HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ --- NGUYỄN THỊ OANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA ONG Anisopteromalus calandrae Howard KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHO TẠI TỈNH ĐỒNG
Trang 1HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-
NGUYỄN THỊ OANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
CỦA ONG Anisopteromalus calandrae (Howard)
KÝ SINH MỌT CÁNH CỨNG HẠI TRONG KHO TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Côn trùng học
Mã số: 9 42 01 06
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC
HÀ NỘI – 2020
Trang 2và Công nghệ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS Trần Ngọc Lân
2 GS TS Trương Xuân Lam
Phản biện 1:………
………
Phản biện 2: ………
………
Phản biện 3: ………
………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Vào hồi …… giờ … ’, ngày ….… tháng …… năm 20…
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tổn thất sau thu hoạch luôn là vấn đề được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới Nguyên nhân chính là do sâu mọt gây hại nông sản bảo quản trong kho Mỗi năm trên thế giới mức tổn thất về
lương thực khoảng 5 - 10% (Hodges et al., 2014) Ở Việt Nam mức
tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo dao động trong khoảng 11 - 13%, với ngô là 13 - 15% trong đó có khâu bảo quản (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, 2009) Theo tổ chức Hợp phần xử lý sau thu hoạch,
ở khu vực đồng bằng sông Hồng và các khu vực khác mức tổn thất đối
với lúa là 11,6% còn với ngô là 18 - 19%, riêng ở vùng ĐBSCL, mức
tổn thất lúa là 13,7% tổng sản lượng
Hiện nay ở Việt Nam, biện pháp chủ yếu được sử dụng là thuốc xông hơi như Phosphine diệt sâu mọt hại nông sản Thực tế, biện pháp này không thể tiêu diệt hoàn toàn những loài sâu mọt gây hại chính, mà lại có thể làm phát sinh tính kháng thuốc của chúng Bên cạnh đó, các hóa chất độc hại vừa tiêu diệt côn trùng có ích, vừa
để dư lượng hóa chất trong nông sản, không an toàn với môi trường
và đe dọa sức khỏe người tiêu dùng Trên thế giới, ở các nước phát triển đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các loài ký sinh thuộc bộ Cánh màng như là tác nhân kiểm soát sâu mọt thuộc bộ Cánh cứng gây hại nông sản bảo quản trong kho Riêng với giống
ong ký sinh Anisopteromalus ở Việt Nam chưa có công trình nghiên
cứu nào được công bố
Trước yêu cầu thực tiễn và khoa học như trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được thành phần loài thiên địch của côn trùng hại
nông sản trong kho tại tỉnh Đồng Tháp
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của ong ký sinh A
calandrae
- Đánh giá được khả năng khống chế mọt ngô (S zeamais) và
mọt thuốc lá (L serricorne) của ong ký sinh A calandrae trong điều
kiện phòng thí nghiệm.
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Luận án đã thống kê, cập nhật thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho ở tỉnh Đồng Tháp Cung cấp dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học, tập tính và
đặc điểm sinh thái của ong ký sinh A calandrae với vật chủ mọt
thuốc lá (L serricorne) Những dẫn liệu về khả năng khống chế mọt ngô (S zeamais) và mọt thuốc lá (L serricorne) cũng được đánh giá
trong luận án
Ý nghĩa thực tiễn: Các dẫn liệu thu được là cơ sở đề xuất biện pháp
sử dụng ong ký sinh A calandrae trong phòng trừ sâu mọt hại nông sản
trong kho tại tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Hầu như ở đâu có dự trữ và bảo quản nông sản, hàng hóa thì ở
đó xuất hiện các loài sinh vật gây hại Nhiều khi chỉ cần sau vài tuần, sinh vật gây hại đã phát triển thành quần thể có số lượng lớn và gây
ra những vụ cháy ngầm, tiêu hủy một phần hoặc hoàn toàn nông sản bảo quản trong kho (Bùi Công Hiển, 1995) Sự phá hại của côn trùng
Trang 5đối với nông sản bảo quản trước hết phải kể đến việc làm giảm phẩm chất hoặc phá hủy làm cho nông sản bảo quản bị giảm hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng (Bùi Công Hiển và Trần Huy Thọ, 2003) Trong nhiều trường hợp, thiệt hại có thể rất lớn và thậm chí là vô giá Đồng Tháp là một trong những tỉnh thuộc ĐBSCL với nhiều kho bảo quản, dự trữ các loại nông sản như lúa, gạo, ngô, đậu, v.v Hệ thống kho và chủng loại nông sản bảo quản của tỉnh Đồng Tháp đa dạng và phong phú là điều kiện thuận lợi cho sự lây lan và phát triển nhiều loài côn trùng gây hại Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam nói chung hay ở Đồng Tháp nói riêng chủ yếu sử dụng thuốc hóa học độc hại để phòng trừ, việc nghiên cứu côn trùng ký sinh các loài sâu hại trong kho bảo quản nông sản lại chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức Do vậy, nghiên cứu đặc
điểm sinh học, sinh thái của loài ong ký sinh A calandrae là cơ sở khoa
học cho việc áp dụng biện pháp phòng trừ sinh học Mục đích nghiên cứu
là hướng tới sử dụng thiên địch trong phòng trừ sâu hại nhằm đem lại nông sản an toàn cho người và động vật sử dụng
1.2 Những nghiên cứu trên thế giới
1.2.1 Nghiên cứu thành phần loài thiên địch của côn trùng trong kho
Một số nghiên cứu về thành phần loài thiên địch của côn trùng gây hại nông sản bảo quản trong kho Chẳng hạn Lebeck (1991) đã
thống kê có 22 loài thiên địch, Sedlacek et al (1998) ghi nhận có 7 loài ong ký sinh của côn trùng kho Với sự có mặt của loài A calandrae trong 9 loài ong ký sinh thuộc 4 họ (Encyrtidae,
Eulophidae, Bethylidae và Pteromalidae) cũng được Helbig (1998)
công bố ở miền Nam châu Phi Tại Thái Lan, Hayashi et al (2004)
đã thống kê có 29 loài bắt mồi và mô tả nhận dạng 19 loài ong ký sinh côn trùng hại nông sản trong kho
Trang 61.2.2 Nghiên cứu về ong ký sinh Anisopteromalus calandrae
1.2.2.1 Đặc điểm hình thái, sinh học mọt thuốc lá là vật chủ của ong
ký sinh A calandrae
Đặc điểm sinh học của mọt thuốc lá (L serricorne) cũng được
một số tác giả quan tâm nghiên cứu như Visarathanonth (1985), Ryan (1999) và Mahroof và Phillips (2008) Các tác giả đều khẳng định thời gian vòng đời cũng như sức đẻ trứng của mọt thay đổi tùy theo loại thức ăn
1.2.2.2 Đặc điểm hình thái ong ký sinh A calandrae
Đặc điểm hình thái loài ong ký sinh A calandrae được mô tả bởi các tác giả như Hayashi et al (2004), Baur et al (2014) Kết quả
đã đưa ra khóa định loại bằng hình vẽ và mô tả đặc điểm hình thái chi
tiết của giống ong Anisopteromalus
1.2.2.3 Tập tính của ong ký sinh A calandrae
Các công trình nghiên cứu sinh học tập tính của ong ký sinh A calandrae như tập tính ưa thích đẻ trứng ký sinh trên vật chủ có kích
thước lớn (thường sâu non tuổi 4) Tập tính tìm kiếm, châm chích và gây tê vật chủ để đẻ trứng Tập tính thăm dò vật chủ ở các độ sâu khác nhau của hạt như mức độ sâu 14,5 cm
1.2.2.4 Đặc điểm sinh học của ong ký sinh A calandrae
Những nghiên cứu về sinh học vòng đời và sinh sản của ong ký
sinh A calandrae cho thấy, thời gian trứng trung bình từ 1-1,5 ngày
Độ dài thời gian vòng đời của ong ký sinh A calandrae ngắn nhất là
11,4 ngày và dài nhất là 26,6 ngày tùy vào nhiệt độ, vật chủ sâu non và thức ăn bổ sung Số cá thể con một ong cái sinh ra trung bình từ 80,9 -
240 cá thể Tuổi thọ của ong dao động trung bình từ 9,6 - 26,6 ngày, tùy vào vật chủ tuổi thọ ong đực có khi chỉ từ 5,4 - 6,0 ngày
Trang 7Ngưỡng phát dục thấp nhất và tổng nhiệt hữu hiệu của ong ký
sinh A calandrae được xác định là 11,5°C và 263,2o/ngày
1.2.2.5 Đặc điểm sinh thái của ong ký sinh A calandrae
Nghiên cứu sinh thái loài ong ký sinh A calandrae được đánh giá như sự cạnh tranh của ong ký sinh A calandrae với các loài ong ký
sinh khác Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ vật chủ hay thức ăn bổ sung đến sự phát triển của ong ký sinh Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của ong ký sinh cũng cho thấy, chủ yếu có sự khác biệt về thời gian vòng đời của ong ở các mức nhiệt độ 20°C, 25°C, 30°C, tuy nhiên giữa mức nhiệt độ 30°C và 35°C không có sự khác biệt đáng kể
1.2.2.6 Khả năng kiểm soát sâu mọt của ong ký sinh A calandrae Các nghiên cứu cho rằng, ong ký sinh A calandrae có khả
năng khống chế tốt sự xuất hiện quần thể sâu mọt gây hại Tỷ lệ khống chế sâu mọt của ong đạt thấp nhất là 32,24% và cao nhất là
85% tùy theo loại hạt nông sản và hình thức bảo quản
1.3 Nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.1 Nghiên cứu thành phần loài thiên địch trong kho bảo quản nông sản
Việc nghiên cứu thành phần loài thiên địch của côn trùng cho đến nay ở Việt Nam còn hạn chế Một số tác giả quan tâm nghiên cứu như
Dương Minh Tú (2005), Trần Văn Hai và cs (2008), Nguyễn Quý
Dương (2010), Nguyễn Văn Dương và Khuất Đăng Long (2017) Các nghiên cứu chủ yếu điều tra thành phần loài chứ chưa nghiên cứu trên
từng đối tượng cụ thể như loài ong ký sinh A calandrae
1.3.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học mọt thuốc lá
Đặc điểm sinh học mọt thuốc lá gây hại trên thức ăn nuôi cá chưa có nghiên cứu nào được công bố Trước đây có nghiên cứu của
Trang 8Bùi Công Hiển (1995) về mọt thuốc lá trên thức ăn thuốc lá, ớt cay, gạo, lạc bảo quản
1.3.3 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, tập tính, sinh thái học và khả năng kiểm soát sâu mọt của ong ký sinh A calandrae
Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm sinh học, tập tính, đặc điểm sinh thái cũng như khả năng kiểm soát
sâu mọt gây hại nông sản trong kho của ong ký sinh A calandrae được công bố
Nhận xét chung các nghiên cứu ở Việt Nam
Nhìn chung tại Việt Nam các nghiên cứu về thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho đã được một số tác giả quan tâm như Dương Minh Tú (2005) ghi nhận 2 loài ở miền Bắc Việt Nam Tại Cần Thơ và An Giang có 2 loài được ghi nhận bởi
Trần Văn Hai và cs., 2008 Năm 2010 Nguyễn Quý Dương đã công
bố 7 loài thiên địch trên đậu đỗ ở Việt Nam trong đó có 3 loài ong ký sinh Nguyễn Văn Dương và Khuất Đăng Long (2017) ghi nhận 6 loài ong ký sinh trên ngô tại Sơn La Như vậy, các nghiên cứu về thiên địch của sâu hại nông sản trong kho còn rất hạn chế Các kết quả đã công bố chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu về thành phần loài
và sự bắt gặp trên một số loại nông sản mà chưa nghiên cứu từng đối tượng cụ thể, đặc biệt như đối với các loài ong ký sinh Nghiên cứu
về đặc điểm sinh học, một số tập tính, đặc điểm sinh thái cũng như
khả năng kiểm soát của ong ký sinh A calandrae trên sâu mọt bộ Cánh cứng hại nông sản trong kho ở Việt Nam chưa được đánh giá
Trang 9CHƯƠNG 2 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2018
Thời gian thu mẫu và khảo sát ngoài thực địa được thực hiện theo từng đợt (mỗi tháng một đợt), mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày thu mẫu tập trung,
từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016 Thời gian nghiên cứu thực
nghiệm trong phòng thí nghiệm từ năm 2016 đến năm 2018
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu của đề tài gồm các kho bảo quản nông sản của 4 huyện và 2 thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp như: huyện Cao Lãnh, huyện Thanh Bình, huyện Lấp Vò, huyện Châu Thành, thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc
Việc khảo sát và thu mẫu trong vùng nghiên cứu được tiến hành qua các đợt điều tra tại các kho bảo quản nông sản và thức ăn nuôi cá trong đó các kho là công ty chế biến thức ăn thủy sản chủ yếu tập trung tại thành phố Sa Đéc
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
❖ Đối tượng nghiên cứu
- Các loài thiên địch của côn trùng trong kho nông sản
- Ong ký sinh Anisopteromalus calandrae (Howard) thuộc họ
Pteromalidae, bộ Hymenoptera
❖ Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản sản trong kho bảo quản tại tỉnh Đồng Tháp Mô tả đặc điểm hình
Trang 10thái của ong ký sinh A calandrae Nghiên cứu sinh học, sinh thái học của ong ký sinh A calandrae được nuôi với vật chủ sâu non mọt
thuốc lá Thực nghiệm đánh giá khả năng khống chế mọt ngô và mọt
thuốc lá của ong ký sinh A calandrae trong phòng thí nghiệm.
2.3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra thành phần loài thiên địch của côn trùng
hại nông sản trong kho tại tỉnh Đồng Tháp
Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ký sinh A calandrae trong phòng thí nghiệm gồm:
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học mọt thuốc lá là vật chủ
của ong ký sinh A calandrae
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, một số tập tính và đặc điểm sinh thái của ong ký sinh A calandrae
Nội dung 3: Nghiên cứu khả năng khống chế mọt ngô (S zeamais) và mọt thuốc lá (L serricorne) của ong ký sinh A calandrae trong phòng thí nghiệm.
2.4 Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ thí nghiệm
2.4.1 Vật liệu nghiên cứu
- Thức ăn nuôi cá da trơn dạng viên (có đường kính 8 mm) được chế biến tổng hợp từ các nguyên liệu gồm cám gạo, gạo tấm, ngô hạt, đậu nành, hạt lúa mì, … và một số chất cần thiết khác
- Hạt đậu trắng (Vigna unguiculata), hạt ngô (Zea mays)
- Các loại hạt trước khi làm thí nghiệm đều được sấy ở nhiệt
độ 60oC trong 2 giờ
- Một số loài mọt Cánh cứng là vật chủ của ong ký sinh A calandrae như mọt thuốc lá (L serricorne) thuộc họ Anobiidae, mọt
Trang 11ngô (S zeamais) thuộc họ Curculionidae và mọt đậu đỏ (C maculatus) thuộc họ Bruchidae.
2.4.2 Dụng cụ, thiết bị, hóa chất thí nghiệm
- Xiên lấy mẫu, rây sàng côn trùng, vợt côn trùng, đèn pin
- Hộp nuôi côn trùng các cỡ: loại hộp nhựa dài 17 cm rộng
13 cm cao 7 cm; loại cao 20 cm đường kính 14 cm; loại cao 19
cm đường kính 13 cm; loại đường kính dưới 9 cm cao 7 cm và đường kính trên 12 cm
- Đĩa Petri đường kính 8 cm
- Thùng giấy carton (dài 45 cm rộng 28 cm cao 22 cm)
- Túi polyethylene loại mềm (kích thước dài 55 cm, rộng 36 cm)
- Vải màn 2 loại đường kính lỗ của vải < 0,01 mm và từ 0,40 đến 1,20 mm
- Kính lúp soi nổi có gắn camera độ phóng đại 70 lần; kính hiển vi có gắn camera độ phóng đại 1000 lần Meiji Techno DK3000 (Nhật Bản) với phần mềm chụp và đo kích thước mẫu vật Lumenera INFINITY1-3C (Canada) Máy chụp ảnh Sony DSC W-800 20.1 Mega Tủ sấy Memmert UN55 (Đức), tủ định ôn 53 lít Sanyo MIR153 (Nhật), máy đo thủy phần hạt MD-7822 (Mỹ), ẩm kế tự ghi HTC-2 (Trung Quốc)
- Và các dụng cụ khác
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Điều tra thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho
Điều tra thành phần loài thiên địch trong kho được tiến hành theo 2 cách:
Trang 12- Điều tra thành phần thiên địch của côn trùng hại trong kho nông sản được thực hiện phương pháp điều tra kiểm dịch thực vật
“TCVN 4731-89” Các loài thiên địch sử dụng các dụng cụ như ống nghiệm, vợt, hộp đựng mẫu thu trực tiếp
- Các mẫu nông sản thu được mang về phòng thí nghiệm tiến hành nuôi riêng rẽ trong các hộp nhựa đậy bằng vải màn thông gió, ghi chép đầy đủ thông tin (thời gian, địa điểm thu mẫu, ) Sau đó tiếp tục theo dõi cho đến khi trưởng thành của các loài thiên địch vũ hóa Thu bắt trưởng thành, ghi nhận kết hợp với điều tra trực tiếp ở các kho để giám định và bảo quản Các mẫu thiên địch thu được được
để trong ống nghiệm chứa dung dịch cồn 70% để phân tích định loại Định loại các loài thiên địch theo các tài liệu của Graham (1969), Yoshimoto (1984), Janzon (1986), Boucek và Rasplus
(1991), Noyes (2003), Hayashi et al (2004), Lim et al (2007), Baur
et al (2014) và Fayaz et al (2016)
Định loại các loài côn trùng vật chủ của ong ký sinh gồm mọt
thuốc lá (L serricorne), mọt ngô (S zeamais) và mọt đậu đỏ (C maculatus) dựa theo tài liệu của Haines (1991), Bùi Công Hiển
Trang 132.5.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong
ký sinh A calandrae
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của ong ký sinh A calandrae dựa
trên cơ sở mô tả họ Pteromalidae của Graham (1969), Yoshimoto (1984),
Hayashi et al (2004), Sureshan (2007), Janzon (1986), Baur et al (2014)
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, tập tính, sinh thái học của ong
ký sinh A calandrae
2.5.3 Nghiên cứu khả năng khống chế sâu mọt của ong ký sinh A calandrae
Nghiên cứu khả năng kiểm soát sâu mọt của ong ký sinh dựa theo
phương pháp của Chaisaeng (2007) và Visarathanonth et al (2010)
2.5.4 Phương pháp xử lý hình ảnh, số liệu
Các thí nghiệm được quan sát dưới kính lúp soi nổi có gắn camera với độ phóng đại 70 lần và kính hiển vi có gắn camera độ phóng đại 1.000 lần Meiji Techno DK3000 (Japan) Đo kích thước mẫu vật, chụp và xử lý hình ảnh, đặt thước tỷ lệ sử dụng phần mềm Lumenera INFINITY1-3C (Canada)
Các số liệu thống kê được xử lý bằng excel và phần mềm SPSS
phiên bản 22 với mức độ tin cậy là 95% từ phân tích Duncan test
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho ở tỉnh Đồng Tháp
3.1.1 Thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho
Kết quả khảo sát đã xác định được 13 loài thiên địch của côn trùng gây hại thuộc 10 họ, ở 5 bộ trong 12 tháng Trong đó có 5 loài bắt mồi ăn
Trang 14thịt là Tyrophagus putrescentiae thuộc bộ Ve bét (Acarina), Forficula auricularia thuộc bộ Cánh da (Dermaptera), 2 loài bọ xít (Xylocoris flavipes và Amphibolus venator) thuộc bộ Cánh nửa (Heteroptera) và 1 loài là Chelifer cancroides thuộc bộ Bọ cạp giả (Pseudoscorpionida) và 8
loài ong ký sinh thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera)
3.1.2 Tỷ lệ bắt gặp các loài thiên địch theo chủng loại nông sản trong kho
Kết quả điều tra cho thấy, trên thóc, gạo và hạt lúa mì đều có
11 loài thiên địch Ở thức ăn nuôi cá 10 loài, trên ngô có 9 loài Ở đậu ghi nhận 8 loài, trên cám gạo có 6 loài và trên chủng loại sắn chỉ
có 2 loài
Trong 7 chủng loại nông sản và thức ăn nuôi cá thì ong ký sinh
A calandrae được bắt gặp trên 5 chủng loại và đều xuất hiện với tỷ
là 4,23 ± 0,82 ngày, tuổi thọ trưởng thành dao động 33 - 53 ngày
(nhiệt độ 30 ± 1,07oC, độ ẩm 74,64 ± 3,17%)
3.2.2 Đặc điểm hình thái ong ký sinh A calandrae
Toàn bộ cơ thể ong ký sinh A calandrae có màu xanh đen,
riêng con đực (đốt bụng thứ 2, 3, 4) có màu trắng sữa hoặc màu vàng
đục Phát triển ký sinh ở vật chủ sâu non mọt thuốc lá, con cái A