1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ

23 171 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 47,06 KB

Nội dung

Trang 1

I- PHẦN MỚ ĐẦU1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Giáo dục Mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phậnquan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới có ích Mộttrong những mục tiêu cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thếhệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt nam mới,người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách và giáo dục mầm non đãgóp phần thực hiện mục tiêu này Ngày nay, chúng ta không chỉ đào tạo những conngười có tri thức, có khoa học, có tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao động màcòn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo.Những phẩm chất ấy của con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổihứa hẹn biết bao điều tốt đẹp trong tương lai

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc Bảo vệ chăm sóc vàgiáo dục trẻ em là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội và của mỗi gia đình Trong đó,nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cáchtoàn diện của trẻ Trong những năm gần đây bậc học Mầm non đang thực hiện chươngtrình giáo dục trẻ mầm non theo thông tư 28, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức cáchoạt động với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủđộng tích cực, hồn nhiên, vui tươi Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khảnăng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mộtcách linh hoạt, thực hiện phương châm “ Học mà chơi- chơi mà học” đáp ứng mục tiêuphát triển trẻ một cách toàn diện Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngônngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giớixung quanh, ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xungquanh,thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật hiện tượng cótrong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự

vật cùng với từ tương ứng với nó Như Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùnglâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó” Ngôn

ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em Ngôn ngữ làphương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và pháttriển xã hội của loài người Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngônngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy họccủa người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loàingười và biến nó thành cái riêng của mình Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành nhữngchủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng pháttriển hơn Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻđược tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày Ngoài ra, ngôn ngữ còn là phương tiện pháttriển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ.

Trang 2

Đăc biệt với trẻ 24- 36 tháng tuổi, khả năng hiểu lời nói, vốn từ tăng nhanh, cấu trúctừ hoàn thiện, chúng dễ dàng bắt chước các kết hợp âm, các câu ngắn, vốn từ của trẻ phầnlớn là những danh từ và động từ, các loại từ khác như: tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện rấtít và được tăng dần theo độ tuổi của trẻ Trẻ ở độ tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểuthị các sự vật, hành động cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thờigian và các mối quan hệ Tuy nhiên mức độ hiểu nghĩa của các từ này ở trẻ còn rất hạn chếvà có nét đặc trưng riêng, khả năng phát âm của trẻ chưa chuẩn; trẻ sử dụng các từ biểu thịthời gian chưa chính xác, trẻ nhận thức về công cụ ngữ pháp và sử dụng nó còn rất hạnchế, chúng ta cần phải giúp trẻ phát triển mở rộng các loại từ trong các từ, biết sử dụngnhiều loại câu, bằng con đường giao tiếp thường xuyên, có hệ thống của trẻ với ngườilớn về những sự vật, sự việc trẻ được nhìn thấy trong sinh hoạt hằng ngày Đây là giaiđoạn quan trọng nhất trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ “ Trẻ lên ba cả nhà học nói”,điều này thật đúng Do đặc điểm và nhu cầu giao tiếp mà giai đoạn ba tuổi, lời nói của trẻphát triển với tốc độ mạnh mẽ nhất Chính yếu tố này đòi hỏi người lớn phải hướng trẻ vàothế giới xung quanh, phát triển ở trẻ năng lực quan sát, nhận biết các đồ vật, hiện tượngkhác nhau, đồng thời cho trẻ làm quen với hoạt động của người lớn Có như vậy mới pháttriển được mặt hiểu ý nghĩa của lời nói, khả năng phát âm, các chức năng giao tiếp và điềuquan trọng nhất là ở chỗ làm sao cho trẻ không những nắm vững từ mà còn học sử dụngchúng theo ý mình Điều này không tự đến, nhu cầu sử dụng ngữ liệu vào giao tiếp cầnphải được giáo dục, quan hệ của người lớn đối với trẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sựphát triển kịp thời lời nói cho trẻ, thái độ quan tâm, thận trọng, hết mình của cô giáo tạo rasự phát triển những tình cảm tích cực và những phản ứng khác nhau, thiếu những thứ đókhông thể tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ Những tácđộng sư phạm phải được tiến hành thường xuyên và hướng vào tất cả các mặt phát triểnthần kinh- tâm lý của trẻ, chỉ có sự phát triển toàn diện như vậy ở trẻ mới hình thành đượcngôn ngữ Song để làm được điều đó quả thực không đơn giản

Là một giáo viên trực tiếp dạy trẻ 24 - 36 tháng tuổi bản thân tôi nhận thức được tầmquan trọng của ngôn ngữ, ngôn ngữ có sự ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển nhâncách toàn diện của trẻ cho trẻ song với trẻ 24-36 tháng thì ngôn ngữ còn rất nhiều hạn chếnhư phát âm chưa chuẩn, vốn từ còn ít….nên tôi đã rất băn khoăn trăn trở làm thế nào để

trẻ dạy 24-36 tháng tuổi phát triển được tốt nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúptrẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ” làm đề tài nghiên cứu.

2 Điểm mới của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Đây là đề tài được nhiều người quan

tâm nên đã có nhiều đồng nghiệp nghiên cứu về lĩnh vực này, song mỗi đề tài đề cập đếnnhững hệ thống các biện pháp khác nhau.Với đề tài của tôi có điểm mới đó là tôi đã xácđịnh “Ngôn ngữ” là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đólà phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành nhữngcảm xúc tích cực Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu đượcnhững quy định chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện,

Trang 3

mặt khác trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ những nhu cầu mong muốn của mìnhvới các thành viên trong cộng đồng điều đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người Từ đó tôi đãđi sâu nghiên cứu và áp dụng các biện pháp: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc tổchức tốt các hoạt động học như hoạt động nhận biết tập nói, hoạt động văn học, hoạt độngâm nhạc, hoạt động vận động; hoạt động ngoài trời, hoạt động góc và các hoạt động đóntrả trẻ; phát huy hiệu quả biện pháp dạy cho trẻ cá biệt tức là có biện pháp đặc biệt đối vớitrẻ nói ngọng, nói chớt, nói lắp; làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh để phát triểnngôn ngữ cho trẻ; tận dụng việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp để làm phươngtiện cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3 Phạm vi áp dụng:

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nội dung rất cần thiết Qua nghiên cứu và vận dụngvào thực tế đã giúp đơn vị tôi làm tốt nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng nơitôi công tác Với hệ thống các giải pháp có tính khả thi cao nên đề tài của tôi đã được ápdụng rộng rãi trong đơn vị và đã được các đơn vị bạn áp dụng Đề tài này có thể áp dụngđược cho các đơn vị trong tỉnh và ngoài tỉnh.

II- PHẦN NỘI DUNG: 1 Thực trạng:

Năm học 2018 - 2019 bản thân tôi được phân công dạy nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi, quakhảo sát thực tế bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

1.1 Thuận lợi:

Lớp được phân chia theo đúng độ tuổi quy định Đa số trẻ đi học rất đều, có khả năngtiếp thu khá nhanh Giáo viên nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho việccung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triểnngôn ngữ cho trẻ phong phú về mầu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ Giáo viên nắmvững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập cáclớp chuyên đề do nhà trường, cụm và Phòng giáo dục tổ chức Giáo viên trong lớp có sựphối hợp nhau trong công tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển vốn từ cho trẻ Luônđược sự ủng hộ của phụ huynh Bản thân luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao củaBan giám hiệu nhà trường

1.2 Khó khăn

Nhóm trẻ 24 - 36 tháng do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, có nhiều trẻ nhút nhátrụt rè, nhiều cháu phát âm chưa chuẩn Trẻ bắt đầu đi học năm đầu tiên nên chưa quen xamẹ, khóc nhiều, chưa quen với cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt vàcác hoạt động ở lớp Một số trẻ phát âm chưa chuẩn.

Đa số phụ huynh chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của ngôn ngữ Hầu hết phụhuynh do bận rộn công việc kiếm sống nên chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển ngônngữ vốn từ cho trẻ mà giao phó hoàn toàn cho cô giáo ở trường.

1.3 Điều tra thực tiễn:

Trang 4

Thờigian

Số trẻchưa

2 Các biện pháp thực hiện:

2.1 Biện pháp 1: Làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân

Để có thể thực hiện tốt “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ”

trước hết bản thân tôi xác định mình phải nghiên cứu để nắm chắc kiến thức và nghiên cứucác biện pháp thực hiện cũng như các điều kiện để thực hiện có hiệu quả nội dung pháttriển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, ápđặt Để làm được điều đó thì bản thân tôi phải luôn tận dựng mọi cơ hội, thời gian làm tốtcông tác tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ, kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân như:

- Tham gia tốt các đợt bồi dưỡng chuyên môn do nhà trường, cụm và Phòng tổ chức - Tìm đọc tham khảo qua tài liệu để nắm vững những nội dung, biện pháp dạy trẻ 24-36tháng về phát triển ngôn ngữ

- Qua dự giờ đồng nghiệp và trao đổi trong các buổi hội thảo về chuyên đề Qua dự giờvà trao đổi trong các buổi hội thảo, hội thoại giúp cho bản thân học hỏi thêm về kinhnghiệm từ các đồng nghiệp đi trước Nhờ làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp nên tôi đã nắm vững được nội dung cũng như hình thứcvà phương pháp để dạy trẻ 24-36 tháng nội dung phát triển ngôn ngữ

2.2.Biên pháp thứ 2: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động học.* Thông qua giờ nhận biết tập nói:

Thông qua hoạt động “ Nhận biết tập nói” Ở hoạt động nhận biết tập nói, trẻ được quan sát hình ảnh mà cô giáo cung cấp Đối tượng này đã được cô giáo chuẩn bị trước, sắp xếp chúng từ đơn giản đến phức tạp dần, khi quan sát cô gợi mở để trẻ nói được điều trẻ đang quan sát, trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói lắp Ví dụ: Ở đề tài: “Nhận biết con mèo”

Mục đích yêu cầu cần đạt được ở đề tài này là:

Trang 5

- Rèn khả năng phát âm, phát triển lời nói cho trẻ - Trẻ biết và gọi được tên con mèo

- Biết được một số bộ phận của con mèo: Đầu, mình, chân, đuôi - Biết và giả được tiếng kêu của con mèo

- Biết được lợi ích của con mèo

- Giáo dục trẻ yêu thương chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình

Đồ dùng dạy học cho đề tài này là: hình ảnh về con mèo, ghi hình các vận động: đi, chạy, nhảy, leo trèo, bắt chuột của con mèo để trẻ được quan sát cùng với từng vận động là kèm theo từ để trẻ hiểu và biết cách sử dụng chúng sau này

Ví dụ:“Mèo đang chạy” trẻ vừa quan sát vừa phát âm được từ “chạy” Tôi cho những trẻ phát âm rõ lời phát âm trước sau đó tập cho những trẻ phát âm chưa rõ, những cháu chậm nói được phát âm nhiều lần, luân phiên nhau Ở hoạt động Nhận biết tập nói, trẻ được phátâm nhiều, được nói nhiều và cũng dễ bộc lộ ý tưởng của mình muốn nói, cũng chính trong hoạt động này cô giáo phát hiện ra những cháu phát âm chuẩn, những cháu phát âm chưa chuẩn để sửa sai kịp thời

* Thông qua hoạt động văn học

- Trong tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói chotrẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn làm được như vậy trẻphải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mớiqua giờ học thơ, truyện Để giờ hoạt động thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thànhngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo:

+ Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ.

+ Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu chuyện, phía dưới phải có chữ to giúp choviệc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi.

+ Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, giọng đọc, kểphải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật.

Ví dụ 1: Trẻ nghe câu chuyện “Đôi bạn nhỏ” Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó là từ “Bới

đất” Cô có thể cho trẻ xem tranh mô hình một chú gà đang lấy chân để bới đất tìm giun vàgiải thích cho trẻ hiểu từ “Bới đất” (Các con ạ, những chú gà là mỗi khi đi kiếm ăn cácchú phải lấy chân để bới đất, đào đất lên để tìm thức ăn cho mình, khi kiếm được thức ănchú gà sẽ lấy mỏ để ăn đấy) Sau khi giải thích tôi cũng chuẩn bị một hệ thống câu hỏigiúp trẻ nhớ được nội dung truyện và từ vừa học:

Trang 6

+ Hai bạn Gà và Vịt trong truyện cô kể rủ nhau đi đâu? (Đi kiếm ăn ạ)+ Vịt kiếm ăn ở đâu? (Dưới ao)

+ Thế còn bạn Gà kiếm ăn ở đâu? (Trên bãi cỏ) + Bạn Gà kiếm ăn như thế nào? (Bới đất tìm giun)

+ Khi hai bạn đang kiếm ăn thì con gì xuất hiện đuổi bắt Gà con? (Con Cáo) + Vịt con đã cứu Gà con như thế nào? (Gà nhảy lên lưng Vịt, Vịt bơi ra xa).

+ Qua câu chuyện con thấy tình bạn của hai bạn Gà và Vịt ra sao? (Thương yêu nhau) + Nếu như bạn gặp khó khăn thì các con phải làm gì? (Giúp đỡ bạn ạ).

- Cô kể 1-2 lần cho trẻ nghe giúp trẻ hiểu thêm về tác phẩm và qua đó lấy nhân vật để giáodục trẻ phải biết yêu thương và giúp đỡ bạn trong lúc gặp khó khăn.

Ví dụ: Trong câu truyện “Cháu chào ông ạ” ngoài việc giúp trẻ thể hiện ngữ điệu, sắc thái

tình cảm của các nhân vật trong truyện tôi còn sửa sai những từ trẻ hay nói ngọng để giúptrẻ phát âm chuẩn và động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn hơn khi trả lời Mỗi khi trẻnói sai tôi dừng lại sửa sai luôn cho trẻ bằng cách: tôi nói mẫu cho trẻ nghe 1-2 lần sau đóyêu cầu trẻ nói theo.

Hay khi dạy chuyện “Thỏ ngoan” thể hiện sắc thái, ngữ điệu nhân vật sẽ cuốn hút rất nhiềutrẻ tham gia đặc biệt những trẻ nhút nhát qua đó cũng mạnh dạn hơn Đối với những trẻ đótôi động viên, khích lệ trẻ kịp thời.

- Tôi cho trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật trong truyện “Thỏ ngoan”+ Giọng Bác Gấu bị mưa rét thì ồm ồm và run, nét mặt buồn.

+ Giọng con Cáo thì gắt gỏng, nét mặt kênh kiệu.+ Giọng Thỏ thì ân cần, niềm nở.

- Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà còn pháttriển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện Trẻ nhớ nội dung câu truyện và biết sử dụngngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức.

Trang 7

- Bên cạnh hoạt động làm quen các bài thơ, câu chuyện thì những bài đồng dao, ca dao rấtgần gũi, quen thuộc với trẻ, những động tác

kết hợp với lời thơ( lời ca) trẻ vừa đọc, vừa vận động sẽ là cơ hội để bộ máy phát

âm được làm việc

Ví dụ: Bài “Kéo cưa lừa xẻ”

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Thì ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ

Hai trẻ ngồi đối mặt nhau, chạm chân vào nhau, nắm tay nhau vừa đọc, vừa

làm động tác kéo cưa, kéo qua kéo lại Trẻ rất thích thú trẻ đang học mà như đang

chơi vậy

Hoặc bài “Dung dăng dung dẻ”

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Trang 8

Đến cổng nhà trời

Lạy cậu lạy mợ

Cho cháu về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Ù à ù ụp

Ngồi thụp xuống đây

Trẻ nắm tay nhau vừa đi vừa dung dăng theo nhịp đọc của bài đồng dao, đến

câu cuối “Ngồi thụp xuống đây” thì tất cả trẻ ngồi xuống đất Khi trẻ chơi cô chú ý

sửa sai phát âm cho trẻ.

*Thông qua giờ âm nhạc:

Đối với tiết học âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật (Trống, lắc, phách tre, xúcxắc, xắc xô… và nhiều chất liệu khác) trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp vớicác loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng Để làm được như vậy đó là nhờ sựhiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được tíchluỹ và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc Qua những giờ học hát,vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ vàđộng tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp của bài hát.

Trang 9

Ví dụ: Hát và vận động bài “đôi dép”

Đôi dép xinh Đôi dép xinh xinh Cháu giữ cho Hai chân trắng tinh

Đôi dép xinh Đôi dép xinh xinh Chân cháu trắng tinh Đôi dép xinh xinh.

(Trẻ nhún đong dưa theo nhịp)

* Phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Đối với trẻ nhà trẻ, được phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một biện pháp tốtnhất Trò chơi đã trở thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơsở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó trẻ biết sử dụng “số vốn từ” đó một cách thànhthạo.

Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốntừ của trẻ cũng được tăng lên Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi xong sẽ gây sựhứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học Như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoảimái.

Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo, đọc những tài liệu sách và tôi thấy rằng trò chơinày thực sự có hiệu quả làm tăng thêm vốn từ cho trẻ, từ đó ngôn ngữ của trẻ ngày càngphong phú.

Trò chơi: “Cái gì? Dùng để làm gì?”

Mục đích của trò chơi này là tôi muốn trẻ nhận biết được một số đồ dùng quenthuộc và biết tác dụng của những đồ chơi từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển:

Trang 10

Chuẩn bị:

+ Đồ dùng để ăn uống (Bát, thìa, cốc, ca…)+ Đồ dùng để mặc (Quần, áo, khăn, mũ…)+ Mỗi trẻ một tranh lô tô đồ dùng khác nhau.

+ Cái áo để làm gì? (Cái áo để mặc)

Sau khi hỏi trẻ xong tôi vận dụng trò chơi này để rèn sự nhanh nhẹn và tư duy của trẻ Tôiphát cho mỗi trẻ một lô tô đồ dùng khác nhau Tôi yêu cầu trẻ gọi tên đồ dùng và xác địnhnơi cất đồ dùng đó trong lớp Sau đó tôi hô: 1,2,3 yêu cầu trẻ chạy nhanh về đúng nơi đồdùng.

* Thông qua giờ vận động:

Trong góc vận động của lớp tôi đã sử dụng những thùng bìa để làm thành tàu hoảcho trẻ chơi Mỗi thùng làm thành một toa tàu Trong khi chơi trẻ có thể vừa chơi vừa kếthợp âm nhạc hát: “Đoàn tàu tí hon”, “Tàu vào ga” vận dụng vào phát triển ngôn ngữ chotrẻ.

Tôi còn phân loại màu xanh, đỏ, vàng của những chiếc vòng để khi trẻ phân biệtmàu không bị nhầm lẫn Khi trẻ chơi với vòng tôi có thể hỏi trẻ giúp ngôn ngữ của trẻthêm mạch lạc, rõ ràng hơn:

+ Cái vòng này có màu gì hả con? (Màu đỏ ạ)

+ Thế còn cái vòng này có màu gì đây? (Màu vàng ạ)

Trang 11

+ Cái vòng dùng để làm gì con có biết không? (để học, để chơi trò chơi ạ)+ Con sẽ chơi gì với vòng? (Con lái ô tô ạ)

2.3.Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động khác trong ngày *Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc.

Hoạt động vui chơi chiếm thời gian nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thỏa mái nhất Giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hóa vốn từ cho trẻ, trong quá trình chơi trẻ có điều kiện học và sử dụng các loại từ khác nhau Để phát triển giao tiếp ngôn ngữ, việc tổ chức trẻ chơi cùng nhau có ý nghĩarất quan trọng, tôi dạy trẻ dần dần, không áp đặt: bắt đầu quan sát bạn chơi, sau đó từ từ đưa trẻ tham gia vào đó, từ đó xuất hiện khả năng chuyển trò chơi từ độc lập sang hợp tác cùng nhau, tự trẻ lôi kéo nhau vào việc mở rộng quá trình chơi “ chúng mình sẽ xây công viên”, “ bạn xây cổng, mình xây tường rào” ,giúp đỡ những bạn còn lúng túng “ bạn cần phải xây như thế này” đánh giá hoạt động của bạn và của mình “bạn xây sai rồi, mình biết xây đây này”, ngăn chặn thực hiện một hành động “ đừng làm ngã, đừng đụng vào đây” Dần dần trẻ học được không chỉ yêu cầu hay giúp đỡ mà còn liên kết các hành động của mình với hành động của trẻ khác, lôi cuốn chú ý của chúng vào một cái gì đó, thú vị, đặc biệt, thỏa thuận nhau cùng chơi, nhờ bạn giúp đỡ hay giúp đỡ bạn đều tự bộc phát trong khi chơi Điều quan trọng là lời nói của trẻ trong khi thực hiện chức năng giao tiếp ở mức độ nào đó bắt đầu thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi.Trong trò chơi trẻ luôn gặp những sự vật, hành động mới, trẻ bắt đầu làm quen với các hiện tượng, sự kiện mới, tất cả những gì có liên quan đến trẻ tôi đều gọi ra bằng lời ( các từ), nhưng để hiểu đúng một tên gọi đơn giản thì chưa đủ, vì thế cần phải đưa ra sự giải thích tỉ mỉ để chỉ ra ý nghĩa sự vật, hành động đó ( để làm gì?), so sánh cái trẻ đang nhìn thấy với cái trẻ đã nhìn thấy từ trước.

Ví dụ: Khi trẻ chơi lắp ráp, trẻ dùng các khối vuông, chữ nhật, tròn để ghép thành chiếc ô tô, tôi cho trẻ gọi tên “ô tô”, vô tình trẻ đụng tay vào chiếc ô tô làm cho ô tô chạy thì tôi cho trẻ gọi ra bằng từ “ô tô chạy” và giải thích cho trẻ hiểu Trò chơi “Gặp gỡ bạn mới”: Trẻ đóng vai chủ và khách, khách đến nhà, chủ mời khách vào nhà Trò chơi này củng cố thói quen giao tiếp ngôn ngữ, sử dụng các từ chào hỏi, mời mọc Bên cạnh đó những trò chơi học tập cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển vốn từ cho trẻ Ví dụ: Trò chơibắt chước tiêng kêu của các con vật.

Cô nói Trẻ kêu

Con chó gâu gâu

Ngày đăng: 22/06/2020, 19:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w