Thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Hà Tây trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Vai trò của nguồn vốn FDI nói chung

Các nước đang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI.  Khi các công ty lớn đầu tư ra nước ngoài sản xuất các mặt hàng cùng loại sẽ tạo nên khả năng cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp ngoài nước với chính doanh nghiệp trong nước, thậm chí cạnh tranh với chính doanh nghiệp đầu tư.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI

Bất cứ tỉnh, địa phương nào dù điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng có thể không thuận lợi vẫn có cơ hội phát triển không nên phụ thuộc vào những thứ có sẵn như vị trí địa lý, những cảng biển… Mỗi địa phương đều có cơ hội phát triển, thu hút đầu tư nếu đủ năng động, có sáng kiến xuất phát từ chính điều kiện của địa phương mình. Bên cạnh các hội nghị hàng năm để biểu dương các doanh nghiệp kinh doanh tốt, lãnh đạo tỉnh cần tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp gặp khó khăn theo từng vấn đề cụ thể như đất đai, thủ tục hành chính để cùng doanh nghiệp tháo gỡ.

CÁC LÝ THUYẾT VỀ FDI

Mô hình cái vòng luẩn quẩn của NUSKSE

Ở các nước đang phát triển, các công ty trong nước còn yếu về vốn và phương thức kinh doanh chưa hiệu quả nên chưa thể trở thành các chủ thể kinh tế lớn, lợi nhuận thu được chưa cao như các tập đoàn xuyên quốc gia nên xét về mặt quốc gia các công ty này không đóng góp nhiều về lượng cho tiết kiệm quốc gia. Các yếu tố đó lôi kéo tác động đến nhau làm cho từng yếu tố không phát triển mạnh được và không phát huy được sức mạnh của mình, tạo ra phản ứng dây chuyền làm chậm sự phát triển của cả nền kinh tế gọi là “cái vòng luẩn quẩn”.

Hình 1.1: Mô hình cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển
Hình 1.1: Mô hình cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển

Mô hình MacDouglall- Kempt

Còn với các hộ gia đình thì trong nền kinh tế đang phát triển, từng hộ gia đình có thu nhập trung bình và khá thậm chí còn kém thì chưa thể đóng góp nhiều cho tiết kiệm được. Qua việc tăng và chuyển giao lượng tài chính và khoa học công nghệ cùng nhân lực chất lượng cao vào nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, FDI tạo ra sức bật cho nền kinh tế của các nước này đủ sức thoát khỏi vòng luẩn quẩn.

Hình 1.2: Mô hình MacDouglall-Kempt
Hình 1.2: Mô hình MacDouglall-Kempt

VAI TRề CỦA KHU VỰC FDI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

    FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ đó, trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng. Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn gián tiếp tạo thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước với điều kiện tồn tại mối quan hệ mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hoá trung gian giữa các doanh nghiệp này.

    TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM

    Đặc điểm hoạt động FDI và xu hướng FDI của Hoa Kỳ hiện nay 1. Đặc điểm hoạt động FDI của Hoa Kỳ hiện nay

    Như vậy có thể thấy Chính phủ Hoa Kỳ luôn có nhiều chính sách, biện pháp để thực hiện mục đích quan trọng nhất là nhằm tạo lập một vị trí vững chắc cho mình trên trường quốc tế, đồng thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động tại nước ngoài, tránh các rủi ro về chính trị hay thương mại. Hoa Kỳ quan tâm đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, song chủ yếu tập trung vào các khu vực công nghiệp và xây dựng, điển hình là dự án sản xuất lắp ráp ôtô Ford với số vốn đăng ký 102 triệu USD; dự án công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng Colgate Palmolive (40 triệu USD)… và gần đây nhất là dự án xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm định chíp bán dẫn của Intel với số vốn 1tỉ USD.

    Đồ thị 1.1: FDI đăng ký và thực hiện của Hoa Kỳ vào Việt Nam đến  3/2008 theo vùng (kể cả qua nước thứ 3).
    Đồ thị 1.1: FDI đăng ký và thực hiện của Hoa Kỳ vào Việt Nam đến 3/2008 theo vùng (kể cả qua nước thứ 3).

    Tình hình FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam qua các năm gần đây 1. Năm 2006

    Nhận xét trong số những doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm và bắt đầu triển khai dự án đầu tư ở Việt Nam có nhiều tập đoàn lớn hoạt động trong các lĩnh vực khách sạn, du lịch, may mặc, xây dựng như Starwood Hotels & Resorts, Citigroup và American International Group, New York & Company, Alfonso DeMatteis và Dickerson Knight Group. Tổng công ty Dệt may Phong Phú đã ký bản thỏa thuận hợp đồng xây dựng cụm công nghiệp cảng biển- nhà máy nhiệt điện công suất 3.600MW cùng với hợp đồng cho vay tài chính và cung cấp thiết bị giai đoạn 1 có tổng trị giá gần 4 tỉ USD giữa Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group- SIG) với một tập đoàn lớn tại Hoa Kỳ.

    Chiến lược FDI của Hoa Kỳ trong những năm tới 1. Một số điều trong chỉnh chính sách đầu tư của Hoa Kỳ

    Triển vọng phát triển năng động và bền vững của nền kinh tế đang mở ra những cơ hội mới cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam, không chỉ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, công nghệ cao mà cả trong lĩnh vực dịch vụ như dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải, y tế, giáo dục- đào tạo. Tập đoàn năng lượng General Electric mong muốn sớm nhận được hồ sơ thầu cho những dự án trong ngành điện ở Việt Nam và sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực… Những khách hàng chính của GE tại Việt Nam hiện nay là Vietnam Airlines, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Petro Việt Nam, các bệnh viện công và tư.

    KINH NGHIỆM THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ CỦA MỘT SỐ NƯỚC 1. Kinh nghiệm của Thái Lan

    Kinh nghiệm của Indonesia

    Là một nước công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại thiếu vốn để khai thác, do đó đường lối phát triển kinh tế của nước này cũng phải đưa vào nguồn vốn nước ngoài.  Khuyến khích hình thức liên doanh, trong đó phần góp vốn của các chủ đầu tư trong nước tối thiểu là 20% vốn pháp định vào thời điểm thành lập công ty và trong vòng 15 năm sau khi hoạt động được phép tăng vốn ít nhất tới 51%.

    Kinh nghiệm của Trung Quốc

    Với Việt Nam, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hải Phòng và các tỉnh biên giới là những tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để lập và xây dựng cửa khẩu và cảng biển quốc tế để từ đó xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế mở, khu chế xuất, khu kinh tế, khu du lịch giải trí liên hoàn để thu hút FDI. Các chủ trương, biện pháp được hướng vào cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các ưu đãi (như ưu đãi thuế đối với khu vực đầu tư, ưu đãi thuế theo kỳ hạn kinh doanh và ưu đãi thuế trong tái đầu tư), đa dạng hóa các hình thức đầu tư và chủ đầu tư, đặc biệt là giữa người Hoa trong nước và Hoa kiều, mở rộng các lĩnh vực đầu tư.

    BÀI HỌC CỦA VIỆT NAM ĐỂ THU HÚT HIỆU QUẢ NGUỒN FDI TỪ HOA KỲ

      Lượng vốn đầu tư của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, nhưng suất đầu tư trên một đơn vị tăng trưởng của Việt Nam tăng nhanh, từ 3,4 lần năm 1995, trong 5 năm qua đã tăng lên khoảng 5 lần, cao gần gấp rưỡi của Trung Quốc. Để giảm độ nóng của tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đang điều chỉnh lại việc đầu tư, nhưng chủ yếu là giảm đầu tư vào các ngành phát triển quá nóng như sắt thép, nhôm, xi măng, năng lượng, giáo dục, giao thông..Việt Nam nên học tập kinh nghiệm này để thu hút FDI bền vững hơn.

      THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

      Hà Tây có vị trí địa lí rất thuận lợi

      Một minh chứng rừ ràng nhất là khu cụng nghệ cao Lỏng- Hoà Lạc nằm trờn địa bàn Hà Tây nằm trong chiến lược thu hút FDI các vùng lân cận thủ đô và tương lai sẽ trở thành thành phố công nghệ vệ tinh của Hà Nội, là một trung tâm công nghệ cao và chế xuất của miền Bắc, là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư vào những ngành công nghệ cao như điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, EU… Riêng với đối tác Hoa Kỳ, một số hãng lớn trong lĩnh vực năng lượng và điện tử đã vào đầu tư ở Hoà Lạc. Ngoài ra, một loạt khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp từ phía Bắc sang phía Nam tỉnh như Khu công nghiệp- đô thị An Khánh, Khu công nghiệp Bắc Phú Cát, Khu công nghiệp Đại Xuyên, Khu công nghiệp Phụng Hiệp đều phát huy vai trò hút vốn FDI rất mạnh khi trở thành vệ tinh của thủ đô.

      Tiềm năng văn hoá- du lịch cực kỳ phong phú

      Hà Tây còn lưu giữ được nhiều đền, chùa nổi tiếng và có giá trị về kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật cũng như tôn giáo: Chùa Đậu ở huyện Thường Tín có tên chữ là “Thành đạo tự” nằm trong hệ thống Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Diệm), chùa Thầy ở huyện Quốc Oai, có tên chữ là “Thiên Phúc Tự” nơi tu đạo của Cao Tăng Từ Đạo Hạnh được xây dựng từ đời Lý, hiện còn bảo tồn được một bệ đế điêu khắc. Tại đây có 6 khu du lịch tổng hợp đã được xác định để đầu tư phát triển là: Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu- Hà Tây (Quốc Oai); Khu du lịch lịch sử văn hóa du lịch Đường Lâm; Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh; Khu du lịch hồ Văn Sơn (Chương Mỹ) để xây dựng sân gôn và nơi nghỉ dưỡng cho du khách; Khu du lịch hồ Suối Hai (Ba Vì) và Khu du lịch Đồng Mô (Sơn Tây).

      Cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho đầu tư

      Từ đó, con người tạo nên những khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần như Ao Vua, Bằng Tạ, Khoang Xanh, Thác Đa, Thiên Sơn- Suối Ngà, khách sạn ASEAN, Tản Đà, hồ Tiên Sa, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn, hồ Suối Hai, hồ Văn Sơn. Phú Nghĩa (giai đoạn 1 xây dựng cụm công nghiệp Phú Nghĩa, các KCN: Thạch Thất- Quốc Oai (Thạch Thất và Quốc Oai), Phụng Hiệp, Bắc Thường Tín (Thường Tín) và các điểm công nghiệp: Ngọc Sơn, Tân Tiến, Ngọc Hoà, Đại Yên- Hợp Đồng.

      Tiềm năng phát triển làng nghề và tiểu thủ công nghiệp

      Đây sẽ là hệ thống cơ sở hạ tầng tốt cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ.

      Tiềm năng phát triển công nghệ cao

      Với tiến độ như hiện nay, trong vòng 5 năm nữa toàn bộ dự án sẽ hoàn tất và về cơ bản Hòa Lạc sẽ có những nền móng đầu tiên cho việc trở thành đô thị khoa học. Khu công nghiệp Bắc Phú Cát có vị trí địa lý, giao thông hết sức thuận lợi, cách Thủ đô Hà Nội 27 Km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 47 Km, nằm sát đường cao tốc Láng- Hoà Lạc (rộng 140m, dài 30 Km với 6 làn xe) và nằm trên trục đường Hồ Chí Minh kéo dài, nằm trong chuỗi đô thị Miếu Môn- Xuân Mai- Hoà Lạc- Sơn Tây, chuỗi đô thị phát triển không gian Hà Nội về phía Tây và bên cạnh các “Dự án trọng điểm Quốc gia” như: Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội..Từ Khu công nghiệp Bắc Phú Cát có thể dễ dàng liên kết với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh hay khai thác các thị trường tiềm năng miền Tây Bắc.

      Hà Tây đón nhận vận hội mới

      Đây là cơ hội cho Hà Tây phát triển rực rỡ nói chung và trong lĩnh vực FDI nói riêng vì hội đủ 3 yếu tố: lợi thế sẵn có của tỉnh, lợi thế trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của Hà Nội và xu thế đang đi lên rất nhanh của Việt Nam. Những năm tới chắc chắn sẽ là thời kì hoạt động FDI của tỉnh diễn ra thành công và sôi động.

      THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ TÂY TRONG NHỮNG NĂM QUA

        Do đó trong 2 năm qua, tỉnh đã chỉ đạo sắp xếp, thu gọn đầu mối các sở, các phòng ở các huyện, thị xã, thành phố theo quy định của Nhà nước và ban hành cỏc quyết định xỏc định rừ cỏc chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy của các sở, ban ngành tạo cơ sở pháp lý cho công tác cải cách thủ tục hành chính phục vụ công tác nói chung và nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh môi trường của tỉnh nói riêng. Đồng thời với việc đó là các hộ SXKD của các làng nghề còn chưa thật thiết tha, mong muốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tại các điểm CN làng nghề, một phần vì thiếu vốn, mặt khác, họ còn có tư tưởng e ngại về vấn đề liên quan đến quản lý thuế và hơn hết là các hộ chưa có sự chuẩn bị về phát triển quy mô ngành nghề, đáp ứng kịp thời trong lộ trình CNH- HĐH của thời kỳ hội nhập.

        Bảng 2.2: Hai dự án FDI lớn của Hoa Kỳ vào Hà Tây giai đoạn 2005- 2006
        Bảng 2.2: Hai dự án FDI lớn của Hoa Kỳ vào Hà Tây giai đoạn 2005- 2006

        TẾ QUỐC TẾ

        CÁC CAM KẾT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ VÊ ĐẦU TƯ

          Theo đánh giá của những DN này thì các cam kết của BTA có tác dụng thu hút nhiều nhất đầu tư nước ngoài bao gồm: đối xử công bằng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở cửa nhiều ngành dịch vụ hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, quy trình đăng ký đơn giản hơn cho nhà đầu tư nước ngoài, minh bạch hơn, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được củng cố, các yêu cầu với nhà đầu tư nước ngoài không phù hợp với quy định WTO đã được xóa bỏ. Việt Nam sẽ mở cửa thị trường viễn thông của mình và cho phép các công ty mà cổ phần nước ngoài chiếm đa số cung cấp trong 4 lĩnh vực phản ánh những ưu tiên thương mại chính của Hoa Kỳ, đó là: các dịch vụ viễn thông công cộng cơ bản mà phía nhà cung cấp không có cơ sở hạ tầng (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và di động nhờ đường truyền thuê của một công ty Việt Nam); mạng dữ liệu nội bộ (trước hết để phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài; cung cấp các dịch vụ dựa trên mạng Internet); dịch vụ vệ tinh và dịch vụ cáp ngầm đường biển.

          Định hướng thu hút FDI của tỉnh Hà Tây

            - Tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu qủa thực hiện BTA giữa Việt Nam- Hoa Kỳ nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ việc triển khai Hiệp định này, giảm thiểu những tác động tiêu cực, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư của Hoa Kỳ trên cơ sở đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động này. Do vậy, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ theo hướng: (i) tiếp tục tăng cường các ưu đãi khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, đặc biệt trong các ngành công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển, du lịch, kinh doanh bất động sản ..; (ii) tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập cảnh, cư trú, đi lại và sinh hoạt của Việt kiều tại Việt Nam.

            Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

            • GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

              Để giúp các TNCs Hoa Kỳ nắm bắt được thông tin về môi trường đầu tư ở Hà Tây, tỉnh nên giới thiệu tổng quan về tỉnh Hà Tây, những tiềm năng, lợi thế của tỉnh về vị trí địa lý, giao thông, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ khác như: điện, nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính ngân hàng; tình hình xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp; các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư; chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam và của tỉnh, kết quả thu hút đầu tư vào Hà Tây của Hoa Kỳ và các đối tác khác. + Triển khai thí điểm đầu tư xây dựng 3 điểm làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch là Sơn Đồng, Phú Vinh, Chuyên Mỹ sau đó tiếp tục nhân rộng ra 7 làng nghề còn lại trong danh mục 10 làng nghề đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm vừa tạo thêm các điểm du lịch mới, sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất là đối với khách quốc tế, vừa đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công truyền thống (nội dung đầu tư ở mỗi làng nghề là xây dựng nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ xây dựng điểm tham quan sản xuất sản phẩm; đào tạo, duy trì đội ngũ thuyết minh viên và tuyên truyền quảng bá.., theo phương thức đầu tư là Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm).