1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến kinh nghiệm - âm nhạc tiểu học

6 893 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 37 KB

Nội dung

Nguyễn Hoài Thương – Trường Tiểu học Thượng Lâm ĐỔI MỚI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÁC HÌNH THỨC VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. I. Các tiêu chí chung của vận động theo nhạc. Muốn đổi mới nâng cao các hình thức vận động theo nhạc cho học sinh tiểu học thì trước hết phải đảm bảo được các tiêu chí sau đây. 1. Đúng nhạc. Đây là một tiêu chí quan trọng hàng đầu vì vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh hát và múa phụ họa đúng nhạc, đúng nhịp và tiêt tấu. Không quá nhan mà cũng không quá chậm điều này rất quan trọng vì hát và múa phụ họa không đúng nhạc thì sẽ tạo cho người xem cảm giác nhàm chán không hào hứng, điều này sẽ làm cho người xem và người biểu diễn không có sự hòa hợp. Hát đúng và múa đúng sẽ giúp cho học sinh chủ động hơn, tự tin vào các hoạt động, các động tác mới thể hiện đúng tình cảm và nội dung bài hát. 2. Đúng động tác. Múa đúng nhạc, đúng động tác không những làm cho bài hát hay hơn thêm sinh động học sinh chủ động trong mọi hoàn cảnh mà còn làm cho người xem hiểu được nội dung của bài hát làm cho người xem cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài hát. 3. Sự diễn cảm. Đúng nhạc, đúng động tác thôi chưa đủ vì hai yếu tố đó chưa thực sự thuyết phục được người xem. Một yếu tố tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng trong âm nhạc và là sự thể hiện diễn cảm trong bài hát. Dù học sinh có hát đúng, múa phụ họa đúng theo nhạc đi chăng nữa nhưng nếu không có sự thể hiện, thả hồn vào động tác múa, vào lời bài hát thì các động tác múa cũng trở nên vô hồn, tẻ nhạt và cứng nhắc sẽ không thu hút được sự chú ý của người xem. Nguyễn Hoài Thương – Trường Tiểu học Thượng Lâm Vì vậy, vấn đề này người giáo viên phải hết sức nhạy cảm khi hướng dẫn học sinh khi múa phụ họa cho bài hát. Khi đó, đòi hỏi người giáo viên phải hướng cho học sinh cả cách thể hiện tình cảm của bài hát, các diễn tả các động tác để bài học đạt kết quả cao hơn. Tóm lại, trong một tiết dạy âm nhạc muốn đạt được kết quả cao nhất khi trình bày một bài hát kết hợp với vận động theo nhạc thì người giáo viên phải biết kết hợp nhiều yếu tố: Đúng nhạc, đúng động tác, có sự diễn cảm. Từ những yếu tố đó thì tiết học sẽ trở nên chất lượng và tạo cho học sinh có sự tự tin. II. Một số hình thức vận động theo nhạc của học sinh tiểu học. Có rất nhiều hình thức vận động theo nhạc cho học sinh tiểu học. Dưới đây là một số hình thức vận động phổ biến và thông dụng nhất cho học sinh. 1. Trò chơi âm nhạc. Trong quá trình dạy hát cho học sinh, người giáo viên kết hợp các trò chơi âm nhạc vào tiết học như: Giáo viên có thể hát một câu trong bài hát nào đó mà học sinh đã được học và đố xem câu hát đó thuộc bài hát nào, hoặc giáo viên cho học sinh lên múa phụ họa một bài hát bất kỳ. Quá trình dạy hát, múa và chơi trò chơi âm nhạc là một quá trình tổng hợp, trong đó sử dụng nhiều yếu tố nhưng vẫn có sự kết hợp chặt chẽ giữa âm nhạc và vận động theo nhạc. Hoạt động này có tác dụng để củng cố các kỹ năng cảm nhận của trẻ về mọi phương diện (nhịp điệu, tiết tấu, tính chất, nội dung của bài hát). 2. Trò chơi ca hát. Trong ca hát và vận động phụ họa cần kết hợp với trò chơi và nó có tác dụng rất tốt đối với sự nhận thức và khả năng nhận thức của học sinh. Giúp phát triển khả năng tư duy của học sinh. Trò chơi với ca hát rất phong phú và đa dạng giúp học sinh phát triển về trí tuệ, khả năng cảm nhận âm nhạc của học sinh. Nguyễn Hoài Thương – Trường Tiểu học Thượng Lâm 3. Trò chơi với nhạc cụ. Nhạc cụ là một phương tiện âm nhạc hiệu quả nhất để đưa vào ý thức học sinh những kiến thức âm nhạc. Qua đó kích thích niềm vui sướng và hứng thú đối với âm nhạc. Qua mỗi một loại nhạc cụ như: Sáo, kèn, đàn song loan, thanh, phách . sẽ mang lại cho các em những cảm xúc khác nhau. Sau khi nghe âm thanh của các loại nhạc cụ học sinh đó sẽ hình dung là đọc được âm thanh hình dáng từng loại nhạc cụ. Từ đó hình thành cho học sinh niềm đam mê đối với các loại nhạc cụ nhất là nhạc cụ dân tộc. 4. Trò chơi dân gian. Nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển, nhưng dù phát triền bao nhiêu thì nhu cầu tìm về cội nguồn lớn bấy nhiêu. Âm nhạc cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Các trò chơi dân gian đã đưa vào chương trình học của các em, ngay từ khi bắt đầu vào học tiểu học như: Trò chơi rổng rắn lên mây, xỉa cá mè, thi hát dân ca .những trò chơi dân gian đó đã thu hút nhiều các em học sinh tham gia, giúp cho các em học sinh trở nên vui vẻ, hồn nhiên hơn, đồng thời thông qua đó sẽ giúp các em hiểu về các trò chơi dân gian, những bài hát, những động tác múa truyền thống. Từ đó hình thành nên tình cảm, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh một cách cao nhất. 5. Múa. Múa là một môn nghệ thuật ra đời từ rất sớm. Từ thời nguyên thủy cho đến thời kì hiện đại. Mỗi một thời kì mang mỗi giai điệu khác nhau: Đơn giản, phức tạp nhưng nó vẫn mang âm tiêt của âm nhạc. Cuộc sống có rất nhiều điều không thể bày tỏ bằng ngôn ngữ, khi đó loại hình nghệ thuật múa sẽ bày tỏ tư duy tình cảm. Vì thế múa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nguyễn Hoài Thương – Trường Tiểu học Thượng Lâm * Múa minh họa. Là động tác múa đơn giản nhằm minh hoạt cho nội dung, tình cảm bài hát, các động tác múa nhằm giải thích cho lời ca tiếng hát. Từ đó giúp người xem hiểu đầy đủ, chính xác nội dung, tình cảm của bài hát và hiểu trọn vẹn cái hay, cái đẹp và các bí ẩn trong bài hát. Vận động theo nhạc đỏi hỏi cho học sinh phải tập trung, chú ý cao độ để các động tác múa có kỹ thuật. 6. Múa sinh hoạt. Là hình thức múa được phổ biến và phát triển rộng rãi trong đới sống hằng ngày của con người, ở mọi tầng lớp. Múa sinh hoạt được sử dụng trong các lễ hội và các hình thức sinh hoạt tập thể của tất cả mọi người nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng. Múa sinh hoạt được sử dụng để miêu tả cuộc sống hằng ngày của các em ở trường, lớp .ở đây thường là những động tác múa đơn giản, vui nhộn. Múa sinh hoạt nâng cao đời sống tinh thần cho con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Đặc biệt với học sinh, múa sinh hoạt làm cho đời sông tinh thần của các em phong phú hơn, khơi dậy sự thích thú và say mê học tập, giúp các em nhanh nhẹn và tinh tế. III. Một số biện pháp đổi mới nâng cao hình thức vận động theo nhạc cho học sinh tiểu học. 3.1. Lựa chọn tác phẩm. Lựa chọn tác phẩm nhằm nâng cao hình thức vận động theo nhạc cho học sinh tiểu học. Trước hết phải biết lựa chọn một tác phẩm tiêu biểu để đưa hình thức vận động theo nhạc vào tiết học. Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm một số tiết âm nhạc tại các lớp. 3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm. Âm nhạc tiết 27 Ôn tập bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa. Nguyễn Hoài Thương – Trường Tiểu học Thượng Lâm Dạy múa từng câu. * Câu 1: Trường làng em có làng tre xanh cây rợp bóng mát yêu đời yên lành. Tay phải người giáo viên từ từ đưa ra phía trước sau đó sang dần bên phải và hạ xuống. Làm động tác như mời ai đó, chân nhún theo giai điệu bài hát. Câu 2: Nhịp cầu tre lối về nhà em qua dãy nương xanh thấy vui êm đềm. Làm động tác như câu 1, nhưng đổi sang tay trái. Câu 3: Tình quê hương gắn liền yêu thương bao mùa mưa nắng em vẫn đến trường. Hai tay đưa ra đằng trước, như gọi mời ai đó rồi từ từ hạ xuống. Câu 4: Thầy cô em đã dạy cho em yêu nước yêu quê và yêu gia đình. Hai tay đưa ra đằng trước, đan chéo vào nhau rồi từ từ ôm chéo vào ngực. Thể hiện tình cảm yêu thương. Câu 5: Tre xanh kia sẽ có ngày về già, trồi non vươn lên thắm cây vườn mượt mà. Hai tay đưa thẳng lên cao, rồi từ từ đưa sang hai bên theo giai điệu bài hát, chân nhún nhẩy. Câu 6: Trường học này là cây ngoan, còn nụ cười là hương hoa bay tỏa khắp quê nhà. Hai tay đưa lên như câu 1, 2 thực hiện nhịp nhàng đều theo tiết tấu bài hát. Câu 7: Em siêng năng gắng học hành ngày ngày rồi mai sau đây sẽ nên người thành tài. Tay phải đưa trước ngực đồng thời chân phải đưa ra đằng trước vuông góc 90 0 rồi sau đó quay tiếp 90 0 về vị trí ban đầu, thực hiện nhịp nhàng. Nguyễn Hoài Thương – Trường Tiểu học Thượng Lâm Câu 8: Dù cuộc đời nhịp thoi đưa, từng mùa hè, từng cơn mưa. Em vẫn nhớ trường xưa. Tay trái đưa trước ngực thực hiện như câu 7. . năng cảm nhận âm nhạc của học sinh. Nguyễn Hoài Thương – Trường Tiểu học Thượng Lâm 3. Trò chơi với nhạc cụ. Nhạc cụ là một phương tiện âm nhạc hiệu. tiết âm nhạc tại các lớp. 3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm. Âm nhạc tiết 27 Ôn tập bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa. Nguyễn Hoài Thương – Trường Tiểu học

Ngày đăng: 08/10/2013, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w