1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án vật lí 10- tuần 22

3 557 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 75,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Động lượng, mối liên hệ giữa độ biến thiên động lượng và xung lượng của lực, định luật bảo toàn động lượng. - Công, công suất. 2. Kỹ năng - Trả lời được các câu hỏi, giải được các bài toán liên quan đến động lượng và định luật bảo toàn động lượng. - Trả lời được các câu hỏi, giải được các bài toán liên quan đến công và công suất. 3. Thái độ: Tập trung học tập, yêu thích môn vật lí,… II. CHUẨN BỊ Giáo viên : - Xem lại các câu hỏi và các bài tập trong sách gk và trong sách bài tập. - Chuẩn bị thêm một vài câu hỏi và bài tập khác. Học sinh : - Trả lời các câu hỏi và giải các bài tập mà thầy cô đã ra về nhà. - Chuẩn bị các câu hỏi cần hỏi thầy cô về những phần chưa rỏ. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động1 (10 phút) : Kiểm tra bài cũ và hệ thống hoá lại những kiến thứcđã học. Định nghĩa động lượng, mối liên hệ giữa độ biến thiên động lượng và xung lượng của lực, định luật BTĐL Định nghĩa và đơn vị của công, công suất. Hoạt động 2: Giải các câu hỏi trắc nghiệm. Hoạt động 3: Giải các bài tập. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản - Yêu cầu học sinh tính động lượng của từng xe rồi so sánh chúng. - Yêu cầu học sinh tính động lượng của máy bay. - Yêu cầu học sinh tính công của lực kéo. - Yêu cầu học sinh xác định lực tối thiểu mà cần cẩu tác dụng lên vật. - Yêu cầu học sinh tính công. - Yêu cầu học sinh tính thời gian để cần cẩu nâng vật lên. - Tính động lượng xe A. - Tính động lượng xe B. - So sánh động lượng hai xe. - Tính động lượng của máy bay. - Tính công của lực kéo. - Xác định lực tối thiểu cần cẩu tác dụng lên vật để nâng được vật lên. - Tính công của cần cẩu. - Tính thời gian nâng. Bài 8 trang 127 Động lượng của xe A : p A = m A .v A = 1000.16,667 = 16667 (kgm/s). Động lượng của xe B : P B = m B .v B = 2000.8,333 = 16667 (kgm/s). Như vậy động lượng của hai xe bằng nhau. Bài 9 trang 127 Động lượng của máy bay : p = m.v=160000.241,667 = 38,7.10 6 (kgm/s). Bài 6 trang 133 Công của lực kéo : A = F.s.cosα = 150.20.0,87 = 2610 (J) Bài 7 trang 133 Để đưa vật nặng lên cao theo phương thẳng đứng thì cần cẩu phải tác dụng lên vật một lực hướng thẳng đứng lên có độ lớn tối thiểu bằng trọng lượng của vật nên công tối thiểu là : A = Fh = Ph = mgh = 1000.10.30 = 3.10 5 (J) Thời gian tối thiểu để thực hiện công đó là : t = 3 5 10.15 10.3 = ℘ A = 20 (s) IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Tiết: 41 Tuần: 22 Ngay soạn: 11 / 01/ 2010 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản  Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn .  Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn .  Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn .  Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn .  Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn .  Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn . - Giải thích lựa chọn B. - Giải thích lựa chọn D. -Giải thích lựa chọn C. -Giải thích lựa chọn A. -Giải thích lựa chọn C. -Giải thích lựa chọn B. Câu 5 trang 126 : B Câu 6 trang 126 : D Câu 7 trang 127 : C Câu 3 trang 132 : A Câu 4 trang 132 : C Câu 5 trang 132 : B Bài 25 : ĐỘNG NĂNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát biểu được đ.nghĩa và viết biểu thức của động năng (của một chất điểm hay một vật rắn cđộng tịnh tiến). - Phát biểu được định luật biến thiên động năng để giải các bài toán tương tự như các bài bài toán trong SGK. - Nêu được nhiều ví dụ về những vật có động năng sinh công. 2. Kỹ năng - Vận dụng được định luật biến thiên động năng để giải các bài toán tương tự như các bài toán trong SGK. - Nêu được nhiều ví dụ về những vật có động năng sinh công. 3. Thái độ: Tập trung học tập, yêu thích môn vật lí,… II. CHUẨN BỊ Giáo viên : Chuẩn bị ví dụ thực tế về những vật có động năng sinh công. Học sinh : - Ôn lại phần động năng đã học ở lớp 8 THCS. - Ôn lại biểu thức công của một lực. - Ôn lại các công thức về chuyển động thẳng biến đối đều. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm động năng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản - Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm năng lượng. - Yêu cầu hs trả lời C1 - Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm động năng. - Yêu cầu hs trả lời C2 - Nhắc lại khái niệm năng lượng đã học ở THCS. - Trả lời C1. - Nhắc lại khái niệm động năng đã học ở THCS. - Trả lời C2. I. Khái niệm động năng. 1. Năng lượng. Mọi vật xung quanh chúng ta đều mang năng lượng. Khi tương tác với các vật khác thì giữa chúng có thể trao đổi năng lượng. Sự trao đổi năng lượng có thể diễn ra dưới những dạng khác nhau : Thực hiện công, tuyền nhiệt, phát ra các tia mang năng lượng, … 2. Động năng. Động năng là dạng năng lượng mà vật có được do nó đang chuyển động. Khi một vật có động năng thì vật đó có thể tác dụng lực lên vật khác và lực này thực hiện công. Hoạt động 2 : Xây dựng công thức tính động năng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản - Nêu bài toán vật chuyển động dưới tác dụng của lực không đổi. - Yêu cầu học sinh tính gia tốc của vật theo hai cách : -Động học và động lực học. - Hướng dẫn học sinh xây dựng phương trình 25.1 - Hướng dẫn học sinh xây dựng phương trình 25.2. - Giới thiệu khái niệm động năng. - Tính gia tốc của vật theo hai cách : Động học và động lực học. - Xây dựng phương trình 25.1. - Xây dựng phương trình 25.2. - Ghi nhận khái niệm động năng. II. Công thức tính động năng. 1. Xét vật khối lượng m dưới tác dụng của một lực → F không đổi và vật chuyển động dọc theo giá của lực. Giả sử sau khi đi được quãng đường s vận tốc của vật biến thiên từ giá trị → 1 v đến giá trị → 2 v . Ta có : a = m F (1) và v 2 2 – v 1 2 = 2as (2). Từ (1) và (2) suy ra : 2 1 mv 2 2 - 2 1 mv 1 2 = F.s = A 2. Trường hợp vật bắt đầu từ trạng thái nghĩ (v 1 = 0), dưới tác dụng của lực → F , đạt tới trạng thái có vận tốc v 2 = v thì ta có : 2 1 mv 2 = A Đại lượng 2 1 mv 2 biểu thị năng lượng mà vật thu được Tiết: 42 Tuần: 22 Ngay soạn: 11 / 01/ 2010 - Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa đầy đủ khái niệm động năng. - Yêu cầu học sinh trả lời C3 - Nêu định nghĩa động năng. -Trả lời C3. trong quá trình sinh công của lực → F và được gọi là động năng của vật. Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức : W đ = 2 1 mv 2 Đơn vị của động năng là jun (J). *Hoạt động 3: Tìm hiểu mối liên hệ giữa công của ngoại lực và độ biến thiên động năng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản - Yêu cầu học sinh tìm mối liên hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng. - Yêu cầu học sinh tìm hệ quả. - Tìm mối liên hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng. - Tìm hệ quả khi nào thì động năng tăng, khi nào thì động năng giảm, III. Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng. Ta có : A = 2 1 mv 2 2 - 2 1 mv 1 2 = W đ2 – W đ1 Công của ngoại lực tác dụng lên vật bằng độ biến thiên động năng của vật. Hệ quả : Khi ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng tăng. Ngược lại khi ngoại lực tác dụng lên vật sinh công âm thì động năng giảm. Hoạt động 3: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Hướng dẫn học sinh làm bài tập thí dụ. - Yêu cầu hs về nhà giải các bài tập 25.1 đến 25.9. - Làm bài tập thí dụ. - Ghi các bài tập về nhà. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Tổ trưởng kí duyệt 11/01/2010 HÒANG ĐỨC DƯỠNG . những vật có động năng sinh công. 3. Thái độ: Tập trung học tập, yêu thích môn vật lí, … II. CHUẨN BỊ Giáo viên : Chuẩn bị ví dụ thực tế về những vật có. năng là dạng năng lượng mà vật có được do nó đang chuyển động. Khi một vật có động năng thì vật đó có thể tác dụng lực lên vật khác và lực này thực hiện

Ngày đăng: 08/10/2013, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w