1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án vật lí 10- tuần 23

2 218 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 52 KB

Nội dung

Học sinh : Ôn lại những kiến thức sau : - Khái niệm thế năng đã học ở lớp 8 THCS - Các khái niệm về trọng lực và trọng trường.. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Tiết 1 : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

Trang 1

Bài 26 THẾ NĂNG

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức : - Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều.

- Viết được biểu thức trọng lực của một vật

- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng trọng trường (hay thế năng hấp dẫn) Định nghĩa được khái niệm mốc thế năng

- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng đàn hồi

2 Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức trên để giải một số bài tập sgk và tương tự

3 Thái độ: Tập trung học tập, yêu thích môn vật lí,…

II CHUẨN BỊ

Giáo viên : Các ví dụ thực tế để minh hoạ : Vật có thế năng có thể sinh công.

Học sinh : Ôn lại những kiến thức sau : - Khái niệm thế năng đã học ở lớp 8 THCS

- Các khái niệm về trọng lực và trọng trường

- Biểu thức tính công của một lực

III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Tiết 1 :

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : Nêu định nghĩa động năng, đơn vị động năng và mối liên hệ giữa độ biến thiên động năng và

công của ngoại lực tác dụng lên vật

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm trọng trường và thế năng trọng trường.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại

đặc điểm của trọng lực

- Giới thiệu khái niệm trọng

trường và trọng trường đều

- Yêu cầu hs trả lời C1

- Yêu cầu học sinh nhận xét về

khả năng sinh công của vật ở

dộ cao z so với mặt đất

- Giới thiệu khái niệm thế

năng trọng trường

- Yêu cầu học sinh trả lời C2

- Yêu cầu học sinh tính công

của trọng lực khi vật rơi từ độ

cao z xuống mặt đất

- Yêu cầu học sinh trả lời C3

- Giới thiệu mốc thế năng

- Hướng dẫn học sinh tính

công của trọng lực khi vật di

chuyển từ M đến N

- Kết luận mối liên hệ

- Hướng dẫn để học sinh tìm

hệ quả

- Yêu cầu hs trả lời C3, C4

- Nêu đặc điểm của trọng lực

- Ghi nhận khái niệm trọng trường và trọng trường đều

- Trả lời C1

- Nhận xét khả năng sinh công của vật ở độ cao z so với mặt đất

- Ghi nhận khái niệm thế năng trọng trường

- Trả lời C2

- Tính công của trọng lực

- Trả lời C3

- Ghi nhận mốc thế năng

- Tính công của trọng lực khi vật di chuyển

- Nhận xét về mối liên hệ công này và thế năng

- Cho biết khi nào thì trọng lực thực hiện công âm, công dương

và không thực hiện công

- Trả lời C3, C4

I Thế năng trọng trường.

1 Trọng trường.

Xung quanh Trái Đất tồn tại một trọng trường Biểu hiện của trọng trường là sự xuất hiện trọng lực tác dụng lên vật khối lượng m đặt tại một vị trí bất kì trong khoảng không gian có trọng trường

Trong một khoảng không gian không rộng nếu gia tốc trọng trường →gtại mọi điểm có phương song

song, cùng chiều, cùng độ lớn thì ta nói trong khoảng không gian đó trọng trường là đều

2 Thế năng trọng trường.

Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật ; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường

Nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất thì công thức tính thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là :

Wt = mgz

3 Liên hệ giữa độ biến thiên thế năng và công của trọng lực.

Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí

M đến vị trí N thì công của trọng lực có giá trị bằng hiệu thế năng trọng trường tại M và tại N

Hệ quả : Trong quá trình chuyển động của một vật

trong trọng trường : Khi vật giảm độ cao, thế năng của vật giảm thì trọng lực sinh công dương Ngược lại khi vật tăng độ cao, thế năng của vật tăng thì trọng lực sinh công âm

Tiết: 43- 44 Tuần: 23

Ngay soạn: 18/ 01/ 2010

Trang 2

Hoạt động 3: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài

- Về nhà giải các bài tập 25.5, 25.6 và 25.7 sách bài tập

- Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài

- Ghi các bài tập về nhà

Tiết 2 :

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : Nêu định nghĩa và ý nghĩa của thế năng trọng trường.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu thế năng đàn hồi.

- Nêu khái niệm thế năng đàn

hồi

- Yêu cầu học sinh xác định

lực đàn hồi

- Giới thiệu công thức tính

công của lực đàn hồi

- Giới thiêu cách tìm công

thức tính công của lực đàn hồi

- Giới thiệu thế năng đàn hồi

- Giới thiệu công thức tính thế

năng đàn hồi của một lò xo bị

biến dạng

- Ghi nhận khái niệm

- Xác định lực đàn hồi của lò xo

- Ghi nhận công thức tính công của lực đàn hồi

- Đọc sgk

- Ghi nhận thế năng đàn hồi

- Ghi nhận công thức tính thế năng đàn hồi của lò xo bị biến dạng

II Thế năng đàn hồi.

1 Công của lực đàn hồi.

Khi một vật bị biến dạng thì nó có thể sinh công Lúc đó vật có một dạng năng lượng gọi là thế năng đàn hồi

Xét một lò xo có độ cứng k, một đầu gắn vào một vật, đầu kia giữ cố định

Khi lò xo bị biến dạng với độ biến dạng là ∆l = l –

lo, thì lực đàn hồi là →F = - k∆l→ . Khi đưa lò xo từ trạng thái biến dạng về trạng thái không biến dạng thì công của lực đàn hồi được xác định bằng công thức :

A = 2

1 k(∆l)2

2 Thế năng đàn hồi.

Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi

Thế năng đàn hồi của một lò xo có độ cứng k ở trọng thái có biến dạng ∆l là :

Wt = 2

1 k(∆l)2

Hoạt động 3 : Củng cố, luyện tập, giao nhiệm vụ về nhà.

- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học

trong bài

- Giải tại lớp các bài tập 2, 3, 4, 6

- Về nhà giả các bài tập 25.9 và 25.10 sách bài tập

- Tóm tắt những kiến thức đã học

- Giải các bài tập 2, 3, 4, 6

- Ghi các bài tập về nhà

IV RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Tổ trưởng kí duyệt

18/01/2010

HÒANG ĐỨC DƯỠNG

Ngày đăng: 08/10/2013, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w