1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vấn đề xếp chỗ ngồi theo kiểu nhóm.doc

2 341 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 221 KB

Nội dung

Vấn đề xếp chỗ ngồi theo kiểu nhóm.(07/10/2009) Ban giám hiệu Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3, TPHCM) bị PHHS đòi đâm đơn kiện vì “sáng kiến” xếp học sinh (HS) ngồi học theo nhóm, đối diện nhau thay cho cách bố trí học sinh (HS) ngồi theo cách truyền thống hướng về bục giảng. Trò lệch vai, cô khản tiếng Khi có mặt tại Trường Tiểu học Lương Định Của (LĐC), trước mắt chúng tôi, bàn ghế trong các lớp học không xếp ngay ngắn theo từng dãy mà cứ 2, 3 bàn ghép lại với nhau thành một cụm. Có lớp xếp các cụm bàn xoay hướng vuông góc với bục giảng, có lớp chia các cụm bàn theo kiểu chữ U, có lớp thì xếp cụm bàn theo kiểu chữ T (có bàn xoay ngang, có bàn xoay dọc…). Có lớp thì bố trí bàn học vừa theo hình chữ T, vừa theo kiểu chữ U… Với cách bố trí này, mỗi lần giáo viên làm mẫu hoặc viết bài lên bảng thì nhiều HS ngồi phía cuối bàn, cuối lớp phải ngoảnh cổ hoặc xoay hẳn người về phía bục giảng để nhìn bài. Thậm chí để tiện theo dõi bài giảng một số HS ngồi phía đầu bàn gần bục giảng xoay hẳn người lại 900 ngồi dạng chân sang 2 bên ghế. PHHS đã phản ứng với cải tiến của trường, bởi lẽ mô hình ngồi theo nhóm tuy “tiên tiến theo chuẩn quốc tế”, nhưng với cơ sở vật chất hiện tại của Trường LĐC, việc áp dụng “dở tây, dở ta” này không hợp lý. Ở các trường quốc tế, với phòng học rộng rãi, HS được xếp ngồi theo hình cung hoặc hình chữ U và hướng nhìn vẫn là bảng và giáo viên; khi nào cần học nhóm, HS mới ghép các bàn lại để thảo luận với nhau. Sau một thời gian ngắn nhà trường cải tiến… chỗ ngồi, đã có phụ huynh viết đơn kiện Trường LĐC vì: “Sau một thời gian học ở trường về thì con tôi kêu mỏi cơ, mỏi cổ và có dấu hiệu bị xệ vai”. Không riêng gì phụ huynh bức xúc, một số giáo viên (GV) Trường LĐC cũng than rằng: “Ngày nào GV cũng khản cả cổ, mỏi rã chân vì phải nói nhiều hơn, di chuyển nhiều hơn. Cách bố trí HS ngồi học kiểu mới vừa khiến giáo viên mất nhiều công sức vừa khó quản lý HS trong lớp…”. Nhà trường: HS giảm tải Bác sĩ Vũ Viết Chính, khoa Chỉnh hình nhi Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM cảnh báo: “Nếu HS ngồi học sai tư thế sẽ dẫn tới nguy cơ bị vẹo cột sống. Ngoài ra, ngồi học sai tư thế còn gây ra những tổn thương khác như mỏi cơ, xệ vai…”. Trước phản ứng của PHHS, Hiệu trưởng Trường LĐC, bà Vũ Thị Mỹ Hạnh, lý giải: Để đổi mới phương pháp dạy và học, từ đầu năm học 2009 - 2010, nhà trường đã thay đổi cách bố trí HS ngồi học theo nhóm, mỗi nhóm HS từ 4 - 8 em. HS nghe giáo viên giảng bài rồi thảo luận theo nhóm và làm bài tập trên sách thay vì nhìn lên bảng đọc và chép như trước đây. Phương pháp này vừa giảm tải được gánh nặng bài vở cho HS vừa góp phần giải quyết vấn nạn đọc chép. Đồng thời nó còn phát huy được tính chủ động của HS và giúp cho các em dễ tiếp thu bài hơn, hứng thú, vui vẻ hơn trong học tập… Bên cạnh đó, phương pháp này còn khiến GV phải năng động hơn, thường xuyên đi xuống tiếp cận với nhóm HS thay vì ngồi ở bàn đọc bài hay “khư khư ôm cái bảng” như trước.…. Hiệu trưởng trường cũng thừa nhận vẫn còn một số phụ huynh băn khoăn, phản đối cách sắp xếp HS ngồi theo kiểu mới. Nhưng “đó chỉ là số ít trong hơn 2.000 phụ huynh HS chứ không phải là số đông. Còn việc vẹo cột sống, ảnh hưởng thị giác của học sinh thì cách ngồi truyền thống học sinh vẫn bị đó thôi. Đổi mới giảng dạy thì cũng cần đổi mới cách ngồi của HS cho phù hợp. Không lẽ vì một vài cá nhân mà làm ảnh hưởng đến toàn trường?”. Rõ ràng, nhà trường không hề có ý định “lùi bước”, cho dù PHHS phản đối, cho dù cơ sở vật chất của trường còn chưa đồng bộ. Lợi ích giảm tải chưa thấy nhưng hiện tượng HS đau cơ, mỏi vai là có thật khiến PHHS thấp thỏm lo âu nguy cơ vẹo cột sống… Mặt khác, vẫn còn có những GV chưa được tập huấn phương pháp mới hoặc những GV lớn tuổi đã quen cách dạy cũ nên chưa bắt nhịp được chương trình. Chúng ta nhìn nhận nỗ lực cải tiến của nhà trường nhưng có nhất thiết sắp xếp bàn ghế theo học nhóm cho 100% các môn học, cho cả HS lớp 1, lớp 2 ngay từ đầu năm học – đối tượng vốn rất lạ lẫm với khái niệm “học nhóm”? Dư luận đang chờ ý kiến chính thức từ Sở GD-ĐT về vấn đề này. . Vấn đề xếp chỗ ngồi theo kiểu nhóm. (07/10/2009) Ban giám hiệu Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3, TPHCM) bị PHHS đòi đâm đơn kiện vì “sáng kiến” xếp. bàn theo kiểu chữ U, có lớp thì xếp cụm bàn theo kiểu chữ T (có bàn xoay ngang, có bàn xoay dọc…). Có lớp thì bố trí bàn học vừa theo hình chữ T, vừa theo

Ngày đăng: 09/10/2013, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w