Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
14,53 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Khoa Địa Lý ---------- BÀI CẢM NHẬN VỀ BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾNTRANH Đề tài: CHIẾNTRANH VIỆT NAM TRÊNMỌIGÓCNHÌN Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Minh Phượng Họ và tên: Nguyễn Thị Dung MSSV: 0856080032 Lớp: Địa lý K29 Tp.Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 04 năm 2010 Chiếntranh đã lùi xa bao nhiêu năm nhưng những gì mà nó để lại vẫn rất sâu sắc và đậm nét. Biết bao nhiêu máu và nước mắt của những con người máu đỏ da vàng đã trộn lẫn với đất, đã vùi sâu trong từng nắm đất, ngọn núi, con sông của tổ quốc. Khắp cả dãy Trường Sơn, khắp cả mảnh đất dọc theo đất nước đều thấm đẫm máu của người cách mạng. Đó là một thời kì oanh liệt hào hùng mà cũng đầy đau thương. Khó có ngôn từ, hình ảnh nào có thể diễn tả hết thời kì lịch sử đó. Phải chăng những gì chúng ta thấy được, nhìn được chỉ là một mảng nhỏ, từ những hình ảnh thước phim của quá khứ đang bóc trần lịch sử dân tộc.Và bảo tàng chứng tích chiếntranh chính là nơi lưu giữ những lắt cắt thời gian đó. Đến nơi đây những gì mà chúng ta cảm nhận được đó chính là hình như lịch sử đang dần sống lại. Mỗi thước phim, mỗi hình ảnh là một nỗi đau và sự căm hờn đối với bọn đế quốc thực dân. Chúng đã đem lại cho chúng ta không biết bao nhiêu đau đớn xót xa. Những thứ mà chúng ta nhận được từ cuộc khai hóa của chúng chẳng có gì khác ngoài sự chia ly, đau đớn và nước mắt, nô lệ , gầm cũi . Bảo tàng chứng tích chiếntranh là một thước phim sống ghi lại một không gian nhỏ của cuộc chiếntranh Việt Nam. Bảo tàng trưng bày những chuyên đề khác nhau và mỗi chuyên đề thể hiện một góc cạnh khác nhau của cuộc chiến. Trước hết trong cuộc chiếntranh Việt Nam, Mỹ đã dày công xây dựng bốn chiến lược chiếntranh nối tiếp nhau điều hành bởi năm đời tổng thống kéo dài suốt 20 năm. Trong suốt thời gian đó, Mỹ đã huy động một lực lượng khổng lồ vào chiến trường miền Nam với những phương tiện vũ khí chiếntranh hiện đại. Chúng sử dụng nhiều loại súng ống khác nhau như súng đại liên có thể bắn được 700 viên/phút, súng chống tăng M72 có thể bắn xuyên lớp thép dày 260mm của xe tăng, đại liên 6 nòng (trang bị cho máy bay có tốc độ bắn lên đến 4000- 6000 viên /phút). Chúng còn sử dụng nhiều loại bom mìn như bom cam, bom cam khía, bom bi, bom xuyên mìn, mìn nhện, một số loại bom có sức công phá lớn như bom địa chấn BLU-82 có thể hủy diệt mọi vật trong bán kính 100m, bom CBU có bán kính sát thương 500m. Ngoài ra chúng còn sử dụng nhiều loại pháo, xe tăng, xe bọc thép, các loại máy bay tối tân như F111, B52 . 1954-1975 Mĩ đã trang bị cho quân ngụy Sài Gòn 2074 chiếc xe tăng bọc thép, 1800 chiếc máy bay các loại, 56000 xe cơ giới . Mĩ đổ vào cuộc chiếntranh Việt Nam là 72 tỉ đô la trong khi cuộc chiếntranh Triều Tiên chỉ có 20 tỉ đô la Với những phương tiện trên chúng đã gây ra cho nhân dân không biết bao nhiêu đau thương và chết chóc. Chỉ tính riêng thiệt hại do chiếntranh phá hoại của không quân và hải quân đối với miền Bắc của Việt Nam cũng khiến chúng ta phải giật mình. Đó là về người có khoảng 200 000 người bị chết và bị thương tật, 70 000 trẻ em mồ côi. Về kinh tế hầu hết các cơ sở đều bị đánh phá 100% các nhà máy điện, 1500/1600 công trình thủy lợi, khoảng 1000 quãng đê, 6 đường xe lửa hầu hết các cống bị đánh sập, 66/70 nông trường quốc doanh bị bắn phá, khoảng 40.000 trâu bò bị giết hại, 6 thành phố lớn bị đánh phá trong đó có 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên bị phá hoại nặng nề, 28/30 thị xã trong đó có 12 thị xã bị phá hoại hoàn toàn, 96/116 thị trấn, 4000/5788 xã trong đó có hơn 300 xã bị phá hủy hoàn toàn, 350 bệnh viện trong đó có 18 bệnh viện bị phá hoại hoàn toàn, 1500 bệnh xá, 2923 trường học từ tiểu học đến đại học, 465 chùa miếu, 484 nhà thờ hơn 5 triệu mét vuông nhà ở, gạch ngói, hàng chục vạn ha bị ruộng vườn bị bom đạn cày xới. Nhìn bản đồ các vùng ở Việt Nam bị bom mìn nổ của chiếntranh (1964-1972) ta thấy Mỹ rải bom mìn khắp Việt Nam trong đó các vùng hứng chịu nặng nề nhất là Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Trị. Nhìn những vệt đen chi chít dọc khắp bản đồ hỏi còn đâu là nước Việt Nam hình chữ S. Còn sau cuộc chiếntranh 30 năm (1945-1975) thì con số còn trở lên khốc kiệt hơn. Nói chung dân tộc Việt Nam đã phải chịu tổn thất nặng nề: khoảng 3 triệu người bị chết trong đó có khoảng 2 000 000 dân thường, có khoảng 2 000 000 người bị thương, 300 000 người bị mất tích. Những con số khiến người ta hải sợ hãi trước sự tàn sát ghê gớm của bọn đế quốc Mỹ và bọn ngụy quyền. Đến nơi đây hầu như có lẽ ai cũng đặt ra một dấu chấm hỏi lớn về tất cả, về cuộc chiến, về những con số và về cả kẻ thù. Tôi không thể hiểu nổi họ nghĩ gì khi gieo rắc lên một đất nước nhỏ bé hàng nghìn tấn bom đạn như thế, sát hại bao nhiêu con người như thế. Và cũng đến đây tôi mới hiểu được rằng dưới mảnh đất nơi tôi sinh ra lớn lên và đang sinh sống có biết bao đồng bào tôi đã ngã xuống. Hóa ra đất nước Việt Nam tươi đẹp trù phú màu mỡ không phải nguyên nhân nào khác mà là vì mảnh đất đó đã trộn lẫn biết bao xương máu của những người Việt Nam yêu nước. Không chỉ dừng lại ở đó trong cuộc chiếntranh xâm lược Việt Nam, Mỹ còn gây ra nhiều cuộc thảm sát cực kì dã man và ác độc. Nổi bật nhất là hai cuộc thảm sát tập thể ở 2 xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi và Bến Tre được trưng bày tại bảo tàng. Ngày 16/3/1968 quân Mỹ đã gây ra cuộc thảm sát ở xã Tịnh Khê (còn gọi là Mỹ Sơn) huyện Sơn Tịnh. Cuộc hành quân này mang mật danh là “MuscatimenPinkville” được chuẩn bị khá chu đáo. Ba đại đội thuộc tiểu đoàn 1, lữ đoàn 11 bộ binh nhẹ sư đoàn American do thiếu tướng Simmel Koste cầm đầu đã tham gia hành quân trong đó có đại đội C (Charli Company) do đại úy Emes Medina phụ trách, là đơn vị trực tiếp phụ trách tấn công “tiêu diệt VC” nhiệm vụ bắt giết trực tiếp giao cho trung úy William Calley. Chỉ trong vòng một buổi sáng chúng đã giết 504 người trong đó có 182 phụ nữ (17 phụ nữ mang thai), 173 trẻ em ( có 56 em từ sơ sinh đến 5 tuổi), 60 cụ già 60 tuổi. Một cuộc thảm sát khác cũng không kém phần dã man và độc ác là cuộc thảm sát ở ấp 5, xã Thạnh Phong huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre. Vào 8-9 tối ngày 25/02/1969 một toán biệt kích hải quân SEAL (đơn vị thuộc lực lượng biệt kích tinh nhuệ nhất của quân Mỹ ) do trung úy Bob Kerry chỉ huy đã tiến vào địa điểm nói trên. Chúng đã cắt cổ ông Bùi Văn Vát 66 tuổi và bà Lưu Thị Cảnh 62 tuổi rồi kéo 3 em bé là cháu nội của ông bà đang ẩn nấp trong ống cống đâm chết 2 cháu mổ bụng một cháu. Quả thật bọn người Mỹ không có trái tim thì phải và tôi cũng không biết là máu chảy trong người họ là máu gì nữa mà chúng có thể sát hại người già và trẻ em không thương tiếc. Không dừng lại ở đó sau khi giết hại ông Bùi Văn Vát, chúng tiếp tục di chuyển đến hầm chú ẩn của gia đình bà Lê Thị Trò bắn chết 14 người trong đó có 3 phụ nữ mang thai, mổ bụng một em gái . Nạn nhân duy nhất còn sống sót là Bùi Thị Lượm 12 tuổi. Tội ác của bọn chúng không có ngôn từ nào diễn tả được. Thực sự qua những thước phim sống này chúng ta mới thấy được rằng sự mất mát của dân tộc ta trong chiếntranh là quá lớn. Chúng ta chỉ được học qua sách vở về các trận chiến của cách mạng ta, những thắng lợi của cách mạng ta chiến trường còn những mất mát đau thương như thế này thì chỉ có ở nơi đây ta mới có thể cảm nhận được. Càng lật lại từng trang lịch sử đầy máu và nước mắt chúng ta càng căm phẫn với kẻ thù – những kẻ sát nhân độc ác. Đó mới chỉ là những hậu quả trong quá khứ còn có những hậu quả còn mãi đến ngày hôm nay đến thế hệ mai sau. Trong cuộc chiến tranh, Mĩ đã sử dụng các loại chất độc hóa học khủng khiếp, thậm chí sử dụng đến “chất độc hại nhất mà loài người tìm ra cho tới ngày nay” chất dioxin. Chúng sử dụng máy bay để phun các chất độc hại, chúng rải các chất khai quang. Theo bản đồ những vùng bị rải chất độc hóa học trong chiếntranh Đông Dương thì những vùng bị rải nhiều là Huế, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chiến khu D bị rải 4 lần, Long An, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Biên Hòa, Quảng Trị bị rải 2-3 lần. Có 22 vùng ảnh hưởng chất khai quang là Tp HCM, Bình Trị Thiên, Quảng Nam- Đà Nẵng, Nghĩa Bình (Quảng Ngãi-Bình Định), Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Phú Khánh ( Phú Yên-Khánh Hòa), Lâm Đồng, Thuận Hải (Ninh Thuận –Bình Thuận), Sông Bé ( Bình Dương-Bình Phước), Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cửu Long, Minh Hải, Bà Rịa –Vũng Tàu. Diện tích bị ảnh hưởng là 30101 km vuông chiếm 16,5% diện tích, tổng dân số vùng rải là 1959.000 chiếm 7,5%. Vùng bị rải nhiều nhất là 3773km vuông, tổng số dân là vùng rải là 300.000 người đã có 236.000 ha diện tích đất nông nghiệp bị rải, 2000.000 ha rừng bị rải . ngoài ra chưa kể đến các loài động vật và các nguồn lợi khác. Mỹ đã hủy diệt hệ sinh thái của nước ta một cách khinh khủng khiến cho môi trường sống bị đe dọa trầm trọng.” Chưa bao giờ trong lịch sử người ta thấy một nước tuyên chiến với môi trường sống của một nước khác, thế mà Mỹ đã lao vào cuộc thí nghiệm sinh thái trước sau không ai dám làm”.(Nelson- Thượng nghị sĩ Mĩ tuyên bố tại thượng viện Mĩ tháng 8 -1970). Các loại hóa chất mà Mĩ sử dụng đa số đều chứa hàm lượng dioxin rất cao. Đó là như chất hồng hàm lượng là 65,6 ppm, chất xanh lá cây là 65,6 ppm, chất tím là 32,8-45 ppm, chất da cam và chất da cam II (siêu da cam) 1,77-40 ppm và trong đó thì chất dioxin trong chất độc màu da cam là nguy hiểm nhất. Ngày nay chúng được biết là một chất cực độc về bền vững. Các nhà khoa học đã thống nhất ý kiến dioxin là chất hóa học độc hại nhất mà loài người tìm ra cho tới nay. Chỉ cần 85g dioxin (lượng dioxin chứa trong 1 thìa xúp) có thể giết chết toàn bộ cư dân của một thành phố 8 triệu dân. Độc hại là thế, vậy mà bọn đế quốc Mỹ đang tâm rải chất độc hàng loạt khắp đất nước ta. Những cơn mưa chất độc không ngừng chút xuống miền Trung và miền Nam nhằm phát quang trên một diện rộng rừng núi, đồng ruộng, tàn phá mùa màng, triệt tiêu nguồn nước sinh hoạt, hủy hoại môi sinh và truy tìm Việt cộng. Theo số liệu của bộ quốc phòng Mĩ trong vòng 10 năm từ 1961-1971 chúng đã đổ xuống nước ta 72000.000 lít chất độc trong đó có 44 000.000 lít chất độc màu da cam (chứa 170kg chất dioxin). Một số liệu khác từ sự nghiên cứu của các nhà khoa học trường đại học tổng hợp Colombia-NewYork đăng tải trên tạp chí Nature số 6933 ngày 17/4/2003 thì số lượng chất độc mà Mĩ rải xuống là 100.000.000 lít và lượng dioxin gấp 2 lần so với ước tính trước đó. Cũng theo nghiên cứu này thì có 3.851 xã bị rải trực tiếp, có ít nhất 2,1 triệu người và có thể là 4,8 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp của chất độc này. Có thể nói tội ác này của Mĩ đã vượt trên tất cả mọi tội ác trong lịch sử bởi nó không đơn thuần chỉ là hủy diệt hiên tại mà nó còn hủy diệt kéo dài, dai dẳng đến thế hệ mai sau. Nó không chỉ gây hậu quả cho những chiến sĩ tham gia chiến đấu lúc đó mà nó còn gây ra hậu quả cho con cháu của những chiến sĩ cách mạng phải chịu tật nguyền, dị dạng . Nhìn những bức hình treo trong bảo tàng mà trái tim tôi như nghẹn thở. Mỗi hình ảnh là mỗi một nỗi đau và cũng là một bằng chứng sống cho tội ác của kẻ thù. Chúng đã gieo rắc không biết bao nhiêu đau thương cho người dân Việt Nam. Chúng không những giết chết bao nhiêu người dân Việt Nam trong những năm chiếntranh mà giờ đây chúng vẫn còn cướp đi nụ cười của bao nhiêu đứa trẻ, cướp đi ước mơ, cuộc đời của bao nhiêu em thơ. Những bức hình đó lúc đầu dường như cho chúng ta cảm giác sơ sợ nhưng càng nhìn lâu càng xem kĩ chúng ta càng cảm thấy nó có một giá trị nhân văn sâu sắc. Liệu chiếntranh đã thực sự kết thúc chưa hay nó chỉ tạm khép lại ở một góc cạnh nào đó, bởi những con người Việt Nam vẫn phải đang chiến đấu với bom đạn, chất độc Bao nhiêu em bé nhiễm chất độc màu da cam đang chiến đấu với căn bệnh từng ngày, bao nhiêu người vẫn đang sống chết trong những mảnh đất còn vương lại vũ khí của chiến tranh. Người Việt Nam thực sự vẫn sống trong ranh giới giữa sự sống và cái chết. Đọc tư liệu về em bé đang chơi đùa bị chết bởi vướng phải bom bi khiến cho tôi có một cảm giác khó thở bởi tội ác của bọn Mĩ gây ra cho chúng ta là quá lớn. Nhưng có lẽ hình ảnh tác động đến tôi lớn nhất có lẽ là hình ảnh bào thai dị dạng. Một em bé có đủ hình người nhưng vẫn không thể sinh ra ngắm nhìn thế giới chỉ vì chất độc màu da cam quái ác. Thực sự qua những tư liệu này lại cho tôi thấy một gócnhìnmới từ cuộc chiếntranh Việt Nam. Những người hi sinh cho tổ quốc có được tự do độc lập là quá lớn, những người phải chịu thiệt thòi dị dạng vì hậu quả của chiếntranh là quá nhiều. Có thể nói tội ác của Mĩ về chất độc là tội ác lớn nhất, tội ác vượt tời gian , tội ác xuyên thế kỉ. Một điểm nhấn nữa trong cuộc chiếntranh Việt Nam mà Mỹ để lại đó là kho tư liệu về “các hình thức tra tấn dã man trong nhà tù”. Quả thật khi xem những bức hình đó tôi không biết được chúng là cầm thú hay là gì mà chúng lại có những hành động dã man như vậy. Chúng xây dựng một chế độ lao tù như là địa ngục trần gian với những đòn tra tấn tù nhân vô cùng tàn bạo. Theo tư liệu của nha cảnh sát đô thành (1973-1974) hệ thống nhà tù Mĩ- ngụy Sài Gòn gồm 8 trại thẩm vấn cấp trung ương, 11 trại giam cấp quận 144 trại giam cấp phường 140 trạm kiểm soát. Tính từ năm 1954-1960 chính quyền Ngô Đình Diệm dưới sự viện trợ của Mĩ đã giết hại hơn 90.000 người yêu nước ở Nam Việt Nam , bắt bớ giam cầm tra tấn 800 000 người khác trong hơn 1000 nhà tù lớn nhỏ. Có 5 hệ thống nhà tù lớn của Mỹ -Ngụy: nhà lao Tân Hiệp, nhà lao Thủ Đức, khám Chí Hòa, nhà tù Phú Quốc, nhà tù Côn Đảo. Các hình thức tra tấn trong nhà tù của bọn chúng thì cực kì dã man và tàn bạo. Ở trại tù binh Phú Quốc, các nhục hình treo cổ, đổ nước xà phòng, tra [...]... một cái nhìn toàn vẹn hơn sâu sắc hơn về cuộc chiến tranh Việt Nam Đó là chiếntranh Việt Nam không đơn thuần chỉ cuộc chiếntranh nổi tiếng với chiến thắng lịch sử Điện Biện Phủ lẫy lừng năm châu chấn động địa cầu, một cuộc chiến tranh của đất nước nhỏ xíu trên bản đồ không ai biết đến thắng một đất nước đế quốc hùng mạnh mà còn là một cuộc chiếntranh với nhiều đau thương, nước mắt, chia ly, tang... trong bức tranh mà nội dung là những chiến sĩ cộng sản yêu nước, những con người Việt Nam tỏa sáng mà thôi Bao nhiêu hình thức tra tấn mà chúng sáng tạo để tra tấn người cộng sản yêu nước chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc tố cáo sự thất bại của bọn chúng đối với việc khuất phục nhưng con người Việt Nam yêu nước Càng nhìn càng xem, tôi càng thấy ghê rợn những gì mà bọn chúng đã làm trong chiếntranh Việt... vào răng làm cho răng của người tù văng ra ngoài, máu me đầy miệng Người bị đục răng đau ê ẩm cả đầu cổ bị choáng váng không ăn nổi gì cả Lại là một gócnhìn khác từ trong chiếntranh Dùng ngôn từ gì đây để nói được về chiếntranh Việt Nam Thực sự bọn chúng quá dã man, chúng đúng là không còn nhân tính nữa, coi người như cỏ rác Chúng đầy đọa những người chiến sĩ cộng sản không còn gì để mất nữa Thật... nước mắt, chia ly, tang tóc và mất mát Những số liệu khiến cho con người ta cảm thấy giật mình, những hình ảnh khiến cho người ta thảng thốt Và còn đến bây giờ nữa chiếntranh đã đi qua hàng mấy chục năm nhưng những hậu quả của chiếntranh vẫn còn ở đó, vẫn gây bao nhiêu đau thương cho người dân Việt Nam, cho những em bé nhiễm chất độc màu da cam Mỗi một bức hình trong bảo tàng dường như là một vết cắt... thương cảm đối với những gì xảy ra trong chiến tranh Việt Nam nói chung và số phận hẩm hiu bất hạnh của những người chiến sĩ cộng sản yêu nước bị tù đầy tra tấn, những người dân bị sát hại dã man và những mảnh đời tật nguyền dị dạng của những em bé nhiễm chất độc da cam nói riêng Tới đây, lần đầu tiên được nhìn thấy những mảng khác nhau của cuộc chiến tranh, lần đầu tiên biết về sự thật đau lòng về . toàn vẹn hơn sâu sắc hơn về cuộc chiến tranh Việt Nam. Đó là chiến tranh Việt Nam không đơn thuần chỉ cuộc chiến tranh nổi tiếng với chiến thắng lịch sử. lệ , gầm cũi . Bảo tàng chứng tích chiến tranh là một thước phim sống ghi lại một không gian nhỏ của cuộc chiến tranh Việt Nam. Bảo tàng trưng bày những