Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
34,55 KB
Nội dung
TÍNDỤNGNGÂNHÀNGVÀVAITRÒCỦATÍNDỤNGNGÂNHÀNGĐỐIVỚIHỘNGHÈOTRONGQUÁTRÌNHPHÁTTRIỂNNÔNG NGHIỆP- NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA. I/. CHIẾN LƯỢC PHÁTTRIỂNNÔNG NGHIỆP-NÔNG THÔN VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG NGHÈOĐÓI Ở VIỆT NAM. 1. Vaitròcủanông nghiệp-nông thôn trong chiến lược pháttriển kinh tế xã hội ở nước ta. Xét trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, nông nghiệp-nông thôn có vị trí hết sức quan trọngtrong việc pháttriển kinh tế- xã hội của mỗi nước. Hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm đến pháttriểnnôngnghiệp - nông thôn vì đây là lĩnh vực rộng lớn, là nơi sản xuất lương thực thực phẩm và nguyên liệu nôngnghiệp gắn liền với sự tồn tại vàpháttriểncủa nhân loại. Không những thế, nông nghiệp-nông thôn còn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệpvà các ngành khác. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước trên thế giới đã lấy nôngnghiệp - nông thôn làm điểm xuất phátcủaquátrìnhpháttriển hay cải cách kinh tế. Đốivới nước ta, một nước có tỷ lệ nôngnghiệp lớn lại chủ yếu là sản xuất nhỏ, nông nghiệp-nông thôn lại càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Vaitròvà vị trí quan trọng đó được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau đây: Trước hết, nôngnghiệp - nông thôn là khu vực duy nhất cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất cho tiêu dùng xã hội. Nôngnghiệppháttriển là điều kiện quan trọng để xây dựng quỹ tiêu dùng ngày càng lớn cho xã hội và góp phần tích luỹ cho nền kinh tế. Hiện nay, nông nghiệp-nông thôn nước ta sản xuất ra nông sản phẩm chiếm 37,4% giá trị tổng sản phẩm xã hội, 45,4% giá trị thu nhập quốc dân, 34,5% GDP và 52,2% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy nông nghiệp-nông thôn có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - chính trị của đa phần dân cư. Nôngnghiệppháttriển sẽ tạo cơ sở thúc đẩy các ngành công nghiệpphát triển. Vì một mặt nó là nguồn cung cấp các nguồn nguyên vật liệu chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến nông-lâm- thuỷ sản, công nghiệp dệt, tiểu thủ công nghiệp . Mặt khác, nó là một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các ngành công nghiệp này, vì thế nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự pháttriểncủa nền kinh tế. Trong khi các sản phẩm công nghiệpcủa ta khó tìm được thị trường xuất khẩu do chất lượng kém, thiếu sức cạnh tranh thì thị trường trong nước có một vaitrò quan trọng để các ngành này có thể pháttriển được. Nói đến thị trường trong nước thì không thể không kể đến thị trường nông thôn với gần 80% dân số sinh sống. Nếu sức mua của thị trường này tăng thì thị trường tiêu thụ tăng và các ngành công nghiệp sẽ có cơ hội phát triển, ngược lại nếu sức mua của thị trường này bị giảm thì sẽ cản trở việc pháttriển nền kinh tế quốc dân. Nôngnghiệp - nông thôn không chỉ cung cấp lương thực thực phẩm để nuôi sống toàn bộ dân cư mà còn có sản phẩm thặng dư để xuất khẩu. Hiện nay nguồn xuất khẩu chủ yếu của nước ta là dựa vào nông nghiệp. Hàng năm nguồn xuất khẩu từ gạo và các sản phẩm nôngnghiệp khác đã mang lại cho chúng ta một lượng ngoại tệ đáng kể. Tỷ trọng xuất khẩu nôngnghiệp chiếm trên 52% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Nông thôn Việt Nam nằm trải rộng trên những vùng kinh tế lớn của đất nước, là cơ sở cho việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hình thành vàpháttriển cơ cấu hợp lý với chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất. Có một vấn đề cũng rất quan trọng mà nói đến nông nghiệp-nông thôn ta không thể không nhắc đến đó là: Nôngnghiệp - nông thôn pháttriển sẽ góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng. Nông nghiệp-nông thôn pháttriển thì ý thức của người dân về bảo vệ môi trường cũng tốt hơn. 2. Vaitròcủahộnông dân trong sự nghiệppháttriển kinh tế nông nghiệp-nông thôn và giải quyết tình trạng nghèođói ở nước ta. Hộnông dân được hiểu là một đơn vị sản xuất nhận khoán ruộng đất, vườn đồi, cây, hồ ao, rừng, . do hợp tác xã hoặc chính quyền địa phương giao cho để tự chủ sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm . Đó là một đơn vị kinh tế tự chủ được quyền quan hệ với các tổ chức và các thành phần kinh tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Nó gắn liền với thị trường và sản xuất hàng hoá, do đó quátrình hình thành vàpháttriểncủahộnông dân gắn liền vớiquátrình tích tụ và tập trung sản xuất. Trải qua nhiều giai đoạn pháttriển từ mô hình sở hữu tập thể, hiện nay mỗi hộnông dân được xem là một đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Điều này đã khích lệ người nông dân quan tâm đầu tư nhiều vốn, kỹ thuật vào thửa ruộng, mặt nước ao hồ . của mình để nâng cao đời sống gia đình, góp phần vào sự nghiệppháttriểnnông thôn. Trong tình hình pháttriển kinh tế hiện nay, hộnông dân đóng một vaitrò rất quan trọngtrong sự nghiệppháttriển kinh tế nông nghiệp-nông thôn và góp phần to lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta. Do tính chất là một đơn vị kinh tế tự chủ, cơ bản và ổn định nên hộnông dân là những đơn vị cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng nông, lâm, ngư nghiệp không những cho thị trường trong nước mà cho cả thị trường quốc tế. Sản phẩm nôngnghiệpcủahộ chiếm 48% giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, 95% sản lượng chăn nuôi, 93% sản lượng rau quả. Tính tự chủ đã làm cho người nông dân mạnh dạn và tận tâm đầu tư vào ngành nghề mà họ cho là có hiệu quả từ đó nâng cao hiệu quảcủa việc sản xuất. Theo nhà bác học người Nga A.V Trai Anop (1889-1959) thì: “ Hộnông dân là phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng vàpháttriểnnông nghiệp”. Trải qua 15 năm đổi mới, nền nôngnghiệp nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn còn là một nền nôngnghiệp lạc hậu. Để công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn như chủ trương của Đảng và Nhà nước trong một môi trường kinh tế như thế thì việc đa dạng hoá các ngành nghề, chú trọng vào chuyên môn hoá và đặc biệt là hình thành lên nhiều loại hình doanh nghiệp là cần thiết và hợp lý. Vì vậy hộnông dân là những ứng cử viên duy nhất cho việc thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn nước ta. Khi hộnông dân pháttriển sản xuất, nhu cầu về vốn đầu tư sẽ nhiều và sẽ dẫn đến việc hình thành nhiều ngành dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp. Điều này sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đồng thời tăng trưởng phần đóng góp của khu vực nông thôn đốivới nền kinh tế. Vaitròcủahộnông dân trong sự nghiệppháttriển kinh tế nông nghiệp-nông thôn ở nước ta là rất lớn. Việc đầu tư pháttriểnhộnông dân sản xuất có hiệu quả là một việc làm rất quan trọngđốivới mọi ngành trong sự nghiệp hiện đại hoá nông thôn vì họ chiếm phần lớn trong kinh tế nông thôn. II/. TÍNDỤNGVÀVAITRÒCỦATÍNDỤNGNGÂNHÀNGTRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀTRONGQUÁTRÌNHPHÁTTRIỂNNÔNGNGHIỆP - NÔNG THÔN. 1. Khái niệm tíndụng Về bản chất, tíndụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được thoả thuận giữa người đi vay và người cho vay. Hay nói một cách khác, tíndụng là một phạm trù kinh tế, trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hay hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với thời hạn hoàn trả cùng với lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi món vay . Tíndụng ra đời, tồn tại vàpháttriển cùng với nền sản xuất hàng hoá. Trong điều kiện nền kinh tế còn tồn tại song song hàng hóa và quan hệ hàng hóa tiền tệ thì sự tồn tại củatíndụng là một tất yếu khách quan. Trong nền kinh tế hàng hóa, đặc điểm tuần hoàn vốn tiền tệ trongquátrình sản xuất kinh doanh của các đơn vị là không hoàn toàn giống nhau. Do đặc điểm nhu cầu về vốn của các đơn vị tập thể, cá nhân khác nhau làm nảy sinh hiện tượng chủ yếu phổ biến là trong cùng một thời gian, có những đơn vị kinh tế phát sinh nhu cầu về vốn tiền tệ cần đáp ứng và bổ sung với khối lượng và thời gian nhất định. Trong khi đó lại có những đơn vị kinh tế có số vốn nhàn rỗi trong cùng thời gian đó. Mâu thuẫn này thường xuyên xảy ra và xen kẽ lẫn nhau trongquátrình tuần hoàn của vốn tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế . Để đảm bảo cho quátrình tái sản xuất được liên tục và tiết kiệm vốn, có nhiều phương pháp khác nhau nhưng tíndụng là phương pháp đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua hình thức này, những lượng tiền nhàn rỗi tạm thời được tập trung và đáp ứng nhu cầu vốn, kịp thời phục vụ cho sản xuất và lưu thông. Ngoài ra, trong nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế, do vậy cũng tồn tại nhiều chế độ sở hữu về vốn khác nhau. Các nguồn vốn này thuộc các chủ sở hữu khác nhau và độc lập nhưng chúng lại đòi hỏi phải có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức sở hữu về vốn . Như vậy, để để điều hòa vốn giữa các hình thức sở hữu khác nhau mà không xâm phạm đến quyền chủ sở hữu thì phải thông qua quan hệ tíndụng cho vay có trả cả gốc và lãi. Hơn nữa, do yêu cầu của chế độ hạch toán thì một đơn vị kinh doanh phải tự chủ về vốn, chủ động xác định nhu cầu vốn của mình để có thể điều hòa vốn một cách hợp lý. Do đó tất yếu đòi hỏi phải có nghiệp vụ huy động vốn, từ đó cho vay đốivới các đơn vị thiếu vốn Cùng với sự pháttriểncủa nền kinh tế hàng hoá, tíndụng ngày càng pháttriển cả về nội dung lẫn hình thức, từ tíndụng nặng lãi đến tính dụng thương mại vàtíndụngngân hàng. Quan hệ tíndụng ngày càng pháttriểnvà mở rộng thêm, từ quan hệ giữa cá nhân với nhau đến các quan hệ giữa các cá nhân với tổ chức, quan hệ giữa các tổ chức với nhau, quan hệ giữa các tổ chức với Nhà nước và đến cao nhất là tíndụng quốc tế. 2. Các hình thức tíndụngvàvaitròcủatíndụngtrong nền kinh tế thị trường. a. Các hình thức tíndụng Quan hệ tíndụng đầu tiên trong lịch sử là tíndụng nặng lãi. Quan hệ tíndụng này hình thành vào đầu chế độ nô lệ và tồn tại thậm chí đến tận ngày nay. Cùng với sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy là sự ra đờicủa chế độ nô lệ gắn liền vớiquátrình phân hoá giàu nghèo rất sâu sắc, các nhu cầu chi tiêu rất lớn mâu thuẫn với lực lượng sản xuất còn kém phát triển. Các điều kiện kinh tế xã hội đó đã làm nảy sinh một quan hệ vay mượn đặc biệt khác với quan hệ vay mượn thông thường trong dân cư : đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định. Lãi thường rất lớn do nhu cầu đi vay mang tính cấp bách do khả năng đi vay còn ít ỏi và tính rủi ro cao trong khi sử dụng vốn vay. Tíndụng nặng lãi với sản xuất hàng hoá nhỏ, phân tán và phục vụ chủ yếu cho nhu cầu tíndụng tiêu dùng. Tíndụng nặng lãi được coi là phương pháp tích luỹ nguyên thuỷ, là công cụ đẩy nhanh quátrình tích tụ và tập trung vốn, tạo điều kiện cho phương thức sản xuất mới ra đời. Sau đó, do nhu cầu phát triển, tíndụng thương mại, tíndụngngân hàng, tíndụng Nhà nước ra đời. - Tíndụng thương mại: Tíndụng thương mại ra đời sớm hơn tíndụngngânhàng nhưng khi nền sản xuất hàng hóa pháttriển thì cả hai hình thức này cùng song song tồn tại vàphát triển. Tíndụng thương mại là tíndụng giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh trong khi tiêu thụ hàng hóa, là việc mua bán chịu lẫn nhau giữa các nhà tư bản. Như vậy, tíndụng thương mại chính là việc cho vay bằng hàng hóa, giá trị hàng hóa được hai bên quy ra tiền. Tíndụng thương mại là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau, giữa các doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi nhà kinh doanh vừa là người mua chịu (người đi vay) vừa là người bán chịu (người cho vay). Sự pháttriểncủa nền kinh tế đã góp phần hoàn thiện quan hệ tíndụng thương mại về nhiều mặt và ngược lại, tíndụng thương mại cũng có tác dụng tích cực đến sự pháttriểncủa nền kinh tế. Tíndụng thương mại không những góp phần đẩy nhanh quátrình sản xuất và lưu thông hàng hoá mà còn tham gia vào sự điều tiết vốn giữa các doanh nghiệp một cách trực tiếp không qua một tổ chức trung gian nào. Một vaitrò không kém phần quan trọng nữa củatíndụng thương mại là góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông và do đó làm giảm chi phí lưu thông xã hội. Tuy nhiên, tíndụng vẫn còn một số hạn chế: Thứ nhất, do người bán không thể bán hàng hóa vượt quá số lượng mà mình có và ngược lại, người bán có khối lượng hàng hóa lớn nhưng người mua chỉ cần mua một phần số hàng hóa đó nên quy mô củatíndụng bị hạn chế bởi người cung cấp (người bán). Đơn vị bán phải tìm thêm để cho vay hoặc tiêu thụ bằng phương thức khác. Thứ hai, tíndụng thương mại là tíndụnghàng hóa nên bị hạn chế về không gian và thời gian. Thứ ba, tíndụng thương mại là tíndụngngắn hạn, nó không thể thoả mãn nhu cầu của người muốn vay dài hạn. Hàng hóa của người bán vẫn chưa thoát khỏi chu kỳ sản xuất, do đó nó chưa phải là tiền. Còn người bán trong thời gian ngắn cần phải thu tiền về để tiếp tục sản xuất và sử dụng một phần lợi nhuận vào mục đích khác. Thứ tư, là tíndụng thương mại không thể mở rộng đầu tư vào mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân bởi vì hàng hóa đơn vị bán chịu chỉ có thể là nguyên liệu của đơn vị mua chịu nhưng đơn vị mua chịu không thể mua bất cứ hàng hóa nào mà chỉ mua hàng hoá họ cần cho sản xuất kinh doanh củahọvà người bán cũng chỉ có thể đầu tư một chiều. Điều này cũng có nghĩa là có thể không cần sản phẩm mà người mua chịu hàng hóa của mình có được. Để khắc phục những khuyết tật trên củatíndụng thương mại, tíndụngngânhàng ra đời. - Tíndụngngân hàng: Tíndụngngânhàng là hình thức tíndụng vô cùng quan trọng. Có thể nói quan hệ tíndụngngânhàng giữa doanh nghiệpvớingânhàng là quan hệ tíndụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tíndụng cho doanh nghiệp. Ngânhàng ở đây đóng vaitrò là tổ chức kinh tế trung gian đi vay để cho vay. Khi khối lượng hàng hoá sản xuất và lưu thông tăng lên thì nhu cầu về vốn, trong đó có vốn tíndụngngânhàng cũng tăng lên. So vớitíndụng thương mại, tíndụngngânhàng có những ưu điểm hơn hẳn. Trước hết tíndụngngânhàng là tíndụng bằng tiền, không bị hạn chế về không gian địa lý. Điều quan trọng hơn là người nhận được tíndụng thương mại khi đến hạn trả nợ nếu vì lý do nào đó mà không có hoặc không có đủ tiền trả thì tíndụng thương mại sẽ gặp bế tắc. Trong trường hợp này tíndụngngânhàng sẽ là cứu cánh cho người mua. Bên cạnh đó, tíndụngngânhàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn trong nền kinh tế nếu người vay chấp hành đầy đủ các quy chế tíndụngcủangân hàng. Tíndụngngânhàng có thể đáp ứng nhu cầu của người vay theo nhiều loại như: tíndụngngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tíndụng tiêu dùng, tíndụng trả góp . Trong khi quy mô củatíndụng thương mại bị hạn chế bởi khả năng của người cấp tíndụng thương mại. Công cụ củatíndụngngânhàng là thương phiếu. Sự gắn bó chặt chẽ và tạo điều kiện để cùng nhau pháttriển giữa tíndụng thương mại vàtíndụngngânhàng chính là việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu tại ngân hàng. Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh có nhiều trường hợp khi thực hiện tíndụng thương mại, tuy thương phiếu chưa đến kỳ hạn thanh toán tiền hàng nhưng người bán do nhiều nguyên nhân đã cần tiền. Trong trường hợp này người bán có thể đem thương phiếu đến ngânhàng để xin chiết khấu để giải quyết nhu cầu vốn của mình. Đồng thời, các ngânhàng thương mại khi cần vốn cũng có thể mang thương phiếu đã chiết khấu đến Ngânhàng Nhà nước để tái chiết khấu. Nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu về thực chất là nghiệp vụ tíndụngngânhàng . Tíndụngngânhàng không những chỉ được đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất và lưu thông hàng hoá mà còn được đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế- xã hội và cho vay mọi đối tượng khách hàng miễn là họ có khả năng hoàn trả. Tóm lại, sự ra đờicủatíndụngngânhàng đã khắc phục được những nhược điểm củatíndụng thương mại. Vớitíndụngngânhàng các doanh nghiệp sẽ nhận được khối lượng vốn bổ sung cần thiết, từ đó tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Ngoài ra, tíndụngngânhàng còn tăng khả năng kiểm soát các hoạt động kinh tế. - Tíndụng Nhà nước: Tíndụng Nhà nước là quan hệ tíndụng giữa Nhà nước với các tầng lớp dân cư hoặc các tổ chức kinh tế-xã hội, được thực hiện bằng cách phát hành các chứng chỉ nợ thích hợp. Nhà nước đóng vaitrò là người đi vay trong trường hợp nhu cầu chi cho ngân sách lớn nguồn thu không đáp ứng đủ. Khi đó Chính phủ cân đốingân sách bằng cách phát hành trái phiếu. Nếu tiến hành một dự án nào đó mà Chính phủ không muốn sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì trái phiếu cũng được phát hành nhằm thu hút vốn cho dự án. Khi Nhà nước có chủ trương dành vốn ưu đãi cho một số chương trình đặc biệt mà vốn tíndụngngânhàng không thể đáp ứng được thì Nhà nước là người đi vay. Tíndụngngânhàng được thực hiện để hỗtrợ chương trình cho vay tạo việc làm, chương trình nhà ở ở đồng bằng Sông Cửu Long, chương trình phủ xanh đất trốngđồi núi trọc, chương trình cho vay để tái thiết các công trình công cộng . Khái quát các hình thức tíndụngvà đặc trưng của nó, ta thấy mỗi hình thức đều có cả mặt mạnh và cả những mặt hạn chế. Mỗi hình thức tíndụng đều có những điều kiện kinh tế -xã hội cụ thể dẫn đến quátrình phủ nhận hoặc bổ sung cho nhau giữa các hình thức tín dụng. Tíndụng nói chung là một thể thống nhất của nhiều hình thức: tíndụng thương mại, tíndụngngân hàng, tíndụng Nhà nước và thậm chí cả tíndụng nặng lãi. Bất kỳ một sự loại bỏ nào về các hình thức tíndụng sẽ dẫn đến phá vỡ tính thống nhất của hệ thống tíndụngvà làm giảm vaitrò cực kỳ quan trọngcủatíndụng như là một công cụ có hiệu quả để pháttriển kinh tế. b.Vai tròcủatíndụngngânhàngtrong nền kinh tế thị trường Tíndụng nói chung, đặc biệt là tíndụngngânhàng đã tập trung được các khoản vốn nhỏ, lẻ tẻ thành các khoản vốn lớn, tạo khả năng đầu tư vào các công trình lớn, hiệu quả cao. Tíndụngngânhàng có vaitrò tập trung và tích tụ vốn từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Trong nền kinh tế thị trường tíndụngngânhàng góp phần vào quátrình vận động liên tục của nguồn vốn. Điều đó vừa làm tăng khả năng tích luỹ tư bản vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ vào nguồn vốn tíndụngngân hàng. Nói cách khác, tíndụngngânhàng góp phần giảm hệ số nhàn rỗi trong lưu thông và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nó cũng góp phần vào bình quân hoá lợi nhuận. Nhờ có tíndụngngânhàng mà các doanh nghiệp dễ dàng chuyển hướng kinh doanh. Tíndụngngânhàngtrở thành công cụ làm cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệptrở nên năng động, mềm dẻo, linh hoạt hơn. Tíndụngngânhàng còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quátrình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế. Ngày nay quan hệ kinh tế [...]... biết, tíndụngngânhàng là mối quan hệ giữa ngân hàng, các tổ chức tíndụng khác với doanh nghiệpvà cá nhân Tíndụngngânhàng giữ vaitrò rất quan trọngtrong sự nghiệppháttriển kinh tế nôngnghiệp -nông thôn, từ đó thúc đẩy nền kinh tế pháttriển một cách toàn diện Vậy tíndụngngânhàng thể hiện vaitròcủa nó trong quátrìnhpháttriểnnôngnghiệp -nông thôn ở nước ta ra sao? a Tíndụngngân hàng. .. không đầu tư hết vào một lĩnh vực Ngânhàngvới tư cách là một tổ chức kinh tế đặc biệt trong kinh doanh tiền tệ, qua hoạt động tíndụng sẽ là trợ thủ đắc lực về vốn cho các nhà đầu tư và kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu Nói tóm lại, tíndụngngânhàng đã thúc đẩy sự pháttriển mạnh mẽ của nền sản xuất hàng hóa 3 Vaitròcủatíndụngngânhàng trong quátrìnhpháttriểnnông nghiệp- nông thôn nước... vậy vai tròcủatíndụngngânhàng rất lớn trong việc hỗtrợ về phân bón, cây giống, kỹ thuật canh tác, cho sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh quátrình hiện đại hoá nôngnghiệp -nông thôn Bên cạnh đó, tíndụngngânhàng cũng góp phần tích cực vào việc pháttriển các ngành nghề, các làng nghề truyền thống ở nông thôn d Tíndụngngânhàng góp phần đẩy mạnh quátrình đa dạng hoá kinh tế nôngnghiệp -nông. .. kinh tế tự chủ nên những hộ này có ý thức tiết kiệm, chi tiêu có kế hoạch, lo trả nợ và lãi Cung cấp tíndụng cho hộnghèo là một trong những giải pháp thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo mà Đảng và Chính phủ ta đã đề ra - Cũng như trong vai tròcủatíndụngngânhàngvới quá trìnhpháttriểnnôngnghiệp -nông thôn, tíndụngngânhàng có tác dụng hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn Đây là một vấn... tạo cơ hội gián tiếp để hộnghèo thoát ra khỏi, còn cú hích trực tiếp ở đây có lẽ là tíndụngngânhàng Chúng ta sẽ thấy rõ điều này qua việc tìm hiểu vai tròcủatíndụngngânhàngđốivới hộ nghèo - Tíndụngngânhàng giúp người nghèo bước đầu sản xuất tự cung tự cấp và đi lên sản xuất hàng hoá, mở rộng ngành nghề, giúp người dân thoát khỏi nghèođói Nền kinh tế nước ta kém phát triển, hậu quảcủa chiến... chủ yếu do Ngânhàngnôngnghiệp Malaixia đảm nhận Đây là ngânhàng thương mại quốc doanh, được Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu Ngânhàngnôngnghiệp Malaixia chú trọng cho vay trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt Ngoài ra, ngânhàng còn cho vay hộnông dân nghèo thông qua các tổ chức tíndụng trung gian khác như: Ngânhàngnông thôn và hợp tác xã tíndụng Ngoài... với các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ để giúp đỡ lẫn nhau về nguồn lực và trao đổi kinh nghiệm Thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức hỗtrợ để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo nhưng hình thức tíndụng có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả Để thấy được tính ưu việt của nó chúng ta hãy đi tìm hiểu vaitròcủa kênh tíndụngngânhàngđốivớihộnông dân nghèo 4 Vaitròcủatíndụng ngân. .. vụ của ngành ngânhàng là phải có các biện pháp để hạn chế hiện tượng này - Tíndụngngânhàng góp phần xóa bỏ tâm lý mặc cảm của người nông dân nghèo Đặc điểm chung củahộnông dân nghèo là rụt rè, tự ti, dân trí thấp, đông con Vì vậy, họ không thể nào thoát ra khỏi sự bế tắc của cuộc sống Tíndụngngânhàng ra đời đã góp phần rất lớn trongquátrình xoá bỏ những mặc cảm, tự ti của người nông dân nghèo. .. hoặc từng cá nhân trong nhóm Vào giữa những năm 80 với sự giúp đỡ của Hội hợp tác kỹ thuật Cộng hoà liên bang Đức, chương trình này thành công và được mở rộng ra trong phạm vi cả nước và được tiến hành trong tổng thể trong chương trìnhpháttriểnnông thôn ở Nepal Thái Lan Ngânhàngnôngnghiệpvà hợp tác xã tíndụng ( BAAC) là ngânhàng thương mại quốc doanh do Chính phủ thành lập Hàng năm được Chính... đẩy quátrình sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần vào việc nâng cao ý thức sản xuất kinh doanh của người sử dụng vốn Từ đó nâng cao hiệu quảcủa đồng vốn đầu tư Đốivới nước ta hiện nay, thông qua việc đầu tư tíndụng sẽ góp phần giúp người nông dân tiếp cận và quen dần với tác phong giao dịch với các tổ chức tíndụng b Tíndụngngânhàng thúc đẩy quátrình tập trung sản xuất Hoạt động củatíndụng . TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP- NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA. I/. CHIẾN LƯỢC PHÁT. tính ưu việt của nó chúng ta hãy đi tìm hiểu vai trò của kênh tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân nghèo. 4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ