đề tài nghiên cứu khoa học
1. Lý do chon đề tài: Quá trình lao động sản xuất, sáng tạo tìm tòi, con người đã phát minh ra rất nhiều máy móc thiết bị (đặc biệt là trong hai cuộc cách mạng công nghiệp) nhằm giảm nhẹ sức lao động, tăng năng suất lao động, cải tiến điều kiện sống và làm việc. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của những thiết bị này cho nền kinh tế quốc dân và cho sự tiến bộ xã hội.Tuy nhiên, có nhiều thiết bị bên cạnh những ứng dụng, đóng góp to lớn của mình thì chúng cũng đem lại không ít nguy hiểm, mất an toàn đe doạ đến tính mạng của người lao động. Bảo hộ lao động (BHLĐ) là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Khoa Cơ Khí Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội là một trong những khoa mũi nhọn của nhà Trường, với đặc thù là ngành nặng nhọc, sinh viên phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường thực hành có yếu tố độc hại và nguy hiểm nên nhà trường cần phải chú trọng đến công tác đồng phục Bảo hộ thực hành cho sinh viên. Điều kiện học thực hành trong ngành cơ khí có tính đặc thù cao .Sinh viên phải thường xuyên học tập trong môi trường nóng bức.hay tiếp xúc với bụi công nghiệp, dầu mỡ…, vì vậy áo bảo hộ thường dễ bám bẩn, tạo ra sự khó chịu cho sinh viên trong thời gian học thực hành, sinh viên không có được sự thoải mái để phát huy tính sang tạo của mình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và kết quả học tập cho sinh viên. 2. Quá trình nghiên cứu. Ở nước ngoài. 1 Trên thế giới việc sử dụng bông vải để may mặc quần áo, không theo công nghệ sửa đổi di truyền hay không dùng phân hóa học tổng hợp và thuốc trừ sâu bệnh đã tăng 35% từ năm 2008 đến năm 2009. 2- Triumph international là một thương hiệu nội y điển hình trong việc cấm sử dụng những chất hóa học không cần thiết trong việc sản xuất của mình. 3. - Thương hiệu quần bò Levi’s bắt đầu sử dụng bông vải hữu cơ ở quần denim vào đầu thập niên 90, sau đó là sự ra đời của những chiếc quần “Eco” chỉ sử dụng cotton hữu cơ. 4. - Emma Watson, Selena Gomez… đều cho ra đời những dòng thời trang có chất liệu thân thiện với môi trường. 5. - Nhà tạo mẫu Stella McCartney luôn theo khuynh hướng sử dụng chất liệu sinh học trong các bộ sưu tập của mình. 6. - Các công ty Lytess, Spilan, Carefour, Ekyog… đã phát triển công nghệ mới có thể đưa them nhiều chức năng như sự mềm mại, thoải mái, thoáng, hút ẩm và cách nhiệt vào loại sợi từ len, bông, tre, dứa, đậu nành vải sợi. 7. Ngoài ra còn có các hãng thời trang như H&M, Adidas, Eal-Mart, l Patagonia…cùng một số nhà thiết kế nổi tiếng như Sonia Rykiel, Manel Torres… 8. 3.2. Ở trong nước. 9. Việc hướng thời trang Việt Nam tới thiên nhiên và môi trường đã có từ nhiều năm nay. 10. - GENVIET đã đưa chất liệu cotton hữu cơ vào thời trang jean của Việt Nam. 11. - Lụa Thái Tuấn, may Nhà Bè… cũng rất chú trọng tới các nguồn nguyên liệu hữu cơ trong sản phẩm của mình. Đối tưởng và phạm vi nghiên cứu. 3. đối tượng nghiên cứu. Thiết kế đồng phục bảo hộ thực hành “xanh” cho sinh viên thuộc khoa Cơ Khí trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội . 4. Đóng góp của đề tài. - Đề tài mong muốn sinh viên có thể hiểu sâu hơn nữa về ứng dụng của chất liệu “xanh” hiện nay trên trang phục, qua đó sinh viên thấy được chất liệu thân thiện với môi trường có tính ứng dụng cao và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường hiên nay. Đề tài đưa ra các mẫu thiết kế có tính thẩm mỹ cao đáp ứng với mong muốn, đặc thù thực hành của sinh viên khoa Cơ khí . - Việc sử dụng nguyên liệu hữu cơ thân thiên với môi trường còn góp phần thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp chế biến phát triển.Bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân sinh. - Đề tài cũng là một định hướng cho việc chăm sóc sức khỏe sinh viên, bằng việc đồng phục thực hành sẽ được sử dụng chất liệu vải sinh thái có nhiều tính năng tốt cho sức khỏe. PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN HSSV VỀ BỘ ĐỒNG PHỤC THỰC HÀNH Câu 1: Bạn có thấy thích bộ đồng phục thực hành mà bạn đang sử dụng không? A: Có B: Không C: Bình thường Câu 2: Trong quá trình thực hành bạn thường sử dụng dụng cụ nào nhất? …………………………………………………………………… Câu 3: Bạn thường để dụng cụ thực hành ở vị trí nào trên bộ đồng phục? A: Túi áo B: Túi quần C: Vị trí khác Câu 4: Trong quá trình thực hành những vết bẩn thường bám ở đâu trên bộ đồng phục của bạn? A: Thân áo B: Tay áo C: Vị trí khác Câu 5: Vết bẩn chủ yếu khi bạn thực hành là do đâu? A: Dầu mỡ B: Bụi công nghiệp C: Nguyên nhân khác Câu 6: Sau bao nhiêu buổi thực hành thì bạn giặt bộ đồng phục một lần? A:Từ 1-2 buổi B:Từ 3-4 buổi C:Hơn 4 buổi Câu 7: Theo bạn màu sắc nào phù hợp với đặc thù ngành của bạn? A: Màu sắc hiện tại B: Màu khác (Màu…………………….) Câu 8: Bạn có thường xuyên mặc quần đồng phục trong quá trình thực hành? A: Thường xuyên, cảm thấy ………………………………………………………………. B: Thỉnh thoảng, cảm thấy ……….……………………………………………………… C: Không bao giờ, cảm thấy ………………………………………………………………. Câu 9: Bạn mong muốn bộ đồng phục của mình sử dụng chất liệu vải nào? Vải hiện tại B. Vải hóa học C. Vải tự nhiên Câu 10: Mong muốn của bạn về bộ đồng phục mới mà chúng tôi sắp đưa ra trong thời gian tới? ……………………………………………………………………… Kết quả: Theo kết quả từ “Phiếu điều tra ý kiến HSSV về bộ đồng phục thực hành” đã được khảo sát từ 200 HSSV khoa Cơ Khí, cho thấy thực trạng của đồng phục bảo hộ hiện nay đa số chưa đáp ứng được với nhu cầu và mong muốn của sinh viên và tìm ra được nguyên nhân tại sao sinh viên thường không mặc quần đồng phục khi học thực hành.sau đây là kết quả thu được từ phiếu điều tra: Câu 1: Bạn có thấy thích bộ đồng phục thực hành mà bạn đang sử dụng không? A.11% B. 52% C. 37% Câu 2: Trong quá trình thực hành bạn thường sử dụng dụng cụ nào nhất? Kìm, cờ lê, mỏ lết, dao tiễn, bút, và một số vật dụng cá nhân…. Câu 3: Bạn thường để dụng cụ thực hành ở vị trí nào trên bộ đồng phục? A. 32% B. 16% C.52% Câu 4: Trong quá trình thực hành những vết bẩn thường bám ở đâu trên bộ đồng phục của bạn? A. 51% B. 40% C. 9% Câu 5: Vết bẩn chủ yếu khi bạn thực hành là do đâu? A. 89% B. 8% C. 3% Câu 6: Sau bao nhiêu buổi thực hành thì bạn giặt bộ đồng phục một lần? A. 75% B.23% C. 2% Câu 7: Theo bạn màu sắc nào phù hợp với đặc thù ngành của bạn? A. 19% B. 81% (màu xanh nước biển, xanh xám, xám bạc…) Câu 8: Bạn có thường xuyên mặc quần đồng phục trong quá trình thực hành? A. 34% B. 51% C. 15% (Cảm thấy không thỏa mái, thiếu tự tin, vướng víu, nóng…) Câu 9: Bạn mong muốn bộ đồng phục của mình sử dụng chất liệu vải nào? A. 8% B. 6% 86% Câu 10: Mong muốn của bạn về bộ đồng phục mới mà chúng tôi sắp đưa ra trong thời gian tới? Hầu hết các bạn mong muốn bộ trang phục có độ bền cao, nhiều tiện ích, gọn gang, thỏa mái hơn có bản sắc riêng của khoa mình, thỏa mái tự tin để phục việc học tập tốt hơn. 5. Vải sợi thiên nhiên. Là loại vải được con người biết đến và sử dụng sớm nhất trong lịch sử. Từ thời nguyên thủy đã biết lấy các mảnh vỏ cây, lá cây hay lông thú, da thú để che thân. Về sau thì sử dụng chúng để kéo sợi, dệt vải may quần áo. Vải thiên nhiên có nguồn gốc từ các loại xơ được hình thành trong điều kiện tự nhiên. Nhóm chất liệu vải có thành phần chủ yếu là xenlulo gồm các loại xơ có nguồn gốc thực vật( đay, bong, gai, lanh,….); nhóm chất liệu vải có thành phần cấu tạo chue yếu từ protit (protein) gồm các loại xơ có nguồn gốc động vật như tơ tằm, len,… Ngoài ra còn có các loại chất liệu vải thiên nhiên tạo thành từ chất vô cơ thiên nhiên có nguồn gốc cấu tạo là các chất khoáng. Vải sợi thiên nhiên có độ hút ẩm cao, mặc mát, dễ nhàu, kém bền, chịu nhiệt và giữ nhiệt rất tốt. Không những thế vải sợi thiên nhiên dễ dàng phù hợp, không gây kích ứng da. Nhược điểm của vải sợi tự nhiên là khó nhuộm màu, dễ bị mài mòn và phân hủy dưới tác động của các yếu tố môi trường, lý hóa học, dễ bị co, bị nhàu nát… Chất liệu vải sinh thái – thân thiện với môi trường là các loại chất liệu có từ nguồn gốc tự nhiên (tơ tằm, tre, bông len,…) và có thể tái chế. Trong quá trình chăm sóc không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hay các loại thuốc dành cho động vật, sử dụng ít nước và năng lương được sản xuất . có chưng nhận bởi các cơ quan quốc tế như Liên minh kiểm soát IMO ( viện marketecology); viện tơ sợi hữu cơ toàn cầu the Blobal Organic Textile standar (GOTS)… trong quá trình sản xuất không sử dụng các loại hóa chất, chất nhuộm màu công nghiệp, không thải ra các chất độc hại vào môi trường. . Xu hướng xanh trên thế giới. “ Hãy yêu thích màu xanh” là khẩu hiệu cũng như lời kêu gọi gìn giữ môi trường và thiên nhiên trên toàn thế giới và không chỉ là khẩu hiệu, mỗi chúng ta chắc chắn ai cũng lấy làm tự hào khi được khoác lên mình bộ quần áo dịu mát dễ chịu, góp phần làm trong lành bầu không khí và chứng thiết thực cho một bước tiến dài của ngành tạo mẫu thời trang. Thông điệp mua các sản phẩm từ nguyên liệu sinh thái đã xuất hiện trong nhiều siêu thị tại Pháp như: “ Chọn hàng sinh học là một hành động có trách nhiệm, là bảo vệ con người và môi trường”. Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên vì tính an toàn , hợp với môi sinh, không gây ô nhiễm với môi trường. các nhà nghiên cứu, sản xuất không ngừng tìm tòi, phát minh, sản xuất các loại sợi có nguồn gốc tự nhiên. Nếu đứng về góc độ môi trường chúng ta thấy các dòng sản phẩm thời trang sẽ qua đi theo một thời gian nhưng vật chất tạo ra nó (vải) và sự ô nhiễm sẽ còn ở lại. Theo thống kê một người Mỹ trung bình một năm sé thải ra 68 pao sản phẩm dệt may trong một năm. Trung bình một phụ nữ Anh hiện nay mua 34 bộ quần áo so với 19 bộ cách đây 10 năm, và trong một năm nước Anh thải ra 1,2 triêu tấn rác thải dệt may. Ngày nay, giới tiêu dung sành điệu rất ưa chuông dòng sản phẩm sinh thái như gai dầu, lanh , gai, tơ tằm, len, organic cotton, xơ đậu lành, xơ bắp , xơ tre, …các sản phẩm này thân thiện với môi trường , có khả năng phân hủy nên không gây hậu quả ô nhiễm môi trường trong tương lai. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới. Mùa hè ở nước ta rất nóng và khắc nghiệt, không khí khô, nhiệt độ lên rất cao.Vì vậy, người tiêu dung luôn có xu hướng lựa chọn các loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng. Mặt khác điều kiện tự nhiên ở nước ta rất phù hợp để phát triển , trồng các loại bông, lanh, tre, chuối tơ tằm… nên sử dụng các chất liệu vải hữu cơ ngày càng được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, người tiêu dung Việt Nam chỉ biết đến đến loại sản phẩm vải lanh, là loại sản phẩm phổ biến hiện nay. Rất ít người tiêu dung biết đến các sản phẩm khác. 2.3. Đặc điểm của các loại tơ sợi tư nhiên 2.3.1. Tơ sợi có nguồn gốc thực vật. 2.3.1.1. Sợi bông (cotton): Sợi bông có thể thấm nước đến 65% so với trọng lượng. Tuy nhiên, các lọai vải từ sợi bông sau khi thấm nước thì khô rất chậm. Ngoài ra sợi bông có khuynh hướng dính bẩn và dính dầu mỡ, dù vậy có thể giặt sạch được sau đó. Sợi bông có tiếng là than thiện với da người (không làm ngứa) và không tạo ra các nguy cơ bị dị ứng việc khiến cho sợi bông trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may. Hình thức bề ngoài của sợi dẹp, xoắn. Màu sắc từ màu trắng creme cho đến màu xám, lệ thuộc vào quy trình chuẩn bị và chế biến. Sợi bông không hòa tan vào trong nước, khi ẩm hoặc ướt sẽ dẻo dai hơn khi khô ráo. Độ dẻo dai, độ đơ của sợi bông kém hơn so với sợi từ vỏ cây, sơ cây, bù lại độ dãn của sợi bông cao hơn nhiều. Sợi bông bền với những chất kềm, nhưng không bền đối với acid và có thể bị vi sinh vật phân hủy. Dù vậy khả năng chịu được mối mọt và các côn trùng khác rất cao. Sợi bông dễ cháy nhưng có thể nấu trong nước sôi để diệt trùng. Vì cấu trúc phân tử của sợi bông nên có thể chịu được nhiệt độ và chất kềm, chúng cũng rất bền cho dù có xài nhiều và giặt nhiều lần. Sợi bông được dung nhiều trong các lãnh vực chịu ảnh hưởng của hóa chất, lực kéo, bào mòn hoặc có các chất muối, kềm, như trường hợp dung làm lưới đánh cá, buồm cho tàu thuyền, quần áo, quần áo lao động,. 2.3.1.2. Lanh (Linen): Cây lanh có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, vùng đất của Châu Âu. Pháp là nước sản xuất lanh chủ yếu của thế giới, sản lượng đạt 64.000 tấn mỗi năm trên 55.500 hecta đất. Chất lượng lanh ở đây là số một. Tiếp theo là Bỉ, với sản lượng 15.300 tấn mỗi năm trên 13.300 hecta đất. Hà Lan đứng thứ 3 với sản lượng 4.600 tấn trên 4.000 hecta đất mỗi năm.Lanh của Trung Quốc đứng hang thứ 6 trên thế giới về chất lượng và sản lượng đạt 31.000 tấn sơ mỗi năm trên 100.000 hevta đất. Một số nước cung cấp lanh truyền thống trên thế giới: - Lanh Ai len trắng, chắc, bền; - Xơ lanh Scotlen có màu trắng bạc, nhẹ hơn xơ lanh Ailen; - Xơ lanh Pháp cực kỳ đẹp và quyến rũ; - Xơ lanh Bỉ mảnh nhất thế giới; - Xơ lanh Đức, Úc có màu trắng bạc, là loại xơ cao cấp; - Xơ lanh của Anh và Nga cũng có chất lượng rất tốt Lanh có 70% là thành phần cellulose, không gây dị ứng, khả năng hút ẩm tốt làm cho người mặc có cảm giác thong thoáng: vì vậy lanh rất thích hợp cho các sản phẩm dung vào mùa hè.Vải lanh càng giặt nhiều càng trở nên mềm mại hơn mà không bị biến đổi. Đây là tính chất rất quan trong cho các mặt hang quần áo mặc hàng ngày, phải giặt giũ thường xuyên như áo sơ mi. Vải lanh có độ đàn hồi rất thấp nên quần áo từ vải lanh không bị biến dạng. Vải lanh có thể điều hòa nhiệt độ, không gây dị ứng, chống tĩnh điện và kháng khuẩn.Do lanh có thể hút ẩm gấp 20 lần trọng lượng của nó mà không bị cảm giác ẩm ướt nên vải lanh cho người mặc cảm giác mát lạnh, thông thoáng. Công dụng: Vải lanh thường được dung để làm khăn trải bàn, vật trang trí, ga bọc giường, khăn làm bếp, khăn tay,vải may quần áo comple, áo sơ mi. 2.3.1.3. Xơ gai dầu (hemp): Cây gai dầu được dùng nhiều ở Châu Âu và một số nước khác như Algeri, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ… Ở một số nơi thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam như Hòa Bình, Tuyên Quang có nhiều cây gai dầu (hemp) mọc hoang và người dân thường gọi là cây “đay dại”. Họ sử dụng sợi kéo thủ công từ xơ của chúng để dệt vải thổ cẩm. Song số lượng không đáng kể. Vải gai dầu bền với ánh sáng, chống tia UV tốt, có khả năng chống nấm mốc, cảm giác sờ tay thô ráp nhưng sẽ mềm hơn sau khi giặt, khả năng hút ẩm tốt, phù hợp với cơ thể người mặc, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng. Công dụng: xơ gai dầu được dung để kéo sợi dệt vải làm khăn trải bàn, vải trang trí, khăn tay, và đặc biệt là vải may quần áo comple, áo sơ mi và các loại quần áo thời trang. Một vài nước sử dụng vải dệt từ sợi gai dầu 100% trang bị cho lực lượng vũ trang do tính chất đặc biệt dai bền mát mẻ thấm hút mồ hôi tốt của nó. Vải gai dầu rất được ưa chuộng ở các nước Châu Âu. Tuy nhiên, thị trường vải gai dầu chưa phát triển ở Việt Nam, chỉ số khách hàng tiêu dung sành điệu mới biết đến loại sản phẩm này. Đây là một loại nguyên liệu rất tiềm năng cho ngành dệt Việt Nam, nhằm phát triển các mặt hàng thời trang cao cấp. 2.3.1.4. Gai (ramie): Hiện nay thị trường may mặc của vải gai đang phát triển rất tốt, được nhiều người ưa chuộng. Các loại sơ gai phổ biến hiện nay: Sơ gai 100%, với các loại chỉ số 14Nm, 24Nm, 32Nm, 36Nm, 48Nm, 60Nm, 80Nm, 100Nm; Sợi gai pha: sợi gai thường được pha với cotton, len nhưng sợi gai vẫn được pha với xơ cotton nhất; tỉ lệ pha phổ biến là 55/54. Vải dệt từ sơ gai có khả năng kháng khuẩn, nấm mốc, chống thối rữa, mục nát, bền với ánh sang, có khả năng chóng bám bẩn tự nhiên (dễ làm sạch các vết bẩn bám trên vải), có khả năng thấm hút nước tốt cho người sử dụng cảm giác thoải mái khi mặc. Loại vải này có đặc tính dễ nhuộm, có độ bền màu ướt tốt, tăng bền khi ướt chịu được nhiệt đọ cao của nước khi giặt, vải càng giặt càng bong, độ co sau giặt thấp. Công dụng: Vải gai thường được sử dụng may hàng thời trang, làm vải trang trí nội thất, vải lều bạt, bao bì đóng gói hàng đi tàu biển. Ngoài ra, xơ gai thường được pha với xơ cotton kể kéo sợi pha gai/cotton dùng trong vải dệt thoi và cả dệt kim. Trong số các loại nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên lanh, gai và gai dầu, xét về mặt điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thì cây gai là loại cây có nhiều khả năng có thể được trồng, canh tác, thu hoạch và chế biến thành xơ dệt, tạo nguồn nguyên liệu cho ngành dệt Việt Nam nhất, góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho ngành dệt may, tạo thêm công việc và thu nhập cho người lao động. 2.3.1.5. Sợi chuối: Xơ chuối là loại xơ có nguồn gốc tự nhiên và là xơ libe, được tách xơ từ than cây chuối. Loại cây này được trồng rất nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới. Do xu hướng của thế giới hiện nay là bảo vệ, thân thiện với môi trường nên trong những năm gần đây xơ chuối đã tạo được sự chú ý, quan tâm của các nhà sản xuất ở các nước trên thế giới. Tính chất của xơ chuối rất ưu việt: hút ẩm tốt, hút và thoát ẩm nhanh, dễ phân hủy (thân thiện với môi trường), xơ bông, nhẹ. Vải dệt từ sợi chuối có khả năng hút và hút ẩm tốt tạo cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người mặc, vải có độ bóng, đẹp, độ thẩm mĩ cao, rất thời trang. Ứng dụng: xơ chuối có rất nhiều công dụng: dùng để làm dây bện thừng, thảm, làm nguyên liệu cho một số loại giấy đặc biệt (túi lọc cà phê, túi gói thịt, cá, các loại giấy nghệ thuật đặc biệt, giấy cách điện bọc dây cáp, giấy nến, giấy than, giấy viết kinh thánh), dung làm tiền giấy, séc, giấy quấn thuốc lá, giấy lọc của máy hút bụi, giấy mài mòn, giấy cứng briton, giấy vẽ bản đồ giấy in các văn bằng. Ngành công nghiệp giấy chiếm 70% và ngành dệt may sử dụng 22% tổng sử dụng xơ chuối. Sợi chuối 100% dùng để làm các mặt hàng vải dệt thoi, loại vải này có cảm giác sờ tay hơi cứng, có các đường gân đẹp mắt được tạo thành trên vải do sự không đều về đọ nhỏ của sợi tự nhiên. Về mặt ngoại quan và cảm giác sờ tay, vải chuối 100% tương tự như vải gai (ramie). Sợi chuối pha cotton (phổ biến là sợi có tỉ lệ pha chuối / cotton = 55/54) có thể dung cho cả 02 mặt hàng vải dệt thoi và dệt kim. Khi dệt loại sợi chuối pha này, vải sẽ mềm mại hơn, tuy nhiên các đường gân sợi cũng sẽ không còn. 2.3.1.6. Sợi tre . Nghiệp Hà Nội . 4. Đóng góp của đề tài. - Đề tài mong muốn sinh viên có thể hiểu sâu hơn nữa về ứng dụng của chất liệu “xanh” hiện nay trên trang phục, qua. trình tạo xơ vixco. + Độ bền đứt khô: 2.33 cN/dtex + Độ bền đứt ướt: 1.37 cN/dtex + Độ giãn đứt khô: 23.8% + Độ hồi ẩm: 13.03% + Độ bền màu có thể đạt