Tín dụng ngân hàng đã thực sự mở rộng các mối quan hệ, thay thếquan hệ giữa các cá nhân với nhau bằng mối quan hệ giữa các cá nhân với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau và cao nhất là q
Trang 1TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Tín dụng ngân hàng thương mại.
1.1.1 Lịch sử ra đời và quá trình phát triển tín dụng NHTM.
Lịch sử ra đời và phát triển của tín dụng gắn liền với lịch sử phát triểncủa phương thức sản xuất hàng hóa Hình thức sơ khai nhất của tín dụng là
tín dụng nặng lãi Người đi vay sẽ không những phải trả vốn mà còn phải
trả phần lãi rất lớn cho người cho vay Hình thức này chỉ tồn tại ở xã hộitrước tư bản và mục đích của nó là để duy trì cuộc sống cho những ngườicần vay
Đến phương thức tư bản chủ nghĩa tín dụng nặng lãi không còn phùhợp Sản xuất phát triển, đi vay không những để cho tiêu dùng mà còn đểphát triển sản xuất Lãi suất cho vay cũng phải thấp hơn do có nhiều ngườicho vay hơn và để cho nhà tư bản đi vay đảm bảo việc sản xuất có lợinhuận Vay mượn không chỉ đơn thuần là tiền mà còn là các máy móc thiết
bị, tư liệu sản xuất Từ đó lãi suất không còn do người cho vay đơnphương áp đặt nữa mà phải có sự thỏa thuận giữa người vay và người chovay
Từ đó ta có thể hiểu tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắchoàn trả Đó là quan hệ giữa hai bên trong đó một bên chu cấp tiền hayhàng hóa, dịch vụ cho bên kia và bên kia cam kết sẽ thanh toán lại trongtương lai gồm cả khoản nợ gốc và khoản lãi
Trang 2Cùng với sự phát triển của sản xuất và hàng hóa, tín dụng ngày càng
có những phát triển cả về nội dung và hình thức Và hình thái phát triểncao nhất là tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là một quan hệ vay mượn dựa trên nguyên táchoàn trả (cả vốn và lãi) sau một thời gian nhất định
Tín dụng ngân hàng đã thực sự mở rộng các mối quan hệ, thay thếquan hệ giữa các cá nhân với nhau bằng mối quan hệ giữa các cá nhân với
tổ chức, giữa các tổ chức với nhau và cao nhất là quan hệ tín dụng quốc tế.Tuy tín dụng ngân hàng là hình thức phát triển cao của quan hệ tíndụng nhưng nó vẫn giữ nguyên được những bản chất ban đầu của quan hệtín dụng Vẫn là quan hệ vay mượn lẫn nhau theo nguyên tắc có hoàn trả cảgốc và lãi vào một thời gian nhất định trong tương lai nhưng trong đó mộtbên là ngân hàng thương mại và một bên là các cá nhân, các tổ chức kinh
tế, tổ chức chính trị xã hội hay là tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng thươngmại khác
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn ngân hàng thương mại.
Tín dụng ngân hàng là một hình thức phát triển cao của tín dụng Nó
cơ bản giữ được những bản chất chung của tín dụng, ngoài ra còn có một
số đặc điểm sau:
Rủi ro tín dụng ngắn hạn thấp Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời
gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể lường trướccủa nền kinh tế như các khoản tín dụng trung và dài hạn Ngoài ra, cáckhoản vay được cung cấp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hìnhthức chiết khấu các giấy tờ có giá, dựa trên tài sản bảo đảm, bảo lãnh chắc
Trang 3chắn sẽ có khoản thu bù đắp trong tương lai vì vậy rủi ro mang đến thườngthấp
Lãi suất thấp: lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay
trả cho nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của người khác Chính vì rủi ro manglại của khoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trảthông thường nhỏ
Vốn tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho khách hàng thường được
khách hàng dùng để mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ xung vốn lưu động
nên số vốn vay thường là nhỏ
Thời hạn thu hồi vốn nhanh, số vòng quay vốn tín dụng nhiều : Vốn tín
dụng ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắnhạn như đảm bảo cân bằng ngân quỹ, đối phó với chênh lệch thu chi trongngắn hạn Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời haymang tính thời điểm, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ sớm thu lại dưới hìnhthái tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh
Hình thức phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách
hàng, phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thịtrường tín dụng, các ngân hàng thương mại không ngừng phát triển cáchình thức tín dụng ngắn hạn của mình Điều đó đã làm cho các hình thứctín dụng ngắn hạn rất phong phú như: nghiệp vụ ứng trước, nghiệp vụ thấuchi, nghiệp vụ chiết khấu
1.2 Chất lượng Tín dụng ngắn hạn Ngân hàng thương mại
Trong quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng, dù môi trường kinh
doanh có thay đổi nhưng hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động cơ bản,
Trang 4chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của các ngân hàng thương mại
và là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại Cùng vớiquá trình phát triển của thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng được mởrộng và phát triển đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
Do đó quan hệ tín dụng cũng được mở rộng cả về đối tượng và quy mô làmcho hoạt động tín dụng của NHTM càng trở nên khó khăn Để hệ thốngngân hàng thương mại thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện cạnh tranhngày càng gay gắt cũng như để phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế thì cácNHTM phải nâng cao chất lượng các khoản tín dụng
1.2.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng ngắn hạn
Ở phần trên ta đã có khái niệm chung về “Tín dụng ngân hàng thươngmại” Căn cứ vào thời hạn của khoản tín dụng- kể từ khi cấp tín dụng đếnthời điểm hoàn trả ta có thể chia thành hai hình thức tín dụng Đó là tíndụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn Do khả năng và thời gian có hạnnên trong bản Đề án tốt nghiệp này em chỉ đề cập đến vấn đề “Tín dụngngắn hạn”
Ở mỗi quốc gia, thời hạn để xác định khoản tín dụng ngắn hạn là khácnhau Ở Mĩ người ta quan niệm những khoản tín dụng ngắn hạn là nhữngkhoản cho vay có thời hạn dưới 3 năm Nhưng ở Việt Nam, theo Quyếtđịnh số 324 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tín dụng ngắnhạn là hình thức mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm
đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống Thời
hạn đối với tín dụng ngắn hạn được tổ chức tín dụng khách hàng thoả thuậntối đa là 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh
và khả năng trả nợ của khách hàng
Trang 5Từ đó ta có thể hiểu chất lượng tín dụng ngắn hạn là sự đáp ứng yêu
cầu trước mắt (thường là một năm) của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của NHTM Để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng ngắn hạn này phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín.
Trang 6Chất lượng tín dụng ngắn hạn được thể hiện:
Đối với khách hàng: tín dụng ngắn hạn phải phù hợp với mục đích sử
dụng trong ngắn hạn của khách hàng, với lãi suất và kì hạn hợp lý, thủ tụcđơn giản, nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng
Đối với các ngân hàng thương mại: phạm vi, mức độ, giới hạn của
khoản tín dụng ngắn hạn phải phù hợp với thực lực của ngân hàng, đảmbảo được tính cạnh tranh trên thị trường, cũng như đảm bảo được nguyêntắc hoàn trả đúng thời hạn và có lãi
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: tín dụng phục vụ sản xuất và lưu
thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy quá trìnhtập trung và tích tụ sản xuất, giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa tăngtrưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế
Vậy ta phải hiểu thế nào là khoản tín dụng ngắn hạn có chất lượng cao ?
Xét trên khía cạnh nền kinh tế, căn cứ vào sự thể hiện của chất lượngtín dụng ta có thể hiểu khoản tín dụng ngắn hạn có chất lượng cao là khikhoản vốn huy động được ngân hàng sử dụng đúng mục đích, tạo được sốtiền lớn, ngân hàng thu được cả vốn và lãi Còn doanh nghiệp vừa trả được
nợ ngân hàng đúng hạn vừa bù đắp được chi phí và có lợi nhuận Như vậy,ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội
Và ngược lại một khoản tín dụng ngắn hạn không có chất lượng, haychất lượng không cao là khi khách hàng không sử dụng khoản tín dụngđúng theo mục đích ban đầu, không tạo ra số tiền để trả lãi, gốc đúng thờihạn cho ngân hàng, không đem lại hiệu quả kinh tế xã hội nói chung
Trang 7Hiểu đúng bản chất, phân tích, đánh giá, xác định chính xác cácnguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn sẽ giúp ngânhàng tìm được các biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trongnền kinh tế thị trường.
1.2.2 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động tín dụng là kênh dẫn vốn
chủ yếu để thúc đẩy tiến trình phát triển của cả xã hội Với đòi hỏi nềnkinh tế xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ thì vấn đề chất lượng tín dụngnói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng luôn và sẽ dành được
sự quan tâm lớn
1.2.2.1 Đối với nền kinh tế xã hội:
Tín dụng ngắn hạn và nền kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết haichiều Tín dụng ngắn hạn góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế xã hội,tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển, ngược lại để hoạt động tín dụngngắn hạn có chất lượng thì đỏi hỏi nền kinh tế xã hội phải ổn định, phải có
cơ chế phù hợp, có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp cácngành
- Chất lượng tín dụng ngắn hạn được bảo đảm và nâng cao là điềukiện cho Ngân hàng làm tốt vai trò trung gian tín dụng- cầu nối giữa tiếtkiệm và đầu tư- trong nền kinh tế, Từ đó điều hoà nguồn vốn cho đầu tưngắn hạn hợp lý, làm xã hội bớt được lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảmđược khó khăn cho những nơi thiếu vốn
- Chất lượng tín dụng ngắn hạn được nâng cao cũng sẽ tạo điều kiện
để NHTM làm tốt vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế thị trường
Trang 8Vì khi chất lượng tăng lên nghĩa là các khoản tín dụng được thực hiện đúngtheo thời hạn, do đó số vòng quay của vốn tín dụng tăng lên với một lượngtiền trong lưu thông là không đổi Góp phần mở rộng hình thức thanh toánkhông dùng tiền mặt Qua đó tiết kiệm chi phí phát hành tiền
- Tín dụng là một trong những công cụ để Đảng và Nhà nước thực hiệncác chủ trương chính sách về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, lĩnh vực.Nhờ chất lượng tín dụng nâng cao nghĩa là sự phân tích, đánh giá khả năngphát triển của các đối tượng để ra các quyết định đầu tư đúng đắn để khaithác khả năng tiềm tàng của tài nguyên, lao động, đảm bảo cho sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề, các khu vựctrong cả nước
- Nâng cao chất lượng tín dụng còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổnđịnh tiền tệ, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như ta đã biết về khảnăng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại Đó là thông qua việc chovay chuyển khoản, thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng thươngmại có khả năng mở rộng số tiền ghi sổ lên rất nhiều lần so với số tiền thực
tế mà Nhà nước bỏ vào lưu thông Như vậy khi chất lượng tín dụng đượcnâng lên tạo khả năng giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, góp phần hạnchế lạm phát, ổn định tiền tệ
- Cuối cùng chất lượng tín dụng nâng cao góp phần làm lành mạnh hóa
quan hệ tín dụng Giảm thiểu rồi đi đến xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi,
tín dụng đen đang rất phổ biến hiện nay Mà gắn liền với tình trạng tíndụng không lành mạnh này là những vấn đề xã hội phức tạp
1.2.2.2 Đối với khách hàng:
Trang 9- Cung cấp kịp thời nhu cầu về vốn cho khách hàng: Chất lượng tíndụng cao sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng thị trường, cung cấp tíndụng kịp thời, đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của kháchhàng
- Lành mạnh hoá tình hình tài chính của khách hàng: Để đảm bảo chấtlượng tín dụng thì Ngân hàng tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát việc sửdụng vốn tín dụng của khách hàng qua đó cùng với khách hàng uốn nắn vàchấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong hoạt động tài chính và kinhdoanh của họ Do vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng góp phần pháttriển chất lượng sản xuất kinh doanh cũng như làm lành mạnh hoá tình hìnhtài chính của khách hàng
1.2.2.3 Đối với ngân hàng thương mại:
Nâng cao Chất lượng tín dụng là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại
và phát triển lâu dài của hệ thống Ngân hàng thương mại:
- Nâng cao chất lượng tín dụng tức là tăng khả năng quay vòng vốn tíndụng, qua đó mở rộng được các hình thức dịch vụ cung cấp cho khách hàngcũng như mở rộng quy mô vốn tín dụng cho một khách hàng Như vậykhông những duy trì được mối quan hệ với nhũng khách hàng truyển thống
mà còn mở rộng, thu hút thêm những khách hàng mới Đó cũng là cách đểcác ngân hàng thương mại mở rộng thị trường, nâng cao được lợi nhuận
- Chất lượng tín dụng nâng cao sẽ giảm được chi phí nghiệp vụ, chiphí quản lý, và đặc biệt là giảm được những chi phí, thiệt hại rất lớn dokhông thu hồi được khoản tín dụng Như vậy sẽ gia tăng khả năng sinh lờicủa các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng Tăngđược lợi nhuận cho hệ thống ngân hàng thương mại
Trang 10Qua những phân tích trên ta thấy nâng cao chất lượng tín dụng có ýnghĩa thật to lớn Đối với ngân hàng thì đó là vì sự tồn tại, phát triển Vớikhách hàng thì đó là khả năng mở rộng sản xuất Xét trên tầm vĩ mô thìnâng cao chất lượng tín dụng là để đảm bảo cho nền kinh tế xã hội luônphát triển ổn đinh Với sự phát triển và sản xuất lưu thông hàng hoá ngàycàng tăng, hoạt động tín dụng cần phải được phát triển tới mức độ nào đósao cho phù hợp, nhằm đáp ứng được những nhu cầu giao dịch cũng ngàycàng tăng trong xã hội Vì thế, việc nâng cao chất lượng tín dụng khôngnhững luôn được coi là chiến lược hàng đầu của các ngân hàng thương mại
mà còn của các nhà chức trách về kinh tế xã hội
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn ngân hàng thương mại.
Qua những vấn đề được phân tích ở trên, ta thấy rõ sự cần thiết củaviệc củng cố tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của cácNgân hàng Thương mại vì sự tồn tại cũng như sự phát triển lâu dài của hệthống Ngân hàng Thương mại nói riêng và cho nền kinh tế xã hội nóichung Để thực hiện tốt công việc này, việc đi sâu phân tích, đánh giá đểthấy rõ được những nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụngngắn hạn là điều không thể thiếu và luôn luôn phải được cân nhắc để tìm ranhững hướng khắc phục hiệu quả
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ta có thểchia thành hai nhóm nhân tố là nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố
bên trong
1.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài:
Gồm 3 nhóm nhân tố là kinh tế, xã hội và pháp lý
Trang 11* Nhóm nhân tố kinh tế:
- Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng có hiệu
quả cao thì nền kinh tế phải ổn định Hoạt động tín dụng là hoạt động “Vay
để cho vay” Khi nền kinh tế phát triển ổn định thì các doanh nghiệp mới
hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, khi đó nhu cầu về vốn tín dụngcủa doanh nghiệp mới thực sự là ổn định và an toàn Mặt khác khi đó ngânhàng cũng có thể huy động được nhiều nguồn vốn mở rộng hoạt động chovay, phục vụ cho việc phát triển kinh tế
- Ngoài ra một nền kinh tế ổn định tạo điều kiện cho giá cả luôn giữ ởmức ổn định, lành mạnh, tránh được tình trạng lạm phát hay giảm phát vàtránh cho ngân hàng khỏi phải chịu những thiệt hại lớn do mất giá củađồng tiền, các doanh nghiệp không rơi vào khủng hoảng dẫn đến khó khănkhông trả được nợ tín dụng Từ đó cũng tránh được sự giảm thấp chấtlượng tín dụng
Tuy nhiên có một thực tế là hầu hết các quốc gia đều áp dụng mô hình
“ Mở rộng Ngân sách” , tức là các quốc gia này duy trì một mức lạm phátvừa phải để kích thích đầu tư Do vậy đây là vấn đề có tính hai mặt Mộtmặt là lạm phát sẽ làm phát sinh những rủi ro cho việc hoàn trả khoản nợtín dụng Nhưng mặt khác, lạm phát kích thích đầu tư sẽ khiến nhu cầu vềvốn tín dụng tăng, tạo điều kiện kinh doanh tín dụng cho các ngân hàngthương mại, khi đó sẽ có cơ hội tăng được lợi nhuận
- Yếu tố Vốn nước ngoài cũng có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng
ngắn hạn: Hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển đềugặp khó khắn về vốn để đầu tư phát triển kinh tế Do vậy thường phải sửdụng “Vốn nước ngoài” để bù đắp Nhưng việc huy động quá mức vốn nướcngoài sẽ làm mất cân đối tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế, gây sức
Trang 12ép về lạm phát cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắnhạn.
- Nhân tố Chu kỳ phát triển kinh tế cũng tác động lớn tới chất lượng tín
dụng ngắn hạn Trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, sản xuất kinh doanh sẽđược mở rộng, dẫn đến nhu cầu về vốn tăng, giảm bớt những rủi ro tíndụng, từ đó hiệu quả tín dụng ngắn hạn cũng tăng lên Tuy nhiên điều gì sẽxảy đến với chất lượng tín dụng ngắn hạn nếu các ngân hàng thương mạicạnh tranh mở rộng khách hàng Khi đó để dành các khách hàng về phíamình các ngân hàng thường phải hạ thấp yêu cầu với khách hàng khi họ cónhu cầu cấp tín dụng, đây chính là nguyên nhân khiến cho các khoản tíndụng ngắn hạn gặp nhiều rủi ro hơn, chất lượng tín dụng ngắn hạn qua đócũng giảm xuống
Khi nền kinh tế rơi vào khó khăn, khủng hoảng, nền sản xuất bị trì trệkhiến nhu cầu tín dụng giảm do các doanh nghiệp thấy sẽ thật là mạo hiểmnếu mở rộng sản xuất bởi nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, sức muakém và hàng hóa sẽ bị tồn kho, lợi nhuận giảm hoặc thậm chí doanh nghiệp
có thể bị phá sản bởi không duy trì được sản xuất và không trả được nợngân hàng Trong khi hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, các ngânhàng vẫn phải trả tiền lãi để huy động nguồn vốn trước đó Qua đó ta thấychất lượng tín dụng ở giai đoạn này thường là thấp
- Một trong những nhân tố kinh tế có ảnh hưởng tới chất lượng tín
dụng ngắn hạn là sự phù hợp giữa lãi suất huy động ngắn hạn, lãi suất cho
vay ngắn hạn và mức lợi nhuận bình quân của nền kinh tế Khi mức lợi
nhuận doanh nghiệp giảm xuống hay lãi suất huy động tăng lên sẽ ảnhhưởng tới hiệu quả tín dụng ngắn hạn của hệ thông ngân hàng thương mại