1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quá trinh dệt nhuộm nhà máy nam định

36 104 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 418,71 KB

Nội dung

Vì vậy, trong đồ án này sẽ trình bày các biện pháp giảm thiểu chất thải ngaytrong quá trình sản xuất thông qua việc tìm hiểu, phân tích chất thải các công đoạn sảnxuất của nhà máy dệt nh

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành dệt nhuộm đã phát triển từ rất lâu trên thế giới nhưng chỉ mới hình thành

và phát triển hơn 100 năm tại nước ta Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổimới, mở cửa thị trường của Việt Nam mà số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcdần một tăng không chỉ doanh nghiệp nhà nước mà còn doanh nghiệp tư nhân, nướcngoài Ngành dệt may nói chung thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm

và phù hợp với nước đang phát triển như nước ta Trong thời đại hội nhập hiện nay,muốn xuất khẩu đi sang các quốc gia khác thì phải đáp ứng được nhiều tiêu chuẩnkhác nhau Tiêu chuẩn Greentrade Barrier – tiêu chuẩn thương mại xanh cũng chính

là một rào cản thương mại xanh Rào cản thương mại xanh được áp dụng với hàngmay mặc là đòi hỏi các sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định,

an toàn đối với sức khỏe người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuấtbắt buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ Việc áp dụng rào cản thương mại xanh là mộtthách thức, trỏ ngại lớn, đối với tất cả các nhà sản xuất

Vì vậy, trong đồ án này sẽ trình bày các biện pháp giảm thiểu chất thải ngaytrong quá trình sản xuất thông qua việc tìm hiểu, phân tích chất thải các công đoạn sảnxuất của nhà máy dệt nhuộm Nam Định

Để hoàn thành đồ án môn học này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến côgiáo Võ Thị Lệ Hà, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn và giúp

đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án này

Trang 3

NỘI DUNG

Chương I.Tổng quan về ngành dệt nhuộm ở Việt Nam

I.1.Lịch sử phát triển ngành dệt nhuộm ở Việt Nam

Hiện nay thì ngành dệt may là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dâncủa Việt Nam Ngành được xem là quá trình biến đổi tái sinh hay tổng hợp thànhthành sợi, vải, và chuyển sợi, vải đó thành quần áo, đồ dùng và vải vóc gia dụng Đểtạo được thành vải thì từ nguyên liệu thô phải trải qua 3 bước chính: sản xuất sợi,sảnxuất vải và xử lý vải Và nhuộm vải là 1 khâu nằm trong bước xử lý vải Như vậy lịch

sử của dệt nhuộm gắn liền với ngành dệt may

Ngành công nghiệp dệt tồn tại ở Việt Nam ít nhất một thế kỷ nhưng các hoạt độngthủ công truyền thống như thêu và dệt lụa thì đã có lịch sử lâu đời Lịch sử phát triểncủa ngành công nghiệp dệt được xem là bắt đầu khi thành lập Nhà máy Dệt Nam Địnhnăm 1897 Ngành công nghiệp này đã nhanh chóng lớn mạnh sau Thế Chiến thứ 2 vớiquy mô và hình thức khác nhau

Năm 1954, sau khi miền Bắc giành độc lập, Nhà máy Dệt Nam Định và Nhà máyDệt lụa Nam Định được khôi phục và tái thiết, có thêm một số nhà máy khác được xâydựng mới như Nhà máy Dệt 8/3, Nhà máy Dệt Vĩnh Phú, Công ty May Thăng Long,Công ty May Chiến Thắng, Công ty May Nam Định, Công ty May Đáp Cầu

Năm 1986, Việt Nam ký thoả thuận hợp đồng phụ với Liên Xô cũ (Thoả Thuận19/5) với khối lượng lớn Giai đoạn 1987– 1990 ngành công nghiệp có bước phát triển

rõ rệt Các doanh nghiệp may mặc đã được thành lập trên khắp đất nước thu hút hàngtrăm ngàn lao động và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước

Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, ngành công nghiệp dệt Việt Nam đãtrải qua một giai đoạn khủng hoảng về bán hàng cũng như nguồn cung cấp nguyênliệu và thiết bị cho sản xuất Có thể nói rằng giai đoạn 1990 – 1992 là giai đoạn khókhăn nhất của ngành công nghiệp dệt Nhiều doanh nghiệp đã phải giảm mức sản xuấthoặc phải đối mặt với nguy cơ phá sản Trong tình hình đó, ngành công nghiệp dệtViệt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách lớn Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử

Trang 4

cùng với sự biến động không ngừng của thế giới, ngành công nghiệp dệt Việt Nam đãphát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và trở thành một hoạt động sản xuấtcông nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân

I.2.Sản lượng của ngành dệt Việt Nam

Sản lượng của ngành dệt may của nước ta đều tăng sau mỗi năm Sự gia tăng sảnlượng dệt may được thể hiện qua biểu đồ I.1

Biểu đồ I.1 Sản lượng vải qua các năm

(Nguồn GSO)

Năm 2014, năng lực sản xuất vải của nước ta đạt 1,3 tỷ m2, tăng 6,8% so với năm

2013, tăng 12,5% so với năm 2010, tăng 136% so với năm 2005 Trong giai đoạn2005-2014, sản lượng vải chỉ tăng bình quân 11,1%/năm Các mức tăng trưởng trênđều thấp hơn các mức tăng trưởng sản lượng sợi trong cùng thời kỳ so sánh Đặc biệt,

do năng lực nhuộm và hoàn tất của Việt Nam chỉ đạt khoảng 0,8 tỷ m2 vải/năm nên40% vải thô làm ra được xuất khẩu sang các nước có hệ thống nhuộm, hoàn tất tốtnhư Hàn Quốc, Trung Quốc, sau đó xuất ngược trở lại Việt Nam Khâu dệt, nhuộm,hoàn tất có những lợi thế là nguồn cung sợi đầu vào dồi dào, nhu cầu vải đầu ra caonhưng lại chưa phát triển tương xứng với tiềm năng Đầu tư vào khâu này đòi hỏinhững yêu cầu rất lớn về vốn, công nghệ, nhân lực và những yêu cầu khắt khe về môitrường nhưng khả năng thu hồi vốn lại chậm Do đó, chỉ những doanh nghiệp nướcngoài mới đủ khả năng đầu tư Hơn nữa, nhiều địa phương cũng đưa ra các chính sách

Trang 5

hạn chế dự án dệt nhuộm do lo ngại ô nhiễm môi trường khiến quy mô ngành chậm

mở rộng

I.3 Quá trình dệt nhuộm

I.3.1 Sơ đồ quá trình dệt nhuộm

Trang 6

Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ dệt nhuộm

I.3.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Thông thường công nghệ dệt - nhuộm gồm ba quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải và

xử lý (nấu tẩy), nhuộm và hoàn thiện vải Trong đó được chia thành các công đoạnsau:

Làm sạch nguyên liệu: nguyên liệu thường được đóng dưới các dạng kiện bông thô

chứa các sợi bong có kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiên như bụi,đất, hạt, cỏ rác… Nguyên liệu bông thô được đánh tung, làm sạch và trộn đều Sau quátrình là, sạch, bông được thu dưới dạng các tấm phẳng đều

Chải: các sợi bông được chải song song và tạo thành các sợi thô.

Kéo sợi, đánh ống, mắc sợi: tiếp tục kéo thô tại các máy sợi con để giảm kích thước

sợi, tăng độ bền và quấn sợi vào các ống sợi thích hợp cho việc dệt vải Sợi con trongcác ống nhỏ được đánh ống thành các quả to để chuẩn bị dệt vải Tiếp tục mắc sợi làdồn qua các quả ống để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi

Hồ sợi dọc: hồ sợi bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo màng hố bao quanh

sợi, tăng độ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để có thể tiến hành dệt vải Ngoài ra còndùng các loại hồ nhân tạo như polyvinylalcol PVA, polyacrylat,…

Dệt vải: kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc thành hình tấm vải mộc.

Giũ hồ: tách các thành phần của hồ bám trên vải mộc bằng phương pháp enzym

(1% enzym, muối và các chất ngấm) hoặc axit (dung dịch axit sunfuric 0.5%) Vảisau khi giũ hồ được giặc bằng nước, xà phòng, xút, chất ngấm rồi đưa sang nấu tẩy

Nấu vải: Loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên như dầu mỡ, sáp…

Sau khi nấu vải có độ mao dẫn và khả năng thấm nước cao, hấp thụ hóa chất, thuốcnhuộm cao hơn, vải mềm mại và đẹp hơn Vải được nấu trong dung dịch kiềm vàcác chất tẩy giặt ở áp suất cao (2 - 3 at) và ở nhiệt độ cao (120 – 130OC) Sau đó, vảiđược giặt nhiều lần

Tẩy trắng: mục đích tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn, làm cho vải có

độ trắng đúng yêu cầu chất lượng Các chất tẩy thường dùng là natri clorit NaClO2,natri hypoclorit NaOCl hoặc hyrdo peroxyte H2O2 cùng với các chất phụ trợ Trong

đó đối với vải bông có thể dùng các loại chất tẩy H O , NaOCl

Sản phẩm

Trang 7

Làm bóng vải: mục đích làm cho sợi cotton trương nở, làm tăng kích thước các maoquản giữa các phần tử làm cho xơ sợi trở nên xốp hơn, dễ thấm nước hơn, bóng hơn,tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm Làm bóng vải thông thường bằng dung dịchkiềm dung dịch NaOH có nồng độ từ 280 đến 300g/l, ở nhiệt độ thấp 10 - 20OC sau

đó vải được giặt nhiều lần Đối với vải nhân tạo không cần làm bóng

Nhuộm vải hoàn thiện: mục đích tạo màu sắc khác nhau của vải Thường sử dụngcác loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các hợp chất trợ nhuộm để tạo sự gắn màucủa vải Phần thuốc nhuộm dư không gắn vào vải, đi vào nước thải phụ thuộc vàonhiều yếu tố như công nghệ nhuộm, loại vải cần nhuộm, độ màu yêu cầu,…

Thuốc nhuộm trong dịch nhuộm có thể ở dạng tan hay dạng phân tán Quá trìnhnhuộm xảy ra theo 4 bước:

- Di chuyển các phân tử thuốc nhuộm đến bề mặt sợi

- Gắn màu vào bề mặt sợi

- Khuyết tán màu vào trong sợi, quá trình xảy ra chậm hơn quá trình trên

- Cố định màu và sợi

In hoa là tạo ra các vân hoa có một hoặc nhiều màu trên nền vải trắng hoặc vải màu,

hồ in là một hỗn hợp gồm các loại thuốc nhuộm ở dạng hòa tan hay pigment dungmôi Các lớp thuốc nhuộm cùng cho in như pigment, hoạt tính, hoàn nguyên, azokhông tan và indigozol Hồ in có nhiều loại như hồ tinh bột, dextrin, hồ alginat natri,

hồ nhũ tương hay hồ nhũ hóa tổng hợp

Giặt: sau nhuộm và in, vải được giặt lạnh nhiều lần để tách bớt thành phần thuốcnhuộm và hóa chất dư ra khỏi bề mặt vải sợi Phần hóa chất và thuốc nhuộm dư đi vàonước thải phụ thuộc vào tính chất, quy trình nhuộm, độ đậm nhạt của màu cầnnhuộm….nói chung màu càng đậm thì thành phần hóa chất đi vào nước thải càngnhiều

Hoàn thiện: Văng khổ, hoàn tất vải với mục đích ổn định kích thước vải, chống nhàu và ổn định nhiệt, trong đó sử dụng một số hóa chất chống màu, chất làm mềm vàhóa chất như metylic, axit axetic, formaldehit

Trang 8

I.3 Các chất phát sinh trong ngành dệt nhuộm

I.3.1 Chất thải rắn

Chất thải rắn là dòng thải lớn Nó bao gồm các xơ sợi thải (có thể ở dạng tái sử dungđược hoặc không thể tái sử dụng), vật liệu đóng gói (giấy, plastic) thải, mép vải cắtthừa, vải vụn, và bùn thải ra từ trạm xử lý chất thải Lượng chất thải rắn sinh ra khácnhau giữa các nhà máy, phụ thuộc vào quy mô và loại hình gia công hàng dệt, bản chấtcủa chất thải và hiệu suất sử dụng thiết bị

I.3.2 Khí thải

Phát thải khí bao gồm cả các nguồn điểm cố định và nguồn phân tán di động Cácnguồn thải cố định bao gồm quá trình phủ bề mặt ở nhiệt độ cao, sấy khô và xử lýnhiệt độ cao trong đó thải ra các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs); các lò hơi thải racác hạt lơ lửng, các oxit nitơ và dioxit lưu huỳnh; và các thùng chứa hàng hoá và hoáchất chuyên dụng Nguồn khí thải phân tán di động có nguồn gốc từ rò rỉ thiết bị, làmsạch bằng dung môi, hoạt động của trạm xử lý nước thải và các kho chứa vải thànhphẩm

Bảng I.3.2 Nguồn phát sinh khí thải và chất ô nhiễm đáng quan tâm

trong ngành dệt

Sản xuất năng lượng Phát thải từ lò hơi Các hạt lơ lửng, oxit nitơ

(NOx), dioxit lưu huỳnh(SO2)

Phủ bề mặt, sấy và xử

lý nhiệt độ cao Phát thải từ các lònhiệt độ cao Các thành phần hữu cơbay hơi (VOCs)

Lưu giữ hoá chất Phát thải từ các

I.3.3 Nước thải:

Trang 9

Nước thải trong ngành công nghiệp dệt nhuộm là một vần đề lớn, đang được chú ý vàquan tâm mạnh mẽ Tùy vào mỗi công đoạn của quy trình mà tính chất của nước thải

là khác nhau Nước thải trong từng công đoạn được thể hiện chi tiết ở bảng sau:

Bảng I.3.3 Dòng thải và chất ô nhiễm cần quan tâm trong nước thải ngành dệt

Nấu tẩy Nước dùng để nấu Lượng nước thải lớn, có BOD,

COD, nhiệt độ cao, kiềm tính

Chất hoạt động bề mặt BOD, CODTác nhân chelat hoá (chất tạo

phức) chất ổn định, chất điềuchỉnh pH, chất mang

Photpho, kim loại nặng

Tác nhân tẩy trắng hypoclorit AOXNhuộm Nước dùng để nhuộm, giặt Lượng nước thải lớn có màu,

BOD, COD, nhiệt độ caoNhuộm với các thuốc nhuộm

hoạt tính, hoàn nguyên vàsunphua, kiềm bóng, nấu, tẩy

pH kiềm tínhNhuộm với thuốc nhuộm

bazơ, phân tán, axit, hoàn tất pH tính axitThuốc nhuộm, chất mang, tẩy

trắng bằng clo, chất bảoquản, chất chống mối mọt,

AOX

Thuốc nhuộm sunphua SunphuaNhuộm hoạt tính Muối trung tínhCác thuốc nhuộm phức chất

kim loại và pigment

Kim loại nặng

Các chất giặt, tẩy dầu mỡ, chất mang, tẩy trắng bằng clo Hydrocarbon chứa halogen

Trang 10

Các thuốc nhuộm hoạt tính

và sunphua

Màu

In hoa Dòng thải ra từ công đoạn in

hoa BOD, COD, TSS, đồng, nhiệt độ, pH, thể tích nướcHoàn tất Dòng thải từ các công đoạn xử

lý nhằm tạo ra các tính năngmong muốn cho thành phẩm

BOD, COD, TSS

Chương II Công ty cổ phần dệt may Nam Định

II.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần dệt may Nam Định

Công ty cổ phần dệt may Nam Định là một trong những đơn vị thành viên của Tậpđoàn Dệt May Việt Nam, luôn là một trong những đơn vị có thành tích cao đóng gópkhông nhỏ vào sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam Sau hơn 120 năm thànhlập, công ty đã có nhiều bước biến chuyển lớn, song hiện tại vẫn là nơi tạo nguồn thuđáng kể cho tỉnh nhà, thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động trong và lân cận tìnhNam Định

Tổng công ty dệt may Nam Định bao gồm nhà máy sợi, công ty cổ phần dệt, nhàmáy nhuộm và các công ty may

Trong khuôn khổ của đồ án chỉ xét nhà máy nhuộm Nhà máy nhuộm Nam Định cónhiều dây chuyền khác nhau như dây chuyền của Ấn Độ, Nhật, Ban Lan, Ý, Đức, ĐàiLoan Các loại sản phẩm được hoàn tất theo yêu cầu của khách hàng: Làm mềm,chống co, chống nhàu, hồ chống thấm, cào lông, mài, chống cháy

II.2 Quy trình sản xuất

II.2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất nhà máy dệt nhuộm Nam Định

Trang 11

Nguyên liệu đàu vào

Vải mộc

Hơi nước

Sản phẩm

Hoàn thiện

Nước thải có độ màu

Nước thải có chứa

Màu rơi vãi, hơi nước

Nước thải, hơi O 2

Nước thải có pH cao Nước thải

Nhuộm

Giặt

In hoa

Tẩy trắng Kiềm bóng Nấu Giũ hồ

Trang 12

Hình II.2 Sơ đồ quy trình công nghệ nhà máy dệt Nam Định

Trang 13

II.2.2 Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ và phân tích dòng thải

-Giũ hồ là quy trình nhằm loại bỏ các chất hồ Sự có mặt của các chất hồ trên vải cản

trở khả năng thấm của các hóa chất khác trong các công đoạn tiếp theo Bước này đượcthực hiện chủ yếu đối với vải cotton Ngoài hồ, quy trình giũ hồ cũng tách loại được phầnnào các tạp chất lẫn trong vải Những chất không tan trong nước và phần hồ còn sót lại sẽ

bị phân huỷ một phần do thuỷ phân và một phần do bị ôxy hoá và sau đó sẽ được táchra.Quy trình giũ hồ đơn giản nhất là sử dụng cách giặt lạnh tĩnh hoặc động để loại các tạpchất hoà tan trong nước

Chất thải sinh ra khi loại bỏ các chất hồ này là các chất hữu và có khả năng phân hủysinh học cao Trong công đoạn giũ hồ, 90% các chất hồ được thải ra theo nước thải, khiếncho dòng thải này trở thành một trong các dòng thải có độ ô nhiễm cao

- Nấu: quá trình nấu được thực hiện để tách triệt để các tạp chất ngoại lai sau khi

chúng đã được loại bỏ sơ bộ khi giũ hồ, cũng như loại bỏ các tạp chất như sáp, axit béo,dầu… có trong vải Nấu được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ cao

Công đoạn này sinh ra chất thải dạng kiềm với nồng độ BOD và COD cao

- Tẩy trắng: Quy trình nấu chuội không thể loại bỏ hoàn toàn tất cả các tạp chất có

trong vải Thực ra là các tạp chất đó đã bị phân huỷ hoá học và phải được tiếp tục phânhuỷ ôxy hoá, thuỷ phân và loại bỏ trong công đoạn tẩy trắng tiếp theo Độ trắng của vảiđược cải thiện nhờ phản ứng ôxy hoá hoặc khử các tạp chất này Khả năng hấp thụ cáchoá chất xử lý cũng sẽ được nâng cao tối đa sau công đoạn tẩy trắng Đối với nhuộm cácloại vải ánh trung và tối thì không cần qua tẩy trắng

Người ta dùng các hoá chất khác nhau như hypochlorite, hydrogen peroxide, làm cáctác nhân tẩy trắng Nước thải ra trong quá trình này có bản chất kiềm tính, chứa chlorides

và chất rắn hoà tan

- Nhuộm: Quá trình nhuộm được thưc hiện để phân bố đều ánh sắc trên mặt vải, trong

đó xảy ra sự khuếch tán của phân tử thuốc nhuộm vào bên trong sợi vải để tạo cho vảimàu sắc mong muốn Mục tiêu của quá trình nhuộm là làm cho các phân tử chất nhuộmgắn chặt vào sợi vải

Đặc điểm chất thải của công đoạn này là:sử dụng nước với lưu lượng lớn,sử dụngnhiều muối để cải thiện độ cầm màu trên vật liệu vải,lượng thuốc nhuộm không bám dínhtrên vải gây độ màu cao cho nước thải

-In hoa là tạo ra các hoa văn có màu trên vải Công đoạn này được thực hiện bằng cách

dùng hồ in có chứa thuốc nhuộm hoặc chất màu và các chất trợ khác Công đoạn này sẽsinh ra một lượng lớn nước thải có màu với nồng độ BOD cao

Trang 14

- Hoàn tất: Công đoạn này bao gồm các thao tác cuối cùng cần thiết để làm cho vảiđẹp và hấp dẫn Bao gồm: sấy, ổn định kich thước,cán láng,làm mềm Sau đó vải được

kiểm tra và đóng gói cho ra sản phẩm cuối cùng Kiểm tra : theo đơn đặt hàng của khách

mà phân ra đẳng cấp , phân màu , phân độ rộng , dài , dày , mỏng của vải để kiểm tra ghi

chú sản phẩm đạt tiêu chuẩn và phế phẩm Đóng gói : sau khi kiểm tra đã phân biệt các

loại vải , thì cuộn thành cây và ghi chú loại vải , độ dài vải Sau đó dùng bao nhựa đónggói

II.3 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất

Nhà máy hoạt động với công suất 28 triệu mét vải trong 1 năm Để phục vụ cho hoạt

động tại Nhà máy đạt hiệu quả, một số hoá chất nguyên liệu chính mà thị trường nội địakhông đảm bảo được sẽ được nhập trực tiếp từ nước ngoài, những thứ còn lại sẽ được tìmmua ở thị trường trong nước

Nhu cầu nguyên/nhiên liệu, hóa chất được thể hiện qua bảng sau

Bảng II.3 Nhu cầu nguyên/ nhiên liệu hóa chất

Tên nguyên/nhiên liệu, hóa

II.4 Cân bằng vật chất

Quá trình sản xuất được chia làm 8 giai đoạn bao gồm:

+Giai đoạn 1: Giũ hồ

+Giai đoạn 2: Nấu

+Giai đoạn 3: Kiềm bóng

+Giai đoạn 4: Tẩy trắng

Trang 15

+Giai đoạn 5: Nhuộm

+Giai đoạn 6:In hoa

+Giai đoạn 7:Giặt

+Giai đoạn 8: Hoàn thiện

Cân bằng vật chất cho 1000m vải ta có:

II.4.1 Giai đoạn 1: Giũ hồ

Phương trình cân bằng vật chất ∑Gvào = ∑Gra

 G0 + G1 +G2 = G3 +G4

Trong đó: G0 : khối lượng vải mộc có chứa hồ tinh bột ( G0 = 290kg )

G1: lượng nước đưa vào để giũ hồ (14m3 hay G1 = 14000kg)

G2: khối lượng xút đem vào (G2 = 5kg)

G3: lượng nước thải có chứa hồ tinh bột đi ra (kg)

G4 : khối lượng vải sau khi giũ hồ ( G4 = 280 kg)

Do đó ta có: G0 + G1 +G2 = G3 +G4

Hay G3 = G0 + G1 +G2 - G4 = 14000+290+5 -280= 14015 (kg)

II.4.2 Giai đoạn 2: nấu

Giũ hồ

Trang 16

Phương trình cân bằng vật chất ∑Gvào = ∑Gra

 G4 + G5 + G6 = G7 + G8

Trong đó: G4: khối lượng vải sau khi được giũ hồ với G4 =280kg

G5: lượng nước đưa vào 5m3 hay G5 = 5000kg

G6 : lượng hóa chất đem vào để tách triệt để các tạp chất ngoại lai như sáp, axit béo,dầu… có trong vải G6 = 2kg

G7 : lượng nước thải đưa ra ngoài sau quá trình nấu(kg)

G8: khổi lượng vải sau quá trình nấu G8=279kg

Do đó ta có: G4 + G5 + G6 = G7 + G8

 G7 = G4 + G5 + G6 - G8 = 280+5000+2-279 = 5003(kg)

II.4.3 Giai đoạn 3: Kiềm bóng

Phương trình cân bằng vật chất ∑Gvào = ∑Gra

Nấu

Kiềm bóng

Trang 17

 G8 + G9 + G10 = G11 +G12

Trong đó G8 khối lượng vải sau quá trình nấu G8 =279 kg

G9:lượng nước đầu vào 10m3 hay G9=10000kg

G10: khối lượng NaOH them vào để làm sợi vải phồng lên, tạo điều kiện cho thuốc nhuộmngấm vào vải G10=12kg

G11 : khối lượng vải sau quá trình kiềm bóng G11=279,5kg

G12 : lượng nước thải đầu ra

Sau quá trình kiềm bóng thì còn có một lượng NaOH dư làm cho pH đầu ra cao Giả sửnước thải đầu ra có pH=9,5 với tác nhân là bazo mạnh thì ta có

pH=14 – pOH =14+logCB (CB là nồng độ của NaOH trong nước thải)

II.4.4 Giai đoạn 4: Tẩy trắng

Phương trình cân bằng vật chất ∑Gvào = ∑Gra

 G11 + G13 + G14 = G15 +G16

Trong đó :

G11 khối lượng vải trước và sau quá trình tẩy trắng G11 =279,5 kg

Tẩy trắng

Trang 18

G13: lượng nước đưa vào để thực hiện quá trình tẩy trắng 10m3 hay G13=10000kg

G14: khổi lượng hóa chất tẩy trắng mNaClO = 2kg, mH2O2 =2kg giả sử tất cả lượng hóa chất

đã được định lượng vừa đủ cho quá trình tẩy trắng hay nói cách khác là không có hóachất dư trong dòng thải

G15: lượng nước thải đầu ra.

G16: khối lượng vải sau quá trình tẩy trắng G16=279,5 kg

Do đó ta có:

G15= G11+G13 +G14 - G16 =279,5 +10000+4-279,5=10004(kg)

II.4.5 Giai đoạn 5: Nhuộm

Phương trình cân bằng vật chất ∑Gvào = ∑Gra

 G16 + G17 + G18 = G19 +G20

Trong đó: G16 : khối lượng vải sau quá trình tẩy trắng G16=279,5kg

G17: khối lượng thuốc nhuộm đưa vào quá trình nhuộm G17=5kg

G18: lượng nước sạch đưa vào 30m3 hay G18=30000kg

G19: Lượng nước thải đầu ra

Mức độ gắn màu lên vải khi nhuộm thay đổi tuỳ theo loại thuốc nhuộm và loại vải đượcnhuộm Nồng độ thuốc nhuộm trong nước thải cũng thay đổi tương ứng Thuốc nhuộm

dư sau khi đi vào dòng nước thải gây ra độ màu cho nước thải Độ màu thông thường sauquá trình nhuộm vải là 750 Pt-Co

G20: khối lượng vải sau quá trình nhuộm G20=281kg

Nhuộm

Ngày đăng: 16/06/2020, 10:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w