1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an bai 14

8 373 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 63 KB

Nội dung

GIÁO ÁN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÀI 30 SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ 1.Kiểm tra bài cũ - Click mouse để xuất hiện câu hỏi: Tại sao không xem virut là một cơ thể sống mà chỉ là một dạng sống? (Trả lời: vì virut chưa có cấu tạo tế bào. Khi ở ngoài tế bào chủ, virut biểu hiện như thể vô sinh. Có thể tách hệ gen ra khỏi vỏ capsit để được chất riêng như các hợp chất hóa học. Khi trộn hai thành phần này lại với nhau, chúng lại trở thành hạt virut hoàn chỉnh. Khi nhiễm virut hoàn chỉnh vào tế bào chủ chúng lại biểu hiện như thể sống, có thể nhân lên, tạo thế hệ mới mang đầy đủ đặc điểm di truyền của virut ban đầu). - Click mouse để xuất hiện câu hỏi: Điểm khác nhau về cấu trúc của hai loại virut A và B là gì? (Trả lời: A là virut trần còn B là virut có vỏ ngoài). Sau khi HS trả lời chính xác thì Gv click vào chữ A và chữ B sẽ xuất hiện đáp án. 2. Bài mới • Vào bài: Vì sao ở virut người ta dùng thuật ngữ “nhân lên” thay cho thuật ngữ “sinh sản”? (vì virut chưa có cấu tạo tế bào). Quá trình nhân lên của virut trong tế bào chủ diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. - Click để xuất hiện tựa đề bài. Click để xuất hiện: I. Chu trình nhân lên của virut - Click để xuất hiện yêu cầu: Hãy quan sát đoạn phim sau và cho biết chu trình nhân lên của virut gồm mấy giai đoạn. Đó là những giai đoạn nào? - Click để qua slide 5: Phim về chu trình nhân lên của phagơ trong tế bào chủ. Cho HS xem 2 lần và HS trả lời câu hỏi chính xác thì click để qua slide 6 để HS chép bài về 5 giai đoạn của chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ. Click để qua slide 7: 1. Hấp phụ - Click để xuất hiện phim về sự hấp phụ của phagơ lên tế bào vi khuẩn. - Click để xuất hiện lần lượt các câu hỏi: + Trong giai đoạn này, virut đã thực hiện hoạt động gì? + Bộ phận nào vủa virut tiếp xúc với bộ phận nào của vi khuẩn? + Để virut bám được lên TB vi khuẩn thì các bộ phận này phải như thế nào? - Click để chiếu hình virut động vật. Yêu cầu HS dự đoán xem virut động vật có bám được TB vi khuẩn không? Vì sao? - Click để xuất hiện hình thụ thể trên màng tế bào động vật và yêu cầu HS dự đoán xem virut động vật có bám được lên màng tế bào động vật này không? - Click để chiếu hình sự hấp phụ của virut động vật lên TB chủ để kiểm chứng. - Click để xuất hiện câu hỏi: + Virut chỉ có thể bám được lên TB vật chủ khi nào? Cách bám của virut lên TB chủ như vậy người ta gọi là bám đặc hiệu. - Click để xuất hiện nội dung cho HS ghi bài: VR bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt TB chủ. - Click để xuất hiện câu hỏi: + Sự bám đặc hiệu của VR lên TB chủ có ý nghĩa gì? Sau khi HS trả lời chính xác thì click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài: - Mỗi VR chỉ có thể kí sinh trên một loại TB chủ nhất định. Click để đến slide 8: 2. Xâm nhập. - Click để chiếu phim quá trình xâm nhập của Phagơ. - Click để xuất hiện lần lượt các câu hỏi: + Trong giai đoạn này phagơ có hoạt động gì? + Bằng cách nào phagơ có thể bơm được axit nuclêic vào TB vi khuẩn? - Click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài: + Phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành TB để bơm axit nuclêic vào TBC, vỏ prrôtêin nằm ở bên ngoài. - Click để chiếu phim xâm nhập của virut động vật. - Click để xuất hiện lần lượt các câu hỏi: + Quá trình xâm nhập của virut động vật có gì khác so với phagơ? - Click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài: +VRĐV: Đưa cả nuclêôcapsit vào TB, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic. - Click để xuất hiện câu hỏi: + Virut động vật xâm nhập vào TB chủ theo phương thức vận chuyển vật chất nào? Click để đến slide 9: 3. Sinh tổng hợp - Click để xuất hiện câu hỏi: + Trong giai đoạn này virut đã tổng hợp những vật chất nào? - Click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài: + VR thực hiện quá trình tổng hợp axit nuclêic và các loại prôtêin của mình. - Click để xụất hiện câu hỏi: + Nguyên liệu và enzim mà virut sử dụng có nguồn gốc từ đâu? - Click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài: + Nguyên liệu và enzim từ TB chủ. Click để đến slide 10: 4. Lắp ráp - Click để xuất hiện các câu hỏi: + Diễn biến của giai đoạn này như thế nào? + Kết quả của quá trình này là gì? - Click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài: + Lắp axit nuclêic và prôtêin vỏ lại với nhau tạo thành VR hoàn chỉnh. Click để đến slide 11: 5. Giải phóng - Click để xuất hiện câu hỏi: + Mô tả hoạt động của VR trong giai đoạn này. - Click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài: +VR phá vỡ TB chủ để ồ ạt chui ra ngoài. Gv: kết quả của chu trình trên sẽ làm vỡ tế bào. Người ta gọi đây là chu trình tan - Click để xuất hiện câu hỏi : + Thế nào là chu trình tan ? - Click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài : + Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan. Click để đến slide 12 : Bài tập - Click để đến slide 13 : Hình các giai đoạn chu trình nhân lên của virut. - Click để xuất hiện câu hỏi : + Sắp xếp theo đúng trình tự các giai đoạn nhân lên của phagơ trong tế bào chủ. Click để đến slide 14 : II. HIV/ AIDS 1. Khái niệm - Click để xuất hiện câu hỏi: + HIV là gì? - Click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài : + HIV : Human (mmunodeficiency Virus): Virut gây suy giảm miễn dịch ở người. - Click để xuất hiện câu hỏi: + AIDS là gì? - Click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài : + AIDS: (Aquired Immuno Dficiency Syndrome) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - Click để đến slide 15: hình cấu trúc không gian của HIV. - Click để xuất hiện hình cấu tạo của HIV. - Click để xuất hiện câu hỏi: + Hãy chú thích hình trên. Khi HS trả lời chính xác chú thích của số nào thì Gv click vào số đó để xuất hiện chú thích. - Click để đến slide 16: Hình các loại tế bào mà HIV tấn công. - Click để xuất hiện lần lượt các câu hỏi: + Chức năng của các tế bào trên là gì? + Điều gì sẽ xảy ra khi các tế bào trên bị HIV tiêu diệt? + Hậu quả của việc suy giảm hệ thống miễn dịch là gì? (Gv có thể hỏi thêm: Thế nào là vi sinh vật cơ hội? Thế nào là bệnh cơ hội? Ví dụ). - Click để đến slide 17 - Click để xuất hiện lần lượt các câu hỏi: + Ăn cơm chung, bắt tay, nói chuyện với người nhiễm HIV có bị lây nhiễm HIV hay không? + HIV lây truyền qua những con đường nào? Ví dụ? - Click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài : 2. Các con đường lây truyền HIV - Qua đường máu. - Qua đường tình dục. - Mẹ truyền sang con. - Click để xuất hiện câu hỏi: + Từ các con đường lây nhiễm HIV, theo em đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao? Gv hỏi từ khi bị nhiễm HIV, bệnh AIDS tiến triển theo những giai đoạn nào? Click để đến slide 18 Phát PHT yêu cầu HS dựa vào SGK và hoàn thiện. Giai đoạn T/g kéo dài Đặc điểm Sơ nhiễm Không triệu chứng Biểu hiện triệu chứng AIDS Click để đến slide 19: Các giai đoạn phát triển của bệnh. Gọi các nhóm trình bày từng giai đoạn, hoàn thiện PHT. Click vào từng khung nhỏ trong PHT sẽ xuất hiện đáp án. - Click để đến slide 20 - Click để xuất hiện lần lượt các câu hỏi: + Tại sao nhiều người không biết mình đang bị nhiễm HIV? Điều đó nguy hiểm thế nào đối với xã hội? + Hiện nay đã có thuốc đặc trị HIV hay chưa? + Vì sao các bệnh do virut gây ra nói chung và bệnh do HIV gây ra thường rất khó chữa trị? + Từ các con đường lây truyền em hãy đề xuất cách phòng ngừa HIV/AIDS? - Click để đến slide 21 Click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài : 4. Cách phòng ngừa - Hiểu biết về HIV/ AIDS. - Sống lành mạnh. - Loại trừ tệ nạn xã hội. - Vệ sinh y tế. Click để đến slide 22: Củng cố bằng trò chơi với 4 câu hỏi cho 4 tổ. Mỗi tổ chọn 1 câu tùy ý và suy nghĩ trong 1 phút rồi trả lời. Khi HS chọn số nào thì click vào số đó sẽ có liên kết đến slide tương ứng (Từ 1 đến 4 tương ứng với slide 24 đến 27). Khi đến slide tương ứng thì click để xuất hiện câu hỏi. Sau khi HS trả lời xong thì click để xuất hiện câu trả lời. Sau đó click vào biểu tượng quay về ở bên dưới góc phải màn hình để quay về slide 22. CH1: Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV? Trả lời: - Có nếp sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung kim tiêm. - Người bị nhiễm HIV cũng là bệnh nhân nên họ cũng có quyền được chăm sóc và chữa trị như những bệnh nhân khác. không phân biệt đối xử, trái lại cần động viên họ vượt qua mặc cảm. CH2: HIV lây qua đường máu. Vậy người ta có thể bị nhiễm HIV nếu bị muỗi đốt sau khi nó đốt một người nhiễm HIV? Giải thích. Trả lời: - Không. Vì HIV chỉ “sinh sôi nảy nở” trong tế bào miễn dịch của người và sự truyền nhiễm HIV chỉ xảy ra thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể (tinh dịch, máu, dịch âm đạo). CH3: Vì sao HIV/AIDS là một hiểm họa đối với thanh thiếu niên? Trả lời: - Thanh thiếu niên thường thiếu thông tin, kiến thức và kỹ năng liên quan đến HIV/AIDS. Nhiều người còn có quan niệm sai về HIV/AIDS: HIV/AIDS có thuốc chữa, những người khỏe mạnh thì không bị lây nhiễm… - Thanh thiếu niên là lứa tuổi mà có một số người bước vào thử nghiệm tình dục và ma túy. CH 4: Là một tuyên truyền viên của tổ chức phòng chống HIV/AIDS. Bạn sẽ gởi thông điệp gì đến với tất cả các bạn trong lớp hôm nay? Click vào chữ “câu hỏi” để liên kết đến slide 28 Chu trình nhân lên của virut HIV trong tế bào Limpho T4 - Click để xuất hiện câu hỏi: Chu trình nhân lên của HIV trong tế bào limpho T4 chia làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? - Click vào biểu tượng quay về bên dưới góc phải màn hình để đến slide 23: Bài tập về nhà. • Phần mở rộng Nếu còn thời gian tiếp tục click vào chữ “bài tập về nhà” để đến slide 29: Chu trình nhân lên của virut động vật. - Click để đến slide 30: chu trình tiềm tan - Click để đến slide 31: mối quan hệ giữa chu trình tan và tiềm tan. . đối với thanh thiếu niên? Trả lời: - Thanh thiếu niên thường thiếu thông tin, kiến thức và kỹ năng liên quan đến HIV/AIDS. Nhiều người còn có quan niệm sai. trình tan - Click để xuất hiện câu hỏi : + Thế nào là chu trình tan ? - Click để xuất hiện nội dung cho HS chép bài : + Khi virut nhân lên mà làm tan tế

Ngày đăng: 09/10/2013, 23:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w