1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ke hoạch chung chuyen mon

11 335 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

KẾ HOẠCH CHUNG CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN A/ Phân công chủ nhiệm và điều tra ban đầu. STT Tên lớp GV chủ nhiệm Sĩ số TS Nữ 1 9A Nguyễn Thị Xanh 34 19 2 9B Lê Thanh Hải 37 18 3 9C Nguyễn Hải Yến 35 18 4 8A Phan Kim Liên 44 19 5 8B Nguyễn Thị Hải 44 18 6 7A Nguyễn Thu Hoà 40 23 7 7B Nguyễn Thị Thu Hoà 42 17 8 6A Nguyễn Thị Tuyết Mai 35 19 9 6B Nguyễn Thị Thuý 33 12 10 6C Nguyễn Thị Thương 31 10 * Phân công chuyên môn. TT Họ Và Tên KN Phân công chuyên môn Số Tiết 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 B/ Các căn cứ để xây dựng kế hoạch. - Kế hoạch của trường THCS Yên Thọ năm học 2009 - 2010 - Các hướng dẫn hoạt động chuyên môn của Bộ Giáo dục đào tạo ;Sở GD&ĐT Tỉnh Quảng Ninh và các văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên môn của phòng GD&ĐT Đông Triều → Trường THCS Yên Thọ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học như sau: I/ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI. I.1/ Nhiệm vụ chung. I.1.1/ Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. I.1.2/ Tăng cường nền nếp, kỷ cương trong quản lý và dạy học; Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục; triển khai thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2010 I.1.3/ Tăng cường kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục trường học. Thực hiện Thông tư số 09/2009/TT – BGDĐT ngày 07/5/2009 và quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện 3 công khai; 4 kiểm tra; đẩy mạnh công tác tự đánh giá và tăng cường đánh giá đối với các cơ sở giáo dục trung học. I.1.4/ Tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và xây dựng các cơ sở giáo dục trung học theo hướng chuẩn hoá: Xây dựng chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và tiến hành đánh giá Hiệu trưởng, đánh giá Giáo viên theo chuẩn; Đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia; phát triển hiện đại hoá trường THPT chuyên. I.1.5/ Củng cố, giữ vững và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở nơi có điều kiện. I.2 Nhiệm vụ cụ thể. I.2.1. Những công việc trọng tâm cần tạo chuyển biến trong năm học. - Cần tạo chuyến biến mạnh về nâng cao chất lượng dạy và học; đổi mới kiểm tra đánh giá; tỷ lệ học sinh lớp 9 thi đỗ vào các trường THPT Hoàng Hoa Th¸m và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài, giảng dạy, học tập. I.2.2. Mục tiêu kế hoạch. - Mục tiêu chung: Cần tạo chuyển biến rõ rệt về các vấn đề sau: */ Phấn đấu duy trì và củng cố vững chắc kỷ cương, nền nếp chuyên môn. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Giữ vững tỷ lệ tốt nghiệp, số lượng học sinh giỏi các cấp. Sử dụng có hiệu quả cao các trang thiết bị dạy học. */ Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng học sinh đại trà, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém. Đặc biệt lưu ý đến chất lượng môn Văn, Toán các khối lớp và chất lượng học sinh khối lớp 9. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. */ Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn. Duy trì vững chắc lề lối và đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp, phấn đấu đến cuối năm học 70% giáo viên có tay nnghề giỏi từ cấp Huyện trở lên , trong đó 20% giỏi cấp tỉnh không có giáo viên cyếu về chuyên môn. */ Ứng dụng CNTT trong soạn bài, giảng dạy và làm các loại hồ sơ. I.2.3. Mục tiêu cụ thể: - Duy trì số lượng: */ Tổng số lớp : 10 ( Khối 6: 3lớp, khối7: 2lớp, khối 8: 2 lớp, Khối 9: 3 lớp. */ Tổng số học sinh: 373 ( Khối 6:99, khối 7: 82, khối 8: 88, Khối 9:106 ) Phấn đấu không có học sinh bỏ học, tỷ lệ chuyên cần đạt 99,8% trở lên. - Chất lương đội ngũ giáo viên, thi đua: */ Xếp loại giáo viên: Đạo đức tốt: 100%. Gia đình văn hoá: 100%. Chuyên môn: Giỏi: 12 - Tỷ lệ: 35%. Khá: 14 - Tỷ lệ: 45%. TB : 3 - Tỷ lệ: 8,7%. */ Số chuyên đề BDGV: Cấp tổ: 4; Cấp trường: 2 (mỗi tổ CM thực hiện 2 CĐ). */ Số SKKN + Đề tài : 8. Trong đó cấp Huyện 8; cấp tỉnh: 0 */ Mỗi GV có ít nhất 01 đồ dùng dạy học tự làm có chất lượng và dùng được lâu dài. */ Hồ sơ chuyên môn: XL A: 25; XL B: 4; XL C: 0. II/ NHỮNG BIỆN PHÁP CHÍNH II.1/ Thực hiện chương trình kế hoạch dạy học. - Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học và quy định biên chế năm học của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Tổ chức khai giảng, thực học, sơ kết học kỳ, tổng kết, xét tốt nghệp . đúng lịch. Tổ chức dạy học tự chọn theo hướng dẫn của Bộ GD - ĐT. Dạy tự chọn các môn Toán, Ngữ văn cho lớp 9,,.7,6 theo chủ đề bám sát. Xây dựng kế hoạch, lịch chương trình chi tiết cho học kì và cả năm. Dạy ngoại khoá - Thực hiện đủ, đúng chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đưa nội dung hoạt động NGLL, hướng nghiệp tích hợp và các bộ môn khác. - Tổ chức cho học sinh lớp 8,9 học nghề phổ thông 2009 trong học kì I năm học - Về dạy thêm , học thêm: Theo nhu cầu của phụ huynh học sinh. Lập kế hoạch và phân công cụ thể. Tổ chức, quản lý theo đúng nguyên tắc, quy định của Bộ GD, Sở GD và phòng GD & ĐT. II. 2/ Thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn: * Hệ thống hồ sơ. II.2.1/ Đối với cán bộ, giáo viên: II.2.1.1/ Giáo án: Phải đảm bảo các yêu cầu sau. - Phải soạn mới trước khi lên lớp 1 tuần (không được sử dụng giáo án cũ), theo quy định của phòng GD. Bài soạn đảm bảo đạt chuẩn về mặt kiến thức, kĩ năng, đúng nội dung và chương trình, phù hợp với đặc trưng bộ môn, đảm bảo yêu cầu về đổi mới phương pháp. Đối với các môn có tổ chức thi HS giỏi các cấp ; phải hoàn thiện tiến trình bài giảng theo chương trình, có nâng cao, bổ trợ kiến thức phù hợp với đối tượng HS và yêu cầu cụ thể đối với các em trong đội tuyển. Đặc biệt chú ý tính định hướng về nội dung thi học sinh giỏi khi bồi dưỡng HS 6;7; 8 có liên quan đến nội dung thi của khối 9 và nhất là thi vào THPT. - Có vở soạn và vở giải bài tập nâng cao khi tham gia bồi dưỡng HS. II.2.1.2/ Sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần: - Phải hoàn thành ngay vào tiết 1 thứ hai hàng tuần, đúng tiến độ, đúng phân phối chương trình. hàng tuần phải nộp về chuyên môn thứ 2 và lấy lại báo giảng vào thứ 7 hàng tuần II.2.1.3/ Sổ dự giờ : - Sổ dự giờ phải ghi dầy đủ nội dung, có nhận xét đánh giá từng phần và nhận xét xếp loại, rút kinh nghiệm ngay sau tiết dự, đảm bảo hiệu quả trong khi rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp và nâng cao hiệu quả bồi dưỡng của bản thân . - Phải cho điểm xếp loại tiết đi dự theo thang điểm 20 II.2.1.4/ Sổ chủ nhiệm (đối với GVCN) : - Phải thực hiện đầy đủ các nội dung trong sổ, sử dung và cập nhật thông tin thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, phát huy tác dụng trong giáo dục đạo đức, ý thức học tập của HS. Chú trọng các biện pháp GD với các đối tượng HS, dặc biệt HS chưa ngoan, yếu kém về học tập. II.2.1.5/ Sổ điểm cá nhân: - Cập nhật điểm thường xuyên, đúng tiến độ, sửa điểm đúng quy định. - không được chữa điểm sai qui định - Báo điểm về bộ phận tổng hợp cập nhập điểm vào sổ liên lạc điện tử theo tuần II.2.1.6/ Sổ bồi dưỡng chuyên môn: - Ghi chép nội dung kiến thức, phương pháp dạy học của bộ môn; rút kinh nghiệm bài dạy; . - có sổ tự bồi dưỡng c/m và tích luỹ kiến thức II.2.1.7/ Sổ ghi chép: - Ghi nội dung các cuộc họp và công việc liên quan. - Ghi tên , số các công văn về chuyên môn . mà BGH đã triển khai. II.3/ Đối với tổ chuyên môn : II.3.1/ Kế hoạch hoạt động: - Do tổ trưởng lập, xây dựng và cụ thể hoá từ kế hoạch chung của nhà trường, triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ. II.3.2/ Sổ ghi chép hoạt động của tổ: - Ghi chép chi tiết nội dung các cuộc họp, sinh hoạt bồi dưỡng CM và nghiệp vụ, công tác kiểm tra của tổ trưởng. - Sổ kí duyệt giáo án và có đánh giá nhận xét từng thành viên trong tổ - Sổ theo dõi dạy thay và thanh toán cho tổ II.3.3/ Sổ kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn: - Lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra GV ngay từ đầu năm học và thông báo với GV; ghi đầy đủ, rõ ràng nội dung và kết quả kiểm tra, thanh tra của từng GV trong tổ. II.4/ Thực hiện đúng các Quy định về dự giờ dạy và kiểm tra, đánh giá. II.4.1/ BGH: - Kiểm tra hồ sơ, dự giờ GV trong 1 học kỳ ít nhất 2 lần/GV II.4.2/ GV: - Mỗi GV phải bố trí dự giờ đồng nghiệp ít nhất 1 tiết/tuần, cả năm dự ít nhất 30 tiết (tính cả các tiết hội thi GVDG cấp trường). Có biện pháp khắc phục triệt để những khuyết điểm sau kiểm tra, thanh tra. GV phải tham gia góp ý kiến, rút kinh nghiệm giờ dạy của đồng nghiệp một cách tích cực, chú trọng giúp đỡ GV còn hạn chế tiến bộ. II.4.3. Kiểm tra, chấm chữa bài, cho điểm, đánh giá HS: - Tích cực hưởng ứng và thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp" - Phải thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra cho điểm theo yêu cầu về tiến độ thời gian và đúng quy định. Không lấy điểm kiểm tra 15’ thay thế cho điểm kiểm tra miệng hay 1 tiết. Cho điểm vào sổ cái và sổ cá nhân ngay sau khi trả bài kiểm tra. Thực hiện chính xác các quy định cho điểm của các môn học. Kiểm tra thường xuyên vở ghi, vở bài tập, vở soạn bài của học sinh. - Kiểm tra từ 1 tiết trở lên phải có ma trận, đề kiểm tra và đáp án ra đề chẵn lẻ, tỷ lệ hợp lý giữa trắc nghiệm – tự luận ở từng môn và nộp trước khi kiểm tra 3 ngày cho người duyệt. Bố trí kiểm tra song song giữa các lớp trong cùng khối đối với các môn Toán, Ngữ văn. Các môn không bố trí kiểm tra song song cùng khối, nếu kiểm tra khác ngày phải có đề riêng cho từng lớp. Trả bài kiểm tra cho HS không quá 1 tuần đối với bài dưới 1 tiết, không quá 2 tuần đối với bài KTra 1 tiết trở lên và ghi điểm vào sổ ngay tại lớp học (các môn có tiết trả bài KTra thì thực hiện như PPCT). Khi chấm phải chữa bài, sửa lỗi, ghi lời phê và làm tròn điểm đúng quy định. Bài kiểm tra 1 tiết sau khi trả, GV thu lại và lưu giữ để nhà trường kiểm tra khi cần. Bài kiểm tra học kỳ sau khi trả, GV thu lại và nộp về nhà trường để lưu giữ, kiểm tra khi cần. - Khi coi kiểm tra giáo viên phải thực hiện nghiêm túc các quy định: Không làm việc riêng, không gây tâm lí quá căng thẳng đối với HS. Nhắc nhở ý thức làm bài nghiêm túc và có biện pháp ngăn ngừa ngay từ đầu tiết, không để xảy ra hiện tượng vi phạm rồi mới xử lý. - Công tác đánh giá HS đảm bảo đúng thực chất đúng quy chế 40: GV dạy nhóm ngang cần chú ý thống nhất cao về đáp án, biểu điểm để tránh tình trạng chấm điểm không bình đẳng giữa các lớp của cùng một môn, của nhiều giáo viên cùng giảng dạy. - Quản lý điểm, cập nhật điểm kết quả học sinh trên máy vi tính. III/ Thực hiện giờ giấc, nề nếp chuyên môn, thực hiện kỷ luật lao động: - Chấp hành nghiêm túc phân công nhiệm vụ chuyên môn và các nhiệm vụ khác. Thực hiện nghiêm túc giờ giấc ra vào lớp và chế độ hội họp. Giáo viên phải có mặt trước lớp học từ 5 phút để chuẩn bị điều kiện và tâm thế cho tiết dạy và dạy đủ 45 phút/tiết. Giáo viên có tiết đầu phải chịu trách nhiệm về nền nếp giờ truy bài. Giáo viên có tiết 2 phải đôn đốc và quản lý HS thực hiện giờ TDGG. Giáo viên có tiết cuối phải giám sát HS đóng cửa, tắt điện, tắt quạt và quản lý HS thời gian cuối giờ, ngăn chặn hiện tượng tụ tập và xử lý hiện tượng bất thường có thể xẩy ra. Tất cả CB, GV, NV phải có trách nhiệm uốn nắn giáo dục khi phát hiện các vi phạm của HS ở mọi lúc, mọi nơi. - Giáo viên nghỉ có lý do đột xuất phải báo trước giờ truy bài. Nghỉ ốm từ 3 ngày trở lên phải có giấy chứng nhận của bệnh viện để chuyển lương sang bảo hiểm và phải có đủ hồ sơ, giáo án, SGK, SGV gửi lên trường trước gìơ truy bài hoặc có báo cáo và gửi hồ sơ trước một ngày. Giáo viên đi công tác cũng phải thực hiện quy định trên. Nếu vi phạm nhà trường không bố trí dạy thay, coi giờ trống đó là do giáo viên vi phạm nền nếp chuyên môn. H. Trưởng giải quyết 1 ngày, quá 1 ngày phải xin phép phòng GD. - Giáo viên bộ môn phải chịu trách nhiệm về nề nếp của học sinh trong tiết dạy của mình và phải có biện pháp uốn nắn những vi phạm trong giờ, đôn đốc học sinh học bài và làm bài của bộ môn mình phụ trách, không được đổ lỗi cho khách quan và cho học sinh do hạn chế về năng lực của chính bản thân mình. Có trách nhiệm bàn bạc với giáo viên chủ nhiệm để thống nhất hướng khắc phục những tồn tại và đánh giá chính xác nền nếp giờ dạy. Phải quản lý học sinh trong giờ có hiệu quả, không được để xảy ra tình trạng quản lý kém hiệu lực làm ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn cũng như làm ảnh hưởng đến giờ học của các lớp khác. IV/ Nâng cao trách nhiệm về chất lượng, bồi dưỡng HS : - Kiểm tra chất lượng đầu năm: Sử dụng kết quả khảo sát để phân loại ngay HS và có kế hoạch phụ đạo, BD, đặc biệt HS yếu kém, HS mới vào lớp 6, HS lớp 9. - Trách nhiệm về chất lượng: GV đăng ký và chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng bộ môn do mình đảm nhiệm. Lấy hiệu quả công việc và chất lượng cuối mỗi học kỳ và cả năm làm thước đo đánh giá xếp loại GV cuối năm. GVCN đăng ký và chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục, nề nếp HS lớp mình. - Bồi dưỡng HS : + BDHSG: Tập trung ở các môn Toán , văn , TanhTổ chuyên môn phân công GV BDHSG và triển khai thực hiện ngay từ đầu tháng 9/2009. BGH quyết định về số lượng, đối tượng HS ở từng môn. + BD HS yếu kém: Tập trung ở các môn Ngữ văn, Toán, N.ngữ, Hoá, Lý GV bồi dưỡng do tổ CM phân công. Tổ chức học vào các buổi chiều và triển khai thực hiện ngay từ trung tuần tháng 9/2009. Cách thức tổ chức: GV được phân công phụ đạo học sinh căn cứ vào tình hình cụ thể của môn học, có biện pháp cụ thể triển khai thực hiện theo các hướng sau: *) Lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy lớp cuối cấp. *) Tăng cường trách nhiệm của giáo viên trong giờ dạy chính khoá đảm bảo truyền đạt đủ, chính xác, nội dung kiến thức theo hướng tích cực đổi mới về phương pháp giảng dạy.Tạo môi trường học tập thân thiện đối với học sinh. Động viên, khích lệ học sinh học tập tích cực. Bồi dưỡng HS yếu kém ngay trong từng giờ học chính khoá (nội dung bồi dưỡng được ghi bổ sung vào giáo án). Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học ở nhà. *) Sử dụng các giờ học tự chọn (đối với môn Toán, Văn), tăng cường tập trung vào đối tượng học sinh cần phụ đạo. Yêu cầu: Lên kế hoạch, nội dung bồi dưỡng, duyệt với nhà trường. Có bài soạn đầy đủ, trong bài soạn có có nội dung cần củng cố những kiến thức học sinh còn hạn chế, lên lớp đúng giờ, giảng dạy và học tập có hiệu quả, tiến hành kiểm tra, cho điểm, đánh giá kết quả của từng học sinh. * Quy định về dạy tích hợp một số nội dung ở các môn: triển khai thực hiện theo HD của phòng GD&DDT. * Quy định về giáo dục địa phương: Thực hiện theo công văn 904/GDTrPT của Sở GD&ĐT V/ Xây dựng nề nếp cho học sinh : - Tích cực hưởng ứng và thực hiện cuộc vận động trong ngành GD&ĐT. - Nâng cao nhận thức của học sinh trong việc tự giác thực hiện nhiệm vụ, phấn đấu để đại đa số học sinh ý thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong học tập và tu dưỡng. - Tổ chức các hoạt động theo đúng kế hoạch, tăng cường khâu tự kiểm tra của học sinh thông qua các hoạt động cờ đỏ, trực tuần. - Yêu cầu HS toàn trường thực hiện tốt những quy định cụ thể sau: + Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, trật tự. Thực hiện có hiệu quả giờ truy bài, giờ TDGG. Xây dựng nội dung sinh hoạt ngoại khoá phong phú, bổ ích có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, lối sống cho học sinh. Đặc biệt chú trọng hiệu quả nâng cao nhận thức tự khẳng định mình của học sinh. + 100% HS trong trường có đủ đồ dùng học tập, SGK, vở ghi bài theo quy định, có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp. + Trang phục gọn gàng, giản dị và nghiêm túc, đúng quy định của trường và Điều lệ trường PT. + Không nói tục, chửi bậy. Lễ phép chào hỏi người trên, các thày cô giáo với thái độ nghiêm túc. Không vi phạm điều cấm đối với học sinh. + Rèn luyện cho học sinh nề nếp nghiêm túc trong kiểm tra thi cử, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm. Học sinh phải xác định được động cơ học tập là: Học để lo cho chính quyền lợi của cá mình và gia đình mình. + Có ý thức bảo vệ của công: Không viết, vẽ bậy, bôi bẩn lên bàn ghế, tường nhà. Bảo quản và sử dụng tài sản, lớp học, trường học đúng quy định: Làm hỏng phải sửa, mất phải đền, giữ gìn cửa kính, cửa sổ cẩn thận, tránh để xảy ra vỡ, hỏng. Không làm gì ảnh đến cây xanh và bồn hoa. + Sử dụng nhà vệ sinh đúng quy định, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Tiết kiệm khi sử dụng điện, nước. Ra khỏi lớp phải cài cửa sổ, tắt quạt, tắt điện thắp sáng. + Không leo trèo tường rào, cây cối, cổng trường và những khu vực có khả năng gây nguy hiểm. + Quan hệ bạn bè phải lành mạnh, trong sáng. Không được rủ rê, lôi kéo HS trường ngoài đến có hành vi làm ảnh hưởng tình hình trật tự trong và ngoài nhà trường, làm ảnh hưởng đến kết quả tu dưỡng của bản thân, của bạn bè và của học sinh trường khác. Không giao du với những phần tử ham chơi, lười học. Không ngộ nhận về tình cảm giữa các bạn khác giới, tự cho là mình đã đủ lớn để có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về tình cảm để hiện tượng đó chi phối và phân tán tư tưởng, ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như nhân cách bản thân. Phấn đấu để: Học sinh được “Học thật, kiểm tra thật, kết quả thật, thành tích thật”. VI/ Hoạt động của tổ chuyên môn : - Xây dựng các tổ chuyên môn vững mạnh đảm bảo: Tổ chức các hoạt động thiết thực, giáo viên cốt cán pháp huy được vai trò, tạo môi trường để giáo viên được bồi dưỡng, rèn luyện. - Tiếp tục triển khai thực hiện chuyện đề “Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn” của phòng GD&ĐT. Các tổ chuyên môn căn cứ vào tình hình thực tế và bám sát vào kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động một cách chi tiết, cụ thể có tính khả thi. Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng giáo viên, từng khối lớp đúng với tình hình thực tế và khả năng của học sinh. Xây dựng biện pháp thực hiện của từng bộ môn chi tiết, phù hợp. - Lên nội dung sinh hoạt chuyên môn hàng tuần chi tiết, đẩy mạnh tác dụng của hoạt động nhóm ngang. - Xây dựng các chuyên đề đối với từng bộ môn một cách hợp lý, có hiệu quả. Mỗi tổ phải thực hiện ít nhất một chuyên đề cấp trường và 1 chuyên đề cấp tổ. - Xây dựng biện pháp giúp đỡ giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, phân công cụ thể giáo viên vững về chuyên môn giúp đỡ giáo viên còn hạn chế về năng lực nghiệp vụ. - Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém cho từng khối lớp một cách chi tiết, thực hiện từ tuần 3 tháng 9/2008. VII/ Công tác bồi dưỡng giáo viên. - Chỉ đạo tốt việc thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình môn học, các tài liệu hướng dẫn đổi mới PPDH, các nội dung bồi dưỡng hè, BDTX vào dạy học ở tất cả các khâu ở từng đối tượng học sinh Lấy hiệu quả giờ dạy làm thước đo đánh giá giờ dạy. [...]... đăng ký đi học nâng cao trình độ tiêu chuẩn, đạt chuẩn - Tăng cường kiểm tra, đặc biệt quan tâm đến giáo viên còn hạn chế và những hồ sơ kém chất lượng, nhằm nâng cao tác dụng bồi dưỡng giáo viên Có kế hoạch xây dựng điển hình trong công tác bồi dưỡng giáo viên Nhận xét, đánh giá, xếp loại thi đua giáo viên một cách công bằng, công khai, khách quan, dân chủ đúng với trách nhiệm và hiệu quả công việc . II.3/ Đối với tổ chuyên môn : II.3.1/ Kế hoạch hoạt động: - Do tổ trưởng lập, xây dựng và cụ thể hoá từ kế hoạch chung của nhà trường, triển khai thực hiện. Tiết 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 B/ Các căn cứ để xây dựng kế hoạch. - Kế hoạch của trường THCS Yên Thọ năm học 2009 - 2010 - Các hướng dẫn hoạt

Ngày đăng: 09/10/2013, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w