Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
0,97 MB
Nội dung
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 6 CHỦ ĐỀ TỰCHỌNNÂNGCAO TIẾT CHỦ ĐỀ CHƯƠNG 1-2 Đo độ dài- Đo thể tích- Đo thể tích của vật rắn không thấm nước Cơ học 3 Khối lượng, đo khối lượng. 4-5 Lực, hai lực cân bằng- Tìm hiểu kết quả tác dụng lực- Trọng lực , đơn vị lực. 6-7 Lực đàn hồi-Lực kế, phép đo lực.Trọng lượng và khối lượng 8- 9 Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng 10-11-12 Máy cơ đơn giản- Mặt phẳng nghiêng 13-14 Đòn bẩy- Ròng rọc 15-16 Sự nở vì nhiệt của các chất: Rắn, lỏng, khí. Nhiệt học 17 Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt - Nhiệt kế, nhiệt giai 18-19 Sự nóng chảy và đông đặc- Sự bay hơi và ngưng tụ 20 Sự sôi 1 CHỦ ĐỀ I ĐO ĐỘ DÀI - ĐO THỂ TÍCH - ĐO THỂ TÍCH CỦA VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC. I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Đo một đại lượng. - Khái niệm: đo một đại lượng (Độ dài, thể tích) là so sánh đại lượng đó với đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị. - Đơn vị chính để đo độ dài là mét, kí hiệu là: m. - Đơn vị chính để đo thể tích là mét khối , kí hiệu là m 3 . 2. Dụng cụ đo: - Dụng cụ thường dùng để đo độ dài là thước mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn . - Dụng cụ thường dùng để đo thể tích là bình chia độ, các loại ca đong, các loại chai lọ, ca, cốc đã biết trước dung tích. 3. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo. - Giới hạn đo( GHĐ) là giá trị lớn nhất mà dụng cụ có thể đo trong một lần đo. - Độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) là giá trị nhỏ nhất mà dụng cụ có thể đo ( Là giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo). * Chú ý: Đối với những ca đong hoặc các chai lọ đã biết trước dung tích thì đó cũng chính là GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó. 4. Sai số khi đo. - Mỗi phép đo đều có sai số. - Nguyên nhân của những sai số là: Do dụng cụ đo, do người đo. - Để giảm bớt sai số khi đo cần: + Chọn dụng cụ thích hợp. + Tuân thủ theo đúng quy tắc đo. + Đo ít nhất 3 lần và lấy giá trị trung bình cộng của các kết quả đo được. 5. Chọn dụng cụ đo thích hợp. - Người ta thường chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị đo một chút để chỉ phải đo một lần. Hoặc : Chọn dụng cụ đo có GHĐ không quá nhỏ( So với giá trị cần đo) để phải đo ít lần nhất . - Chọn dụng cụ đo có ĐCNN phù hợp tuỳ theo yêu cầu đo chính xác trong từng trường hợp đo cụ thể . Muốn đo tới đơn vị đo nào , người ta chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị đo đó. - Chọn dụng cụ đo phù hợp với cách đo, hoặc phù hợp với hình dáng đối tượng cần đo. 6. Cách đo. - Quy tắc đo độ dài: 2 + Ước lượng độ dài cần đo. + Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp. + Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. + Đặt mắt nhín theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. + Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. - Quy tắc đo thể tích chất lỏng. +Ước lượng thể tích cần đo. +Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp. +Đặt bình chia độ thẳng đứng. +Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. + Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. - Quy tắc đo thể tích của vật rắn không thấm nước. +Thả chìm vật rắn vào chất lỏng đựng trong bình chia độ.Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. + Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả chìm vật đó vào bình tràn. Thể tích phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật. II. BÀI TẬP A. Một số dạng bài và các ví dụ. 1. Dạng bài: Chọn dụng cụ đo thích hợp với giá trị cần đo. Để giải các bài tập này cần nắm chắc các kiến thức về chọn dụng cụ đo *Ví dụ 1: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng dầu còn gần đầy chai 0,5 lít. Tại sao em chọn bình đó? A.Bình 1000m l có vạch chia tới 5m l . B.Bình 500 m l có vạch chia tới 5 m l . C.Bình 500m l có vạch chia tới 2m l . D.Bình 100 m l có vạch chia tới 2 m l . Giải Chọn C. Vì: Giá trị thể tích chất lỏng còn lại trong chai khoảng gần 500m l . Nếu dùng bình A,B,C có GHĐ ≥ 500m l thì chỉ phải đo một lần, còn dùng bình D có GHĐ =100m l thì phải đo 5 lần nên không chọn bình D . Dùng bình có ĐCNN< ĐCNN của hai bình kia thì kết quả đo chính xác hơn nên chọn bình C. 2. Dạng bài đọc và ghi kết quả đo: *Lưu ý: +Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với vật tức là kết quả đo được làm tròn theo vạch chia gần nhất (không được chia nhỏ các thang chia của dụng cụ đo để đọc kết quả) . 3 +Chữ số cuối cùng của kết quả đo phải được ghi theo ĐCNN của dụng cụ đo: Chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo và kết quả đo chia hết cho ĐCNN của dụng cụ đo. *Ví dụ 2: Kết quả đo thể tích trong bản báo cáo kết quả thực hành của một bạn được ghi như sau: a, V 1 = 15,8m l b, V 2 = 16,0m l a, V 3 = 16,2m l Hãy cho biết ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành và kết quả đo thể tích trung bình của bạn đó là bao nhiêu? Hãy giải thích câu trả lời của em? Giải Chữ số cuối cùng của kết quả đo có giá trị cỡ phần mười m l nên ĐCNN của bình chia độ cũng có giá trị cỡ phần mười m l . Các kết quả đo đều phải chia hết cho ĐCNN. Ba giá trị đo được cùng chia hết cho 0,1m l và 0,2 m l . Vậy ĐCNNcủa bình chia độ dùng trong bài thực hành là 0,1m l hoặc 0,2m l . - Tính giá trị TB của các kết quả đo là : ( V 1 +V 2 + V 3 ) : 3 = (15,8+ 16,0+ 16,2) : 3 = 16,00(m l ). Vì ĐCNN của bình chia độ cỡ phần mười m l nên giá rị trung bình của các kết quả đo cũng lấy đến phần mười m l . Vậy kết quả đo thể tích trung bình của bạn đó là: 16,0m l . 3. Dạng bài đo một đại lượng. Để giải các bài tập này thường cần dùng tổng hợp các kiến thức có liên quan đến cách đo, cách sử dụng dụng cụ đo theo đúng quy định . *Ví dụ 3: Hãy đo chu vi của hình tròn trong hình sau và nói rõ cách làm. Giải -Cách làm: Đặt một sợi chỉ trùng khít với đường tròn. Đánh dấu trên sợi chỉ điểm gặp nhau của đầu sợi chỉ với sợi chỉ. Đo chiều dài của sợi chỉ ( Tính từ đầu sợi chỉ đến vị trí đã đánh dấu) ta được chu vi đường tròn. -Đo: Học sinh tự làm. B.Bài tập tự luyện. Bài 1:Làm thế nào để có thể đo được thể tích của hòn bi ve có đường kính 4 d <1cm ( Nghĩa là có thể tích V< 1cm 3 ) bằng bình chia độ có GHĐ 100m l và ĐCNN là 2m .l Bài 2: Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít. A, Số trên can có ý nghĩa gì? B, Phải dùng ít nhất bao nhiêu can? Bài 3: Một học sinh khảng định rằng: " Cho tôi một thước có GHĐ là 1m, tôi sẽ chỉ một lần dùng thước là biết được chiều dài của sân trường". a, Theo em học sinh đó phải làm thế nào để thực hiện lời nói của mình. B, Kết quả thu được theo cách làm đó có chính xác không? Tại sao? Bài 4: Cho một bình chia độ, một quả trứng ( Không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát và nước. Hãy nêu hai cách để xác định thể tích của quả trứng. Bài 5: Cho một quả bóng bàn, hai vỏ bao diêm , một băng giấy cỡ 3cm x 15 cm, một thước nhựa dài 200cm, chia tới mm. Hãy dùng những dụng cụ nói trên để đo đường kính và chu vi của quả bóng bàn. Bài 6: Hãy tìm cách xác định đường kính trong của một vòi nước hoặc một ống tre. Bài 7: Em hãy trình bày phương án để xác định độ sâu của giếng. Bài 8: Một bình có dung tích 1,8 lít đang chứa nước ở mức 1 3 thể tích của bình, khi thả hòn đá vào , mức nước trong bình dâng lên chiếm 2 3 thể tích của bình. Hãy xác định thể tích của hòn đá bằng bao nhiêu cm 3 ? Bài 9: Một bình đựng đầy 7 lít xăng, chỉ dùng hai loại bình 5 lít và 2 lít, làm thế nào để lấy được 1 lít xăng từ thùng 7 lít trên. Biết các bình đều không có vạch chia độ Bài 10: Cho ca đong hình trụ 0,5 lít và một chai nước 1,5 lít . Hãy tìm cách đong 1,25 lít nước bằng những dụng cụ trên. Bài 11: Hãy cho biết khối lượng của 1m 3 nước nguyên chất ở 4 0 c.Biết rằng 1 lít nước nguyên chất trên có khối lượng 1 kg. Bài 12: Một bạn học sinh đo chu vi của chiếc bút chì bằng hai cách sau đây: a, Dùng chỉ cuốn quanh bút chì một vòng. Rồi dùng thước đo có ĐCNN 1mm để đo độ dài của sợi chỉ. Đó cùng chính là chu vi của bút chì. B, Dùng chỉ cuốn quanh bút chì 10 vòng. Rồi dùng thước đo có ĐCNN 1mm để đo độ dài của sợi chỉ. Sau đó chia cho 10 để có chu vi của bút chì. Hỏi cách nào chính xác hơn? Vì sao? Bài 13:Có nên dùng bình chia độ có ĐCNN = 5 cm 3 để đo thể tích của một hòn sỏi cỡ 7cm 3 không? Tại sao? Bài 14: Kết quả đo độ dài trong một bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau : a. 15,1l cm= b. 15,5l cm= Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành trên. Bài 15: Làm thế nào để đo được thể tích của một quả bóng không chìm trong nước và không bỏ lọt vào bình chia độ? 5 CHỦ ĐỀ II KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Đơn vị đo. - Đơn vị chính để đo khối lượng là ki lô gam , kí hiệu là: kg. 2. Dụng cụ đo: - Dụng cụ thường dùng để đo khối lượng là các loại cân: Cân Rôbecvan, cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế. 3. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo. - GHĐ, ĐCNN của cân( Xem phần GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo phần chủ đề 1) * Chú ý: Đối với cân GHĐ là tổng giá trị của tất cả các quả cân kèm theo cân. ĐCNN là giá trị của quả cân nhỏ nhất kèm theo cân. 4. Sai số khi đo.( Xem phần sai số khi đo của dụng cụ đo phần chủ đề 1) 5.Chọn dụng cụ đo thích hợp(Xem phần chọn dụng đo thích hợp phần chủ đề 1). 6. Cách đo. - Quy tắc đo khối lượng của vật bằng cân Rôbecvan. + Ước lượng khối lượng của vật đem cân. + Chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp. + Điều chỉnh cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa bảng chia độ. + Đặt vật đem cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. + Tính tổng khối lượng các quả cân ta được khối lượng của vật đem cân. II. BÀI TẬP A. Một số dạng bài và các ví dụ. 1. Dạng bài đọc và ghi kết quả đo: * Lưu ý: ( Xem phần chuyên đề 1) *Ví dụ 1: Kết quả đo khối lượng trong một bài báo cáo thực hành được ghi như sau: a, m= 755g. b, m= 750 g. Hãy cho biết ĐCNN của cân dùng trong bài thực hành. Giải Chữ số cuối cùng của kết quả đo có giá trị cỡ hàng đơn vị của gam nên ĐCNN của bình chia độ cũng có giá trị cỡ hàng đơn vị của gam . Các kết quả đo đều phải chia hết cho ĐCNN. Hai giá trị đo được cùng chia hết cho 1g và 5g . Vậy ĐCNN của cân dùng trong bài thực hành là 1g hoặc 5g. 2. Dạng bài đo khối lượng. 6 Ví dụ 2: Một đĩa cân chứa các quả cân: 20g, 10g, 2g và đĩa bên kia chứa một cái cốc khô và quả cân 5 g thì cân thăng bằng. a, Tính khối lượng cái cốc khô. B, Làm thế nào để cân 10g bột ngọt trong khi không còn quả cân nào bên ngoài ? Giải a, Khối lượng của cái cốc khô là : (20+ 10+ 2) - 5 = 27(g) b, Ta chuyển quả cân 5g từ đĩa cân có cốc khô sang đĩa cân có các quả cân khi đó hai đĩa cân chênh lệch là 10g. - Cho bột ngọt vào cốc cho đến khi cân thăng bằng. Lượng bột ngọt trong cốc là 10g. B.Bài tập tự luyện. Bài 1: Trong các cách ghi kết quả đo với cân đòn có độ chia tới 50g sau đây, cách ghi nào là đúng? A.500g C. 5 lạng B. 0,5 kg D. Cả ba cách đều đúng Bài 2: Trên một đĩa cân Rôbécvan có một gói bánh, đĩa bên kia có các quả cân: 50g, 25g, 5g và 2g , lúc này cân mất thăng bằng. Nhưng nếu đem quả cân 2g sang đĩa bên kia thì cân trở lại thăng bằng . Hãy tính khối lượng của gói bánh. Bài 3:Cân một túi lạc có khối lượng 1637g. ĐCNN của cân đã dùng là : A. 1g B. 10g C.2g D. 5g Bài 4: Dùng cân đòn chia độ tới 50g để cân một vật, cách ghi kết quả đo nào sau đây là đúng? A. 510g B.500g C.5,1 lạng D.0,5kg Bài 5: Một cái cân thăng bằng khi: a, Ở đĩa cân bên trái có hai gói bánh, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g, 20g, 20g, 5g, 2g và 1g. b, Ở đĩa cân bên trái có bốn gói bánh, ở đĩa cân bên phải có ba gói kẹo. Hãy xác định khối lượng của một gói bánh và một gói kẹo. Cho biết các gói bánh giống hệt nhau, các gói kẹo giống hệt nhau. Bài 6: Hãy nêu cách kiểm tra xem một cái cân có chính xác không. Bài 7: Cho một chiếc cân đĩa tiểu li , một quả cân 20g và một số bao diêm chứa đầy các que diêm có khối lượng rất gần nhau. Hãy xác định khối lượng của một bao diêm. Bài 8: Đặt lên đĩa cân bên phải của một cái cân tiểu li một quả cân 50g, rồi đổ cát khô lên đĩa cân bên trái cho đến khi cân thăng bằng . Bỏ quả cân 50g ra, đặt một cốc rỗng lên đĩa cân bên phải thì muốn cân trở lại thăng bằng cần đặt thêm lên đĩa cân này một quả cân 20g, một quả cân 5g và một quả cân 2g. 7 a. Hãy xác định khối lượng của cốc. b. Muốn đổ 10g bột ngọt từ túi vào cốc thì nên làm thế nào? Bài 9: Một chiếc cân "sai", chỉ thăng bằng khi một đĩa có quả cân 100g, đĩa bên kia có quả cân 100g và quả cân 1g. Với bộ quả cân kèm theo, làm thế nào để xác định khối lượng của một vật bằng chiếc cân này. CHỦ ĐỀ III LỰC, HAI LỰC CÂN BẰNG - TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG LỰC- TRỌNG LỰC, ĐƠN VỊ LỰC. I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Lực. - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Mỗi lực đều có ba yếu tố: Điểm đặt, hướng( phương,chiều), độ lớn. - Kết quả tác dụng lực: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc hoặc làm cho vật bị biến dạng. - Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, có cùng phương, nhưng có chiều ngược nhau. Nếu hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang đứng yên thì nó vẫn tiếp tục đứng yên. - Đo lực bằng lực kế. 2.Trọng lực. - Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật đó. - Trọng lượng là cường độ của trọng lực. * Chú ý: Trọng lượng của một vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên trái đất, chẳng hạn khi lên cao thì trọng lượng của vật giảm, trên mặt trăng trọng lượng của vật giảm gần 6 lần so với ở trái đất. II. BÀI TẬP A. Một số dạng bài và các ví dụ. 1. Dạng bài nhận biết sự xuất hiện của lực. Muốn nhận biết sự xuất hiện của các lực ta phải dựa vào tác dụng của lực: Nếu thấy vật có một trong những thay đổi sau: - Đang chuyển động thì dừng lại. - Đang đứng yên thì chuyển động. - Đang chuyển động thì chuyển động nhanh lên hoặc chậm lại. - Đang chuyển động theo hướng này , bỗng chuyển động theo hướng khác. - Hình dạng đột nhiên thay đổi. * Lưu ý: Mọi vật đều chịu tác dụng của lực hút trái đất( Trọng lực), lực này có phương thẳng đứng , chiều từ trên xuống dưới. 8 *Ví dụ1:Một học sinh đá một quả bóng, quả bóng bay lên theo đường cầu vồng. a, Sau khi đã rời khỏi chân người học sinh, quả bóng còn chịu tác dụng của lực nào không? B, Em dựa vào cơ sở nào để trả lời câu hỏi a. Giải a, Sau khi đã rời khỏi chân, quả bóng vẫn còn chịu tác dụng của một lực, lực đó là trọng lực. b, Vì quả bóng đi theo đường cầu vồng nghĩa là chuyển động của nó luôn đổi hướng , do đó quả bóng phải chịu tác dụng của một lực. *Ví dụ 2: Hãy giải thích tại sao khi ném một hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng thì bao giờ hòn sỏi cũng chỉ lên cao được một đoạn rồi lại rơi xuống. Giải Lực ném của tay người chỉ tác dụng lên hòn sỏi trong thời gian rất ngắn khi hòn sỏi còn tiếp xúc với tay. Khi hòn sỏi đã rời khỏi tay, thì lực của tay không còn tác dụng lên hòn sỏi nữa. Lúc này chỉ còn trọng lực tác dụng lên hòn sỏi, trọng lực có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới .Chính lực này đã làm thay đổi chuyển động của hòn sỏi 2. Dạng bài nhận biết hai lực cân bằng. Để giải được dạng bài tập này cần nắm vững thế nào là hai lực cân bằng . Có thể dùng hai cách sau: +Cách 1: Lần lượt tìm hiểu xem chúng có thoả mãn đủ 4 điều kiện: - Cùng tác dụng lên một vật. - Cùng cường độ. - Cùng phương - Ngược chiều. +Cách 2: Tìm hiểu xem hai lực tác dụng lên cùng một vật có làm vật đứng yên hoặc không thay đổi chuyển động không. Nếu có thì đó là hai lực cân bằng. *Ví dụ 3: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao nó nằm yên? Giải. - Quyển sách chịu tác dụng của lực đẩy của mặt bàn và lực hút của trái đất( Trọng lực). - Quyển sách nằm yên là vì hai lực trên là hai lực cân bằng: Cùng tác dụng lên quyển sách và có cường độ bằng nhau nhưng ngược chiều. B.Bài tập tự luyện. Bài 1: Treo một vật nặng bằng một sợi dây. a. Có những lực nào tác dụng lên vật ? b. Các lực này có phải là các lực cân bằng không? Tại sao? Bài 2: a.Tại sao khi được treo vào một sợi dây thì vật có thể đứng yên. 9 b. Khi cắt dây thì có hiện tượng gì sảy ra? Tại sao? Bài 3: Tại sao khi ta ấn đầu ngón tay vào mặt bàn thì ta thấy đầu ngón tay bị bẹp lại một chút? Bài 4: Khi đóng đinh vào tường thì các vật nào đã tác dụng lẫn nhau? Bài 5: Những vật chỉ tác dụng lên nhau khi nó tiếp xúc nhau? Câu nói đó có đúng không? Em hãy cho một ví dụ minh hoạ câu trả lời của mình. Bài 6:Một quả bóng sau khi rơi xuống nền nhà, nó bị nảy lên, còn nền nhà dường như không có gì biến đổi. Như vậy nền nhà tác dụng lực lên quả bóng, còn quả bóng thì không tác dụng lực lên nền nhà. Em có nhận xét gì về câu nói trên? Bài 7: Một vật chịu tác dụng của nhiều lực thì sẽ không bao giờ đứng yên . Em có nhận xét gì về câu nói trên? Bài 8: a. Ở mặt đất một người có trọng lượng 600N thì ở mặt trăng người đó có trọng lượng là bao nhiêu? b. Một người ở trên mặt trăng có trọng lượng là 120N . Hỏi ở mặt đất người đó có trọng lượng là bao nhiêu? Bài 9: Hai nhóm học sinh đang kéo co mạnh ngang nhau , bỗng nhiên một học sinh buông sợi dây. Em hãy mô tả và giải thích hiện tượng sảy ra sau đó. Bài 10: Quan sát sự rơi của chiếc lá và sự rơi của viên phấn. Em hãy cho biết chiếc lá và viên phấn rơi như thế nào? Sự rơi của chiếc lá có mâu thuẫn với trọng lực tác dụng vào nó không? CHỦ ĐỀ IV LỰC ĐÀN HỒI - LỰC KẾ, PHÉP ĐO LỰC. TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG. I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Lực đàn hồi. + Biến dạng đàn hồi:khi bị lực kéo( Ví dụ lực kéo của các quả nặng treo vào đầu của lò xo được treo trên giá) tác dụng vào thì lò xo bị biến dạng, chiều dài của nó tăng lên. Khi bỏ lực kéo đi( Bỏ các quả nặng đi) thì chiều dài của lò xo trở lại bằng chiều dài ban đầu của nó . Lò xo lại có hình dạng ban đầu. Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên gọi là biến dạng đàn hồi, lò xo được gọi là vật đàn hồi. + Lực lò xo tác dụng vào quả nặng khi treo vào lò xo gọi là lực đàn hồi. + Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì cường độ của lực đàn hồi càng lớn. Chú ý: - Nếu kéo lò xo bằng một lực quá mạnh thì lò xo bị mất tính đàn hồi . khi đó nếu thôi không kéo lò xo nữa thì chiều dài của lò xo không thể trở lại bằng chiều dài ban đầu của nó. - Tính đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào vật liệu làm lò xo. Thép và đồng thau đàn hồi rất tốt nên thường được dùng để làm lò xo. 10 [...]... ăn Tóm tắt: V= 1 l = 1 dm3 =0,001m3 m = 860 g =0, 86 kg d=? Lời giải Trọng lượng của vật đó là: P= 10.m = 0, 86 10 = 8 ,6 ( kg) Trọng lượng riêng của vật đó là: d= P 8, 6 = = 860 0 (N/m3) V 0, 001 B.Bài tập tự luyện Bài 1:Có một can nước mắm nguyên chất và một can nước mắm bị pha nước lã Hãy vận dụng những kiến thức đã học để xây dựng phương án thực nghiệm phát hiện 16 ra can nước mắm bị pha Biết rằng nước... 0 2 4 6 8 10 12 14 16 ( Phút) Nhiệt độ 20 30 40 50 60 70 80 80 80 0 ( c) a Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian Trên trục thời gian 1cm ứng với 2 phút Trên trục nhiệt độ 1cm ứng với 100c b Có hiện tượng gì xảy ra từ phút thứ 12 đến phút thứ 16 c Chất lỏng này có phải là nước không? Bài làm: a Đường biểu diễn: 35 Nhiệt độ(0c) 80 70 60 50 40 30 20 Thời gian 0 2 4 6 8 10 12 14 16 (phút)... theo thời gian của nước 8 đá đựng trong một cốc được đun nóng li n tục 4 a Có hiện tượng gì xảy ra trong 0 cốc trong khoảng thời gian: Thời gian + Từ phút thứ 0 đến phút thứ 2 -4 + Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6 0 2 4 6 8 (phút) + Từ phút thứ 6 đến phút thứ 8 33 b Trong khoảng thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 6 nước tồn tại ở thể nào? Bài 6: Quan sát nước đá lấy từtủ lạnh ra người ta thấy: - Nhiệt... nào?Giải thích? Bài 6: Tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài? Bài 7:Hãy cho biết tác dụng của mặt phẳng nghiêng khi nâng vật lên cao và khi di chuyển vật từ trên xuống Bài 8: Một mặt phẳng nghiêng dài 10m cao 2m và một mặt phẳng nghiêng khác dài 6m cao 1,8m Mặt phẳng nghiêng nào cho ta lợi về lực hơn? ( Tức là lực kéo vật lên nhỏ hơn) Bài 9: Để đưa vật lên cao 2m người ta dùng... vật lên cao 2m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 6m, lúc đó tốn một lực kéo là 60 N a Tính khối lượng của vật 20 b.Muốn lực kéo giảm một nửa thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài là bao nhiêu? Bài 10: Để đưa vật lên cao 1,6m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4 m thì tốn một lực F Nếu muốn đưa vật đó lên cao 2m mà vẫn tốn một lực F như trên thì ta phải dùng mặt phẳng... phút 0 thứ 20 -5 0 5 d Từ phút thứ 20 đến phút thứ 25? 10 15 20 25 (phút) Bài 2:Sau đây là bảng theo dõi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng được đun nóng li n tục Thời gian 0 2 4 6 8 10 12 14 16 (Phút) Nhiệt độ 30 40 50 60 70 80 90 100 100 36 ... một vật có khối lượng 20kg lên cao 6m bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài là 12m b.Với lực kéo có độ lớn như trên thì có thể kéo vật đó lên cao bao nhiêu mét bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài là 18m? Bài 12: Từ một tấm ván dài, người ta cắt thành hai tấm ván có chiều dài l1 và l2 Dùng một trong hai tấm ván này( Tấm dài l1 ) để đưa một vật nặng lên thùng xe có độ cao h1 thì lực kéo cần thiết là... l1 để đưa vật trên lên thùng xe có độ cao h2( h2 > h1) thì lực kéo F2 cần thiết so với F1 sẽ như F1 thế nào? h1 b.Nếu dùng tấm ván còn lại ( Tấm dài l2 ) để đưa vật nặng trên lên thùng xe có độ cao h2 thì lực kéo cần thiết nhỏ hơn F1 Hãy so sánh l2 với l1 Bài 13: Có hai mặt phẳng nghiêng, một mặt phẳng nghiêng dài 8m cao 1m và một mặt phẳng nghiêng khác dài 10m cao 2m Nếu muốn dùng lực kéo nhỏ thì... cố định B để nâng một vật nặng có trọng lượng là 2000N lên cao bằng một lực kéo có hướng từ trên xuống dưới a.Hãy vẽ sơ đồ của thiết bị b.Người đó phải dùng một lực kéo là bao nhiêu? c.Vật được đưa lên cao bao nhiêu m biết đầu dây dịch chuyển quãng đường là 12m Bài 4: Một người dùng Pa lăng ( Hình vẽ) để đưa một vật có trọng lượng là 560 N lên cao 10m a Người đó cần tác dụng một lực kéo là bao nhiêu?... Khi có sỏi có sỏi 1 m1= 76g 50cm3 78cm3 V1= D1= 3 3 2 m2= 67 g 50cm 76cm V2= D2= 3 3 3 m3= 85g 50cm 81 cm V3= D3= Dtb = Hãy tính thể tích và khối lượng riêng của sỏi trong 3 lần đo để điền vào bảng rồi tính giá trị trung bình của khối lượng riêng của sỏi Bài 5: Biết 10dm3cát có khối lượng là 15kg a Tính thể tích của 1 tấn cát b Tính trọng lượng của một đống cát 3m3 Bài 6: Một hộp sữa ông Thọ . lượng 860 g. Tính trọng lượng riêng của dầu ăn. Tóm tắt: V= 1 l = 1 dm 3 =0,001m 3 m = 860 g =0, 86 kg d=? Lời giải Trọng lượng của vật đó là: P= 10.m = 0, 86. . vật lên cao 2m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 6m, lúc đó tốn một lực kéo là 60 N. a. Tính khối lượng của vật. 1m 0,5m 2m 20 1m 0,6m 2m 0,3m