1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LỄ HỘI PHỦ GIÀY.doc

2 465 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 307 KB

Nội dung

LỄ HỘI PHỦ GIÀY Hội Phủ Giầy Là một lễ hội truyền thống của Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn bà chúa Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Giầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng. Thành ngữ có câu: Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ Cha là Trần Hưng Đạo, còn Mẹ chính là bà Chúa Liễu Hạnh. Truyền thuyết: Với nhiều lý lịch khác nhau, có truyền thuyết cho rằng Công chúa Liễu Hạnh là người có công góp phần tiêu diệt giẵc ngoại xâm thời Anh Tông (1557-1573), được truy phong là thần, được nhân dân tôn là Thánh Mẫu. Thựcchất đây là tàn dư tục thờ Mẫu đã được Đạo Giáo sử dụng. Nội dung: Nghi thức lớn và hấp dẫn là lễ rước kiệu Thánh Mẫu, sau là hội xếp người thành chữ. Trong các ngày hội có các trò khác như: hát chầu văn, tuồng, chèo, trống quân, đấu vật, múa võ, đánh cờ, chọi gà và các món ăn đẵc sản. Ghi chú: Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ ở nhiều nơi nhưng trung tâm vẫn là Phủ Giầy. Múa rồng và xếp chữ trong lễ hội Phủ Giày Hằng năm vào dịp xuân rực rỡ hoa đào, tại khu di tích lịch sử văn hóa kiến trúc Phủ Giày, thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đều mở lễ hội lớn, có múa rồng và xếp chữ trước phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát. Truyền thuyết kể rằng: Sau khi bà Phùng Thị Ngọc Đài, quê ở Thông Khê, huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản) được tuyển vào cung làm bạn trăm năm với chúa Trịnh, vào mùa bão lụt, bà đi cùng chúa Trịnh ra bờ đê sông Hồng. Đến đây bà gặp những người dân phu quê nhà. Họ đều gầy yếu, xanh xao, đói, rét. Động lòng thương xót, bà xin chúa Trịnh cho họ được về quê đắp đê, chống lụt ở quê nhà. Chúa Trịnh ưng thuận. Bà nói với dân phu đồng hương: "Khi các người về quê, nhớ xếp mai cuốc trước phủ thờ bà Liễu Hạnh, xưa ta đi lễ ở đó. Các người thắp hương lễ tạ hộ ta!". Trở về quê, đoàn dân phu làm theo lời bà. Rồi từ đó, vào ngày hội lễ, có Hội hoa trượng - xếp chữ ở trước phủ Tiên Hương và Vân Cát. Theo quy ước xưa, người được chọn làm tổng cờ chỉ huy Hội hoa trượng phải là người cùng quê hương với bà chúa Phùng Thị Ngọc Đài. Ngày nay, những người làm ra hạt lúa, củ khoai, giờ trở thành lão trượng, đốc cờ, tổng cờ, nhập vai diễn thuần thục trong múa rồng, xếp chữ. Ban tổ chức lễ hội cử một số cụ có đức, đẹp lão vào Ban khánh tiết, chỉ đạo múa rồng, xếp chữ. Các cụ râu tóc bạc phơ, quấn khăn, áo dài thêu bối tử ở ngực có hình lân, phượng, đi hài, ngồi trong phương du. Bên cạnh cụ trưởng Hội hoa trượng có anh cầm lọng che, anh cầm trống khẩu đứng hầu. Trên sân phủ, trai hội múa rồng đầu và bụng chít khăn vàng, áo quần mầu vàng, chân nẹp đen. Trai gái Hội hoa trượng bên phủ Tiên Hương mặc toàn mầu vàng rực rỡ như đàn chim hoàng yến. Trai gái Hội hoa trượng bên phủ Vân Cát mặc toàn mầu đỏ cờ. Rồng đực rực vàng, nẹp viền đỏ từ đầu tới đuôi. Rồng cái rực vàng, viền xanh. Cả hai rồng đều dài tới 27m, có 9 khúc, mỗi khúc 3m. Còn hoa trượng dùng cho hội xếp chữ là những sào nứa dài 3m, quấn giấy vàng, giấy đỏ thành nhiều khúc, mỗi khúc buộc gù ngũ sắc, bằng tơ cây dứa dại hay sợi nylon nhuộm mầu. Hội múa rồng xếp chữ hằng năm đều trải qua các bước: các bậc cao niên cho chữ xếp. Có năm xếp bốn chữ "Thiên hạ thái bình", được viết theo dạng Hán tự. Với bốn chữ, đội Hoa trượng phải xếp bốn lần, mỗi lần một chữ. Khai hội và kết thúc hội Hoa trượng - xếp chữ là những phút giờ bay lượn, múa chao của đôi rồng vàng rực rỡ, theo tiếng trống, tiếng thanh la dồn dập, nhặt, khoan trên sân phủ. Đôi rồng tiến lui, nhô cao, hạ thấp, lượn song song, vẽ vòng, rồng đực luồn dưới bụng rồng cái và ngược lại. Đôi rồng bay lượn múa chao với tất cả các phức điệu của mình. Điều rút ra được từ lễ hội này là sự gắn bó giữa lý tưởng và sáng tạo của nhân dân lao động, mang sức sống của mùa xuân đất nước, quê hương. Lễ hội với cảnh múa rồng độc đáo để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. . LỄ HỘI PHỦ GIÀY Hội Phủ Giầy Là một lễ hội truyền thống của Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào. vẫn là Phủ Giầy. Múa rồng và xếp chữ trong lễ hội Phủ Giày Hằng năm vào dịp xuân rực rỡ hoa đào, tại khu di tích lịch sử văn hóa kiến trúc Phủ Giày, thuộc

Ngày đăng: 09/10/2013, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w