Trên con đường đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa –hiện đại hóa, nghành cơ khí đóng một vai trò hết sức quan trọng .Nếu không có nghành cơ khí thì không thể công nghiệp hóa hiện đại hóa thành công .Vì thế chúng ta phải phát triển nhanh, mạnh và bền vững các nghành cơ khí
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……… 3
PHẦN I: TRÌNH BÀY CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC, CÔNG DỤNG VÁ CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA TRỤC CHÍNH MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16………4
1 CẤU TẠO ………5
2 CÔNG DỤNG ……….5
3 NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ……….6
4 CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG ………6
PHẦN II: XÁC ĐỊNH DẠNG SỬA CHỮA CỦA TRỤC CHÍNH MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 ……… 9
1 CÁC HÌNH THỨC VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC SỦA CHỮA ……… 9
2 XÁC ĐỊNH DẠNG SỦA CHỮA ……….14
PHẦN III: PHÂN TÍCH CÁC DẠNG HƯ HỎNG, NGUYÊN NHAN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC CỦA TRỤC CHÍNH MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 ……… 15
1 CÁC DẠNG HỦ HỎNG CỦA TRỤC CHÍNH MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 ……… 15
2 NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ……….15
PHẦN IV: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỦA CHỮA TRỤC CHÍNH TRÊN MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 KHI BỊ MÒN VẸT RÃNH THEN BẰNG ………19
1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỦA CHỮA TRỤC CHÍNH TRÊN MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 KHI BỊ MÒN VẸT RÃNH THEN BẰNG ………19
Trang 22 THIẾT KẾ NGUYÊN CÔNG SỦA CHỮA TRỤC CHÍNH TRÊN MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 KHI BỊ MÒN VẸT RÃNH THEN BẰNG ………19
3 LÝ DO CHỌN CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA LÀ HÀN ĐẮP ……….24
Trang 3Lời nói đầu
Trên con đường đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa –hiện đại hóa, nghành cơ khí đóng một vai trò hết sức quan trọng Nếu không có nghành cơ khí thì không thể công nghiệp hóa hiện đại hóa thành công Vì thế chúng ta phải phát triển nhanh, mạnh và bền vững các nghành cơ khí Do đó bên cạnh việc sử dụng những công nghệ cũ chưa lạc hậu, việc áp dụng những thành tựa khoa học công nghệ mới nhất, đưa các trang thiết bị hiện đại vào sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp đã được thực hiện rộng rãi trong nghành cơ khí Để theo kịp những tiến bộ của khoa học công nghệ, theo sát thực tế người học sinh phải luôn không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, bên cạnh học lí thuyết còn phải chú trọng vấn đề thực hành Chỉ có như vậy, chúng ta mới góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh phát triển từ sự hiểu biết nghành nghề mà chúng ta đã chọn lựa và gắn bó.Trong thời đại hiện nay người thợ cơ khí luôn luôn phải sáng tạo, biết những kiến thức như vẽ kĩ thuật, các môn học như công nghệ chế tạo máy, vậtliệu, chi tiết máy, dung sai … Sau hơn hai năm học ở trường, được sự dạy dỗ tận tình của thầy cô và được thực hành trên những máy mọc đã xây dựng cho chung
em những nền tảng kiến thức rất bổ ích
Là một sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí của trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh Bản thân em rất lấy làm tự hào về truyền thống của trương mình Để xứng đáng là sinh viên của trường em luôn phấn đấu rèn luyện và học tậptốt, sau này đem những kiến thức và kinh nghiệm về sửa chữa máy công cụ mà thầy cô đã nhiệt tình chỉ dạy để áp dụng vào thực tế, phục vụ cho đất nước Sau khi
đã được học xong cơ sở lí thuyết môn học công nghệ sửa chửa thiết bị cơ khí do thầy Nguyễn Thanh Bình chỉ dạy, thêm vào đó là thời gian thực hành chuyên
ngành do thầy Nguyễn Văn Hiếu chỉ dạy mà đặc biệt là quá trinh làm đồ án môn học sửa chữa thiết bị cơ khí do thầy Trần Đình Hiếu chỉ dạy và sự chỉ bảo tận tình của các thầy, em đã có lượng kiến thức cơ bản về bảo dưỡng máy công cụ
Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giúp đỡ em trong quá trình
em làm đồ án Nhất là sự giúp đỡ tận tình của thầy Trần Đình Hiếu
Em xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 01, tháng 05, năm 2018
Sinh viên: Nguyễn Công Thắng
Trang 4PHẦN I: TRÌNH BÀY CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC, CÔNG DỤNG, CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA MÁY TIỆN
Trong hộp: trục chính là chi tiết chủ yếu và quan trọng nhất trong hộp trục
chính Trục chính được chế tạo bằng thép vì cần có độ chính xác cao, độ cứng vững và độ chịu tải lớn, khi làm việc không được di chuyển theo hướng dọc và ngang Trục chính truyền chuyển động quay cho vật gia công Trục chính có lỗ thông suốt để lọt thanh thép dài, lắp và tháo mũi chống tâm khi cần thiết Trên trục chính có lắp các bánh răng ăn khớp với các bánh răng trên trục khác và nhận
chuyển động quay từ hộp tốc độ qua dây đai Hai đầu trục chính được lắp các ổ bi
đỡ, chặn Tâm trục chính song song với băng máy Nhờ các bậc bánh răng ăn khớp
mà có thể thay đổi được tốc độ quay của trục chính nên người ta gọi là hộp tốc độ trục chính
Trang 5Cấu tạo hộp trục chính máy tiện ren vít vạn năng T6M16
Trang 63 NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
Hộp trục chính máy tiện hay còn gọi là ụ đứng của máy tiện, nó được lắp đặt phía bên trái và phía trên thân máy Hộp trục chính có 5 trục truyền lực chính:Trục V là trục đầu vào, nó nhận truyền động từ đai thang, là một trục rỗng một đầu được phay răng để truyền chuyển động
Trục VI là trục Hắc Ne hai đầu được phay rãnh then hoa và ở giữa để trụ trơn để lắp ống dẫn Đầu cuối được lắp cam lệch tâm của bơm dầu
Trục VII là trục chính của máy, là trục rỗng có đường kính trong ø30mm, phía đầu lắp mâm cặp được gia công côn trong và ngoài để lắp mũi chống tâm và mâm cặp Trên trục chính được gắn 2 bánh răng cố định và một bánh răng trong di trượt.Trục VIII là trục công xôn, trên đó có lắp khối 2 bánh răng chạy lồng không Đây là trục của cơ cấu đảo chiều cho hộp tiến dao
Trục IX là trục đầu ra của hộp trục chính Đầu phía trong được phay rãnh then hoa để lắp bánh răng z55 di trượt Một đầu là trục trơn phía ngoài được lắp bánh rang cố định z28 để truyền chuyển động cho cụm đầu ngựa
4 CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG
- Có độ chính xác cao
- Có độ cứng vững và độ chịu tải lớn
- Khi làm việc sẽ không di chuyển theo phương dọc, ngang
- Cổ trục lắp ghép với cấp chính xác 7÷10, đôi khi dùng cấp chính xác là 5
- Độ chính xác hình dạng hình học như độ côn, độ ô van là ( 0,25 ÷ 0,5)
đường kính cổ trục
- Dung sai chiều dài mỗi bậc trục cỡ (0,05 ÷ 0,2) mm
- Độ lệch tâm giữa các cổ trục lắp ghép không quá 0,01 ÷ 0,03 mm
- Độ không song song giữa các rãnh then hay rãnh then hoa với tâm trục không quá 0,01/100 mm chiều dài
- Độ nhám của các cổ trục lắp ghép đạt Ra = 1,25 ÷ 0,63; Các mặt đầu
Rz=40÷20 μm; Các bề mặt không lắp ghép Rz = 80 ÷ 40 μm
Trang 7- Chọn vật liệu là thép 40X, có thành phần hóa học như sau:
Trang 8PHẦN II: XÁC ĐỊNH DẠNG SỬA CHỮA CỦA TRỤC CHÍNH MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16
1 CÁC HÌNH THỨC VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC SỬA CHỮA
1.1 Hình thức sửa chữa tập trung
Là hình thức sửa chữa mà tấp cả các công việc sửa chữa trong nhà máy được thực hiện bằng nhân lực và phương tiện của tổ chức sửa chữa và phân xưởng sửa chữa của nhà máy Hình này này áp dụng cho cơ sở nhà máy, xí nghiệp có số lượngmáy không nhiều Phương pháp này rút ngắn thời gian dừng máy trong sửa chữa
và không làm rối loạn chu kỳ sản xuất
Phương pháp sửa chữa này được sử dụng một cách thích hợp cho các nhà máy:
- Kiểu phổ biến cùng tên, có số lượng lớn trong nhà máy,
- Mức sản xuất không lớn
- Các máy cần trục (không phụ thuộc vào số lượng), thông thường khi lắp ráp toàn máy
Phương pháp sửa chữa này có những ưu điểm sau:
- Biên chế đội ngũ sửa chữa hợp lý, đủ trình độ
- Trình độ của người thợ sửa chữa đạt mức vạn năng cao
- Trang bị đầu tư cho sửa chữa đầy đủ và có khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về sửa chữa của nhà máy cũng như đơn đặt hàng của các đơn vị khác
- Rút ngắn được thời gian sửa chữa một lần so với bình thường do tách riêng các công việc sửa chữa khỏi việc tháo lắp máy
- Thực hiện nguyên công phục hồi các chi tiết và sửa chữa các cơ cấu riêng biệt mà không phải dừng máy
- Tạo điều kiện để phân công lao động hợp lý giữa những người thợ sửa chữa
để chuyên môn hóa họ
- Bảo đảm ổn định và có đủ công việc thường xuyên cho các máy trong phân xưởng sửa chữa - cơ khí
- Nâng cao chất lượng và giảm giá thành sửa chữa
Trang 9 Tuy nhiên phương này cũng có một số nhược điểm như sau:
- Hình thành cấp quản lý trung gian nên nhiều khi thời gian dừng máy để chờ quyết định sửa chữa kéo dài
- Tại các trạm sửa chữa của các phân xưởng bị thụ động về kế hoạch, nhân lực, vật dụng để thực hiện sửa chữa đột xuất
1.2 Hình thức tổ chức sửa chữa phân tán
Bao gồm tất cả các công việc bảo dưỡng, sửa chữa giữa các lần sửa chữa định
kỳ, kể cả sửa chữa lớn – nó được tiến hành ở các trạm sửa chữa của phân xưởng dưới sự chỉ đạo của các phân xưởng trưởng Phân xưởng sửa chữa cơ khí thuộc ban
cơ khí Ngoài ra nó còn trực tiếp gia công và phục hồi các chi tiết cho trạm sửa chữa trung tâm khi không có đủ thiết bị để thực hiện các công việc gia công cơ trong sửa chữa
Ưu điểm của phương pháp này:
- Tự thân của các xưởng giải quyết nhanh nhu cầu về sửa chữa máy móc, thiết
bị cho xưởng mình (vì không cần thiết phải qua khâu trung gian để quyết định)
- Trình độ chuyên môn hóa của người thợ sửa chữa đươc nâng cao
- Bộ máy biên chế đội ngũ thợ sửa chữa cho toàn bộ xí nghiệp cồng kềnh
- Không có khả năng để giải quyết các yêu cầu lớn trong sửa chữa (do thiếu thiết bị và đầu tư ban đầu cho sửa chữa quá lớn)
- Phương pháp này chỉ áp dụng cho các xí nghiệp, nhà máy nhỏ có mặt hàng thay đổi
1.3 Hình thức tổ chức sửa chữa hỗn hợp
Có đặc điểm là kết hợp tất cả các dạng sửa chữa, không kể sửa chữa lớn, được thực hiện ở các trạm sửa chữa phân xưởng, còn sửa chữa lớn được thực hiện
ở phân xưởng sửa chữa cơ khí Phân xưởng cơ khí thực hiện công tác cải biến máy
và chuẩn bị các công tác dự trữ thay thế cho nhà máy, thiết bị trong xí nghiệp
Do yêu cầu công việc trong các phân xưởng sửa chữa cơ khí gồm các bộ phận: máy nguội, hàn và các thiết bị phục hồi như mạ phun, mạ Crôm, thấm
Trang 10cacbon, gia công nhiệt Phân xưởng sửa chữa cơ khí trung tâm của nhà máy, xí nghiệp trực thuộc phòng kỹ thuật nhà máy và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật nhà máy.
Khi chọn hình thức tổ chức sửa chữa cho toàn nhà máy, cần tính đến ảnh hưởng của nó đến việc bố trí các thiết bị chính phục vụ sửa chữa Khi sửa chữa phân tán, nếu các trạm sửa chữa thực hiện khối lượng công việc sửa chữa rất lớn thì phải tăng cường các thiết bị theo thống kê kế hoạch cho kỹ thuật viên phân xưởng một cách hợp lý và rút bớt tương ứng những thiết bị phục vụ sửa chữa tập trung, giao cho kỹ thuật viên chỉ đạo phương pháp và kiểm tra công việc của trạm phân xưởng
1.4 Hệ thống sửa chữa
Sau khi đã xác định hình thức tổ chức sửa chữa phù hợp cho nhà máy, xí nghiệp đều không kém phần quan trọng đó là xác lập hệ thống sửa chữa hợp lý chotừng phân xưởng của máy Hiện nay có 5 hệ thống sửa chữa đang được áp dụng đólà:
1.5 Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu
Thực chất của hệ thống sửa chữa theo nhu cầu là sửa chữa sự cố của máy không theo kế hoạch định trước (hỏng đâu sửa đó) Yêu cầu về chất lượng sửa chữa hoặc yêu cầu về trạng thái của máy sau khi sửa chữa không được quy định chặt chẽ miễn sao sau khi máy hỏng được nhanh chóng phục hồi trạng thái làm việc
Áp dụng hệ thống này thì cả công việc sửa chữa cũng như kế hoạch đều bị động, giảm tuổi thọ của máy và độ chính xác thiếu tin cậy Mặt khác sửa chữa hệ thống này vừa tốn kém mà hiệu quả thấp khó xác định nên chỉ áp dụng ở những trạm, tổ cơ khí nhỏ có sô máy cũ và đơn điệu về chủng loại
1.6 Hệ thống sửa chữa thay thế cụm
Tiến hành thay thế cụm sau một thời gian làm việc nhất định theo kê hoạch Như vậy thời gian ngừng máy rất ít, không ảnh hưởng đến sản xuất Hệ thống sửa chữa thay thế cụm thường được áp dụng cho những máy có độ chính xác cao, có
độ tin cậy lớn
1.7 Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn
Trang 11Là sau một thời gian làm việc nhất định, theo một kế hoạch sửa chữa ta thay mới một số chi tiết và máy được điều chỉnh lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã định Như vậy hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn gần giống như hệ thống sửa chữa thay thế cụm nhưng mức độ thay thế thấp hơn (chỉ thay thế một số chi tiết chứ không thay thế cả cụm) và công việc sửa chữa tỉ mỉ hơn, do thời gian ngừng máy lâu hơn
1.8 Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn
Với hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn, người ta chỉ lập kế hoạch xem xét máy mà không định ra một kế hoạch sửa chữa cụ thể Khi tiến hành xem xét nếu thấy máy không hoạt động bình thường đến lần xem xét sau thì mới quy định các công việc sửa chữa cần tiến hành ngay để đảm bảo cho máy hoạt động bình
thường Thực hiện sửa chữa máy theo hệ thống này tương đối đơn giản và khắc phục được tình trạng hư hỏng đột xuất Tuy nhiên nó chưa thể lường hết khả năng khi nào máy hỏng nên rất có thể ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất Trong nhà máy,
xí nghiệp nên áp dụng hệ thống này ở dạng phối hợp các hệ thống khác
Bốn hệ thống nêu trên tuy có những ưu điểm nhất định nhưng vẫn còn một số nhược điểm là không kinh tế, thiếu kế hoạch, lãng phí vật tư, phí sửa chữa cao, và mặt khác cơ sở lý luận khoa học một cách chắc chắn nên áp dụng chỉ trong chừng mực hạn chế
1.9 Hệ thống sửa chữa kế hoạch dự phòng
Bản chất của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng là từng máy tổ hợp,ngoài việc bảo dưỡng hàng ngày thì sau một thời gian xác định tiến hành kiểm tra
dự phòng chung theo kế hoạch hoặc thực hiện các dạng sửa chữa khác nhau
Khoảng thời gian này được xác định dựa vào đặc điểm cấu tạo, công dụng kỹ thuật
và điều kiện sử dụng máy
Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng trong các xí nghiệp công nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Đảm bảo cho máy làm việc có năng suất bình thường và chất lượng cần thiếtcủa sản phẩm
- Đề phòng các trường hợp máy hư hỏng bất thường
- Giảm chi phí sửa chữa máy
Trang 12- Tăng năng suất bằng cách cải tiến nó trong quá trình sửa chữa theo kế hoạch.
Nội dung chủ yêu của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng:
- Sửa chữa máy theo chu kỳ xác định đã nằm trong kế hoạch sửa chữa
- Chu kỳ sửa chữa được tính từ lúc máy bắt đầu làm việc đến khi máy bắt đầu sửa chữa lớn hoặc tính theo khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa chủ yếu
để khôi phục khả năng làm việc của máy
- Sau một chu kỳ sửa chữa máy phải đảm bảo mọi chỉ tiêu như một máy mới
- Điều cốt lõi của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng là cấu trúc của chu kỳ sửa chữa, mỗi loại máy đều có cấu trúc chu kỳ sửa chữa riêng
- Định ngạch của chu kỳ (khoảng thời gian để thực hiện một chu kỳ) là một trong số những đặc trưng chủ yếu của chu kỳ sửa chữa, nó phụ thuộc vào kiểu máy và điều kiện làm việc của máy đó
- Nội dung, khối lượng các công việc sửa chữa trong hệ thống được đặc trưng bằng số giờ định mức và công việc định mức về công việc nguội và đứng máy Tỉ lệ giữa các khối lượng công việc sửa chữa của một loại hình sửa chữa nào đó ( lớn, vừa, nhỏ) là thống nhất đối với tất cả các máy
- Đối với một thiết bị cụ thể tỉ lệ giữa khối lượng lao động (tính theo đơn vị người/giờ) của các loại hình sửa chữa tương ứng là: sửa chữa lớn/ sửa chữa vừa/ sửa chữa nhỏ 6/4/1
- Việc xác định khối lượng công việc sửa chữa, nhu cầu nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, thời gian dừng máy để sửa chữa tính theo bậc phức tạp sửa chữa của máy
- Trong hệ thống sửa chữa, những chỉ dẫn về khối lượng công việc sửa chữa lànhững trị số trung bình Ta có thể tăng hoặc giảm tùy theo tình trạng thực tế của máy được sửa chữa
- Hệ thống quy định trong chu kỳ sửa chữa gồm có 4 loại hình sửa chữa: xem xét bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn
Kế hoạch và phương án cải tiến máy được tiến hành song song trong kế hoạch sửa chữa lớn