1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số lí luận về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp

27 401 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 41,81 KB

Nội dung

một số luận về sản phẩm tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp. 1.1 Sản phẩm hàng hoá thị trường sản phẩm của các doanh nghiệp. 1.1.1 Quan niệm về sản phẩm hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Theo quan niệm kinh tế chính trị Mac_Lenin, hàng hoá là một vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người đi vào quá trình tiêu dùng thông qua mua bán. Vì vậy, không phải bất kỳ vật phẩm nào cũng là hàng hoá. Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng giá trị (giá trị trao đổi). _ Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con ngươì. Giá trị tri sử dụng của hàng hoá do thuộc tính tự nhiên của hàng hoá qui định. Vì vậy nó là một phạm trù vĩnh viễn. Giá trị hàng hoá có đặc điểm : là giá trị sử dụng không phải cho người sản xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội. Giá trị sử dụng đến tay người tiêu dùng phải thông qua mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi. _ Giá trị hàng hoá : Để hiểu được giá trị hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi biểu hiện là quan hệ tỷ lệ về số lượng trao đổi lẫn nhau giữa các giá trị khác nhau. Hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại được trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định nào đó, vì chúng đều là sản phẩm của lao động, có cơ sở chung là sự hao phí lao động của con người. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá, là giá trị của hàng hoá. Như vậy, giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là biểu hiện của giá trị. Trong nền kinh tế thị trường một doanh nghiệp sản xuất ra một vật phẩm của mình (đúng với các tiêu chuẩn về kỹ thuật đối với vật phẩm đó) có thể trao đổi trên thị truờng thì vật phẩm đó được gọi là hàng hoá nó có đầy đủ hai thuộc tính là giá trị giá trị sử dụng. 1.1.2 Thị trường sản phẩm hàng hoá cơ chế hoạt động của thị trường sản phẩm. 1.1.2.1 Thị trường các chức năng cơ bản của thị trường. Có nhiều quan niệm khác nhau về thị trường, tuỳ vào cách nhìn nhận ở các góc độ khác nhau về thị trường. Theo C_Mac: khái niệm thị trường không tách rời với khái niệm phân công xã hội, đó là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hoá. Bất cứ ở đâu khi nào có sự phân công lao động xã hội sản xuất hàng hoá thì ở đó có thị trường. Thị trường là sự biểu hiện của sự phân công lao động xã hội vì thế nó có thể phát triển vô cùng theo các nhà sản xuất, kinh doanh, bán buôn. Người tiêu dùng tham gia vào thị trường cho rằng: Thị trường là sự gặp gỡ giữa cung cầu một sản phẩm, các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm người tiêu dùng. Theo quan điểm hiện đại (của hai nhà kinh tế học người Mỹ là Paul Asamelson William D.Nordhans) thì cho rằng: Thị trường là một quá trình trong đó người mua người bán một thứ hàng hoá tác động qua laị để xác định giá cả số lượng. Tựu chung lại có thể nói: Thị truờng là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá, giá cả dịch vụ sản lượng. Qua đó thấy rằng, để hình thành nên thị truờng cần có các yếu tố sau: _ Có địa điểm cụ thể rộng hơn nữa là không gian mua bán trao đổi. _ Có đối tượng để thực hiện trao đổi : là sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ. _ Có đối tượng tham gia trao đổi: là người mua người bán. Người mua là người có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm có khả năng thanh toán, còn người bán hàng hoá mang lại sự thoả mãn cho khách hàng. Điều kiện để thực hiện trao đổi : là sự thoả thuận giữa người mua người bán thông qua giá cả của thị trường. Thị trường là một phạm trù rất rộng, nếu nhìn nhận một cách tổng quát thì sẽ không hiểu rõ được các khía cạnh của thị trường. Xuất phát từ mục đích đó, thị trường được phân loại như sau: *Căn cứ vào sự lưu thông hàng hoá thị trường được chia thành: _ Thị trường các yếu tố đầu vào (thị trường các yếu tố sản xuất) bao gồm nguyên vật liệu, vốn, công nghệ máy móc, con người phục vụ cho quá trình sản xuất. _ Thị truờng các yếu tố đầu ra (thị trường hàng hoá dịch vụ) bao gồm tất cả các sản phẩm là hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. * Căn cứ vào đối tượng tham gia thì thị trường bao gồm: _ Thị trường người bán: Là toàn bộ các đơn vị có thể cung cấp một hàng hoá hay dịch vụ nào đó ra thị trường. Trong thị trường này có sự cạnh tranh giữa những người bán với nhau, nếu thị trường người bán là mạnh thì sẽ xuất hiện độc quyền bán. _ Thị truờng người mua: trong thị truờng này vai trò quyết định thuộc về người mua, nếu thị trường người mua có sức mạnh thì dẫn đến độc quyền mua. * Căn cứ vào qui mô thị trường: _ Thị trường trong nước: chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia. _ Thị trường khu vực thế giới: Diễn ra trong phạm vi khu vực trên toàn thế giới, đây là thị trường lớn nhất, ngày nay trong xu hướng quốc tế hoá được mở rộng, các doanh nghiệp kinh doanh phải chú ý đến tiềm năng to lớn của thị truờng này. * Căn cứ vào tính chất cạnh tranh, chia thị trường thành: _ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: thị trường này có đặc điểm là các chủ thể kinh tế không có một chút nào về sức mạnh thị trường, họ phải bán với giá cả thị trường mà không được tự ý thay đổi giá, nếu giá chỉ tăng một chút thôi thì cầu đến với sản phẩm đó sẽ bằng không. Ví dụ như thị trường trứng gà, trứng vịt _ Thị trường cạnh tranh độc quyền: thị trường này bao gồm một số hữu hạn các chủ thể kinh tế, có thể chi phối cả thị trường (độc quyền theo nhóm). Ví dụ thị truờng dầu gội đầu, kem đánh răng . Thị trường cạnh tranh độc quyền này cũng có thể dẫn tới độc quyền tập đoàn(xuất hiện khi một đơn vị cạnh tranh có khả năng thao túng tất cả các đơn vị khác) có sức mạnh chi phối toàn bộ cả thị trường. Thị trường có các chức năng sau: _ Chức năng thừa nhận: chức năng này đảm bảo cho hàng hoá được thị truờng chấp nhận. Sản xuất hàng hoá là việc riêng của từng người có tính chất độc lập tương đối với người sản xuất khác. những vấn đề mấu chốt là hàng hoá của họ có đáp ứng nhu cầu xã hội về chất lượng, hình thức, qui cách so với thị hiếu người tiêu dùng không? Chi phí để sản xuất hàng hoá có được xã hội chấp nhận không? Chỉ có trên thị trường thông qua thị trường các vấn đề trên mới được khẳng định. _ Chức năng cung cấp thông tin: chức năng này đảm bảo cho người sản xuất người tiêu dùng hiểu rõ những biến động về nhu cầu xã hội: số lượng, giá cả, cơ cấu xu hướng thay đổi của nhu cầu các loại hàng hoá, dịch vụ. Giúp người sản xuất điều chỉnh sản xuất cho phù hợp nhu cầu thị hiếu . của người tiêu dùng. _ Chức năng điều tiết, kích thích: Tuỳ theo sự biến động trên thị trường về giá cả số lượng hàng hoá, thị trường có tác dụng kích thích hạn chế sản xuất đối với người sản xuất, kích thích hạn chế tiêu dùng đối với người tiêu dùng. 1.1.1.2. Cơ chế hoạt đông của thị trường. Như ở trên đã nói, thị trường là một phạm trù rộng lớn, bao gồm trong nó tổng thể các nhân tố, các quan hệ toàn bộ thị trường, các động lực, các qui luật đang chi phối sự vận động của thị trường. Thị trường bị chi phối bởi các qui luật chủ yếu như: _ Qui luật giá trị. _ Qui luật cạnh tranh. _ Qui luật cung cầu. * Qui luật giá trị : Đây là qui luât cơ bản của sản xuất hàng hoá, ở đâu có sản xuất trao đổi hàng hoá thì ở đó có qui luật giá trị hoạt động. Qui luật này yêu cầu việc sản xuất trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Người sản xuất phải tuân theo yêu cầu của qui luật giá trị mới phát triển được, ngược lại họ sẽ thua lỗ phá sản. Qui luật này có một số tác dụng sau: _ Điều tiết sản xuất lưu thông hàng hoá: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chủ thể kinh tế phải căn cứ vào cầu hàng hoá đó trên thị trường để quyết định mở rộng sản xuất hay thu hẹp hoặc chuyển sang sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực khác. Kêt quả là các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền, vốn chuyển từ ngành này sang ngành khác, làm cho qui mô ngành này mở rộng ngành kia thu hẹp. Đó là sự điều tiết sản xuất. Qui luật giá trị còn điều tiết lưu thông hàng hoá, hàng hoá bao giờ cũng vận động từ nơi giá thấp đến nơi giá cao, qui luật giá trị có tác dụng điều tiết sự vận động đó. _ Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động. Qui luật giá trị đòi hỏi hàng hoá được trao đổi trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, do đó để sản xuất kinh doanh có lãi, người sản xuất phải làm giảm hao phí lao động cá biệt xuống thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, vì vậy cần thúc đẩy quá trình cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động. Ngoài ra để thu nhiều lãi, người sản xuất còn phải thường xuyên cải tiến chất lượng, mẫu mã hàng hoá . cho phù hợp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy qui luật giá trị có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hoá nhiều, nhanh, tốt, rẻ hơn. _ Phân hoá những người sản xuất hàng hóa: Trên đây là các tác dụng tích cực của qui luật giá trị, bên cạnh đó tác dụng tiêu cực của qui luật này là phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành giàu, nghèo khác nhau. Xuất phát từ yêu cầu của qui luật giá trị, một số người sản xuất trong điều kiện thuận lợi về trình độ, kiến thức, trang bị kỹ thuật, vốn . sẽ phát tài trở thành giàu có. Ngược lại, những người không có các điều kiện trên hoặc gặp rủi ro sẽ dẫn tới mất vốn, phá sản. *Qui luật cạnh tranh: Cạnh tranh là ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các đơn vị sản xuất với nhau, giữa người sản xuất với người tiêu dùng hàng hoá, dich vụ nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu dùng hàng hoá để thu nhiều lợi ích nhất cho mình. Trên tinh thần đó, một doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển thì phải sản xuất ra hàng hoá với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, giá rẻ hơn các đơn vị sản xuất kinh doanh khác mới mong chiếm lĩnh được thị trường. Qui luật cạnh tranh buộc các doanh nghiệp khi bước vào sản xuất kinh doanh phải nghiên cứu thị trường, thị hiếu, sở thích người tiêu dùng. Do đó cạnh tranh không chỉ kích thích tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất như ở trên đã trình bày mà còn làm cho sản xuất gắn với tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn. *Qui luật cung cầu: Qui luật này phản ánh mối quan hệ giữa cung cầu trên thị trường: _ Cầu được hiểu ở đây không phải là nhu cầu bất kỳ mà là nhu cầu có khả năng thanh toán. Như vậy qui mô của cầu phụ thuộc chủ yếu vào tổng số tiền xã hội dùng để mua tư liệu sản xuất tư liệu tiêu dùng, dịch vụ trong từng thời kỳ nhất định. _ Cung là tổng số hàng hoá có ở thị trường hoặc có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường. Qui luật cung cầu hoạt động khách quan, độc lập với ý thức con người, biểu hiện sự hoạt động của nó thông qua sự vận động lên xuống của giá cả xung quanh giá trị trên thị trường. Giá(P) cung P * E Cầu 0 Q* Sản Lượng(Q) 1.2 Các nhân tố tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. 1.2.1 Tiêu thụ sản phẩm các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. 1.2.1.1 Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm. Trước đây trong nền kinh tế tập trung bao cấp, các doanh nghiệp không quan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm vì hai lý do: +Thứ nhất là do phải thực hiện quá nhiều các chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước (có tới 11 chỉ tiêu) doanh nghiệp bị “đóng băng” trong vòng vây 11 chỉ tiêu này, doanh nghiệp chỉ cần biết sản xuất ra sản phẩm còn khâu tiêu thụ đã có nhà nước lo nhà nước cũng dùng các chỉ tiêu pháp lệnh buộc dân chúng phải tiêu dùng. +Thứ hai là do cầu rất lớn so với cung (sản xuất ra ít nhưng tiêu dùng lại nhiều). Do vậy lúc đó các doanh nghiệp không quan tâm đến người tiêu dùng. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp được tự do hạch toán kinh doanh độc lập vì vậy việc có tiêu thụ được hàng hoá hay không là điều quan trọng, cứ sản xuất mà không tiêu thụ được thì doanh nghiệp sẽ phá sản vì vốn ứ đọng quá nhiều. Như vậy ta có cái nhìn chung về tiêu thụ sản phẩm như sau: “ Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu quyền sử dụng sản phẩm của mình cho người sử dụng để thu tiền tệ”. Quá trình tái sản xuất mở rộng gồm 4 khâu : Sản xuất-phân phối-trao đổi-tiêu dùng. Quá trình chỉ kết thúc khi người bán nhận được tiền người mua nhận được hàng, tức là lúc đó công tác tiêu thụ mới hoàn thành. 1.2.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩmcác doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh độc lập có hiệu quả, phải nghiên cứu phân tích một hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh. Trong bài viết này vì không thể liệt kê được hết tất cả các chỉ tiêu ấy, em chỉ đưa ra một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động tiêu thụcác doanh nghiệp. _ Số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định: Chỉ tiêu này phản ánh qui mô sản xuất của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng lớn là dấu hiệu cho ta biết thị phần của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên. _ Chỉ tiêu về doanh thu: Doanh thu = sản lượng * giá bán. DT = Q * P Doanh thu tiêu thụ = sản lượng tiêu thụ * giá bán. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hiệu quả trong công tác tiêu thụ sản phẩm, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến chuyển tốt đẹp, cần giữ vững phát huy hơn nữa. _ Chỉ tiêu về thuế nộp ngân sách nhà nước: Chỉ tiêu này cho biết, phần thuế tính theo doanh thu phải nộp ngân sách nhà nước. Cũng tương tự chỉ tiêu doanh thu nó phản ánh kết quả trong công tác tiêu thụ sản phẩm. 1.2.2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau. ở đây em xin tổng hợp các nhân tố đó thành hai nhóm cơ bản đó là: 1.2.2.1 Nhóm các nhân tố khách quan. Nhóm các nhân tố này có thể bao gồm các nhân tố như sau: - Các chính sách kinh tế của nhà nước, pháp luật các qui định của nhà nước.Nhân tố này rất quan trọng khi doanh nghiệp quyết định loại hình kinh donh sản phẩm của mình phải căn cứ vào hành lang pháp lý của nhà nước,xem xét loại hàng hoá mà mình định sản xuất được nhà nước khuyến khích tạo điều kiện hay cấm. - Thu nhập thị hiếu người tiêu dùng. Thu nhập đân cư là một điều kiện quan trọng,nếu thu nhập thấp đời sống khó khăn thì đừng nói gì đến loại hàng hoá cao cấp họ chỉ quan tâm đến đời sống hằng ngày thôi.Nhưng khi thu nhập cao thì thị hiếu lại là điều quan trọng,khi đân chúng ưa chuộng một mẫu sản phẩm nào đó thì dù có đắt họ cũng mua,còn nếu không thì cho không cũng không đáng giá. Một doanh nghiệp muốn thành công thì phải hiểu được thị hiếu của khách hàng, thị hiếu của khách hàng cũng hay thay đổi do chạy theo model hoặc du nhập từ các nước tiên tiến hơn, vì vậy doanh nghiệp không những không hiểu được thị hiếu người tiêu dùng mà còn “đón” được các thị hiếu sắp tới để chuẩn bị sản xuất hàng hoá tung ra thị trường. - Phong tục tập quán,văn hoá người tiêu dùng. Phong tục tập quán, văn hoá người tiêu dùng thường gắn với một vùng địa lý cụ thể theo các cấp độ: Quốc gia, vùng, dân tộc…. Yếu tố này chính là màu sắc “chính trị” trong từng vùng, nếu một doanh nghiệp không hiểu rõ phong tục tập quán, văn hoá của một vùng nào đó thì trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp phải những sai lầm không thể lường trước được. - Mức độ cạnh tranh trên thị trường. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, một doanh nghiệp nào đó đưa ra thị trường một sản phẩm chất lượng cao, hình thức đẹp, giá rẻ thì không có một khách hàng nào có thể từ chối. Như vậy, cạnh tranh càng khốc liệt thì doanh nghiệp càng khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm (hàng hoá). Xét theo một khía cạnh khác lạc quan hơn thì cạnh tranh hay cạnh tranh khốc liệt là một cơ hội đối với doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh hơn các đối thủ khác thì cạnh tranh lại chính là hàng rào các đối thủ, đảm bảo thắng lợi cho doanh nghiệp. Xét cho cùng thì cạnh tranh mới làm cho doanh nghiệp tự hoàn thiện mình, vì vậy một doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển thì phải chấp nhận cạnh tranh phải có sức cạnh tranh mạnh hơn. 1.2.2.2. Nhóm các nhân tố chủ quan: Trong nhóm này có thể kể đến các nhân tố chính như sau: - Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là toàn bộ những thuộc tính phản ánh chức năng, công dụng, tác dụng của sản phẩm đó. Chất lượng phải đạt được những tiêu chuẩn yêu cầu kinh tế-kỹ thuật đặt ra cho mỗi sản phẩm đó. Theo ISO 9000: Chất lượng là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng cơ bản của sản phẩm thể hiện sự thoả mãn của nhu cầu trong những tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn. Chất lượng là vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp, cạnh tranh về chất lượng là một trong những hình thức cạnh tranh “đẹp” vì nó thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng xã hội. Doanh nghiệp muốn nâng cao uy tín, vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường thì phải nâng cao chất lượng sản phẩm. - Giá cả sản phẩm: Giá cả sản phẩmmột thông số phần nào nói lên được chất lượng sản phẩm, giá cả còn là một vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo qui luật cung cầu khi giá cả tăng lên thì cầu giảm xuống nhưng đối với một doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của thị trường thì không nhất thiết phải như vậy. Với một số mặt hàng xa xỉ thì khi tăng giá lên thì có thể cầu lại tăng lên. [...]... so với sản xuất, người ta thường dùng chỉ tiêu: Q thực tế Hệ số tiêu thụ sản phẩm= *100% Q sản xuất Mục tiêu của doanh nghiệp là hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất đạt mức 100% 1.3.2 Một số yêu cầu cơ bản về tăng cường tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệpmột trong những hoạt động kinh doanh quan trọng, hoạt động này phải không... nghệ… 1.3 Nội dung một số yêu cầu chủ yếu về tiêu thụ tăng cường tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp 1.3.1 Một số nội dung chủ yếu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm rất phong phú đa dạng, trong bài viết này em xin đề cập đến một số nội dung chủ yếu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.3.1.1 Hoạt động nghiên cứu dự báo thị trường Xuất phát từ quan điểm... hoạch tiêu thụ sản phẩm: Kế hoạch tiêu thụ là bộ phận chủ đạo trung tâm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cuả doanh nghiệp, nó là cơ sở tính toán các chỉ tiêu kế hoạch khác Kế hoạch tiêu thụ vạch ra chiến lược về sản phẩm, giá bán sản phẩm, các chính sách phân phối các chính sách hỗ trợ bán hàng sẽ thực hiện trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Bao gồm các chính sách như: Chính sách về chiến... -*100% Số lượng sp tiêu thụ kế _Về gi trị: Q1*P0 % thực hiện giá trị tiêu thụ = *100% Q0*P0 Trong đó: Q1: Kối lượng sản phẩm thực tế tiêu thụ Q0 : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo kế hoạch P1 : Giá bán thực tế P0 : Giá bán kế hoạch Chỉ tiêu này nói lên tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm về mặt giá trị Đánh giá khả năng tiêu thụ: Để đánh giá tiến độ tiêu thụ sản phẩm so với sản xuất,... sản phẩm, doanh nghiệp mới hình thành được phương hướng đầu tư, nghiên cứu, thiết kế sản phẩm hàng loạt Nếu chính sách sản phẩm không đảm bảo một sự tiêu thụ chắc chắn về sản phẩm thì hoạt động của doanh nghiệp rất mạo hiểm, có thể dẫn đến thất bại cay đắng Để có chiến lược sản phẩm đúng đắn thì các doanh nghiệp phải nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm Chu kỳ sống của sản phẩm nào đó gắn liền với một. .. với qui mô tốc độ phát triển hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm Việc thực hiện các nội dung của hoạt động tiêu thụ cần phải đáp ứng ngày một tốt hơn một số các yêu cầu chủ yếu như: Lấy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm, thì sản phẩm của doanh nghiệp chính nó chứ không phải... công tác tiêu thụ sản phẩm cần phải được đánh giá, phân tích nhằm rút ra những ưu điểm, nhược điểm nguyên nhân làm cơ sở cho các hoạt động tiêu thụ trong thời gian tới Tuỳ thuộc vào điều kiện cho phép của mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu đánh giá sau: • Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ thực tế so với kế hoạch: _Về hiện vật: Số lượng sp tiêu thụ thực tế %hoàn thành kế hoạch tiêu thụ = ... xác định khả năng tiêu thụ hay bán một hoặc một nhóm sản phẩm của doanh nghiệp Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất Tiến hành tổ chức tiêu thụ nhữnh sản phẩm mà thị trường đòi hỏi Trong quá trình nghiên cứu thị trường được chia thànhhai bước: thu thập thông tin xử lý thông tin Bước một: Thu thập thông... đảm bảo doanh nghiệp sẽ giành thắng lợi trong sản xuất kinh doanh Một trong những đối tượng quan trọng nhất của dự báo là khả năng tiêu thụ hay bán hàng của doanh nghiệp Đây là dự báo quan trọng nhất để doanh nghiệp đưa ra các chính sách Marketing, cũng như các chính sách về sản xuất kinh doanh Thông qua dự báo này, doanh nghiệp có thể tiến hành các công việc sau: _ Đánh giá những thắng lợi thiệt... chất lượng sản phẩmcác thông số kỹ thuật của sản phẩm, các tác động của sản phẩm Tương ứng với chất lượng sản phẩmcác bậc nhu cầu của khách hàng, có thể phân chia nhu cầu khách hàng theo ba cấp sau: Nhu cầu thứ cấp, nhu cầu rõ ràng, nhu cầu tiềm ẩn Tới đây ta quay lại với khái niệm về chất lượng sản phẩm, một sản phẩm thoả mãn được kỳ vọng của khách hàng trước khi họ mua sản phẩm một cách khá . một số lí luận về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp. 1.1 Sản phẩm hàng hoá và thị trường sản phẩm của các doanh nghiệp. 1.1.1. dung và một số yêu cầu chủ yếu về tiêu thụ và tăng cường tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp. 1.3.1 Một số nội dung chủ yếu của hoạt động tiêu thụ sản

Ngày đăng: 07/10/2013, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w