thời gian giảm mức chì máu xuống dưới 10 µg/dL có thể được mô tả bởi phương trình sau:

Số tháng = 0,845 x lượng chì cực đại [142]

Nghiên cứu của Niemuth cộng sự trên trẻ em được can thiệp (xử lý chất thải sơn, kiểm soát tạm thời và giáo dục sức khỏe) thì sau 1 năm chì máu đã giảm được 25% Sử dụng một nhóm chứng, họ ước tính rằng trong 25% lượng chì giảm có 9% là do các yếu tố khác không do can thiệp (như độ tuổi, thay đổi hành vi, biến đổi theo mùa…) và còn lại 16% là kết quả của sự can thiệp trực tiếp [77] Nghiên cứu khác trên 2 nhóm trẻ có mức chì máu trong khoảng 20 - 24 µg/dL đã cho thấy chì máu có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê sau 6 tháng Nhóm trẻ có người chăm sóc được giáo dục sức khỏe 1 giờ tại nhà thì chì máu giảm 21% (4,2 µg/dL) trong khi nhóm chứng chỉ giảm 6% (1,2 µg/dL) [103]

Taha và cộng sự đã nghiên cứu một nhóm trẻ có mức chì máu trong khoảng 25-44 µg/dL Sau 6 tháng can thiệp (nhà được xử lý với chi phí thấp dưới dạng cạo ướt, sơn lại và bọc cửa sổ), mức chì máu giảm trung bình 6

Trang 38

µg/dL (22%) so với lượng giảm không đáng kể ở nhóm chứng 0,25 µg/dL (0,38%) [121] Một nghiên cứu khác của Galke cùng cộng sự đã đánh giá mức chì máu của trẻ em sau một chương trình kiểm soát nguy cơ của chì tại nhà riêng và thấy rằng sau một năm can thiệp, mức chì máu giảm được 26% [41]

Theo nghiên cứu tại Rhode Island của Lynn R.W (2003), sau khi can thiệp làm giảm tiếp xúc, lượng chì máu trung bình giảm từ 26,1µg/dL xuống còn 22,7; 21,3; 20,5; 19,4; 19,4; 18,9 µg/dL trong khoảng tương ứng với 30 -

60, 60 - 90, 90 - 120,120 -150, 150 - 180 ngày Mức chì máu trung bình theo

độ tuổi của trẻ giảm từ 26,6 còn 11,7 µg/dL (0-1tuổi), 24,4 còn 18,5 µg/dL

(1-2 tuổi), (1-25,9 còn 19,8 µg/dL ((1-2-3 tuổi), (1-25,1 còn (1-20.9µg/dL (3-4 tuổi), (1-25,(1-2 còn 20,4 (4-5 tuổi), 22,7 còn 16,2 µg/dL (5-6 tuổi) trong 150 – 180 ngày tham chiếu [94]

Xianchen và cộng sự đã nghiên cứu 741 trẻ em có mức chì máu từ 20 -

44 µg/dL và chia ngẫu nhiên các trẻ này vào nhóm thải chì và nhóm placebo Kết quả cho thấy nồng độ chì máu trung bình là 26,2 µg/dL lúc ban đầu, 20,2

µg/dL ở tháng thứ 6 và 12,2 µg/dL tại tháng thứ 36 Nồng độ chì máu giảm

trung bình 6,0 µg/dL sau 6 tháng, giảm 14,1 µg/dL sau 36 tháng, giảm 8,0 µg/dL từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 36 Ở nhóm sử dụng succimer, lượng chì máu giảm nhanh hơn trong 6 tháng đầu tiên so với nhóm chứng, nhưng lượng

chì máu trung bình là gần giống nhau tại thời điểm 36 tháng sau [142]

1.6.2 Điều trị nhiễm độc chì

Với ngộ độc chì cấp, cần rửa dạ dày sớm với dung dịch natrisulfat hoặc magie sulfat 3% Về điều trị hỗ trợ, trong trường hợp có tổn thương thần kinh như phù não cần chú ý các biện pháp làm giảm áp lực nội sọ bằng cách dùng manitol, tăng thông khí

Với trẻ em có nồng độ chì trong máu cao nhưng không có triệu chứng, Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo ưu tiên

Trang 39

chỉ dùng chất gắp chì đường tĩnh mạch khi nồng độ chì máu trên 45 µg/dL Với ngộ độc chì mãn tính, trước hết cần tìm nguồn tiếp xúc để loại bỏ nguồn gốc và nguy cơ Bệnh nhân cần được làm xét nghiệm trước khi dùng chất gắp: nồng độ chì trong máu, protoporphyrin, điện giải đồ máu, công thức máu, chức năng gan-thận, định lượng acid delta aminolevulinic nước tiểu, làm test gây tăng chì niệu

1.2 Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm độc chì

1.2.1 Một số nguy cơ nhiễm độc chì nghề nghiệp

Phơi nhiễm nghề nghiệp với chì và các hợp chất vô cơ của nó có thể gặp ở rất nhiều nghề khác nhau, bao gồm luyện kim và tinh chế chì, hàn thiếc

và các hoạt động cắt, sản xuất ắc quy, tái chế chì, sửa chữa bộ tản nhiệt động

cơ, xây dựng và các ngành nghề khác liên quan đến hàn chì Viện Quốc gia

An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa kỳ (NIOSH) đã xác định được hơn 100 ngành nghề mà người lao động có thể tiếp xúc với chì và các hợp chất vô cơ của nó [19]

Nhiễm độc chì nghề nghiệp là do công nhân, người lao động tiếp xúc với chì trong môi trường làm việc Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm độc chì nghề nghiệp bao gồm môi trường lao động bị ô nhiễm chì, thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động, hành vi ăn uống hoặc hút thuốc tại nơi làm việc, vệ sinh cá nhân không đảm bảo

1.2.2 Một số yếu tố nguy cơ nhiễm độc chì ở trẻ em

Hầu hết trẻ em không tham gia hoạt động sản xuất, nhưng các nguy cơ đối với sức khỏe từ nơi làm việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em bằng nhiều đường khác nhau Theo Tổ chức Y tế Thế giới, phơi nhiễm với các yếu

tố nguy cơ nghề nghiệp có thể xảy ra ở bất kỳ thời kỳ nào của cuộc đời trẻ em: thời kỳ trước khi trẻ được thụ thai và trong giai đoạn bào thai do cha mẹ đang ở độ tuổi sinh đẻ có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ nghề nghiệp, trẻ em tham gia lao động dưới hình thức lao động trẻ em (10-14 tuổi) hoặc khi bắt

Trang 40

đầu tham gia vào lực lượng lao động dưới hình thức lao động tồi tệ (14-18 tuổi) Phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ sức khỏe tại nơi làm việc của các bố,

mẹ tương lai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em được sinh ra Phơi nhiễm nghề nghiệp trước sinh có thể diễn ra trước khi thụ thai và trong cả giai đoạn mang thai Trong thời kỳ sau khi sinh, trẻ em có nguy cơ phơi nhiễm với chì do mẹ có thể truyền chì cho con qua sữa, hoặc do cha mẹ

có thể đem chì từ nơi sản xuất về nhà [135]

1.2.3 Một số yếu tố sinh học liên quan đến nhiễm độc chì

Yếu tố tuổi, bệnh lý

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhất đối với nhiễm độc chì do đặc điểm sinh lý học và hành vi của trẻ khác với người lớn: hệ thống thần kinh của trẻ em rất nhạy cảm đối với tác động của chì, đường tiêu hoá cũng như

cơ chế bảo vệ chưa hoàn thiện làm cho chì dễ dàng hấp thu vào máu, trẻ hay

có thói quen cho tay hoặc các đồ dùng vào miệng, trẻ em hay bị rối loạn tiêu hoá và rối loạn hàm lượng canxi và sắt trong cơ thể [18], [126], [133] Ngoài

ra trẻ em còn hít thở ở tầng không khí sát mặt đất nên có nhiều bụi và ôxít chì hơn so với tầng trên [149]

Yếu tố di truyền

Bên cạnh đó, có thể có liên quan đến yếu tố sinh học như giới, tuổi, kiểu gen ALAD của người phơi nhiễm với chì Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, những đối tượng mang allen ALAD 2 có mức chì máu cao hơn so với những đối tượng mang gene đồng hợp tử ALAD 1-1 [22], [42], [109],

[33], [143], [59], [46]

1.3 Tình trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp và nhiễm độc chì ở trẻ em

1.3.1 Tình trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp

Nhiễm độc chì nghề nghiệp đã trở lên phổ biến trong công nhân vào thế

kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, do công nhân tiếp xúc với chì trong các hoạt động sản xuất luyện kim, đường ống dẫn nước, in ấn và nhiều hoạt động công nghiệp

Ngày đăng: 22/06/2020, 19:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Bằng (2013), Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số chống ô xy hóa ở người tiếp xúc nghề nghiệp với chì vô cơ, tác dụng bảo vệ của sâm ngọc linh trên động vật thực nghiệm. Luận án tiến sỹ y học, Học viên Quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số chống ô xy hóa ở người tiếp xúc nghề nghiệp với chì vô cơ, tác dụng bảo vệ của sâm ngọc linh trên động vật thực nghiệm
Tác giả: Nguyễn Văn Bằng
Năm: 2013
2. Bộ Y tế (2016), Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ Y tế “Quy định về Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2016
4. Nghiêm Thị Minh Châu (2003), Nghiên cứu môi trường lao động và tình trạng sức khoẻ bệnh tật của thợ sản xuất gốm sứ tại làng nghề Bát Tràng. Luận văn thạc sĩ y học, (Học viện Quân Y) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu môi trường lao động và tình trạng sức khoẻ bệnh tật của thợ sản xuất gốm sứ tại làng nghề Bát Tràng
Tác giả: Nghiêm Thị Minh Châu
Năm: 2003
6. Chu Thị Thu Hà (2012), “Tỷ lệ hiện mắc bệnh tăng huyết áp của người dân thành phố Hà Nội năm 2012”. Tạp chí Y học dự phòng. Tập XXIV, số 1 (149) 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ hiện mắc bệnh tăng huyết áp của người dân thành phố Hà Nội năm 2012”
Tác giả: Chu Thị Thu Hà
Năm: 2012
7. Nguyễn Trịnh Hương (2008). Môi trường và sức khoẻ cộng đồng tại các làng nghề. Báo cáo khoa học “Môi trường và sức khoẻ con người tại các làng nghề Việt Nam” www. Vietquangjsc.com. (Tra cứu ngày 28.12.2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và sức khoẻ cộng đồng tại các làng nghề". Báo cáo khoa học “Môi trường và sức khoẻ con người tại các làng nghề Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Trịnh Hương
Năm: 2008
8. Hà Huy Khôi, Phạm Duy Tường, Nguyễn Công Khẩn (2004), Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà xuất bản Y học, 2004, trang75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Tác giả: Hà Huy Khôi, Phạm Duy Tường, Nguyễn Công Khẩn
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
10. Đặng Anh Ngọc (2008), Đánh giá điều kiện vệ sinh môi trường trường học, điều kiện vệ sinh học tập ở làng nghề và sự ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Đề xuất một số giải pháp cải thiện. Báo cao khoa học đề tài cấp cơ sở , Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá điều kiện vệ sinh môi trường trường học, điều kiện vệ sinh học tập ở làng nghề và sự ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Đề xuất một số giải pháp cải thiện
Tác giả: Đặng Anh Ngọc
Năm: 2008
13. Trường Đại học Y Thái Nguyên (2007). Sức khỏe nghề nghiệp. Nhà xuất bản Y học 2007, trang 68-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức khỏe nghề nghiệp
Tác giả: Trường Đại học Y Thái Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học 2007
Năm: 2007
14. Lỗ Văn Tùng và cs (2012), “Kháo sát nồng độ chì máu trẻ em làng nghề Đông Mai, xã Chỉ Đạo, Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”. Hội Nghị KH toàn quốc lần thứ VIII và Hội nghị Quốc tế lần thứ IV về YHLĐ và VSMT, Tạp chí y học thực hành số849a + 850a, 2012.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kháo sát nồng độ chì máu trẻ em làng nghề Đông Mai, xã Chỉ Đạo, Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”. "Hội Nghị KH toàn quốc lần thứ VIII và Hội nghị Quốc tế lần thứ IV về YHLĐ và VSMT, Tạp chí y học thực hành
Tác giả: Lỗ Văn Tùng và cs
Năm: 2012
15. Abd El- Rahman, S.A.; N. A. A. Hashem and A. A. Bakr (2014), “Adsorption studies on lead (II) ions by low, high esterified pectin and pectin extracted from water hyacinth leaves”. J. Soil Sci. and Agric Sách, tạp chí
Tiêu đề: Adsorption studies on lead (II) ions by low, high esterified pectin and pectin extracted from water hyacinth leaves”
Tác giả: Abd El- Rahman, S.A.; N. A. A. Hashem and A. A. Bakr
Năm: 2014
16. Advisory Committee on Childhood Lead Poisoning Prevention (2012). Low Level Lead Exposure Harms Children: A Renewed Call for Primary Prevention. 2012:1–68. Available at:http://www.cdc.gov/nceh/lead/ACCLPP/Final_ Document_030712.pdf.Accessed March 6, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Low Level Lead Exposure Harms Children: A Renewed Call for Primary Prevention
Tác giả: Advisory Committee on Childhood Lead Poisoning Prevention
Năm: 2012
17. Agency for Toxic Substances and Disease Registry (2005), Toxicological profile for lead. (Draft for Public Comment). Atlanta, GA:U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Service;2005:204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toxicological profile for lead. (Draft for Public Comment)
Tác giả: Agency for Toxic Substances and Disease Registry
Năm: 2005
18. Agency for Toxic Substances and Disease Registry (ATSDR) (1998), The nature and extrend of lead poisoning in children in the United States. A report to Confress Sách, tạp chí
Tiêu đề: The nature and extrend of lead poisoning in children in the United States
Tác giả: Agency for Toxic Substances and Disease Registry (ATSDR)
Năm: 1998
19. Agency for Toxic Substances and Disease Registry (ATSDR) (2007), Toxicological Profile for Lead . US Department of Health and Human Services: Atlanta, US Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toxicological Profile for Lead
Tác giả: Agency for Toxic Substances and Disease Registry (ATSDR)
Năm: 2007
22. Astrin K.H., Bishop D. F., Wetmur J.G. et al. (1987), Delta- Aminolevulinic acid dehydratase isozymes and lead toxicity. Ann. N. Y.Acad. Sci. 514, 23-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ann. N. Y
Tác giả: Astrin K.H., Bishop D. F., Wetmur J.G. et al
Năm: 1987
23. Aufderheide AC, Wittmers L. E. Jr. (1992),” Selected aspects of the spatial distribution of lead in bone”. Neurotoxicology,13,809-819 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Neurotoxicology
Tác giả: Aufderheide AC, Wittmers L. E. Jr
Năm: 1992
24. Barbosa F,. Tanus-Santos J.E. et al. (2005), “A critical review of biomarkers used for monitoring human exposure to lead: Advantages, limitations, and future needs”. Environ Health Perspect 113,1669-1674 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A critical review of biomarkers used for monitoring human exposure to lead: Advantages, limitations, and future needs”. "Environ Health Perspect
Tác giả: Barbosa F,. Tanus-Santos J.E. et al
Năm: 2005
25. Barry P.S. (1975), “A comparison of concentrations of lead in human tissues”. Br J Ind Med, 32:119-139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A comparison of concentrations of lead in human tissues”. "Br J Ind Med
Tác giả: Barry P.S
Năm: 1975
27. Bellinger D.C.; Stiles K.M.; Needleman H.L. (1992) “Low-level lead exposure, intelligence and academic achievement: A long-term follow- up study”. Pediatrics, 90,855-561 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Low-level lead exposure, intelligence and academic achievement: A long-term follow-up study”. "Pediatrics
28. Borja-Aburto V. H., Hertz-Picciotto I., et al. (1999), “Blood lead levels measured prospectively and risk of spontaneous abortion”. Am J Epidemiol 150, 590–597 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Blood lead levels measured prospectively and risk of spontaneous abortion”. "Am J Epidemiol
Tác giả: Borja-Aburto V. H., Hertz-Picciotto I., et al
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w