Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lớp học, một vấn đề cần được quan tâm

4 9.1K 52
Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lớp học, một vấn đề cần được quan tâm

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lớp học, một vấn đề cần được quan tâm Nguyễn Văn Đông Cứ vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lại bắt đầu sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo cách thức của mình. Bởi trong dạy học có quy định chặt chẽ về nội dung, chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng,…dạy học. Nhưng không có hướng dẫn hoặc quy định nào về việc sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh. Nên việc sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi cho các em là tuỳ thuộc vào cách sắp xếp của giáo viên chủ nhiệm hoặc có định hướng của nhà trường. Trong khi đó, chỗ ngồi có tác động rất lớn đối với học sinh trong lớp; nếu không sắp xếp một chỗ ngồi thích hợp và khoa học có thể gây ra những hậu quả xấu. Trong thực tế dạy học, chúng ta thường bắt gặp rất nhiều cách sắp xếp chỗ ngồi trong lớp cho học sinh như sau: 1. Sắp xếp chỗ ngồi theo giới tính, cá tính, năng lực học tập, thể chất của học sinh: - Sắp xếp học sinh nam được ngồi xen kẽ với học sinh nữ: Nhằm mục đích bình đẳng giới, hạn chế học sinh làm việc riêng, dung hoà cá tính hiếu động trong học sinh nam. - Sắp xếp học sinh nhỏ, thấp ngồi ở bàn trước, học sinh cao lớn hơn lần lượt ngồi ở các bàn phía sau: Mục đích là giúp học sinh dễ quan sát bài giảng của giáo viên trên bảng lớp. - Sắp xếp học sinh ngồi theo nhóm đối tượng, học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình và học sinh yếu: Nhằm mục đích giúp giáo viên dễ quản lý, giúp đỡ các đối tượng học sinh ở các mức độ tiếp thu khác nhau và đưa ra các câu hỏi, bài tập phù hợp với từng nhóm học sinh theo các mức độ từ dễ đến khó để học sinh cùng tham gia làm việc. - Sắp xếp học sinh khá, giỏi ngồi cùng học sinh trung bình và yếu: Nhằm mục đích để học sinh khá giỏi giúp đỡ bạn, chia sẻ với bạn các câu hỏi, bài tập khó. - Sắp xếp học sinh bị cận thị, bị khuyết tật ngồi ở bàn trên: Nhằm giúp các em dễ quan sát nội dung bài học trên bảng lớp và giáo viên cũng có điều kiện gần gũi, quan tâm các em nhiều hơn. - Sắp xếp học sinh ngoan ngồi ở các bàn đầu, học sinh hiếu động, chưa ngoan ngồi ở bàn cuối lớp: Như một hình thức khiển trách, cách ly để giáo dục các em; khi nào các em ngoan mới được lên ngồi ở bàn trên… 2. Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh dựa theo cơ sở vật chất và phương pháp dạy học. Hiện nay, cơ sở vật chất ở các trường học đã được nâng cấp hoặc đổi mới rất nhiều. Ở thành thị phòng học được xây dựng kiên cố, rộng rãi; bàn học một chỗ ngồi được đóng rất quy chuẩn. Ngược lại, trường học ở vùng nông thôn và miền núi vẫn còn nhiều phòng học cấp 4 chật chội, ẩm thấp; bàn ghế thường là 4 chỗ ngồi, 2 chỗ ngồi, nhiều cái khập khiễng, xiu vẹo. Việc đổi mới phương pháp dạy và học cũng không đồng đều ở các vùng miền. Nên đã nảy sinh nhiều cách sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh khác nhau. a. Ở thành thị: - Sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi của học sinh theo hình chữ U. - Sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi cho học sinh theo hình chữ T. - Sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi của học sinh vừa theo hình chữ U, vừa theo hình chữ T. - Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh khi sử dụng phương pháp học nhóm 2, học nhóm 4,… Các cách sắp xếp chỗ ngồi của học sinh nêu trên, tạo điều kiện để giáo viên dễ dàng tới tận chỗ ngồi của từng học sinh, nhóm học sinh nhằm góp ý, giúp đỡ các em học tập. Và giúp giáo viên sử dụng được các phương pháp dạy học tích cực, thích hợp như: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp giao tiếp,… b. Ở nông thôn và miền núi: - Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh theo 4 tổ, ứng với 4 dãy bàn (bàn 2 chỗ ngồi). - Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh theo 2 tổ, ứng với 2 dãy bàn (bàn 4 chỗ ngồi). Như vậy, do điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu nên cách sắp xếp này giáo viên không thể quan tâm, giúp đỡ tới từng học sinh. Việc sử dụng phương pháp học tập theo nhóm, tổ, phương pháp thực hành…cũng gặp những khó khăn nhất định, chủ yếu là sử dụng phương pháp học tập cá nhân, phương pháp đàm thoại. 3. Qua những cách sắp xếp chỗ ngồi của học sinh nêu trên, chúng ta thấy rất đa dạng và không thể đánh giá được kiểu sắp xếp nào là tối ưu, là phù hợp với tâm sinh lý học sinh, phù hợp sức khoẻ, lứa tuổi và phương pháp dạy học cho các em. Vì vậy, việc sắp chỗ ngồi cho học sinh cần xem xét ở các khía cạnh sau: a. Về cơ sở vật chất: Học sinh được học tập trong ngôi trường có đầy đủ cơ sở vật chất, phòng học khang trang, bàn ghế được đóng đúng quy chuẩn thì rất thuận lợi cho việc học tập của các em. Về bản chất giáo dục, bàn ghế trong lớp phải di động được mới tạo ra sự năng động trong học tập, chủ động tạo ra không gian cho những giờ học cần có khoảng trống để thực hành. Trong khi đó phần lớn lớp học của chúng ta hiện đang sử dụng bàn liền ghế, bàn 2 chỗ ngồi, bàn 4 chỗ ngồi nên phần nào đó đã hạn chế việc áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực cho học sinh. Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Nhật bản, Ôt-xitrâylia bàn ghế thường là một chỗ ngồi và xoay 360 0 được. Bảng lớp họ gắn ở hai bức tường phía trước mặt học sinh và phía sau lưng học sinh. Nên cứ hết 1 tiết học, giáo viên và học sinh lại chuyển hướng học tập sang một góc nhìn khác. Vì vậy, đã tạo nên hứng thú học tập cho học sinh và rất dễ dàng trong việc tổ chức học theo nhóm. Như vậy, cơ sở vật chất cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh. b. Về phương pháp giảng dạy: Trong dạy học, chỗ ngồi có liên quan đến phương pháp giảng dạy của giáo viên. Một giờ dạy tốt được hình thành từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có cách tổ chức lớp học sao cho hợp lý để học sinh nào cũng được làm việc, cũng được động não và sẻ chia các thông tin, kiến thức, bổ trợ cho nhau cùng chiếm lĩnh kiến thức mới. Muốn vậy, cần sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh một cách linh hoạt và sáng tạo, dựa trên môn học, nội dung bài học rồi lượng hoá cụ thể từng kiến thức- kĩ năng học sinh cần đạt để sử dụng các phương pháp dạy học và bố trí các hoạt động dạy học thích hợp. Hiện nay, ở nước ta việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được giáo viên các cấp học coi trọng, đặc biệt là ở các thành thị và vùng nông thôn có điều kiện về kinh tế - xã hội nhất định. Giáo viên là người cung cấp công cụ, phương pháp cho các em khám phá tìm hiểu. Học trò làm việc theo nhóm, bởi thế cần có sự linh hoạt về chỗ ngồi. Nhưng nếu chậm đổi mới phương pháp dạy học hoặc không chịu đổi mới phương pháp dạy học, mà vẫn sử dụng phương pháp dạy học có tính đặc thù là thầy đọc- trò chép; thầy là chìa khoá vạn năng, là trung tâm của giờ học và kiến thức được truyền đạt chỉ đi một chiều, học sinh tiếp nhận bao nhiêu, như thế nào là tuỳ mỗi em thì kết quả dạy học chỉ giậm chân tại chỗ. Vì thế, chúng ta có thay đổi chỗ ngồi liên tục cho các em mà vẫn giữ nguyên phương pháp giảng dạy cũ thì cũng không mang lại kết quả học tập tốt cho các em. Thật đáng buồn là chỗ ngồi cố định như hiện nay lại phù hợp với phương pháp giảng dạy mà ta đang có. Nếu học sinh chỉ ngồi một chỗ để ghi chép và lắng ghe thầy cô giảng bài thì di chuyển chỗ ngồi sẽ không cần thiết. Bên cạnh đó, sĩ số học sinh trong lớp của chúng ta quá đông nên cũng khó khăn trong việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lý và hạn chế việc giảng dạy của giáo viên. c. Về sức khoẻ học sinh: Việc sắp xếp chỗ ngồi không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh, như bị cận thị, viễn thị, mỏi cơ, xệ vai, cong vẹo cột sống,…Bởi học sinh từ khi bước vào bậc học Mầm non cho đến khi kết thúc cấp học Trung học phổ thông, các em phải ngồi miết trên ghế nhà trường 15 năm! Trong vòng 15 năm trời, nếu ít được thay đổi chỗ ngồi, bàn ghế không đúng kích thước, không phù hợp với lứa tuổi thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ học sinh. Em ngồi ở cuối lớp luôn phải quan sát bảng ở một khoảng cách xa, em ngồi ở bên trái lớp học phải quan sát bảng ở một góc nhìn khó và ngược lại. Giữ mãi tư thế ngồi này, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến thị giác của các em. Nếu bàn ghế được sắp xếp theo hình chữ U hoặc chữ T (có bàn đặt ngang, có bàn xếp dọc, ghế không thể xoay được), hay bàn ghế trong lớp học không sắp xếp ngay ngắn theo từng dãy mà cứ 2 hoặc 3 bàn ghép lại với nhau thành một cụm, các cụm bàn này xoay hướng vuông góc với bảng lớp. Với cách sắp xếp này, lâu ngày sẽ dẫn đến học sinh bị mỏi cơ, xệ vai, cong vẹo cột sống, Vì các em luôn phải hướng lên bảng để quan sát ở một góc nhìn 90 0 , có khi phải ngồi dạng chân ra hai bên ghế để quan sát nội dung bài học trên bảng lớp! Vì vậy, phải tuỳ vào cơ sở vật chất hiện có để sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh một cách hợp lý, không nên sắp xếp chỗ ngồi một cách gượng ép theo kiểu “tiên tiến theo chuẩn quốc tế” sẽ dẫn đến không hợp lý “dở tây, dở ta”, có khi lại khiến học sinh mỏi mệt, giáo viên phải tốn nhiều công sức giảng dạy vì đi lại nhiều và khó quản lý học sinh trong giờ học của mình. 4. Đề xuất một cách sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh: a. Cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Tất cả học sinh trong lớp đều có quyền bình đẳng như nhau về chỗ ngồi (vì cùng chung một nền giáo dục, cùng chung một chương trình dạy học, cùng nạp các khoản đóng góp như nhau, ). - Học sinh nữ được ngồi xen kẽ với học sinh nam, nhằm mục đích bình đẳng về giới, giảm thiểu việc nói chuyện riêng trong giờ học, hạn chế tính bướng bỉnh và hiếu động trong học sinh nam. - Xếp học khá giỏi ngồi xen kẽ với học sinh trung bình và yếu; nhằm mục đích giúp đỡ bạn trong học tập, cùng giải quyết các bài tập khó “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. - Ưu tin học sinh có vấn đề về thị giác, học sinh khuyết tật được ngồi ở bàn đầu; nhằm giúp các em dễ quan sát nội dung bài học. Giáo viên có điều kiện gần gũi và giúp đỡ các em nhiều hơn. b. Cách thức thự hiện: Sắp xếp bàn ghế theo 4 dãy (bàn ghế 2 chỗ ngồi, tương ứng với 4 tổ trong một lớp học), tất cả học sinh đều được nhìn đối diện với giáo viên và bảng lớp. - Cứ hết 2 tuần học: Học sinh được đổi chỗ ngồi 1 lần. Học sinh ngồi ở các bàn dưới theo thứ tự lên ngồi ở các bàn trên. Và ngược lại, học sinh ngồi ở các bàn trên lần lượt ngồi ở các bàn phía dưới, mỗi bàn có 2 học sinh (đổi chỗ ngồi vào giờ sinh hoạt 15 phút đầu tuần học). - Cứ hết 4 tuần học: Học sinh ngồi ở phía bên trái lớp học được chuyển sang ngồi ở bên phải lớp học; ngược lại học sinh ngồi ở phía bên phải lớp học được chuyển sang ngồi ở bên trái lớp học (Lưu ý: chỗ ngồi của 2 học sinh trong cùng một bàn, một dãy bàn phải giữ nguyên, không thay đổi vị trí). c. Ưu điểm: Qua thực tế dạy học, chúng tôi nhận thấy cách sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh nêu trên có các ưu điểm sau: - Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất các trường học ở nước ta hiện nay (bàn ghế học sinh thường là 2 chỗ ngồi). Số lượng học sinh trong mỗi lớp học ở nước ta còn quá đông (từ 25 đến 32 em trong một lớp học). - Học sinh rất thân thiện, hoà đồng với nhau, tôn trọng thầy cô giáo vì được đối xử công bằng như nhau. - Các em rất hứng thú vì được thay đổi góc nhìn. Học sinh nào cũng được ngồi bàn trên, ngồi bàn dưới; học sinh nào cũng được ngồi bàn bên trái, ngồi bàn bên phải lớp học. - Việc sử dụng phương pháp học tập cá nhân hay học theo nhóm đều có thể thực hiện được. Vì trong giờ học, giáo viên dễ dàng đi đến với học sinh ở các nhóm để gợi ý, giúp đỡ các em tiếp thu bài học. Có thể chia lớp thành 2 nhóm hoặc 4 nhóm để thảo luận bài tập đều thực hiện được. - Trong quá trình học tập, thảo luận nhóm, học sinh khá giỏi có điều kiện để giúp đỡ các bạn học sinh trung bình và yếu. Học sinh nữ được thảo luận và cùng hợp tác làm việc với học sinh nam nên phát huy được tính đoàn kết, bình đẳng, sáng tạo, cẩn thận, nhẹ nhàng trong học sinh. - Đảm bảo sức khoẻ cho học sinh: giảm thiểu mỏi cơ, lệch vai, cong vẹo cột sống, cận thị, ở các em. Trong quá trình giảng dạy, chúng ta có rất nhiều cách sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, khoa học cho học sinh, mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Cũng cần tránh việc sắp xếp chỗ ngồi cứng nhắc, một phần nào đó tác động đến sự hình thành tích cách và hứng thú học tập của học sinh. Nếu không thể thay đổi phương pháp giảng dạy thì hãy để trẻ được lựa chọn chỗ ngồi theo mong muốn của các em. Sống cần có kỹ năng thì học cũng cần có kỹ năng. Bản chất của việc tiếp nhận kiến thức là quá trình tự thân của mỗi em, chúng chủ động lắng nghe, tiếp nhận và phản hồi. Từ chu trình đó chúng mới thể hiện được thiên hướng riêng của mình và phát triển khả năng đó để sau này vào đời lập nghiệp. Nếu có một phương pháp giảng dạy tốt, cộng với một chỗ ngồi hợp lý theo đúng mong muốn của mình, đương nhiên việc tiếp thu bài học của các em sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và đó cũng là mong muốn của mỗi chúng ta. . Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lớp học, một vấn đề cần được quan tâm Nguyễn Văn Đông Cứ vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lại bắt đầu sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo cách. lý học sinh trong giờ học của mình. 4. Đề xuất một cách sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh: a. Cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Tất cả học sinh trong lớp đều có quyền bình đẳng như nhau về chỗ ngồi. chữ U. - Sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi cho học sinh theo hình chữ T. - Sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi của học sinh vừa theo hình chữ U, vừa theo hình chữ T. - Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh khi sử dụng

Ngày đăng: 30/04/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lớp học, một vấn đề cần được quan tâm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan