Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 11.1.2.2Vai trò của FDI đối với nước chủ đầu tư111.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI121.1.3.1Các nhân tố quốc tế, quốc gia đi đầu tư121.1.3.2Nhân tố quốc gia, địa phương nơi tiếp nhận vốn đầu tư12
1.4.1 Đặc điểm hoạt động và xu hướng FDI của Hoa Kỳ hiện nay231.4.1.1Đặc điểm hoạt động FDI của Hoa Kỳ hiện nay23
1.6Bài học của Việt Nam trong thu hút FDI từ Hoa Kỳ481.6.1 Mở cửa thu hút FDI nước ngoài từng bước, theo khu vực481.6.2 Phương pháp thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài481.6.3 Về quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI nước ngoài481.6.4 Nhưng nâng cao hiệu quả đầu tư còn quan trọng hơn tăng lượng vốn49
Trang 22.1.2 Tiềm năng văn hoá-du lịch cực kỳ phong phú51
2.1.4 Tiềm năng phát triển làng nghề và tiểu thủ công nghiệp55
2.2Thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây trong những năm qua57
2.2.1.1Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây giai đoạn 2005-2006582.2.1.2Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây năm 2007602.2.1.3Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây năm 2008622.2.2 Những thành công trong công tác thu hút FDI từ Hoa Kỳ của Hà Tây652.2.2.1Hoa Kỳ trở thành đối tác FDI quan trọng của Hà Tây 652.2.2.2Thu hút được các dự án lớn về công nghệ cao672.2.2.3Hà Tây đã cải thiện đáng kể môi trường đầu tư672.2.3 Những hạn chế trong thu hút FDI từ Hoa Kỳ của Hà Tây73
2.2.3.3Quy hoạch manh mún, thụ động và thiếu tầm chiến lược76
3.1.3 Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư –TIFA93
3.1.4.3Định hướng thu hút FDI theo ngành, đối tác và vùng lãnh thổ96
3.2.1 Danh mục 125 dự án đầu tư các lĩnh vực từ năm 2006- 2010 của Hà Tây100
3.2.3 Quan điểm mục tiêu phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010 và những nămtiếp theo
1033.2.3.1Quan điểm phát triển du lịch Hà Tây1033.2.3.2Mục tiêu chung và một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 20101043.3Giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1053.3.1 Phát huy và định hướng phát triển các KCN,KCNC1053.3.1.1Phát triển khu công nghệ cao Láng –Hoà Lạc1053.3.1.2Tạo đà thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp khác1093.3.2 Quy hoạch và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư110
Trang 33.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực112
3.3.5 Về lĩnh vực du lịch, văn hóa ,dịch vụ giải trí1143.3.5.1Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển du lịch1143.3.5.2Tăng cường đầu tư phát triển du lịch1163.3.5.3Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch1183.3.5.4Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch1193.3.5.5Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch1203.3.5.6Về huy động vốn đầu tư cho du lịch1203.3.6 Hà Tây phát huy những kết quả của BTA ,TIFA,cam kết WTO1213.3.6.1Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ1223.3.6.2Thực hiện chính sách tự do hóa FDI1223.3.6.3Vận dụng cam kết với WTO để thu hút FDI Hoa Kỳ vào Hà Tây1233.3.7Giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội124
Trang 4Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đầu tư và Kinh tế đối ngoại- Sở KếHoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây và PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Khoa Kinh tếvà Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân- Hà Nội đã giúp đỡ
tôi thực hiện luận văn này.
Trang 5BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ACFTA Asean – China free trade area Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc
ASEAN-AFTA Asean free trade area Khu vực mậu dịch tự do ASEANAPEC Asia-Pacific Economic Co-
Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
-ASEAN Association of South- EastAsian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BTA Bilateral trade agreement Hiệp định thương mại song phươngCPIA Chỉ số đánh giá môi trường chính
sách và thể chế quốc gia
EXIMBank Export- import bank Ngânhàng xuất nhập khẩuFDI Foreign direct investemnt Đầu tư trực tiếp nước ngoàiGDP Gross domestic product Tổng sản phẩm trong nước
IMF International moneytary fund Quỹ tiền tệ thế giớiJICA Japanese investement co-
operation agency
Cơ quan hợp tác đầu tư Nhật Bản
MFN Most Favoured Nations Quy chế Tối huệ quốc
NT National treatment Quy chế đối xử quốc gia
Vốn viện trợ phát triển chính thức
OECD Organization for economic Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế
Trang 6co- operating developmentOPIC Overseas private investement
UNCTAD United nations’for trade anddevelopment
Diễn đàn về Thương mại và Pháttriển
WEF World economic forum Diễn đàn kinh tế thế giớiWTO World trade organization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
gBảng 2.1: FDI của Hoa Kỳ ở một số địa phương lớn tính tới tháng 12 năm
Bảng 2.2: Hai dự án FDI lớn của Hoa Kỳ vào Hà Tây giai đoạn
Bảng 3.2: Điều 11 của BTA “Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại”
Đồ thị 1.2: FDI của Hoa Kỳ theo hình thức đầu tư (tính đến quý I năm
Trang 7Đồ thị 1.3: FDI đăng ký của Hoa Kỳ qua các năm (kể cả đầu tư qua nước
Đồ thị 2.1: Một số dự án FDI lớn nhất năm 2007 của Hoa Kỳ vào Hà Tây
Đồ thị 2.2: FDI đăng ký và thực hiện của Hoa Kỳ vào Hà Tây tới năm2008 so với một số địa phương (kể cả qua nước thứ 3) 66Đồ thị 2.3: Hà Tây đứng thứ 2 trong 3 dự án công nghệ cao của Hoa Kỳ
Đồ thị 2.4: Vốn FDI của Hoa Kỳ so với các đối tác khác đầu tư vào Hà
Đồ thị 2.5: Vốn FDI đăng ký của Hoa Kỳ vào Hà Tây và các vùng khác
Hình 1.1: Mô hình cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển 16
LỜI MỞ ĐẦU1 Tính tất yếu của việc thực hiện đề tài
Đối với các nước đang phát triển việc phát triển kinh tế cho quốc gia khôngchỉ dựa vào tiềm lực và nỗ lực bên trong quốc gia đó là đủ vì thế các nước phải dựavào nguồn lực từ bên ngoài trong đó quan trọng nhất là FDI và ODA, mà FDI lại cóvai trò đặc biệt quan trọng hơn cả.Việt Nam cũng là nước đang phát triển nên thuhút FDI là điều có tính chất chiến lược để phát triển kinh tế đất nước.Theo nhậnđịnh của các chuyên gia kinh tế thế giới, các nguồn đầu tư rót vào các nước đangphát triển đã phục hồi sau ba năm sụt giảm, với hoạt động của các công ty Hoa Kỳđang ngày càng khẳng định vị trí số 1 trên thế giới Triển vọng FDI của Hoa Kỳđang ở mức cao hiện nay vẫn đang được duy trì Cụ thể, xu hướng tiếp theo của cácdòng FDI Hoa Kỳ vẫn là chảy về các nước đang phát triển Trong các nước đangphát triển tại châu Á, Việt Nam là một trong những nước được Hoa Kỳ quan tâmnhiều nhất Với việc trở thành viên thứ 150 của WTO và vừa được bầu làm Ủy viênkhông thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Chính phủ và Quốc hộiViệt Nam thể hiện rất cao quyết tâm đổi mới, vị thế của Việt Nam đã được nâng caohơn nhiều, trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở châu Á trong con mắt của các nhà đầutư Hoa Kỳ.
Việt Nam đã bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng của nền kinh tế thế giớivới những làn sóng đầu tư ồ ạt, FDI trở thành vấn đề quan trọng nhất hiện nay HoaKỳ là một trong những đối tác FDI chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam và các
Trang 8địa phương của Việt Nam trong đó có tỉnh Hà Tây Luận văn này tóm tắt làn sóngFDI mới của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian tới, nghiên cứu sâu tình hìnhFDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây và đưa ra các giải pháp thu hút FDI của Hoa Kỳ choHà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong xu thế phát triển đầu tư của đất nước, Hà Tây là một trong những địaphương có chuyển biến vượt bậc về thu hút FDI, trong đó có FDI của Hoa Kỳ.Những năm gần đây Hoa Kỳ đã trở thành đối tác chiến lược của Hà Tây có thể sánhngang với các đối tác truyền thống là Nhật Bản và Hàn Quốc.Với tiềm năng rất lớnvề văn hoá, du lịch, đất đai và vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng Hà Tây càng có điều kiệnbứt phá trong thu hút FDI của các nhà đầu tư Hoa Kỳ đặc biệt trong lĩnh vực du lịchgiải trí và công nghệ cao Việc nghiên cứu vấn đề này là yêu cầu hợp với xu thế củaViệt Nam và thời đại Trong quá trình thực tập tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh HàTây, tôi nhận thấy việc liên hệ vấn đề trên với sự phát triển hiện nay của Hà Tây,một địa bàn có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư là rất hợp lí.
2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Luận văn này xem xét thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây trêncơ sở thực trạng chung của Việt Nam, đề ra giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ choHà Tây
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là 20 năm (1988- 2008), trên phạm vilãnh thổ Việt Nam và tỉnh Hà Tây Đặc biệt xem xét giai đoạn 2005- 2008 vì giaiđoạn này Hà Tây có chuyển biến mạnh mẽ về FDI nói chung và FDI của Hoa Kỳnói riêng với khá nhiều dự án lớn của các đối tác và Hoa Kỳ.
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích số liệu từ nhiều nguồn tài liệu như website,báo, tạp chí cùng phương pháp quy nạp và mở rộng vấn đề nhằm làm rõ một sốđiểm nổi lên của FDI hiện nay của Hoa Kỳ tại Hà Tây trên cơ sở tình hình FDI củaHoa Kỳ vào Việt Nam Luận văn cũng sử dụng các đồ thị và bảng biểu minh hoạ đểviệc phân tích được sáng rõ và thêm sâu sắc.
5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Trang 9Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về FDI và tổng quan về tình hìnhthu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Hà Tây trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vàoHà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về FDI:
Theo IMF, FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhàđầu tư tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhàđầu tư phải có vai trò quyết định trong quản lý doanh nghiệp.
Theo OECD, FDI bao gồm các hoạt động kinh tế của các cá nhân, kểcả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại nước sở tại nhằmmục đích tạo dựng quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại khả năng gây ảnh hưởngthực sự về quản lý.
Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 1), FDI là việc nhàđầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào đểtiến hành hoạt động đầu tư.
Trang 10Định nghĩa chung nhất cho rằng FDI là một loại hình di chuyển vốngiữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí vàđiều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.
Như vậy về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tưbỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn hay thậm chí toàn bộ các sơ sở kinhdoanh ở nước ngoài để làm chú sở hữu một phần hay toàn bộ sơ sở đó và trựctiếp quản lí điều hành hoặc tham gia quản lí điều hành đối tượng mà họ bỏ vốnra đầu tư Họ chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án.
1.1.1.2.Đặc điểm của FDI
FDI có 4 đặc điểm cơ bản sau:
Tỉ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự ánđạt mức độ tối thiểu tuỳ theo luật đầu tư quy định.
Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lí và điều hành dự án mà họ bỏvốn đầu tư Quyền quản lí doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tưtrong vốn pháp định của dự án.
Kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đượcphân chia cho các bên theo tỉ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế chonước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có).
FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệpmới, mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổphiếu để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau.
Trang 11Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có đặc điểm cơ bản là không thành lậppháp nhân mới, các hoật động đầu tư được quản lí trực tiếp bởi một ban điềuhành hợp danh trong khuôn khổ tổ chức doanh nghiệp trong nước.
Hình thức liên doanh là hình thức thành lập một doanh nghiệp giữamột hoặc một số bên nước ngoài với một hoặc một số bên của nước chủ nhà đểđầu tư kinh doanh tại nước chủ nhà.
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: nhà đầu tư nước ngoàithành lập một pháp nhân mới theo luật pháp của nước chủ nhà Doanh nghiệpnày thuộc quyền sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngoài.
Hình thức BOT và các hình thức phái sinh của nó: là hình thức đầu tưtương đối mới với những đặc điểm cơ bản như phải có chính quyền nước chủnhà đứng ra kí hợp đồng đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài; sau khi kí hợp đồngphải thành lập một pháp nhân mới điều hành quản lí dự án; hoạt động của dự ánBOT phải tuân theo một chu trình mẫu gồm 3 giai đoạn là xây dựng, khai tháckinh doanh, chuyển giao.
Ngoài ra theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2005 thì còn có một số hìnhthức như hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng thuê tài chính…Trên thực tế, còncó nhiều hình thức khác nữa như mua lại và sáp nhập, cổ phần hoá doanh nghiệpFDI, khu công nghiệp, khu chế xuất…
1.1.2.Vai trò của nguồn vốn FDI nói chung
FDI có vai trò quan trọng với cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư,cụ thể là:
1.1.2.1 Đối với nước tiếp nhận đầu tư
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúcđẩy tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển Các nướcđang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có
Trang 12tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nướcmà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI
FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác,phù hợp với các nước đang phát triển Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xâydựng các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau.Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹnăng quản lý hiện đại Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đạihay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nướctiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu tư hay không.
FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư Vaitrò này của FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nướcphát triển, đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chukỳ.
FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới chocác doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ
Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấusản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc.
FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năngquản lý dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ýthức lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.
Tuy vậy, FDI cũng có mặt trái, đó là:
Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làmmất tính độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài.
FDI chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụngcủa công cụ này trong bảo hộ thị trường trong nước.
Tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệptrong nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, thamnhũng
Trang 131.1.2.2 Vai trò của FDI đối với nước chủ đầu tư
Giúp các doanh nghiệp khắc phục xu hướng tỷ suất lợi nhuận bìnhquân giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khi ở thị trường trong nước đãchuyển sang giai đoạn suy thoái, giúp nhà đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nướcngoài trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh.
Phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ.Bành trướng sức mạnh về kinh tế và chính trị.
Tuy nhiên, FDI cũng có những bất cập đối với nước chủ đầu tư, đó là: Vốn đầu tư chảy ra nước ngoài sẽ làm giảm tăng trưởng GDP và việclàm trong nước.
Khi các công ty lớn đầu tư ra nước ngoài sản xuất các mặt hàng cùngloại sẽ tạo nên khả năng cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp ngoài nước vớichính doanh nghiệp trong nước, thậm chí cạnh tranh với chính doanh nghiệp đầutư.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Có nhiều nhân tố tác động đến việc thu hút FDI, song có một số nhân tốchính sau đây:
1.1.3.1 Các nhân tố quốc tế, quốc gia đi đầu tư
Dòng chảy của nguồn vốn đầu tư trên thế giới cũng phụ thuộc vào rất nhiềucác nhân tố khác nhau Khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng tốt, dòng vốn này dồidào hơn, khi nền kinh tế thế giới gặp khó khăn thì dòng vốn này khan hiếm hơn.Khan hiếm không phải do thiếu mà do niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tếbị suy giảm, họ đầu tư vào những lĩnh vực an toàn hơn hoặc cất giữ tiền ở dạngngoại tệ mạnh hay vàng.
Độ mở của nền kinh tế toàn cầu cũng gây ra ảnh hưởng nhất định đến dòng
Trang 14vốn này Các nền kinh tế mở cửa, sự liên kết giữa các nền kinh tế cao sẽ khiến dòngchảy vốn đầu tư nhanh và nhiều hơn là khi sự kết nối giữa các nền kinh tế kém.
Sự hiểu biết về quốc gia, vùng lãnh thổ dự định đầu tư, thông tin đươc tiếpcận một cách dễ dàng, nhanh chóng, có độ tin cậy sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm hơn,có quyết định nhanh chóng và kịp thời trong đầu tư.
1.1.3.2 Nhân tố quốc gia, địa phương nơi tiếp nhận vốn đầu tư
Đối với quốc gia
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững,lạm phát được kiểm soát tốt
Đây là nhân tố rất quan trọng trong thu hút FDI, bởi vì trong một môi trườngkinh tế vĩ mô thiếu ổn định thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy nhà đầu tư sẽ khôngsẵn lòng bỏ vốn đầu tư.
Môi trường chính trị- xã hội lành mạnh là nhân tố rất quan trọng trong thu hútFDI
Nếu hệ thống chính trị thiếu ổn định sẽ tạo ra rủi ro quốc gia và nguy cơ mấtvốn là rất lớn, do vậy, nhà đầu tư không thể an tâm khi bỏ vốn của mình để đầu tư.Hơn nữa, trong một môi trường xã hội thiếu lành mạnh, thiếu dân chủ, bất công xãhội lớn, tâm lý dân cư thiếu niềm tin vào một sự công bằng xã hội thì cũng khiếncác nhà đầu tư không an tâm bỏ vốn đầu tư.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ.
Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ tầng cơ sở vật chất- kỹ thuật (hệ thống giaothông, thông tin ) và hạ tầng cơ sở kinh tế- xã hội (hệ thống thị trường trong nước,hệ thống luật pháp và hiệu lực thực thi, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ).Hệ thống hạ tầng cơ sở liên quan đến cả các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của hoạt độngkinh doanh, nên nó là điều kiện nền tảng để các nhà đầu tư có thể khai thác lợinhuận Nếu hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó khăn đểtriển khai dự án, chi phí đầu tư có thể tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư có thểkhông được bảo đảm và do vậy, nhà đầu tư sẽ không muốn đầu tư vốn của mình.
Trang 15Mặt khác, việc chuyển vốn ra nước ngoài của nhà đầu tư nhằm khai thác thị trường,nên nếu thị trường của nước tiếp nhận đầu tư nhỏ, khả năng thanh toán của dân cưbị hạn chế thì sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Điều này lý giải tại saomột số nước dành rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng không hấpdẫn được luồng vốn FDI.
Thực tế đã chứng minh nơi nào thu hút được nhiều vốn FDI nơi đó có tốc độphát triển kinh tế nhanh và ổn định; đời sống nhân dân được cải thiện Để ra quyếtđịnh đầu tư nhà đầu tư luôn so sánh các điều kiện trong môi trường đầu tư giữa cácđịa phương Vì vậy vấn đề đặt ra với các địa phương hiện nay là làm thế nào để tạođược môi trường đầu tư thuận lợi nhất.
Đối với từng tỉnh
Theo quan điểm đánh giá của các chuyên gia kinh tế cũng như các doanhnghiệp đều cho rằng nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút FDI vẫn là quanđiểm, chủ trương của chính quyền địa phương Quan điểm chính sách của tỉnh đượccoi là tốt nếu:
Phát huy được nội lực, huy động được sự tham gia đóng góp của chính địaphương mình Bất cứ tỉnh, địa phương nào dù điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng cóthể không thuận lợi vẫn có cơ hội phát triển không nên phụ thuộc vào những thứ cósẵn như vị trí địa lý, những cảng biển… Mỗi địa phương đều có cơ hội phát triển,thu hút đầu tư nếu đủ năng động, có sáng kiến xuất phát từ chính điều kiện của địaphương mình.
Tính minh bạch và nhất quán trong hệ thống chính sách.
Các nhà đầu tư khi ra quyết định đầu tư đều muốn được an toàn, nhanh rẻ vàkịp thời Chính vì vậy việc tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư là rất quan trọng.Trước khi quyết định đầu tư, các nhà đầu tư luôn tìm hiểu kỹ về các vấn đề ở địaphương như vướng mắc có được giải quyết không, có được cung cấp thông tin khicần thiết hay không Những quyết định của các cấp đưa ra có nhanh chóng và nhấtquán hay không Nói về tính nhất quán tức là giải quyết các sự việc có cùng tínhchất phải như nhau Sự nhất quán phải thể hiện cả lời nói và hành động từ trên
Trang 16xuống dưới, tạo lên sự tương thích Sự nhất quán trong guồng máy hoạt động khigiải quyết công việc rất quan trọng.
Dưới đây là quan điểm của các chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp vềmôi trường đầu tư:
Quan điểm của chuyên gia kinh tế cho rằng yếu tố con người đóngmột vai trò quan trọng để tạo ra môi trường đầu tư khác biệt giữa các địa phương.
Hiện nay hệ thống chính sách, khung pháp lý của Việt Nam còn chưa hoànthiện vì vậy việc thực thi trên thực tế phụ thuộc nhiều vào cán bộ công quyên cấpđịa phương Mặc dù chính sách của Nhà nước là chung, thống nhất nhưng việc thựcthi có thể linh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tế Trên thực tế, cán bộ các tỉnhphía Nam Việt Nam thường nắm tinh thần là chính, sau đó có các biện pháp thực thichính sách linh hoạt phù hợp với thực tế địa phương nên thúc đẩy được kinh tế pháttriển Trong khi đó ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam có xu hướng bám chặt văn bảnthiếu tính năng động cần thiết nên chưa phát huy được thế mạnh của mình.
Tính năng động, tích cực của chính quyền địa phương không chỉ thể hiện ởviệc thực thi chính sách linh động mà nó còn thể hiện ở thái độ của chính quyền địaphương đối với doanh nghiệp Thứ nhất là cơ quan cấp tỉnh phối hợp hoạt động vớinhau tạo sự thống nhất tạo điều kiện các doanh nghiệp hoàn thành thủ tục nhanh vàhiệu quả Thứ hai các địa phương cần năng động thay mặt cho khối doanh nghiệpgiải quyết các vướng mắc không rõ về mặt văn bản luật pháp Sự không rõ trong cácvăn bản luật pháp thường gây ra các cản trở cho quá trình hoạt động của các doanhnghiệp.
Quan điểm của các doanh nghiệp cho rằng các yếu tố quan trọng để nângcao tính hiệu quả của môi trường đầu tư là: tính thân thiện, tính minh bạch và sựcam kết ủng hộ phát triển các doanh nghiệp.
Thái độ thiện chí, cởi mở của các cán bộ cơ quan Nhà nước ở tỉnh là yếu tốquan trọng góp phần làm tăng tính thiện cảm từ nhà đầu tư đối với chính quyền.
Tính minh bạch có vai trò quan trọng vì khi lập một dự án đầu tư, nhà đầu tưphải tính toán được bài toán về chi phí, vốn và lợi nhuận Chính vì vậy để tạo tâm lý
Trang 17yên tâm cho các nhà đầu tư thì công khai các khoản chi phí và thủ tục là rất cầnthiết.
Sự cam kết mạnh mẽ cùng ủng hộ phát triển doanh nghiệp là động lực quantrọng có tác dụng khích lệ tinh thần kinh doanh của các doanh nghiệp Các cam kếtủng hộ này cần phải thực hiện bằng những hành động cụ thể Bên cạnh các hội nghịhàng năm để biểu dương các doanh nghiệp kinh doanh tốt, lãnh đạo tỉnh cần tổ chứccác cuộc đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp gặp khó khăn theo từng vấn đề cụthể như đất đai, thủ tục hành chính để cùng doanh nghiệp tháo gỡ
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tiến hành nghiên cứu và đánhgiá về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dựa trên các điều kiện tự nhiên và chính sáchcủa chính quyền địa phương đối với phát triển kinh tế Năng lực cạnh tranh cấp tỉnhhay lợi thế so sánh tương đối về phát triển kinh tế và môi trường kinh doanh củamột số tỉnh và thành phố được thể hiện ở sự hấp dẫn về đầu tư và kinh doanh đốivới các doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Các yếu tố truyền thống về các điều kiện tự nhiên và nguồn lực.
- Hạ tầng sẵn có cho sự phát triển các hoạt động sản xuất và kinh doanh.- Chính sách khuyến khích đầu tư được đưa ra và thực hiện trên địa bàn tỉnh.- Mật độ và mức độ cạnh tranh của thị trường đó.
Như vậy có thể thấy bên cạnh các yếu tố lợi thế tự nhiên mà một địa phươngđược thừa hưởng còn có các nhân tố khác cấu thành nên năng lực cạnh tranh Đó làsự nỗ lực chủ quan của nhà lãnh đạo và chính quyền địa phương sở tại Điều nàylàm cho một số tỉnh không giàu về điều kiện tự nhiên vẫn có thể phát triển mạnh vềkinh tế Đối với các doanh nghiệp chỉ số canh tranh đóng một vai trò rất quan trọng.Các doanh nghiệp sẽ rất muốn đầu tư tại địa phương có điều kiện thuận lợi, có thểtiến hành hoạt động kinh doanh với chi phí thấp, thủ tục đơn giản… để đạt đượcmục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận cao.
1.2 CÁC LÝ THUYẾT VỀ FDI
Dưới đây là một số lý thuyết về FDI:
Trang 181.2.1 Mô hình cái vòng luẩn quẩn của NUSKSE
Mô hình này cho rằng tiết kiệm của các nước đang phát triển là không đángtin cậy để phát triển kinh tế bền vững, mà muốn vậy phải nhờ FDI Lý luận củathuyết này là:
Khi chưa có FDI:
S1 = S2 + S3 + S4.Trong đó:
S1: tiết kiệm quốc gia; S2: tiết kiệm Chính phủ.
S3: tiết kiệm công ty trong nước.
S4: tiết kiệm gia đình trong quốc gia đó.
Hình 1.1: Mô hình cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển
N¨ng lùc s¶n xuÊt thÊp
ThiÕu vèn cho ®Çu t
Ở các nước đang phát triển thì nguồn thu của Chính phủ chủ yếu là thuế.Nhưng do quy mô nền kinh tế còn nhỏ nên nguồn thuế là nhỏ Chính phủ các nướcnày lại có nhu cầu chi tiêu cao để tăng GDP và trợ cấp cho các chương trình công
Trang 19cộng, phúc lợi xã hội nên hai điều này mâu thuẫn với nhau Nó làm triệt tỉêu mộtphần động lực phát triển kinh tế của các nước đang phát triển vì gây tăng nợ choChính phủ của các nước này Yếu tố S2 không tạo ra động lực mạnh cho nền kinhtế.
Về yếu tố S3 và S4 Ở các nước đang phát triển, các công ty trong nước cònyếu về vốn và phương thức kinh doanh chưa hiệu quả nên chưa thể trở thành cácchủ thể kinh tế lớn, lợi nhuận thu được chưa cao như các tập đoàn xuyên quốc gianên xét về mặt quốc gia các công ty này không đóng góp nhiều về lượng cho tiếtkiệm quốc gia Vậy ảnh hưởng S3 là nhỏ
Còn với các hộ gia đình thì trong nền kinh tế đang phát triển, từng hộ giađình có thu nhập trung bình và khá thậm chí còn kém thì chưa thể đóng góp nhiềucho tiết kiệm được Và như vậy ảnh hưởng của S4 cũng hạn chế.
Từ những nhận định trên 3 yếu tố cấu thành tiết kiệm quốc gia chưa lớn nêntiết kiệm quốc gia sẽ không đủ lớn để cho cả quốc gia phát triển kinh tế Các yếu tốđó lôi kéo tác động đến nhau làm cho từng yếu tố không phát triển mạnh được vàkhông phát huy được sức mạnh của mình, tạo ra phản ứng dây chuyền làm chậm sựphát triển của cả nền kinh tế gọi là “cái vòng luẩn quẩn”
Để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này, cần có tác động của yếu tố bên ngoài làFDI và ODA của các quốc gia khác, đặc biệt là các nước phát triển Trong đó FDIcó vai trò rất quan trọng Qua việc tăng và chuyển giao lượng tài chính và khoa họccông nghệ cùng nhân lực chất lượng cao vào nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư,FDI tạo ra sức bật cho nền kinh tế của các nước này đủ sức thoát khỏi vòng luẩnquẩn Ví dụ điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.
1.2.2 Mô hình MacDouglall- Kempt
Mục tiêu của mô hình MacDouglall– Kempt là phân tích năng suất cận biên
ở nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư làm ảnh hưởng tới đầu tư và hiệu quả đầu tưcũng như tác động tới phát triển kinh tế của các nước.
Trang 20Trên cơ sở đó, so sánh lợi ích thu được của các quốc gia khi có FDI và khichưa có FDI để làm nổi bật tầm quan trọng và ích lợi của FDI là FDI làm tăng tổngsản phẩm trong nước của cả nước nhận đầu tư và cả nước đi đầu tư
Mô hình này có vai trò quan trọng là làm nổi bật hiệu quả của FDI với nềnkinh tế các nước đầu tư và tiếp nhận đầu tư dưới quan điểm của lý thuyết năng suấtcận biên
Mô hình đã minh hoạ khá rõ sự chuyển dịch tổng sản phẩm của các quốc giakhi chưa có FDI và khi có FDI, tác động lên tổng sản phẩm mỗi nước thế giới nhưthế nào, dù giá sử dụng vốn ở mỗi nước khác nhau nhưng khi có FDI thì tổng sảnphẩm hai nước vẫn tăng Nguyên do là dòng FDI chảy từ nước có giá sử dụng vốncao sang nước có giá sử dụng vốn thấp.
Dưới đây là minh hoạ và lý luận của mô hình này:
Hình 1.2: Mô hình MacDouglall-Kempt
Trong đó:
OM: Năng suất cận biên ở nước đầu tư O’m: Năng suất cận biên nước chủ nhà.
Trang 21OO’: Tổng vốn đầu tư của 2 nước OQ: Tổng vốn đầu tư của nước đầu tư O’Q: Tổng vốn đầu tư của nước chủ nhà. Trước khi có FDI:
Nước đi đầu tư (quốc gia 1) sản xuất được GDP1 = OMTQ, có giá sử dụngvốn là QU Nước nhận đầu tư (quốc gia 2) có GDP2 = O’mUQ, có giá sử dụng vốnlà QT.
Do QT < QU nên vốn đầu tư chảy từ quốc gia 1 sang quốc gia 2 ( từ Q sangS) đến khi năng suất cận biên hai nước bằng nhau: SP = OE = O’e.
Lúc đó tổng sản phẩm 2 nước là: Q1= OMTQ + O’mUQ. Sau khi có FDI :
GDP1 = OMPS.GDP2 = O’mPS.
Tổng sản phẩm 2 nước = Q2 = OMPS + O’mPS = Q1 + PUTV.Vậy lợi ich thu được khi có FDI là:
- Tổng sản phẩm 2 nước tăng lên PUTV.
- Thu nhập quốc dân của nước đầu tư tăng lên = SPQW.- Thu nhập quốc dân của nước nhận đầu tư tăng = PWU.
Như vậy cả 2 nước đều được lợi hơn khi có tác động của FDI Xét trên diệnrộng FDI có lợi ích về mặt kinh tế cho toàn thế giới vì làm tăng tổng sản phẩm củatoàn thế giới.
1.3 VAI TRÒ CỦA KHU VỰC FDI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế ViệtNam luôn coi đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng củanền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phầnkinh tế khác.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quantrọng trong nền kinh tế Việt Nam Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng
Trang 22vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừaqua Các nghiên cứu gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam rút ra nhận địnhchung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP vớitỷ trọng ngày càng tăng
Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệcủa nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăngkim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làmcho một bộ phận lao động Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao côngnghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanhnghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất Các dựán FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ củangười lao động làm việc trong các dự án FDI.
1.3.1 FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế
Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp Dovậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng chovốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển Đóng góp củaFDI trong đầu tư xã hội biến động lớn, một phần phản ánh diễn biến thất thườngcủa nguồn vốn này, một phần thể hiện những thay đổi về đầu tư của các thành phầnkinh tế trong nước Trong suốt một thập kỷ qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọngngày càng tăng trong GDP Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốcđộ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triểnnăng động nhất, tốc độ tăng giá trị gia tăng của khu vực này luôn cao hơn mức trungbình của cả nước
1.3.2 FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu
FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ đó, tronghơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọngnhư thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng
Trang 23Đến nay, khu vực có vốn FDI đóng góp 90% sản lượng của một số sản phẩm côngnghiệp như dầu khí, ô tô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% cánthép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chínhxác; 55% sản lượng sợi; 49% sản lượng da giày Nhìn chung, tốc độ tăng giá trịsản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI luôn duy trì ở mức cao, cao hơn tốcđộ tăng trưởng chung toàn ngành, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDIluôn cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước Năm 1991, kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam đạt 2 tỷ USD, trong khi đó năm 2004 con số này đã là 26,5 tỷUSD, tăng gấp 13,5 lần so với năm 1991 Mặc dù FDI có tỷ trọng xuất khẩu caosong giá trị xuất khẩu ròng của khu vực có vốn FDI không cao Sở dĩ như vậy vì cácdự án FDI trong công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp có quymô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính.
1.3.3 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực
FDI vẫn xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng laođộng có trình độ kỹ năng cao Đó cũng là một cách lý giải cho mức thu nhập trungbình của lao động trong khu vực này cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp kháccùng ngành Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷluật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến Đặc biệt, một sốchuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế dẫn cácchuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệpvà điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.
Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn giántiếp tạo thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong cácngành công nghiệp phụ trợ trong nước với điều kiện tồn tại mối quan hệ mua bánnguyên vật liệu hoặc hàng hoá trung gian giữa các doanh nghiệp này
1.3.4 FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô
Trang 24Cùng với sự phát triển, khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng tăng vàonguồn thu ngân sách của Nhà nước Theo tính toán của Tổng cục thuế, năm 2002khu vực FDI đóng góp khoảng 480 triệu USD vào ngân sách Nhà nước, tăng 4,2 lầnso với năm 1994 Tính riêng giai đoạn 1996- 2002, khu vực này đóng góp vào ngânsách trung bình ở mức khoảng 6% Tỷ trọng đóng góp nhỏ là do các doanh nghiệpFDI được hưởng chính sách khuyến khích của Chính phủ thông qua giảm thuế thunhập trong những năm đầu hoạt động Tuy nhiên, nếu tính cả thu từ dầu thô thì tỷtrọng này ước khoảng 20%.
Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng vào việc tăng thặng dư của tàikhoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung
1.4 TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM
1.4.1 Đặc điểm hoạt động FDI và xu hướngFDI của Hoa Kỳ hiện nay
1.4.1.1 Đặc điểm hoạt động FDI của Hoa Kỳ hiện nay
Mục tiêu kinh doanh của Hoa Kỳ là luôn vươn tới tối đa hoá lợi nhuậntrong các hoạt động của mình và như vậy, có những điểm tương đồng với Châu Âu.Trong khi đó, mục tiêu hàng đầu của Nhật Bản là phát triển tập đoàn, chú trọng tăngtỷ lệ chiếm lĩnh và khai thác thị trường thế giới, phát triển sản phẩm mới, kỹ thuậtmới, tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước
Đối với Hoa Kỳ, họ đều chú trọng đến khả năng tiếp cận thị trường của nướcnhận đầu tư và coi đó là nền tảng để xây dựng chiến lược đầu tư của mình Điều nàykhác với các công ty Nhật Bản, quan tâm nhiều hơn đến nguồn lao động rẻ và cácnguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đạt được những chi phí sản xuất thấp hơn Vớiquan điểm như vậy, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ mang tính tậptrung cao Điều này cũng lý giải tại sao trong thời gian qua, các nước Châu Âu nóiriêng và các nước phát triển nói chung vẫn là nơi nhận được nhiều vốn đầu tư nhấtcủa Hoa Kỳ, đó là vì khu vực này có qui mô lớn, giàu có và tính liên kết của các thịtrường cao
Trang 25Hoa Kỳ cũng rất quan tâm đến vị trí chiến lược của nước nhận đầu tư Họmuốn phát triển mạng lưới sản xuất và phân phối khép kín trong châu lục chứkhông chỉ ở một nước với sự liên kết cao và phân công chặt chẽ rõ ràng Do đó vị tríđịa- kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hoa Kỳ, Singapore là một ví dụ ở khuvực Đông Nam Á Việt Nam cần chú ý tới vị trí địa– kinh tế trong việc thu hút FDItừ Hoa Kỳ.
Các nhà đầu tư Hoa Kỳ có xu hướng tập trung vào những dự án lớn ở trìnhđộ công nghệ cao như công nghệ thông tin, viễn thông… Số vốn đầu tư có thể nằmtrong khoảng 200 tới 1 tỷ USD Ngoài ra năng lượng là lĩnh vực Hoa kỳ đặc biệtquan tâm nhất là các dự án nhiệt điện số vốn đầu tư có thể lên tới 4 đến 5 tỷ USD.Lĩnh vực đầu tư thứ ba là dịch vụ và du lịch số vốn cũng rất lớn từ 1 tới 10 tỷ USD.Những dự án ở các lĩnh vực này đều được Hoa Kỳ dùng máy móc và công nghệchất lượng cao hàng đầu thế giới với trình độ quản lý tiên tiến và khoa học Điều màViệt Nam học được và tận dụng được ở Hoa Kỳ chính là công nghệ cao, số vốn lớnvà trình độ quản lý hiện đại.Đây là vốn quý nhất của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng rất coi trọng hạ tầng của nước nhận đầu tư Đây làđiều kiện khẳng định hoạt động sản xuất và kinh doanh của TNCs Hoa Kỳ có thểdiễn ra một cách trôi chảy không Cơ sở về thông tin liên lạc, điện, giao thông vậntải có ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và ảnh hưởng đếnkhả năng cạnh tranh sản phẩm của họ.
Ngoài ra, TNCs Hoa Kỳ cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nhânlực Họ không chú trọng nhiều vào nguồn lao động rẻ, mà là trình độ lao động.Nguồn nhân lực có dồi dào đi chăng nữa, nhưng trình độ thấp thì không hấp dẫnđược TNCs Hoa Kỳ Những ngành TNCs Hoa Kỳ quan tâm là những ngành chế tạo,công nghệ cao và dịch vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý của laođộng cao Hoạt động của TNCs Hoa Kỳ trên thế giới, bên cạnh những nỗ lực củabản thân, chúng còn chịu ảnh hưởng của chính sách đầu tư ra nước ngoài của Chínhphủ Hoa Kỳ Cơ chế chính sách đầu tư của Hoa Kỳ luôn hướng vào việc khuyếnkhích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài Chính phủ Hoa Kỳ thành lập nhiều tổ
Trang 26chức hỗ trợ như EXIMBANK, OPIC; Chính phủ Hoa Kỳ có những chính sách bảohộ quyền sở hữu tài sản cho các công ty Hoa Kỳ
Chính phủ Hoa Kỳ còn ký các hiệp định song phương với các đối tác như:Hiệp định bảo hộ đầu tư, Hiệp định thương mại, và các Hiệp định đa phương khác.Hầu hết các quy định về cơ chế chính sách đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ đềuthực hiện theo những nguyên tắc của WTO Như vậy có thể thấy Chính phủ Hoa Kỳluôn có nhiều chính sách, biện pháp để thực hiện mục đích quan trọng nhất là nhằmtạo lập một vị trí vững chắc cho mình trên trường quốc tế, đồng thời tạo môi trườngkinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động tại nước ngoài, tránhcác rủi ro về chính trị hay thương mại.
1.4.1.2 Về địa bàn đầu tư
Đồ thị 1.1: FDI đăng ký và thực hiện của Hoa Kỳ vào Việt Nam đến3/2008 theo vùng (kể cả qua nước thứ 3).
Trang 27Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư
Hoa Kỳ có xu hướng đầu tư vào khu vực phía Nam hơn, đặc biệt là một sốtỉnh, thành phố như TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- VũngTàu Các dự án lớn hầu như được xây dựng ở phía Nam Điều này cũng có sự khácbiệt với Nhật Bản- đầu tư trải đều giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam Các địabàn đầu tư của Hoa Kỳ nhằm vào các vùng này vì cơ chế và chính sách hỗ trợ đầutư cũng như mặt bằng và hạ tầng ở các địa phương này hơn hẳn các vùng phía BắcViệt Nam.
Các địa phương phía Nam Việt Nam tỏ ra am hiểu và phản ứng nhanh nhạytrước những đòi hỏi của các nhà đầu tư Hoa Kỳ Họ đã xây dựng những khu côngnghiệp và khu chế xuất chất lượng cao hơn hẳn các khu ở miền Bắc tạo ra sự cạnhtranh vượt trội đủ để hấp dẫn các đối tác Hoa Kỳ với nhiều yêu cầu khá chặt chẽ về
Trang 28môi trường đầu tư Ví dụ Intel định đầu tư vào KCNC Láng- Hoà Lạc của Hà Tâynhưng thấy KCNC ở TP.Hồ Chí Minh tốt hơn về mọi mặt nên họ đã chuyển tới
TP.Hồ Chí Minh để đầu tư
1.4.1.3 Về cơ cấu đầu tư
Hoa Kỳ quan tâm đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, song chủ
yếu tập trung vào các khu vực công nghiệp và xây dựng, điển hình là dự án sản xuấtlắp ráp ôtô Ford với số vốn đăng ký 102 triệu USD; dự án công ty sản xuất xàphòng, kem đánh răng Colgate Palmolive (40 triệu USD)… và gần đây nhất là dựán xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm định chíp bán dẫn của Intel với số vốn 1tỉUSD Tiếp đến là các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ Lĩnh vực này được HoaKỳ rất quan tâm nhưng số vốn cũng chỉ bằng 1/3 trong ngành công nghiệp và xâydựng, trong đó có lý do Việt Nam chưa mở cửa mạnh khu vực này Khu vực nôngnghiệp vẫn được ít quan tâm nhất, chiếm khoảng 7,6% tổng vốn đăng ký
Các lĩnh vực đầu tư mới
Trong lĩnh vực du lịch và bất động sản
Một ví dụ cụ thể cho thấy làn sóng đầu tư ồ ạt từ Hoa Kỳ đang tràn vào ViệtNam là một công ty Hoa Kỳ muốn đầu tư vào dự án du lịch 10 tỷ USD vào tỉnhQuảng Nam Tỉnh Quảng Nam vừa chính thức có văn bản đệ trình Thủ tướng Chínhphủ cho phép tập đoàn kinh tế lớn của Hoa Kỳ đầu tư vào dự án du lịch tại QuảngNam với tổng số vốn kỷ lục hơn 10 tỷ USD UBND tỉnh Quảng Nam cho biết đâylà dự án du lịch lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên, có tên gọi Khu dulịch Bãi biển Rồng gọi tắt là “Dự án DBCR” do công ty Global C&D Inc của HoaKỳ đã xúc tiến đàm phán và cùng với tỉnh Quảng Nam xây dựng dự án trong nhiềunăm qua
Vốn FDI đăng ký cấp mới trong tháng 1/2008 có sự tăng đột biến so vớicùng kỳ năm 2007 Lý do có dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư đó là: Dựán Công ty TNHH Good Choice USA- Việt Nam của Tập đoàn Good Choice- Hoa
Trang 29Kỳ đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao, khu vui chơi, giải trí, ẩm thực tại Bà Rịa-VũngTàu với tổng vốn đầu tư gần 1,3 tỷ USD
Tập đoàn Winvest Investment của Hoa Kỳ đã gửi văn bản xin tăng vốn đầutư xây dựng dự án khu du lịch- giải trí đa năng từ 300 triệu USD lên 4 tỉ USD Dựán khu du lịch phức hợp này triển khai trên diện tích 300ha tại Cửa Lấp, Vũng Tàu.
Tháng 3/2008, UBND tỉnh Kiên Giang đã có công văn trình Thủ tướngChính phủ xin cho phép Công ty LIZ- Hoa Kỳ đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng-casino trị giá 4,5 tỷ USD tại đảo Phú Quốc Theo đó, khi được phép thực hiện dự ánnày, LIZ sẽ đầu tư thêm 3 tỷ USD cho hạ tầng giao thông vùng Tây Nam Bộ; 1 tỷUSD cho hạ tầng giao thông đảo Phú Quốc
IBM mới đây cũng đã quyết định xây dựng trung tâm dịch vụ toàn cầu trongkhuôn viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong lĩnh vực công nghệ cao
Theo một số chuyên gia, hiện đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam mới là bướckhởi đầu Mới đây nhất, ngày 8/5/2007, Công ty Jabil Việt Nam (chi nhánh của HoaKỳ) đã nhận được giấy phép đầu tư thuộc lĩnh vực vi điện tử, CNTT, viễn thông vàoKCNC thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn 100 triệu USD.
Có những dự án với số vốn nhỏ như: hợp tác trong lĩnh vực thị trường chứngkhoán, sử dụng bản quyền của Microsoft, dự án xây dựng trường đại học tại ViệtNam dù chỉ vài chục triệu USD nhưng có ý nghĩa rất lớn, mở đường cho việc đầutư vào lĩnh vực công nghệ cao Có nhiều dự án có chất lượng và đầu tư vào nhữngngành công nghệ cao đã triển khai và đang có kế hoạch triển khai Đây là mongmuốn lớn nhất của Việt Nam đối với TNCs Hoa Kỳ Việt Nam đã bắt đầu tạo đượcsự tin tưởng của các nhà đầu tư Hoa Kỳ
Việc tập đoàn Intel chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư là minh chứng rõ ràngnhất cho khẳng định trên Đây là dự án lớn nhất của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam vàcũng là dự án lớn nhất đầu tư vào công nghệ cao ở Việt Nam từ trước tới nay
Việc Intel đầu tư vào Việt Nam mở ra hy vọng mới về chuyển giao côngnghệ, đưa Việt Nam vào lĩnh vực sáng tạo và thiết kế các sản phẩm công nghệ cao.
Trang 30Nó không chỉ là tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế, mà qua đó vị trí của Việt Namngày càng được nhìn nhận trên trường quốc tế và hứa hẹn sẽ xuất hiện làn sóng đầutư mới từ các nước vào lĩnh vực công nghệ cao, nhất là công nghệ nguồn
1.4.1.4 Về hình thức đầu tư
Về hình thức đầu tư, để đảm bảo có được lợi ích lâu dài ở nước nhận đầu tưvà có được ảnh hưởng đối với hoạt động của cơ sở mới thành lập, Hoa Kỳ muốnđầu tư với tỷ lệ góp vốn cao
Từ quan điểm đó, các nhà đầu tư Hoa Kỳ rất muốn thành lập các chi nhánh100% vốn Theo số liệu điều tra, đến 80% số các chi nhánh ở nước ngoài là các chinhánh có 100% vốn của Hoa Kỳ Nếu gộp cả các chi nhánh mà Hoa Kỳ sở hữu đasố vốn (trên 50%) thì con số tương ứng sẽ lên tới 89%.
Phần lớn các công ty Hoa Kỳ chọn hình thức đầu tư vốn 100% Đây là hìnhthức phổ biến mà Hoa Kỳ lựa chọn không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở tất cả các khuvực khác trên thế giới Hình thức thứ hai mà Hoa Kỳ lựa chọn là liên doanh Cònlại là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là hình thức mà Hoa Kỳ lựa chọnbước đầu để tiến tới xây dựng nhà máy và tiến hành đầu tư kinh doanh lâu dài ởViệt Nam
Có rất nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đang tiến hành đầu tư theo hình thứcnày ở Việt Nam Hiện đã có hơn 1000 DN Hoa Kỳ, trong đó nhiều tập đoàn lớn củaHoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam như: IBM, Citigroup, Boeing, Intel Nhiều tậpđoàn lớn của Hoa Kỳ đã đầu tư mạnh vào Việt Nam như: Coca Cola, Procter &Gamble, Unocol, Conoco thông qua các chi nhánh và công ty con ở nước thứ 3.Các địa điểm mà công ty đóng trụ sở thường là Hồng Kông, Singapore, BritishVirgin Island
Đồ thị 1.2: FDI của Hoa Kỳ theo hình thức đầu tư (tính đến quý I năm 2008)
Trang 31Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư
Một số công ty Hoa Kỳ khác đã đến Việt Nam đầu tư như Intel, CoCa Cola,Procter & Gamble, Caltex, American Standards Các tập đoàn này là những hãng cóuy tín,thương hiệu lâu đời và nổi tiếng trên thế giới với số vốn từ lớn đến rất lớn, cóưu thế trong lĩnh vực thực phẩm, công nghệ cao và giải trí.
Có thể thấy rằng dòng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong giai đoạnnày thông qua 3 hình thức Thứ nhất là hình thức trực tiếp, thứ hai là hình thức giántiếp bằng việc các DN Hoa kỳ mua cổ phần của các DN Việt Nam và trở thànhnhững đối tác chiến lược; hình thức thứ 3 là cung cấp tín dụng cho XNK, phục vụcác dự án đầu tư cho DN Việt Nam Việc đầu tư mạnh mẽ của các DN Hoa Kỳ vàoViệt Nam sẽ đẩy mạnh nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng kỹ thuật cao vào Việt Namtrong thời gian tới Một xu hướng mới về đầu tư trong chuyến thăm lần này là bêncạnh việc các DN Hoa Kỳ đầu tư mua cổ phần của các DN Việt Nam, thì đã có mộtsố DN Việt Nam đã có hướng đầu tư ngược lại, mua cổ phần của các DN Hoa Kỳ.Điều này cũng thể hiện sự đa dạng hoá về đầu tư, thương mại giữa cộng đồng DNhai nước sang thị trường của nhau Các DN lớn của Việt Nam đang trong quá trình
Trang 32tái cấu trúc DN, và cổ phần hoá do vậy mà xu hướng các DN này tìm đối tác chiếnlược trong đó có các DN Hoa Kỳ đang là một xu hướng tất yếu.
Đồ thị 1.3: FDI đăng ký của Hoa Kỳ qua các năm(kể cả đầu tư qua nước thứ 3) tính tới năm 2008
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Hoa Kỳ muốn đầu tư 100% vốn vào Việt Nam
Dưới đây là một số ý kiến của các tập đoàn Hoa Kỳ:
Tập đoàn chuyển phát nhanh FedEx Express cho biết đã đầu tư vàoViệt Nam từ năm 1994 và đang có những kế hoạch lớn cho tương lai FedExExpress mong muốn được Bộ Công thương và Chính phủ Việt Nam giúp đỡ đểtập đoàn có thể sở hữu 100% vốn đầu tư vào Việt Nam Không chỉ FedExExpress mà các tập đoàn khác của Hoa Kỳ sẽ do dự khi đầu tư vào Việt Namnếu họ không thể kiểm soát được tất cả các công đoạn trong cả hệ thống, để từđó có thể đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Trang 33 Đại diện Ford quan tâm đến các chính sách phát triển ô tô, kế hoạchcải cách, giảm thuế, khả năng tham gia phân phối xe nhập khẩu để xây dựngchiến lược kinh doanh dài hạn trên thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, đại diện tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới Cargilllại quan tâm tới việc Chính phủ Việt Nam đã cho phép cổ phần hóa trong lĩnhvực đồ uống rượu bia và liệu họ có cơ hội để mở rộng hơn nữa thị trường tạiViệt Nam.
1.4.2 Tình hình FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam qua các năm gần đây
1.4.2.1 Năm 2006
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến này20/11/2006, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có 305 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lựcvới số vốn đăng ký khoảng 2,112 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 730 triệu USD.Như vậy, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã chiếm 36,2% số vốn đăng ký và đứng thứ 9/75quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam Riêng 9 tháng đầu năm 2006,nếu tính cả dự án Intel đầu tư 605 triệu USD đầu tư qua chi nhánh Hồng Kông thìvốn đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, đứng đầu trong 37 nước vàvùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng năm 2006.
Nhưng cách nhìn này sẽ không phản ánh hết hoạt động đầu tư của Hoa Kỳvào Việt Nam trong thời gian qua Lý do để lý giải điều này là trong luồng vốn đầutư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam có rất nhiều tập đoàn như: Coca Cola,Procter & Gamble, Unocol, Conoco lại đầu tư qua nước thứ ba, nơi họ đặt các chinhánh khu vực hoặc thông qua công ty con của mình tại Hồng Công, Singapore,British Virgin Island Hầu hết các tập đoàn này đều có đầu tư khá lớn tại ViệtNam, nhưng lại chưa được thể hiện trong con số thống kê về đầu tư của Hoa Kỳ
Theo số liệu thống kê, đến năm 2006 các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vàoViệt Nam qua nước thứ ba vào khoảng 74 dự án có tổng số vốn đầu tư 2,4 tỷ USD.Như vậy, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ ba thì Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam 372
Trang 34dự án với tổng số vốn đầu tư trên 4,4 tỷ USD, đứng thứ 5/75 quốc gia và vùng lãnhthổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
Trong nhiều tháng của năm 2006, lũy kế FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam đãvươn lên đứng đầu Điều này cho thấy rõ tiềm năng của các nhà đầu tư nước này.Qua khảo sát, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đầu tư của Hoa Kỳ tập trung vàolĩnh vực công nghiệp và xây dựng với tổng số vốn 1,077 tỷ USD Trong đó, riênglĩnh vực công nghiệp nặng thu hút nhiều dự án nhất trong lĩnh vực công nghiệp
Dầu khí là ngành có quy mô đầu tư lớn nhất khoảng 20,6 triệu USD/1dự ánvới sự hiện diện của nhiều tập đoàn lớn như Unocal và Conoco Đứng tiếp theo làlĩnh vực dịch vụ có 69 dự án và tổng vốn đầu tư 791 triệu USD; còn lại là các dự ántrong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp Các nhà đầu tư Hoa Kỳ chủ yếu lựachọn hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài Các dự án theo hình thức này chiếmkhoảng 78,2% và 69% về vốn đăng ký Bên cạnh đó còn có các hình thức liêndoanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh được thực hiện nhiều trong các dự án thămdò và khai thác dầu khí
Đặc biệt, Hoa Kỳ đã có một dự án được cổ phần hóa là Công ty Công nghiệpCổ phần Tungkwang có vốn đầu tư 35 triệu USD chuyên sản xuất thanh nhôm Cácnhà đầu tư Hoa Kỳ đã có mặt tại 33/64 tỉnh thành cả nước nhưng tập trung một sốđịa phương có điều kiện thuận lợi như: Tp.HCM, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương.Trong đó, Tp HCM thu hút được nhiều dự án nhất với số vốn đạt 455 triệu USD,Bà Rịa- Vũng Tàu đứng thứ hai với 332 triệu USD và Đồng Nai với 284 triệu USD.
Ngoài các lĩnh vực như công nghệ thông tin, may mặc, giày dép, các doanhnghiệp Hoa Kỳ còn rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh tài chính, ngân hàng ởViệt Nam Năm 2006, Morgan Stanley đã ký hợp đồng liên doanh với Tổng công tyĐầu tư và kinh doanh vốn nhà nước để cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư Tổ chứcđầu tư Vietnam Partners có trụ sở tại Manhattan cũng đã ký thoả thuận liên doanhvới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và hiện liên doanh này đãgây quỹ được 100 triệu USD và đang tìm cách thu hút vốn từ nước ngoài.
1.4.2.2 Năm 2007
Trang 35Hoa Kỳ - đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam
Vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam tính đến tháng 9/2007 đạt khoảng 5,1tỷ USD (cả qua nước thứ 3) và đạt hơn 2,6 tỷ USD theo cách thông thường, xếp thứ7 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Hiện cóhơn 1000 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam Giá trị FDI thực hiệnliên quan đến Hoa Kỳ phân bổ chủ yếu ở các ngành sử dụng nhiều kỹ năng và vốn.Khoảng một nửa FDI Hoa Kỳ là ở lĩnh vực dầu khí, khoảng 1/3 tập trung ở cácngành chế tạo, còn lại là ở các ngành dịch vụ, phát triển bất động sản và nôngnghiệp
Bên cạnh đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tăng nhanhhoạt động đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, trong đó khoảng từ 1/3 đến 1/2 tổng sốvốn đầu tư gián tiếp rót vào Việt Nam tính đến giữa năm 2006 là từ Hoa Kỳ Trongcác quỹ đầu tư liên quan đến nguồn vốn từ Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam, cóthể kể đến việc các nhà đầu tư Hoa Kỳ chiếm khoảng 45% vốn trong quỹ IndochinaCapital; vốn góp từ phía Hoa Kỳ là 30% trong Công ty Việt Nam Partners; hoặctrường hợp của Dragon Capital có tới 30% là vốn từ các nhà đầu tư Hoa Kỳ Quỹđầu tư mạo hiểm của IDG cũng có toàn bộ vốn góp của Hoa Kỳ.
Nhận xét trong số những doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm và bắt đầu triểnkhai dự án đầu tư ở Việt Nam có nhiều tập đoàn lớn hoạt động trong các lĩnh vựckhách sạn, du lịch, may mặc, xây dựng như Starwood Hotels & Resorts, Citigroupvà American International Group, New York & Company, Alfonso DeMatteis vàDickerson Knight Group Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các doanhnghiệp Hoa Kỳ, trước hết là nhờ Việt Nam có nguồn nhân lực rẻ, dồi dào, tay nghềcao, tình hình chính trị ổn định và nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, đạt trungbình trên 7%/năm từ năm 2000 đến nay
Ngoài ra, việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO hồi đầu năm nay đãgiúp cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động thuận lợi hơn ở Việt Nam Sau vàinăm tìm hiểu thị trường, đến nay nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Việt Nam đã làm ăncó lãi Tập đoàn Dickerson Knight Group cho biết doanh thu của họ đã tăng 50%
Trang 36trong năm qua Tập đoàn xây dựng Leon D.DeMatteis Construction Corp đanggiám sát 28 dự án xây dựng ở Việt Nam đã phải tuyển thêm nhân viên để phục vụcho kế hoạch mở rộng kinh doanh của họ tại Việt Nam Starwood, tập đoàn lớntrong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, cũng đang tìm địa điểm xây dựng thêm mộtkhách sạn nữa ở Hà Nội, ngoài khách sạn Sheraton hiện nay
Những dự án lớn
Tổng công ty Dệt may Phong Phú tiếp tục ký với Tập đoàn ITG về việc mởrộng đầu tư dự án liên doanh sản xuất vải cotton cùng các mặt hàng chủ lực khácnhư vải denim, vải tổng hợp với tổng mức đầu tư khoảng 100 triệu USD
Ký kết này rất quan trọng bởi trước đó, tháng 6/2006, liên doanh Phong ITG đã cùng bắt tay thực hiện dự án trị giá 80 triệu USD tại Khu công nghiệp HòaKhánh (Đà Nẵng) xây dựng cụm công nghiệp dệt may, từ khâu nguyên liệu vải banđầu cho đến sản phẩm may mặc hoàn chỉnh Hơn 90% sản phẩm làm ra của liêndoanh sẽ được ITG tìm thị trường xuất khẩu Ở lĩnh vực bất động sản, Phong Phúcũng tìm được đối tác WL Ross để ký kết thỏa thuận với trị giá ban đầu ước khoảng100 triệu USD Đồng thời ở tầm nhìn lâu dài, WL Ross cũng đã được Phong Phúchọn là nhà đầu tư chiến lược khi Phong Phú cổ phần hóa lần đầu trong năm tới
Tổng công ty Dệt may Phong Phú đã ký bản thỏa thuận hợp đồng xây dựngcụm công nghiệp cảng biển- nhà máy nhiệt điện công suất 3.600MW cùng với hợpđồng cho vay tài chính và cung cấp thiết bị giai đoạn 1 có tổng trị giá gần 4 tỉ USDgiữa Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group- SIG) với một tập đoàn lớn tạiHoa Kỳ Đây cũng là một trong hai hợp đồng có giá trị lớn nhất trong toàn bộ cáchợp đồng, thỏa thuận đã được ký kết giữa doanh nghiệp hai nước Dự án xây dựngcụm công nghiệp và cụm nhà máy nhiệt điện trị giá hơn 2,5 tỉ USD Dự án này sẽđược triển khai trong vòng ba năm để có thể đáp ứng các nhu cầu cơ sở hạ tầng củanhà đầu tư Hoa Kỳ.
Các khu công nghiệp này đã được chuẩn bị mặt bằng ở Long An, BìnhDương, Bình Phước; miền Trung sẽ triển khai ở Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội;miền Bắc ở Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… Theo kế hoạch hợp tác của
Trang 37Tân Tạo với các đối tác Hoa Kỳ, họ sẽ cử chuyên gia sang thiết kế các khu côngnghiệp này theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và kêu gọi đầu tư vào đây các ngành côngnghiệp nặng, công nghệ cao, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn và côngnghiệp công nghệ sạch
Mai Linh Group cũng ký được hợp đồng ghi nhớ với đối tác trong lĩnh vựccông nghệ thông tin và y tế Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Mai LinhGroup cho biết cũng đã ký được các hợp đồng ghi nhớ về xây dựng hệ thống quảnlý theo tiêu chuẩn quốc tế giữa Mai Linh với Tập đoàn công nghệ thông tin SAPước tính khoảng 5 triệu USD Riêng dự án hợp tác với Viện Y khoa Texas xây dựngmột bệnh viện phụ sản quốc tế ước tính khoảng 100 triệu USD cũng đã được haibên ký cam kết thỏa thuận, chờ thời điểm thích hợp sẽ xúc tiến thực hiện
Những hợp đồng hàng trăm triệu USD: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)và Tổng công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam (PetroVietnam) ký với Tập đoànChevron Ý định thư về dự án phát triển khí đốt ở vùng biển Tây- Nam Việt Nam, trịgiá 4 tỉ USD Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ký với Công ty Vận tải biển SSAMarine dự án xây dựng cầu cảng và cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức trị giákhoảng 500 triệu USD.
1.4.2.3 Năm 2008
Tháng 4 năm 2008, giới đầu tư đặc biệt quan tâm đến một dự án với 5 tỷUSD sẽ đầu tư vào Đà Nẵng (tại Làng Vân) của Tập đoàn Oaktree Capital (HoaKỳ) Tập đoàn này đã làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng để trình bày đề áncủa mình
Theo đánh giá của các chuyên gia tập đoàn Oaktree, Làng Vân là một địađiểm lý tưởng, đầy tiềm năng cho đầu tư phát triển một hệ thống du lịch hoàn thiệnphục vụ du khách trong và ngoài nước Theo các phương án đưa ra, Làng Vân sẽđược xây dựng một quần thể du lịch bao gồm chuỗi khách sạn, bến du thuyền, khucasino, khu vui chơi giải trí, các loại hình du lịch sinh thái, sân golf, leo núi, tắm
Trang 38biển… Diện tích khu du lịch từ 1.000 đến 1.500 ha với quy mô khu nghỉ dưỡng,khách sạn lên đến khoảng trên 5000 phòng
Đây sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn nhất không chỉ của Việt Nam mà củatoàn khu vực châu Á Đặc biệt, ở đây cũng sẽ xây dựng những công trình có kiếntrúc hiện đại dựa trên ý tưởng đoá hoa sen và sẽ biến nó thành biểu tượng mới củaĐà Nẵng Giám đốc kinh doanh Oaktree Capital đã giới thiệu tổng quan 2 phươngán đầu tư, tổng thể quy mô, thiết kế, tiến trình thực hiện dự án với dự kiến sẽ đầutư khoảng 4,5 đến 5 tỷ đô la cho khu du lịch này.
1.4.3 Chiến lược FDI của Hoa Kỳ trong những năm tới
1.4.3.1 Một số điều trong chỉnh chính sách đầu tư của Hoa Kỳ
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bản thân Hoa Kỳ cũngmuốn đa dạng hóa đầu tư để tránh mạo hiểm và vượt qua các hàng rào bảo hộ kỹthuật đang ngày càng chặt chẽ hơn Chính vì vậy, chính sách đầu tư của Hoa Kỳ cónhững điều chỉnh nhất định.
Đã có những thay đổi trong quan hệ giữa công ty mẹ và các chi nhánh củachúng TNCs Hoa Kỳ thực hiện chính sách phi tập trung hóa, tức là các vấn đềchiến lược không chỉ do các công ty mẹ quyết định mà nó đã được giao cho các chinhánh nhiều hơn Do đó, các chi nhánh chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trườngvà đầu tư Đặc biệt, các quyết định được đưa ra nhanh hơn Điều này cũng phần nàolý giải tại sao các chi nhánh đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn các công ty mẹ củachúng thời gian qua.
Hoa Kỳ có xu hướng tăng đầu tư của mình sang khu vực Châu Á- Thái BìnhDương bởi sự hấp dẫn của các thị trường mới nổi và những cơ hội đầu tư mới đượctạo nên do làn sóng tự do hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ ở đây Xét về tổng thể,đây là các nước có thu nhập thấp, do đó đầu tư sang các nước này Hoa Kỳ sẽ có cơhội tiếp cận với nguồn lao động rẻ Nhưng do yếu tố tiếp cận thị trường vẫn là cơbản, nên đầu tư của Hoa Kỳ vào Châu Á- Thái Bình Dương không ồ ạt lắm Một
Trang 39trong những nước mà Hoa Kỳ quan tâm là Singapore Sự hấp dẫn của Singapore đốivới Hoa Kỳ bắt nguồn từ những biện pháp khuyến khích đầu tư của chính phủ nướcnày và vị trí địa lý quan trọng của nó như là chiếc cầu nối cho Hoa Kỳ vào thịtrường Châu Á rộng lớn.
Ngay trong thị trường Châu Á, Hoa Kỳ cũng có những điều chỉnh nhất định.Hoa Kỳ đã đầu tư nhiều vào các thị trường lớn như Trung Quốc, Singapore, TháiLan nhưng hiện nay cũng muốn phân tán các đầu tư của mình, không muốn tậptrung quá mức vào các thị trường này Như vậy, nơi mà họ tìm đến sẽ là Việt Namvà một vài nước đang nổi lên về kinh tế khá Ngoài việc phân tán rủi ro đầu tư ởnhững nước Hoa Kỳ đã đầu tư nhiều, TNCs Hoa Kỳ còn muốn khám phá “miền đấtmới” để tìm kiếm lợi nhuận cho mình Việt Nam là nơi đang đáp ứng được yêu cầuđó của Hoa Kỳ.
TNCs Hoa Kỳ đang tích cực tận dụng những ưu đãi trong việc thu hút đầu tưnước ngoài ở các nước đang phát triển Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực cónhiều ưu đãi đó Năm 2003, Hoa Kỳ đã đầu tư vào khu vực Châu Á- Thái BìnhDương tới 463 tỷ USD (28,7% tổng đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ so với 24%năm 1990) Đặc biệt, những nước có ưu đãi thuế, đánh thuế vào lợi nhuận thấp và tựdo di chuyển lợi nhuận, càng thu hút được nhiều TNCs Hoa Kỳ Với những điềuchỉnh này, trong những năm 1999- 2002, lợi nhuận của TNCs Hoa Kỳ tăng 68%,trong khi lợi nhuận của các chi nhánh TNCs Hoa Kỳ ở các nước Anh, Đức và hàngloạt các nước khác giảm mạnh Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, có 17 cent trong 1USD lợi nhuận Hoa Kỳ nhận được ở nước ngoài (năm 2003) là từ các nước có mứcthuế thấp, con số này năm 1999 chỉ là 10 cent.
Ngoài ra, sự điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ còn thể hiện ở những mặtkhác, có ảnh hưởng lớn đến chính sách thu hút đầu tư TNCs Hoa Kỳ của Việt Nam Thứ nhất, chính sách đầu tư của Hoa Kỳ trong những năm gần đây chủ yếulà đầu tư để phục vụ cho các thị trường ở nước ngoài chứ không phải để xuất khẩuvào Hoa Kỳ như những năm 70, 80 thế kỷ XX Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trên63% tổng số hàng hóa và 40% số dịch vụ là do các chi nhánh TNCs Hoa Kỳ bán ra
Trang 40ở các thị trường địa phương nước ngoài Các nước Châu Á, nơi có mức sống củadân cư và sức mua tăng nhanh thì các chi nhánh của TNCs Hoa Kỳ cũng tăngnhanh, từ 4,1% năm 1982 lên đến khoảng 70% năm 2000 Trong đó, Trung Quốc đãthu hút một lượng lớn TNCs Hoa Kỳ Các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng nhìn nhận ViệtNam với chiều hướng tích cực hơn, bởi lẽ sức mua của thị trường Việt Nam hiệnnay đang tăng trưởng rất nhanh, cộng với dân số hơn 80 triệu người, phần lớn làtrong độ tuổi lao động Đặc điểm này cho thấy Việt Nam có triển vọng lớn trongviệc thu hút TNCs Hoa Kỳ.
Thứ hai, cơ cấu đầu tư thay đổi Vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX vànhững năm đầu thế kỷ thế kỷ XXI, các nước phát triển chiếm 76% đầu tư trực tiếpra nước ngoài của Hoa Kỳ (1987) giảm còn 71,1% (2003) Hơn nữa, đầu tư TNCsHoa Kỳ cũng tập trung vào nhóm các nước có tốc độ phát triển nhanh nhất Năm2003, phần của 12 nước trong nhóm phát triển nhanh nhất này chiếm gần 72% đầutư trực tiếp tích lũy của Hoa Kỳ ở các nước đang phát triển với đảo Bermuda (84,6tỷ USD), Mexico (61,5 tỷ USD), Singapore (57,6 tỷ USD), Hồng Kông (44,3 tỷUSD), Brazil (29,9 tỷ USD) Trong khi đó, 48 nước châu Phi phía Nam Sahara chỉchiếm 1% đầu tư của Hoa Kỳ vào các nước đang phát triển Việt Nam rất thuận lợikhi nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế năng động nhất thế giới, và bảnthân Việt Nam cũng là nước có tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới vàinăm qua.
Những thay đổi trong cơ cấu ngành cũng rõ nét Nếu như trong thập kỷ 60của thế kỷ XX, TNCs Hoa Kỳ chủ yếu đầu tư vào ngành nguyên liệu, đặc biệt làkhai thác dầu, thì thập kỷ 70 là vào ngành công nghiệp chế tạo, thập kỷ 90 đến naylại tập trung vào ngành dịch vụ (thông tin, thương mại, ngân hàng, tài chính, bảohiểm ) Năm 2003, lĩnh vực dịch vụ chiếm 71,2% tổng đầu tư của Hoa Kỳ ra nướcngoài Trong 14 năm (1990-2003) đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào dịch vụ đã tăng6,7 lần và đạt 1.274 tỷ USD; trong đó dịch vụ tài chính và bảo hiểm là 299,8 tỷUSD, bán buôn 140,6 tỷ USD, ngân hàng 63,7 tỷ USD, thông tin 47,5 tỷ USD, dịchvụ khoa học kỹ thuật 40,6 tỷ USD Sự điều chỉnh này là thách thức với Việt Nam