1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu độ bám dính giữa vữa và gạch không nung xi măng cốt liệu

83 130 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 12,61 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN VĂN SUỐT NGHIÊN CỨU ĐỘ BÁM DÍNH GIỮA VỮA VÀ GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP Đà Nẵ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VĂN SUỐT

NGHIÊN CỨU ĐỘ BÁM DÍNH GIỮA VỮA VÀ GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Đà Nẵng - Năm 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VĂN SUỐT

NGHIÊN CỨU ĐỘ BÁM DÍNH GIỮA VỮA VÀ GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình DD&CN

Trang 3

Đề tài “Nghiên cứu độ bám dính của vữa và gạch không nung xi

măng cốt liệu” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Quang Hưng được

Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng Quyết định giao nhiệm vụ

tại Quyết định số 1538/QĐ-ĐHBK, ngày 14 tháng 9 năm 2018

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác /

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Suốt

Trang 4

NGHIÊN CỨU ĐỘ BÁM DÍNH GIỮA VỮA VÀ GẠCH

KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU

Học viên: Nguyễn Văn Suốt Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình DD và CN

Mã số: 60.58.02.08 Khóa: K34, Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN

Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu Nghiên cứu độ bám dính của vữa và gạch không nung xi măng

cốt liệu được sử dụng trên địa tỉnh Quảng Ngãi Tiến hành làm thí nghiệm với 04 thành phần cấp phối vữa, mỗi thành phần cấp phối là 06 mẫu (4x4x16)cm; sẽ thiết kế vữa M50

và M75 không có trộn vôi và vữa M50 và M75 có trộn vôi Các loại vữa này đều được trát lên gạch xi măng cốt liệu và gạch đất sét nung, mẫu được bảo dưỡng trong 28 ngày để thí nghiệm

Kết quả thực nghiệm cho ra lực bám dính giữa vữa và gạch là rất nhỏ so với cường

độ chịu uốn của vữa Đối với vữa M75 thì độ bám dính của gạch không nung xi măng cốt liệu thấp hơn độ bám dính của gạch đất sét nung; đối với vữa M50 xi măng – cát cho ra kết quả độ bám dính lớn hơn vữa M50 tam hợp có vôi; vữa M75 luôn có độ bám dính lớn hơn vữa M50; cường độ bám dính của vữa tỷ lệ thuận với mác vữa, vữa mác càng cao thì độ bám dính càng tốt

Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn có thể kết luận rằng vữa dùng cho gạch ximăng cốt liệu là loại vữa có M75 trở lên là phù hợp nhất cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay

Từ khóa: Vữa, gạch xi măng cốt liệu, cường độ uốn, nén và độ bám dính

STUDYING BETWEEN BETWEEN AND BRICKS

DO NOT SUPPLY THE MATERIAL CEMENT Abstract: The project studied the adhesion of unburnt mortar and unburnt cement

aggregate used in Quang Ngai province Experiment with 04 components of mortar, each

of 6 components (4x4x16) cm; M50 and M75 mortar will be designed without mixing lime and mortar M50 and M75 with lime These mortar are plastered on aggregate cement

bricks and baked clay bricks, the samples are maintained for 28 days for testing

Experimental results show that the adhesion force between mortar and brick is very small compared to the bending strength of mortar For M75 mortar, the adhesion of unburnt bricks of aggregate cement is lower than that of baked clay bricks; for M50 cement mortar - sand gives greater adhesion result than lime M50 mortar with lime; M75 mortar always has greater adhesion than M50 mortar; The adhesion strength of the mortar

is directly proportional to the mortar grade, the higher the adhesive, the better the adhesion

In the research limit of the thesis, it can be concluded that mortar for aggregate cement brick is a mortar with M75 or more which is most suitable for construction works

in Quang Ngai province today

Key words: Mortar, cement aggregate brick, flexural strength, compression and adhesion

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU VÀ VỮA XÂY DỰNG 5

1.1 TỔNG QUAN VỀ GẠCH KHÔNG NUNG 5

1.2 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ LÍ CỦA GẠCH KHÔNG NUNG 8

1.3 GIỚI THIỆU CÁC LOẠI VỮA XÂY 9

1.3.1 Theo cách đông cứng có 9

1.3.2.Theo loại chất dính kết 9

1.3.3 Từng loại vữa cụ thể 9

1.3.4 Vật liệu chế tạo vữa xi măng – cát và vữa tam hợp cát – xi măng – vôi 11

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM LỰC BÁM DÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH THÍ NGHIỆM 17

2.1 GIỚI THIỆU VỀ LỰC BÁM DÍNH VÀ THIẾT BỊ XÁC ĐỊNH ĐỘ BÁM DÍNH CỦA VỮA THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 17

2.1.1 Xác định độ bám dính của vữa với nền trát là gạch không nung 17 2.1.2 Xác định các chỉ tiêu cơ lý của vữa 17

2.1.3 Thiết bị và dụng cụ thử 17

2.2 LẬP CHƯƠNG TRÌNH THÍ NGHIỆM GỒM NHIỀU TỔ MẪU ỨNG VỚI NHIỀU LOẠI VỮA VÀ GẠCH KHÁC NHAU 19

2.2.1 Thí nghiệm vật liệu đầu vào cát, xi măng, vôi 19

2.2.2 Thiết kế thành phần cấp phối vữa: 23

Trang 6

CỦA VỮA VÀ GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU 26

3.1 CHẾ TẠO MẪU THÍ NGHIỆM 26

3.1.1 Xác định độ lưu động của vữa bằng phương pháp bàn dằn 27

3.1.2 Xác định thời gian đông kết của vữa theo TCVN 8875:2012 bằng kim Vicat 30

3.1.3 Xác định cường độ chịu uốn và nén của mẫu vữa theo TCVN 3121-11:2003 32

3.1.4 Xác định độ hút nước của viên gạch theo TCVN 6355-4:2009 37

3.1.5 Chuẩn bị vật liệu làm nền trát vữa 38

3.2 THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH LỰC DÍNH CỦA VỮA VỚI GẠCH 41

3.2.1.Tiến hành thử 41

3.2.2.Tính kết quả 42

3.2.3 Tổng hợp kết quả thí nghiệm: 43

3.3 BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 7

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

13

1.4 Thành phần hạt cát (TCVN

2.1 Kết quả thí nghiệm nén mẫu xi măng 19

2.2 Kết quả thí nghiệm thời gian đông kết

2.3 Kết quả thí nghiệm độ mịn của xi

2.4 Kết quả thí nghiệm khối lượng riêng

2.5 Kết quả thí nghiệm khối lượng riêng,

Trang 8

Số hiệu hình Tên hình Trang

1.2 Các nhà khoa học và doanh nghiệp chia sẻ

kiến thức trong việc phát triển VLXKN 8

3.2 Đong nước vào khay trộn bằng ống thủy tinh

3.6 Thiết bị xác định thời đông kết của vữa 30

3.10 Trát vữa lên gạch xi măng cốt liệu 40

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay việc hạn chế sản xuất gạch nung và thay thế bằng gạch không nung cũng đang là chủ trương lớn của Nhà nước và các bộ, ngành địa phương Điển hình nhất là Quyết định số 567/QĐ-TTG ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung với các mục tiêu cơ bản:

+ Gạch không nung thay thế gạch nung 20 - 25% vào năm 2015, 30 - 40% vào năm 2020

+ Hàng năm sử dụng khoảng 15 - 20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro

xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất vật liệu xây dựng không nung, tiết kiệm đất nông nghiệp và hàng trăm ha đất chứa phế thải

+ Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công

Tiếp theo, ngày 16/4/2012 Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất,

10/CT-sử dụng gạch đất sét nung đã nêu rõ một số nội dung yêu cầu các bộ, ngành địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm

Thông tư số 13/2017/TT- BXD ngày 08/12/2017 của Bộ Xây dựng về quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng yêu cầu:

- Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây với tỷ lệ như sau:

+ Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: sử dụng 100%;

+ Các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc bộ; các tỉnh vùng Đông Nam bộ: Tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%;

+ Các tỉnh còn lại: Tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu

Trang 10

70%, tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%

- Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây

- Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận

Xuất phát từ những nguyên do trên, nhiều sản phẩm về gạch không nung

đã được ra đời như: gạch xi măng – cốt liệu, gạch bê tông khí chưng áp AAC, gạch bê tông bọt Sản phẩm gạch không nung được sản xuất với nhiều chủng loại khác nhau để có thể sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng, giá thành phù hợp với từng công trình Trong các loại gạch không nung hiện nay, đang sử dụng nhiều nhất là gạch không nung xi măng - cốt liệu Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường, phương pháp thi công, Nguyên liệu chủ yếu của gạch không nung xi măng - cốt liệu là cát và xi măng kèm thêm một số phụ gia như

xỉ than nhiệt điện, phế thải công nghiệp, nông nghiệp, mạt đá, cát đen, phụ gia kết dính Do đó chúng rất thân thiện với môi trường, việc sản xuất không gây ra hiện tượng khai thác đất sét tràn lan như là gạch đất nung truyền thống Trong quá trình tạo hình, gạch cũng không thông qua quá trình nung trong lò gây khói thải nên không gây ảnh hưởng cho môi trường sống Bên cạnh đó cùng với những ưu điểm nổi trội như độ bền cao, cách âm tốt, có khả năng chống cháy, tiết kiệm chi phí, do vậy gạch không nung được coi là giải pháp mới, là vật liệu thay thế các loại gạch xây dựng truyền thống

Trong khi đó công tác trát khi sử dụng gạch không nung có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các công trình xây dựng dân dụng, bề mặt trát không những cần đảm bảo các tính năng sử dụng, thẩm mỹ mà còn phải bền vững lâu dài Trong những năm gần đây, công tác trát tường xây đối với gạch

xi măng cốt liệu thường có tuổi thọ không cao, có hiện tượng bị bong bộp, nứt chân chim, tiết vôi là một số biểu hiện suy giảm chất lượng thường thấy Một chi tiêu kỹ thuật quang trọng nhất là độ dính kết giữa vữa và nền trát. Theo tiêu chuẩn TCVN 3121-12:2003 độ dính kết giữa vữa và nền trát được đánh giá thông qua thí nghiệm kéo tách vữa và mẫu trát được bảo dưỡng

Trang 11

trong các điều kiện như: Môi trường ẩm có độ ẩm trên mặt mẫu lớn hơn 90%

và nhiệt độ 27 ± 2% (thời gian từ 24 giờ đến 48 giờ ).

Các nghiên cứu về bê tông trong điều kiện Việt Nam đã cho thấy khí hậu nước ta với sự biến thiên về nhiệt độ, độ ẩm và tác động của bức xạ mặt trời

có ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành và phát triển các tính chất của bê tông

và vữa Không tính đến các ảnh hưởng này có thể dẫn đến suy giảm chất lượng, giảm độ bền của vật liệu và kết cấu công trình Về cơ bản, các nghiên cứu cũng cho thấy vữa trát sử dụng chất kết dính xi măng tuân theo các quy luật của hệ xi măng Điều đó có nghĩa là chúng cũng chịu ảnh hưởng nhất định của các yếu tố khí hậu Mặt khác, khi sử dụng gạch xi măng cốt liệu thì

độ hút nước của gạch này rất mạnh nên lớp vữa trát hay lớp vữa xây có thể bị khô cưỡng bức nhất là khi thời tiết nắng nóng (nếu không được dưỡng hộ kịp thời) Khi vữa bị khô cưỡng bức, xi măng không được hoạt hóa tối ưu dẫn đến

tiêu chuẩn về loại vật liệu này lại không yêu cầu công bố độ bám dính khiến người sử dụng không hiểu được tính năng của sản phẩm

Do đó, việc nghiên cứu đề xuất và áp dụng chỉ tiêu đánh giá độ kết dính giữa vữa và gạch không nung xi măng cốt liệu trong điều kiện khí hậu Việt Nam là vấn đề có tính thực tiễn cao

Một trong những vấn đề cần nghiên cứu, đánh giá phân tích ở đây là khi

sử dụng gạch không nung xi măng cốt liệu thì việc trát vữa xi măng lên gạch

có đảm bảo thẩm mỹ, chất lượng lâu dài hay không Do đó, thực hiện đề tài

“Nghiên cứu độ bám dính của vữa và gạch không nung xi măng cốt liệu”

có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mang tính thời sự

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá độ bám dính của vữa và gạch không nung xi măng cốt liệu thông qua các thí nghiệm thực tế, áp dụng cho các sản phẩm vật liệu xây dựng chế tạo tại tỉnh Quảng Ngãi nhằm khắc phục một số vấn đề gặp phải hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Vữa và gạch không nung xi măng cốt liệu

- Phạm vi nghiên cứu: Độ bám dính của vữa và gạch không nung xi măng cốt liệu

Trang 12

4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lí thuyết: Thông qua các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu

- Khảo sát thực nghiệm: Tiến hành chế tạo nhiều loại vữa với cấp phối khác nhau, trát vữa lên gạch và thí nghiệm kéo tách rời để xác định lực dính

- Tổng hợp, phân tích rút ra kết luận

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU

VÀ VỮA XÂY DỰNG

1.1 TỔNG QUAN VỀ GẠCH KHÔNG NUNG

Gạch không nung xi măng cốt liệu còn được gọi là gạch blốc (block) được tạo thành từ xi măng và một trong các hoặc nhiều trong các cốt liệu sau đây: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất, … Loại gạch này thường có cường độ chịu lực tốt (trên 80 kg/cm²), tỉ trọng lớn (thường trên 1.900 kg/m³) nhưng những loại kết cấu lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn (dưới 1.800 kg/m³)

Gạch không nung là loại gạch xây, sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút nước… mà không cần qua nhiệt độ Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng

Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất nung Quá trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian Tất cả các tổng kết

và thử nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản,…

Gạch không nung ở Việt Nam đôi khi còn được gọi là gạch block, gạch blốc, gạch bê tông, gạch block bê tông, gạch xi măng,… Tuy nhiên với cách gọi này thì không phản ánh đầy đủ khái niệm về gạch không nung Mặc dù gạch không nung được dùng phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam gạch không nung vẫn chiếm tỉ lệ thấp

Sản phẩm gạch không nung có nhiều chủng loại trên một loại gạch để có thể sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng, giá thành phù hợp với từng công trình Có nhiều loại dùng để xây tường, lát nền, kề đê và trang trí

Hiện nay, gạch không nung đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong các công trình, nó đang dần trở nên phổ biến hơn và được ưu tiên phát triển Có

Trang 14

rất nhiều công trình sử dụng gạch không nung, từ công trình nhỏ lẻ, phụ trợ cho đến các công trình dân dụng, đình chùa, nhà hàng, sân golf, khu nghỉ dưỡng, cao ốc,…

Bởi vì gạch không nung có các ưu điểm:

- Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất Đất sét chủ yếu khai thác

từ đất nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối

đe dọa mang tính toàn cầu hiện nay

– Không dùng nhiên liệu như than, củi để đốt tiết kiệm nhiên liệu năng lượng, và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường

– Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hoả, chống thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung

– Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc

– Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giả pháp khống chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác Có hiệu quả trong xây dựng rõ ràng, phù hợp với các TCVN do bộ xây dựng công bố

* Một số loại gạch không nung hiện nay đang sử dụng:

- Gạch papanh: Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công

nghiệp: Xỉ than, vôi bột được sử dụng lâu đời ở nước ta Gạch có cường độ thấp từ 30–50 kg/cm2 chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực

- Gạch Block hay gạch xi măng cốt liệu: Gạch không nung XMCL

được tạo thành từ xi măng, mạt đá và các phụ gia khác Loại gạch này được sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung Trong các công trình thì loại gạch không nung này chiếm tỷ trọng lớn nhất Loại gạch này thường có cường độ chịu lực tốt ( trên 80kg/m3 ), tỉ trọng lớn ( 1900kg/m3 ) nhưng những loại kết cấu lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn ( 1800kg/m3 ) Đây là loại gạch được khuyến khích sử dụng nhiều nhất và được ưu tiên phát triển mạnh nhất Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường, thi công … ngoài ra nó có thể dùng vữa xây thông thường

Trang 15

Hình.1.1 Gạch xi măng cốt liệu

- Gạch xi măng – cát: Gạch được tạo thành từ cát và xi măng Gạch

không nung tự nhiêntừ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ …

- Gạch bê tông bọt siêu nhẹ: Sản suất bằng công nghệ bọt khí Thành

phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt Sản phẩm

đã được kiểm định chất lượng vượt TCXDVN: 2004 về cường độ chịu nén

đối với tỷ trọng D800

- Gạch bê-tông khí chưng áp: Tên tiếng Anh là Autoclaved Aerated

Concrete – gọi tắt là AAC Bê tông khí là hỗn hợp của cát hay tro bay với xi măng và vôi Quá trình dưỡng bằng hơi nước ở áp suất cao trong nồi hấp làm cho sản phẩm ổn định cả về tính chất vật lý và hóa học Bê tông khí chứa bong bóng khí rất nhỏ nằm tách biệt, chúng tạo cho bê tông khả năng cách âm cách nhiệt tốt

Trang 16

Hình 1.2 Các nhà khoa học và doanh nghiệp chia sẻ kiến thức trong việc

phát triển VLXKN

Trong phạm vi Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu gạch bê tông xi măng cốt liệu, loại gạch không nung được sử dụng rộng rãi và chủ yếu ở Quảng Ngãi

1.2 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ LÍ CỦA GẠCH KHÔNG NUNG

Độ cứng cao, bảo ôn, cách nhiệt tốt có thể thay thế hoàn toàn các loại vật liệu cách nhiệt hiện có trên thị trường, phòng hoả, chống thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hoản… nâng cao hiệu quả kiến trúc, giảm thiểu được kết cấu cốt thép, rút ngắn thời gian thi công, tíết kiệm vữa xây, giá thành hạ

Sản phẩm gạch không nung có nhiều chủng loại trên một loại gạch để

có thể sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng, giá thành phù hợp với từng công trình Có nhiều loại dùng để xây tường, lát nền, kề đê và trang trí Kích thước viên gạch có thể sản xuất lớn hơn nhiều so với gạch nung (gấp từ 2 đến 11 lần thể tích viên gạch nung) mà vẫn đảm bảo khả năng chịu lực của cấu kiện, cho phép giảm được chi phí nhân công, đạt được tiến độ nhanh hơn cho các công trình xây

Trang 17

dựng Ngoài ra lượng vữa dùng để xây tường bằng gạch không nung và trát giảm tới 2,5 lần so với gạch đất sét nung

Gạch không nung được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giải pháp khống chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác Có hiệu quả trong xây dựng rõ ràng, phù hợp với các TCVN do bộ xây dựng công bố Nó đã tổng hợp được các tính năng

ưu việt, là loại vật liệu xây dựng mới tiết kiệm năng lượng, hiện nay nước ta đang đẩy mạnh mở rộng sử dụng loại vật liệu này

Gạch không nung có thể tiết kiểm được thời gian và tài chính, đơn giản hoá được một số khâu trong quá trình xây dựng Nếu có chất độn nhẹ (ví dụ sỏi keramzit, đá basalt nhẹ, than xỉ…) thì trọng lượng viên gạch giảm đáng

kể Đa dạng chủng loại, màu sắc, kích thước đồng đều và tính thẩm mỹ cao

1.3 GIỚI THIỆU CÁC LOẠI VỮA XÂY

1.3.1 Theo cách đông cứng có

a) Vữa đông cứng trong không khí (còn gọi là vữa khô), chỉ đông cứng trong không khí, không đông cứng được trong nước, do vậy không dùng được ở những nơi thiếu không khí (ngầm trong đất, khối xây dày quá, …) hoặc bị ẩm ướt (tầng hầm, móng,…) Chất dính kết để chế tạo loại vữa này

là vôi, thạch cao, đất sét

b) Vữa đông cứng trong nước (còn gọi là vữa nước hoặc vữa thủy lực),

có thể đông cứng được trong không khí, nơi ẩm ướt, nơi ngập nước Chất dính kết để chế tạo loại vữa này là các loại ximăng, vôi thủy, vôi puzolan, vôi cacbonat, thủy tinh lỏng

Trang 18

2-8, độ giữ nước T > 75%, ninh kết chậm (chậm nhất trong các loại vữa) Vữa vôi – cát chỉ đông cứng trong không khí Dùng vữa vôi – cát để xây dựng và trát nhà tạm, nhà cấp IV,… ờ những nơi khô ráo Muốn tăng cường

độ (Mac) của vữa vôi – cát thì thêm ximăng vào Vữa này có thể dùng dược

ở nơi ẩm ướt Nếu lượng ximăng thêm vào dáng kể thì được vữa tam hợp + Vữa ximăng: Là vữa chỉ dùng ximăng trộn với nước, được gọi là vữa ximăng nguyên chất Vữa này dùng để đánh màu, chống thấm cho bể chứa nước, bể xí, mái bằng,… Thông thường vữa ximăng được dùng để gọi vữa ximăng – cát (cũng như vữa vôi, thực tế là vữa vôi – cát) Vữa ximăng – cát

có khối lượng thể tích lớn hơn 2000 kg/m3, Mac 25 – 200, độ giữ nước T > 63%, ninh kết nhanh (chỉ sau vữa thạch cao) Vữa ximăng – cát phải dùng hết trong 1 giờ kể từ khi trộn xong

Vữa ximăng – cát dùng để xây, trát, ốp, lát, láng ở mọi nơi, kể cả nơi

ẩm ướt, chịu nước, dưới mực nước ngầm, chịu lực lớn,… khi xây người ta thường dùng vữa ximăng – cát vàng Mac 50 hoặc 25, khi trát thường dùng vữa ximăng – cát đen trộn với vôi cho dễ trát Khi trát nơi quan trọng phải 7-STNLN

dùng đến vữa Mac 80 hoặc 50 Ngày nay do ximăng nhiều và cũng không đắt lắm nên khi xây nhà ờ gia đình từ hai tầng trở lên người ta có xu hướng dùng vữa ximăng cát cho cả xây và trát, lát, ốp, láng

+ Vữa tam hợp: Còn gọi là vữa bata, vữa hỗn hợp Thực chất là vữa vôi (hoặc vữa đất sét) có thêm ximăng đáng kể để tăng cường độ (Mac) và dùng được ở nơi ẩm thấp, hoặc vữa ximăng có thêm vôi (hoặc đất sét) để tăng dẻo Vữa tam hợp có khối lượng thể tích 1800 – 2000 kg/m3, có Mac 8 –

100, độ giữ nước T > 75% Vữa tam hợp dùng để xây, trát, lát, ốp, láng hầu như ờ mọi nơi Vữa tam họp được ưa chuông nhờ có tính dẻo cần thiết (nên

dễ thi công) và thời gian đông cứng vừa phải

+ Vữa thạch cao: Gồm bột thạch cao trộn với nước Lượng nước chiếm

65 – 90% lượng thạch cao Vữa thạch caọ dùng để xây, trát, làm gờ chỉ,… ở những nơi khô ráo

Mác của vữa được qui định theo cường độ nén của mẫu vữa ở tuổi 28 ngày được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 27 ± 2 0C , độ ẩm của môi trường 100%) Vữa được phân mác như sau : 5 ; 7,5 ; 10 ; 15 ; 20 ;

Trang 19

30 ; 40 và 50 theo đơn vị MPa (1MPa = 10 daN/cm2)

Trong giới hạn đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu Vữa ximăng – cát và vữa tam hợp xi măng – vôi - cát cụ thể là vữa Mac 75 và Mac 50

1.3.4 Vật liệu chế tạo vữa xi măng – cát và vữa tam hợp cát – xi măng –vôi

a) Xi măng

Xi măng là chất kết dính thủy dạng bột mịn, thành phần gồm clanhke xi măng poóc lăng và phụ gia khoáng, có thể có phụ gia hữu cơ Khi nhào trộn với cát và nước, không cần cho thêm các vật liệu khác, thu được vữa tươi

có tính công tác phù hợp để xây và hoàn thiện

Theo cường độ nén, xi măng xây trát được phân loại theo các mác MC5, MC15 và MC25, trong đó:

- MC là ký hiệu quy ước cho xi măng xây trát

- Các trị số 5, 15, 25 là trị số cường độ nén của mẫu vữa chuẩn sau 28 ngày đóng rắn tính bằng MPa (N/mm2), được xác đinh theo TCVN 6016:2011 (ISO 679:2009)

Để chế tạo vữa ta có thể dùng xi măng pooclăng, xi măng pooclăng bền sunfat, xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao, xi măng pooclăng puzolan, xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng ít tỏa nhiệt và các loại xi măng khác thỏa mãn các yêu cầu quy phạm

Thành phần xi măng xây trát gồm có clanhke xi măng poóc lăng, phụ gia khoáng, phụ gia hữu cơ (nếu cần), được quy định trong bảng sau

Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng xây trát được quy định trong bảng sau

Trang 20

Bảng 1.2 Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng xây trát

3 Độ mịn, phần còn lại trên sàng kích thước lỗ 0,09

4 Độ ổn định thể tích, xác định theo phương pháp

5 Hàm lượng anhydric sunphuric (SO3), %, không

6 Hàm lượng clorua (Cl-), %, không lớn hơn 0,1

b) Nước:

Nước là thành phần giúp cho xi măng phản ứng tạo ra các sản phẩm thủy hóa làm cho cường độ của vữa bê tông tăng lên Nước còn tạo ra độ lưu động

của vữa cần thiết để quá trình thi công được dễ dàng

Nước để chế tạo vữa phải đảm bảo chất lượng tốt, không gây ảnh hưởng xấu đến thời gian đông kết và rắn chắc của xi măng

Nước dùng được là loại nước dùng cho sinh hoạt như nước máy, nước

giếng

Các loại nước không được dùng là nước đầm, ao, hồ, nước cống rãnh,

nước chứa dầu mỡ, đường, nước có độ pH < 4, nước có chứa sunfat lớn hơn 0,27% nhỏ hơn 4 và lớn hơn 12,5

Tuỳ theo mục đích sử dụng, lượng muối hoà tan lượng ion sunfat, lượng ion Clo và lượng cặn không tan trong nước không vượt quá các giá trị quy định trong bảng dưới đây:

Trang 21

Bảng 1.3 Lượng muối hoà tan lượng ion sunfat, lượng ion Clo và

lượng cặn không tan trong nước

Đơn vị: mg/l

hoà tan

Ion sunfat

Ion Clo

Cặn không tan

1 Nước trộn bê tông và nước trộn vữa

bảo vệ cốt thép cho các kết cấu bê tông

cốt thép ứng suất trước

2 Nước trộn bê tông và nước trộn vữa

chèn mối nối cho các kết cấu bê tông

cốt thép thông thường, cho các công

trình xả nước và các thành phần của

kết cấu khối lớn có tiếp xúc với mức

nước thay đổi

3 Nước trộn bê tông cho các công

trình dưới nước và các phần bên trong

của kết cấu khối lớn Nước trộn bê

tông không cốt thép Nước trộn vữa

xây trát các kết cấu không có yêu cầu

trang trí bề mặt

4 Nước trộn vữa và bảo dưỡng bê tông

các kết cấu có yêu cầu trang trí bề mặt

Nước rửa, tưới ướt và sàng ướt cốt liệu

5 Nước bảo dưỡng bê tông các kết cấu

không có yêu cầu trang trí bề mặt (trừ

công trình xả nước)

6 Nước tưới ướt các mạch ngừng trước

khi đổ tiếp bê tông tưới ướt các bề mặt

bê tông trước khi chèn khe nối Nước

bảo dưỡng bê tông các công trình xả

nước và làm nguội bê tông trong các

ống xả nhiệt của khối lớn

2000

5000 10.000

5000 30.000

1000

600

2700

2700

2700

2700

500

350

1200

3500

1200 20.000

350

200

200

300

500

500

500

Trang 22

Chất lượng của nước được đánh giá bằng phân tích hóa học, ngoài ra về mặt định tính cũng có thể đánh giá sơ bộ bằng cách so sánh cường độ của vữa

bê tông chế tạo bằng nước sạch và nước cần kiểm tra

c) Vật liệu cát:

Cát cho vữa xây trát: Có mô đun độ lớn không được nhỏ hơn 0,7 Hàm lượng muối gốc sunphát , sun phít không quá 1% khối lượng Hàm lượng bùn sét, hữu cơ chứa trong cát không quá 5% khối lượng Cát không chứa sét hay

á sét và các tạp chất khác ở dạng cục Hàm lượng sỏi có đường kính từ 10mm

5-Cát theo giá trị môđun độ lớn, cát dùng cho bê tông và vữa được phân ra hai nhóm chính:

- Cát thô khi môđun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2,0 đến 3,3;

- Cát mịn khi môđun độ lớn trong khoảng từ 0,7 đến 2,0 Thành phần hạt của cát, biểu thị qua lượng sót tích luỹ trên sàng, nằm trong phạm vi quy định trong bảng sau

* Cát mịn được sử dụng chế tạo bê tông và vữa như sau:

+ Đối với bê tông:

– Cát có môđun độ lớn từ 0,7 đến 1 (thành phần hạt như Bảng 1) có thể được sử dụng chế tạo bê tông cấp thấp hơn B15;

– Cát có môđun độ lớn từ 1 đến 2 (thành phần hạt như Bảng 1) có thể được sử dụng chế tạo bê tông cấp từ B15 đến B25

Trang 23

* Đối với vữa:

-– Cát có môđun độ lớn từ 0,7 đến 1,5 có thể được sử dụng chế tạo vữa mác nhỏ hơn và bằng M50;

- Cát có môđun độ lớn từ 1,5 đến 2 được sử dụng chế tạo vữa mác M7,5

d) Vật liệu vôi

Vôi là chất kết dính vô cơ trong không khí, dễ sử dụng, giá thành hạ, quá trình sản xuất đơn giản Nguyên liệu để sản xuất vôi là các loại đá giàu khoáng canxit cacbonat CaCO3 như đá san hô, đá vôi, đá đôlômit với hàm lượng sét không lớn hơn 6% Trong đó hay dùng nhất là đá vôi đặc Để nung vôi trước hết phải đập đá thành cục 10-20 cm, sau đó nung ở nhiệt độ 900 - 11000C, thực chất của quá trình nung vôi là thực hiện phản ứng:

CaCO3 CaO + CO2 ↑ - Q Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch vì vậy khi nung vôi phải thông thoáng lò để khí cacbonic bay ra, phản ứng theo chiều thuận sẽ mạnh hơn và chất lượng vôi sẽ tốt hơn

Vôi sử dụng trong vữa ximăng phải đạt các chỉ tiêu theo TCVN 2231 -

1989 bảng như sau:

Bảng 1.5 Các chỉ tiêu của vôi

Tên chỉ tiêu

Vôi cục và vôi bột nghiền Vôi hydrat Loại

b Tôi trung bình, không lớn hơn 20 20 20 - -

Trang 24

Tên chỉ tiêu

Vôi cục và vôi bột nghiền Vôi hydrat Loại

7 Hàm lượng hạt không tôi được

của vôi cục, tính bằng %, không

Trang 25

Chương 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM LỰC BÁM DÍNH VÀ

Độ dính kết của vữa với nền trát được tính theo công thức :

F : Diện tích mặt vữa bị kéo là 1963 mm2 (đường kính của mẫu là

50mm) Kết quả của phép thử là trung bình cộng giá trị của 3 hoặc 5 viên mẫu thử

2.1.2 Xác định các chỉ tiêu cơ lý của vữa

Xác định độ lưu động của vữa thông thường theo TCVN 3121-3: 2003 Xác định độ lưu động của vữa tam hợp theo TCVN 3121: 1979

Xác định cường độ chịu nén, chịu uốn của vữa đóng rắn theo TCVN 3121-11: 2003

Xác định thời gian đông kết của vữa theo TCVN 3121-9: 2003

2.1.3 Thiết bị và dụng cụ thử

Máy: PosiTest AT-A automatic (điều khiển bơm thủy lực tự động)

- Máy kiểm tra độ bám dính với màn hình hiển thị LCD

- Nơi sản xuất: Nước Mỹ

- Đây là thiết bị được dùng để đo độ bám dính của lớp sơn, phủ trên bề mặt bằng cách dùng lực ép thủy lực

Trang 26

- Phù hợp cho phòng thí nghiệm hoặc ra công trường

- Cho phép người sử dụng theo dõi và điều chỉnh lực kéo, phù hợp với

các phương pháp thử nghiệm của quốc tế

Độ phân giải: 1 psi (0.01 MPa)

Cấp chính xác: ± 1% toàn giải

Độ bám dính Kích cỡ Dolly Áp lực kéo tối đa

10 mm (option) 10000 psi 70 MPa

14 mm (option) 6000 psi 40 MPa

20 mm*(include) 3000 psi 20 MPa

50 mm** (option) 500 psi 3.5 MPa

Hình 2.1 Thiết bị đo độ bám dính

Trang 27

2.2 LẬP CHƯƠNG TRÌNH THÍ NGHIỆM GỒM NHIỀU TỔ MẪU ỨNG VỚI NHIỀU LOẠI VỮA VÀ GẠCH KHÁC NHAU

2.2.1 Thí nghiệm vật liệu đầu vào cát, xi măng, vôi

a) Thí nghiệm Xi măng Sông Gianh PCB40

- Xác định độ bền nén của xi măng theo TCVN 6016:2011

(mm2)

Lực phá hoại

(KN)

Tuổi mẫu

(ngày)

Cường

độ từng viên

(MPa)

Cường

độ trung bình

(MPa)

Yêu cầu kỹ thuật

(MPa)

Kết luận

Bảng 2.2 Kết quả thí nghiệm thời gian đông kết của xi măng

Chỉ tiêu thí nghiệm Kết quả

(phút)

Yêu cầu kỹ thuật

(phút) Kết luận Thời gian bắt đầu đông kết 142 ≥45 Đạt

Thời gian kết thúc đông

-

Trang 28

- Xác định độ mịn của xi măng theo TCVN 4030:2003

(g)

Khối lượng trên sàng

(g)

Độ mịn

(%)

Trung bình

- Xác định khối lượng riêng của xi măng theo TCVN 4030:2003

(cm3)

Khối lượng riêng

b) Thí nghiệm Cát Sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi

- Xác định khối lượng riêng, độ hút nước theo TCVN 7572-4:2006

m 2

(g)

Khối lượng

m 3

(g)

Khối lượng

m 4

(g)

Khối lượng riêng

(g/cm 3 )

Khối lượng riêng trung bình

(g/cm 3)

Độ hút nước

(%)

Độ hút nước trung bình

(%)

Mẫu 1 505.82 7694.3 7381.5 501.54 2.657

2.653 0.85 0.96 Mẫu 2 506.34 7693.3 7381.5 500.96 2.648 1.07

Trang 29

- Xác định khối lượng thể tích xốp theo TCVN 7572-6:2006

(g)

Thể tích thùng đong

(lít)

Khối lượng thùng đong có chứa đầy cát

(g)

Khối lượng thể tích xốp

(kg/m3)

Khối lượng thể tích xốp trung bình

(g)

% Lượng sót tích lũy trên sàng

(%)

Yêu cầu kỹ thuật Kết luận

35

Đạt

Trang 30

(g)

Hàm lượng bụi, bùn, sét

(%)

Trung bình

(%)

Yêu cầu kỹ thuật

Kết luận

Mẫu 1 1000.0 978.2 2.18

2.16 ≤10 Đạt Mẫu 2 1002.4 980.9 2.14

Trang 31

c) Các chỉ tiêu cơ bản của vôi được thực hiện theo TCVN 2231 - 1989 bảng sau:

Bảng 2.8 Các chỉ tiêu của vôi

Tên chỉ tiêu Vôi cục và vôi bột nghiền

Loại II

1.Tốc độ tôi vôi, phút

5 Hàm lượng hạt không tôi được

của vôi cục, %, không lớn hơn

2.2.2 Thiết kế thành phần cấp phối vữa:

Tiến hành làm thí nghiệm với 04 thành phần cấp phối, mỗi thành phần cấp phối là

06 mẫu (4x4x16)cm; sẽ thiết kế vữa M50 và M75 không có trộn vôi và vữa M50 và M75

có trộn vôi

- Cấp phối vữa xi măng cát M50

THÀNH PHẦN VẬT LIỆU CHO 1M 3 VỮA

Trang 32

- Cấp phối vữa xi măng cát M75

THÀNH PHẦN VẬT LIỆU CHO 1M 3 VỮA

- Cấp phối vữa tam hợp M50

Vật liệu dùng cho 1m3 vữa

Xi măng (kg)

Vôi cục loại II (kg)

Cát (kg)

Nước (kg)

Vữa tam hợp cát mịn (Cát có

- Cấp phối vữa tam hợp M75

Vật liệu dùng cho 1m3 vữa

Xi măng (kg)

Vôi cục loại II (kg)

Cát (kg)

Nước (kg)

Vữa tam hợp cát mịn (Cát có

Quy trình lấy mẫu thí nghiệm theo TCVN 3121-11:2003 được tiến hành thủ công như sau: Đổ mẫu vữa vào khuôn đúc mẫu kích thước trong (4x4x16)cm làm 2 lớp, dùng chày đầm mỗi lớp 25 cái, dùng dao gạt vữa thừa

ngang miệng khuôn đúc mẫu xi măng, đặt 2 lớp vải cotton lên mặt khuôn đúc

mẫu vữa xi măng rồi đặt tiếp 6 lớp giấy lọc lên lớp vải cotton, đậy tấm kính

lên trên lớp giấy lọc, sau đó lật úp khuôn đúc mẫu vữa xuống, bỏ tấm kính ra,

đặt 6 miếng giấy lọc lên trên lớp vải cotton và lại đậy tấm kính lên trên, lật

Trang 33

lại khuôn đúc mẫu vữa xi măng về vị trí ban đầu và dùng vật nặng đè lên mặt mẫu với áp lực khoảng 26g/cm2 tương đương 5000g và được duy trì trong 3 giờ, sau đó tháo bỏ tải trọng, tấm kính, giấy lọc, miếng vải trên mặt khuôn đúc mẫu vữa và bảo dưỡng mẫu theo quy định cho đến khi đủ tiêu chuẩn thử nghiệm

Chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử vữa tô phù hợp với gạch xi măng cốt liệu 6x6 mẫu thử nén và 6x5 mẫu thử bám dính cho một thành phần cấp phối (để so sánh và đối chứng mẫu) Tức là với thành phần cấp phối như trên khi đúc mẫu ta vừa đúc mẫu nén kích thước (4x4x16)cm và vừa tô vữa lên gạch

xi măng cốt liệu để bảo dưỡng sau 28 ngày mang đi thí nghiệm để so sánh và đối chứng kết quả

Ngoài ra còn sử dụng 02 mẫu vữa ximăng - cát M50, M75 trát lên mẫu gạch nung (gạch nung đất sét thông thường) bảo đưỡng 28 ngày mang đi thí nghiệm độ bám dính, mục đích là để so sánh độ bám dính giữ vữa và gạch không nung; độ bám dính giữa vữa và gạch đất sét nung với cùng một thành phần cấp phối

Trang 34

Chương 3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH ĐỘ BÁM DÍNH CỦA VỮA VÀ GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU

3.1 CHẾ TẠO MẪU THÍ NGHIỆM

Chuẩn bị hỗn hợp vữa mẫu thử được làm như sau:

Tính khối lượng các vật liệu theo thành phần, hỗn hợp vữa đã xác định

để chế tạo một mẻ hỗn hợp vữa theo yêu cầu của các chỉ tiêu cần thử; Cân chất dính kết (xi măng) và cát chính xác tới 1g, cân hoặc đong nước bằng ống lường có khắc độ; Trộn các loại vật liệu khô trong máy trộn hoặc trộn tay trong khay trộn cho đến khi đồng màu Khi trộn tay, tạo một cái hốc miệng phễu ở giữa đống vật liệu khô, đổ nước vào và trộn thêm 5 phút nữa cho hỗn hợp thật đều Dụng cụ trộn vữa phải lau ẩm trước để không làm mất nước Sau khi trộn xong đem hỗn hợp vữa đi thử ngay

Hình.3.1 Cân xi măng bằng cân điện tử

Trang 35

Hình.3.2 Đong nước vào khay trộn bằng ống thủy tinh có khắc độ

3.1.1 Xác định độ lưu động của vữa bằng phương pháp bàn dằn

Thiết bị và dụng cụ thử độ lưu động của vữa:

- Cân kỹ thuật có độ chính xác tới 1 gam;

- Thước kẹp có độ chính xác tới 0,1mm;

- Bay, chảo trộn mẫu;

- Bàn dằn với các chi tiết được mô tả trên hình: Khối lượng phần động của bàn dằn là 3250g ± 100g

Phần động có cơ cấu điều chỉnh để có khả năng nâng lên, hạ xuống theo phương thẳng đứng là 10mm ±5mm;

- Khâu hình côn, đường kính trong của đáy lớn là 100mm ± 0,5mm, của đáy nhỏ là 70mm ± 0,5mm, chiều cao khâu là 60mm ± 0,5mm, chiều dày thành côn không nhỏ hơn 2mm

Trang 36

Hình 3.3 Thiết bị bàn dằn Cách tiến hành:

Trước khi thử, lau sạch mặt tấm kính, côn, chày bằng vải ẩm Đặt khâu hình côn vào giữa bàn dằn Lấy khoảng 1 lít mẫu vữa tươi cho vào khâu thành hai lớp, mỗi lớp đầm khoảng 10 cái sao cho vữa đầy kín và đồng nhất trong khâu Khi đầm, dùng tay giữ chặt khâu trên mặt bàn dằn

Dùng dao gạt phẳng vữa thừa trên mặt khâu, lau sạch nước và vữa trên mặt kính xung quanh khâu Từ từ nhấc lên theo phương thẳng đứng và cho máy dằn 15 cái trong vòng 15 giây Dùng thước kẹp đo đường kính đáy của khối vữa chảy theo 2 chiều vuông góc, chính xác tới 1mm

Trang 37

Hình3.4 Đổ vữa vào hình côn trên bàn dằn

Hình 3.5 Đo độ linh động của vữa

Trang 38

Hình 3.6 Thiết bị xác định thời đông kết của vữa

Kim Vicat là dụng cụ dùng để xác định thời gian cần thiết để kim vicat

Trang 39

cải biến đạt độ lún phù hợp xuống khối vữa xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn, hay xác định thời gian đông kết của vữa xi măng Vữa xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn là vữa được chế tạo từ lượng xi măng, nước cố định và lượng cát tiêu chuẩn thích hợp để kim vicat cải biến đạt độ lún phù hợp vào khối vữa xi măng

- Kim nhỏ dùng xác định thời gian đông kết của vữa có đường kính (2 ± 0,05) mm

- Khối lượng toàn phần của phần chuyển động, bao gồm cả kim nhỏ là (300 ± 0,5)g Khuôn thử độ dẻo tiêu chuẩn và thời gian đông kết có dạng hình trụ, đường kính trong (76 ± 0,5) mm và chiều cao là (40 ± 1) mm

- Chày đầm mẫu

Cách tiến hành:

Trộn lại vữa có độ dẻo tiêu chuẩn với tốc độ (285 ± 10) r/min trong 30 min Điền đầy vữa vào khuôn

Sau khi tạo mẫu xong, ngay lập tức đặt khuôn mẫu vào phòng dưỡng ẩm

và giữ nguyên ở vị trí đó trong thời gian 30 min Sau đó sử dụng dụng cụ Vicat cải biến để xác định thời gian đông kết

Hạ kim nhỏ chạm bề mặt vữa, vặn chặt đinh vít giữ thanh chuyển động Điều chỉnh bộ phận chỉ thị trên thang chia tại vị trí “0” hoặc ghi lại giá trị ban đầu Thả nhanh thanh chuyển động bằng cách nới lỏng đinh vít, cho kim lún vào khối vữa trong thời gian 30 phút Dự đoán độ lún của kim vào khối vữa

cứ 30phút thử lún một lần, khi kim chưa chạm đáy khuôn thì cứ sau 10 phút thả kim một lần cho đến khi kim lún vào mẫu được 10 mm hoặc nhỏ hơn Các

vị trí thả kim cách thành khuôn và vị trí thả trước lớn hơn 10 mm

Tính kết quả:

Thời gian đông kết được tính như sau:

E C

D C

E H

Trang 40

C là độ lún của kim ở thời điểm E, tính bằng mm;

D là độ lún của kim ở thời điểm H, tính bằng mm

Kết quả đo:

TT Loại vữa

Thời gian kim đạt

độ lún sâu hơn 10mm,

E (phút)

Thời gian kim đạt

độ lún đầu tiên nhỏ hơn 10mm,

H (phút)

Độ lún của kim

ở thời điểm E

C (mm)

Độ lún của kim

ở thời điểm H

D (mm)

Thời gian đông kết, (phút) T=E+((H- E)/(C- D))*(C- 10)

* Nhận xét: Thời gian đông kết của vữa tam hợp là nhanh hơn vữa xi

măng cát, vữa xi măng- cát M75 là đông kết lâu nhất ( sau 68 phút)

3.1.3 Xác định cường độ chịu uốn và nén của mẫu vữa theo TCVN 3121-11:2003

a) Thiết bị và dụng cụ thử

- Khuôn bằng kim loại, có hình lăng trụ có kích thước trong (4x4x16)cm Khuôn gồm 3 ngăn, có thể tháo lắp rời từng thanh, kích thước trong mỗi ngăn của khuôn là: chiều dài 160mm + 0,8mm, chiều rộng 40mm + 0,2mm, chiều cao 40mm + 0,1mm

- Chày đầm mẫu, được làm từ vật liệu không hút nước có tiết diện ngang

là hình vuông với cạnh bằng 12mm ± 1mm, khối lượng là 50g + 1g Bề mặt chày phẳng và vuông góc với chiều dài

- Thùng bảo dưỡng mẫu (thùng sơn 18 lít) có thể duy trì nhiệt độ

Ngày đăng: 22/06/2020, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w