ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHAM NGUYEN ANH VU
CAC YEU TO ANH HUONG DEN HANH VI CHIA SE
TRI THUC VA HANH VI DOI MOI TRONG
NGANH CONG NGHE THONG TIN
TAI TP HO CHI MINH
FACTORS AFFECTING KNOWLEDGE SHARING BEHAVIOR AND INNOVATIVE WORK BEHAVIOR IN INFORMATION TECHNOLOGY IN HO CHI MINH CITY
Chuyén nganh : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 01 02
LUAN VAN THAC SI
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Phạm Quốc Trung
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Gh1 rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đông châm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nêu có)
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VÁN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phạm Nguyễn Anh Vũ MSHV: 1770632
Ngày, tháng, năm sinh: 03/04/1992 Nơi sinh: TP Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 01 02
I TÊN ĐÈ TÀI: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đổi mới trong ngành công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh
Factors affecting knowledge sharing behavior and innovative work behavior in information technology in Ho Chi Minh city
II NHIỆM VỤ VÀ NOI DUNG:
Nhận diện và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố (như thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soat hành vi) đến hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đôi mới của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh dựa trên các mô hình nghiên cứu chính như: thuyết hành vi dự định TPB, mô hình nghiên cứu của Lee và Choi (2003) cùng các mô hình nghiên cứu trước có liên quan
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp để thúc đây hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đổi mới của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin II NGÀY GIAO NHIỆM VU : 26/11/2018
IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/05/2019 V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Phạm Quốc Trung
Tp HCM, ngày tháng năm 20
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Phạm Quốc Trung, người
thầy trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài Thầy đã tận tình giúp tôi định hướng
nghiên cứu, tiếp cận những tri thức, dành cho tôi những lời khuyên và góp ý rất quý
báu để tơi có thể hồn thành nghiên cứu
Tôi xin cám ơn các thầy cô của Khoa Quản Lý Công Nghiệp, các giảng viên giàu kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết của trường đã cung cấp, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm thực tế và những phương pháp khoa học hữu ích trong suốt thời gian
học tập tại trường
Bên cạnh đó, tôi muốn gửi lời cám ơn đến những người bạn thân thiết trong lớp Cao học Quản Trị Kinh Doanh khóa 2017 đã chia sẻ, tận tình giúp đỡ, khuyến khích động viên tôi trong suốt thời gian qua
Tôi cũng bày tỏ lời cám ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ tôi trong việc tham gia nghiên cứu thảo luận, giúp trả lời và thu thập các bảng câu hỏi khảo sát cho luận văn này Sự đóng góp của các bạn có vai trò quan trong đến sự thành công trong nghiên cứu
Cuối cùng là lời biết ơn sâu sắc dành cho Cha Mẹ, những người thân trong
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đổi mới trong ngành công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh” được tiến
hành tại thành phố H6 Chí Minh từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tô ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đôi mới trong ngành công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để thúc đây hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đôi mới của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định lượng Mô hình nghiên cứu xác
định gồm 3 yếu tố ảnh hưởng đến Y định chia sẻ tri thức: Thái độ, Chuẩn chủ quan,
Nhận thức kiêm soát hành vi Đồng thời xác định yếu tô Ý định chia sẻ tri thức ảnh
hưởng đến Hành vi chia sẻ tri thức và yếu tố Hành vi chia sẻ tri thức ảnh hưởng đến
hành vi đôi mới
Trong phân tích định lượng thực hiện thống kê mô tả, kiểm định chất lượng
thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, kiểm định Spearman
Số mẫu khảo sát là 202 thông qua bảng câu hỏi chỉ tiết với 5 mức độ Phần mềm dùng phân tích dữ liệu thống kê là SPSS 20.0 Kết quả đạt được là yếu tô Ý định chia sẻ tri thức và hành vi chía sẻ tri thức được tích hợp lại thành 1 yếu tố là Ý định
và hành vi chia sẻ tri thức; phân loại được các yếu tố tác động đến Ý định và hành
vi chia sẻ tri thức trong đó có 1 yếu tố Chuẩn chủ quan bị loại khỏi mô hình và còn
lại 2 yếu tố Thái độ và Nhận thức kiểm soát hành vi thực sự tác động đến Y định và
hành vi chia sẻ tri thức Tuy nhiên trên thực tế thì một số yếu tố khác ảnh hưởng
đến Ý định và hành vi chia sẻ tri thức cũng như Hành vi đổi mới vẫn chưa được đưa
Trang 6ABSTRACT
The study is about “Factors affecting knowledge sharing behavior and innovative work behavior in information technology in Ho Chi Minh city’ This study has been worked from November 2018 to May 2019 at Ho Chi Minh city
The study aims to definite the factors affecting knowledge sharing behavior and innovation behavior in information technology in Ho Chi Minh city Thence,
proposing solutions to promote the knowledge sharing behavior and innovative
work behavior of employees in the information technology
The research method is the quantity method The quantity method was performed with EFA, Regression, Spearman test The survey was conducted with 202 samples via the five scale questionnaire The data was analyzed with SPSS 20.0 The model of the study involves 3 factors: Attitude, Subjective norms and Perceived behavioral control affect Intention to share knowledge At the same time identify Intention to share knowledge affect Knowledge sharing behavior and Knowledge sharing behavior affect Innovative work behavior
As the result, Intention to share knowledge and knowledge sharing behavior is integrated into one element of Intention and knowledge sharing behavior; the model with 3 factors was classified and eliminated to 2 factors (Attitude and
Perceived behavioral control ) that affect Intention and knowledge sharing behavior
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan răng luận văn “Các yếu tô ảnh hưởng dén hanh vi chia sé tri thức và hành vi đối mới trong ngành công nghệ thong tin tai TP H6 Chi Minh” này là bài nghiên cứu hoàn tồn do tơi thực hiện
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phân hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định Các đoạn trích dẫn và số
liệu sử dụng được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Tp HCM, ngày 10 tháng 05 năm 2019
Trang 8MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 222 +E+22 E232 513211 57115 12111151511 11111 0127105111105 TE T0 cEE 1 1.1 T{NH CAP THIET VA LY DO HINH THANH DE TAL 0 c.cccsscesceseeeesesteeseeseseeeeeees 1 1.2 MỤC TIEU NGHIEN CUUQ cccseccscsessssssescsssssssssssscscscscscsesscscscssesssacstsessessessessanseeseeces 4 1.3 YNGHTA CUA DE TAL 0.0 eeecceccecceceescsesscecseecsssecscecsesscacsucecseesesescacsessacanstenssssrsecenseees 4 1.4 PHAM VIDE TAL w.0 eceeceeccesceeceseeseseeesececsecseecocesessuesseaceesnesssescansnssssvanseseesneevanseeeeneecees 5 1.4.1 Đối tugng nghién ctr oo esses csceseecscsscececsssescsnssescesescasscecsesseseansteavaneeeaeeses 5
1.4.2 — Không gian và thời 8141 - - 5 Ăn HH ng 5
1.5 BỒ CỤC DỰ KIÊN CỦA LUẬN VĂN 22+ 2 2 2+3 S22 S228 3E HA 3xx re rree 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUUYÊTT 2 G- SE + SE SEEE4 E523 18 E25 5 1111515115115 11XE 8 ceE 7
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2-5 e kEx SEE eESESE SE SE xe che reerke 7
2.2 LÝ THUYÊT NỀN -S- S2 2 E32 S213 12112151511 1711E 110515111111 .ce 8 2.2.1 _ Thuyết hành vi dự định (TIPB) - 2-2 + s+k EEEE£ESEE SE SE SE SE 21513 1181 cE re 8
2.2.2 Mô hình nghiên cứu của Lee và Choi (2003) .- -G Gv vn 9
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRƯỚC ĐÂY . 5-5555 Sex xreerred 11 2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤTT + +8 z+E£S2E2EE+EEESEEEEEEEErEEErErrrererree 14 2.4 TÓM TẮT CHƯNG 2 - 5-22 2 SESE2E2EE5E2E3E1EE5151513EEE15155 1E 1.1Ec.cee 17 CHƯƠNG 3: THIẾT KÊ NGHIÊN CỨU - ¿2 - +22 2® E+EEES££#EE£E£ESEEE SE EeEErkrrrrersscre 18
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU - 5-25 S+ES+EEEEEEESEEEEEE E11 1315131215 12121236 18 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - + +5 S523 SE SE SE kg 1x 1z xe, 19
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU ¿ 5-2 2 252 28+ ves£reeserrrerszed 19 3.3.1 _ Thu thập đữ liệu sơ bộ định tính - 2 22-2 +2 2E +E# 2EE+E£EEZEcEzxrErxrerersrreee 19
3.3.2 Thu thap dit liéu dinh ling 2.00.0 — 19
3.3.3 Xây dựng thang đo về các yêu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức và hành vi
đôi mới trong ngành công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh - 2 s 2s s2 <2: 20
3.4 THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU . -2- 222 +<SE+E2EEEEEEE+SEEEESEEEEeEErErxrererree 22
Trang 93.5.1 _ Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbachs Alpha - 22
3.5.2 _ Phân tích nhân tố khám phá EFA +22 +22 E2+E+E+2EE+E+x£EEEEEEEErerkrersrreee 23 3.5.3 Phân tích hồi quy đa biến - 2 5+2 SE EE2 E283 SE SE E3 3E H cr rrc 23 3.6 TOM TAT CHUONG 43 - 22-223 S3 E121 211 1313111111111 krrrrrrkd 24 CHƯƠNG 4: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU - 5-22 SE S+EEE£E2 5 XE SEE SE TT TT rrreg 25 4.1 THỒNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU 5 SE +EEE*EEE*EE E3 SE ke che rererered 25 4.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính sơ Độ - 5-5 + 525 S*gEEErxerkverrerrerrree 25
4.1.2 Mẫu dữ liệu nghiên cứu + + +52 +2 +E 2E EE+*+E 2E ve rxrxrkrrerrrereree 25
4.1.3 Thống kê mô tả - + ©2- SE SE SEEEEEEEEEE 3 318 E8 31183115311 E11 26
4.2 ĐÁNH GIÁ DỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỒỐ 28
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang ỞO nọ nọ me 28
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 22+ S2 E8 +E#+EEEE+E£EEEE£EEErerxrezsrrxee 34
4.3 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HỘI QUY .- 5-2 + +c<5<¿ 40
4.3.1 Phân tích tương QuUan - - - < óc ngờ 40
4.3.2 Phân tích hồi quy . - +22 SE E22 E2252E8 3E 3151811115 311.1531x 1E 42
4.4 KIÊM ĐỊNH GIÁ THUYYẾT - - + SE SE SE SE BE HE HE rerki 46 4.5 THẢO LUẬN KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU -2- +5 sE*ESESEeEEeErEeEreersrersred 47
(9 6V v09:i09 c5 50
CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 2 SE SE +E+E£E#ESEEEEEESEEEEEEEE EEEcEExrkrerree 51 5.1 ĐỄ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 2-22 SE+ESEE SE EE2E3 E2 3E EEEEEEEEEEEEEEeEErkrerree 51 5.2 KẼẾTLUẬN SH HS TT HH HT HH TH gu 53 5.3 CAC HAN CHE VA HUONG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 2+ szszsz=s# 54
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan - 2 2% 2£ +52 28x +EEEEEEE£EvkeEEkvsrererssrxre 12
|?) 568 dị is: (0iv in: 0 20
Bang 4.1: MG ta mau khdo na nšnšẽ ẳồồồồồễ" 26
Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả Cronbach's Alpha của nhân tố Thái độ - 2-2-2 +22 z+s=sz s2: 29 Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả Cronbach's Alpha của nhân tố Chuẩn chủ quan - 30
Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả Cronbach's Alpha của nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi 31
Bảng 4.5: Tóm tắt két qua Cronbach’s Alpha của nhân tố Ý định chia sé tri thức - 32
Bảng 4.6: Tóm tắt kết quả Cronbach's Alpha của nhân tố Hành vi chia sẻ tri thức - 33
Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả Cronbach's Alpha của nhân tố Hành vi đổi mới - 34
Bảng 4.8: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố độc lập 35
Bảng 4.9: Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố phụ thuộc 36
Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tổ đối với biến độc lập + 2+ +22 2s +s+E+EE+sersrzcssrxe 37 Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc 2 2 s+s+£+£s+s+Ezzzcsz 38 Bảng 4.12: Phân tích tương quan giữa các biến độc lập (Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi) và biến phụ thuộc (Ý định và hành vi chia sẻ tri thức) eee eee 41 Bảng 4.13: Phân tích hệ số tương quan giữa biến độc lập (Ý định và hành vi chia sẻ tri thức) và biến phụ thuộc (Hành vi đổi mớii) + << + EEEkExEEEEE E111 E11 T111 11H11 T11 Txrxrrycg 41 Bảng 4.14: Tóm tắt mô hình hồi quy mối quan hệ giữa các biến độc lập (Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi) với biến phụ thuộc (Ý định và hành vi chia sẻ tri thức) 42
Bảng 4.15: Tóm tắt mô hình hồi quy mối quan hệ giữa biến độc lập (Ý định và hành vi chia sẻ tri thức) với biến phụ thuộc (Hành vi đổi mớii) - 2 =- sk£EE SE EEEE*EEEE SE BE TT 1E ch re, 43 Bảng 4.16: Phân tích phương sai ANOVA mối quan hệ giữa các biến độc lập (Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi) với biến phụ thuộc (Ý định và hành vi chia sẻ tri thức) 43
Bảng 4.17: Phân tích phương sai ANOVA mối quan hệ giữa biến độc lập (Ý định và hành vi chia sẻ tri thức) với biến phụ thuộc (Hành vi đổi mới) - + 2 S2 +E+ 2 +ESEExerxcEerxrxerecrerreee 44 Bảng 4.18: Kiểm định hệ số hồi quy mối quan hệ giữa các biến độc lập (Thái độ, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi) với biến phụ thuộc (Ý định và hành vi chia sẻ tri thức) 44
Trang 11DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐÒ
Hình 2.1: Thuyết hành vi dự định TPB (từ Ajzen, 1991) s2 22+ 22s 2E +k+xeEEEerxeErsersrerkerrree 9
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Lee và Choi (203) - - - - <1 3 9g vn vớ 10
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuẤt - + + + 2 2+8 SE SE EEEEEEEE E2 83211521 3157812 2xAceE 15
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉỈnhh - - - - - - - 5 < << + +2 + 3x E3 3 kg ng 40
Hình 4.2: Mô hình kết quả hổi quyy - 2 2 S22 2 +E+E#SEE£EE SE E£EZEEEE RE xxx Errrerrrree 46
Trang 12ANOVA CSTT Ctg EFA KMO Sig SPSS đữ liệu TPB TP Hồ Chí Minh TRA TPB VIF
DANH MUC CHU VIET TAT
: (Analysis of Variance ) - Phuong phap phan tich phuong sai : Chia sẻ tri thức
: (et al./and others) - và Các tác giả
: (Exploratory Factor Analysis) - Phân tích nhân tố khám phá : (Kaiser-Meyer-Olkin) - Hệ số xem xét sự thích hợp của EFA : (Significance level) - Muc ý nghĩa
: (Statistical Package for Social Sciences) - Phần mềm xử lý thống kê phân tích : (Theory of Planned Behavior) - Lý thuyết hành vi hoạch định
: Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 13CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CÁP THIẾT VÀ LÝ DO HÌNH THÀNH ĐÈ TÀI
Ngày nay, tri thức dần trở thành lợi thế cạnh tranh cũng như là một nguồn
lực hết sức quan trọng của các doanh nghiệp Hơn nữa, nó cũng là nguồn lực hết sức quan trong cho sự đôi mới và phát triển sản phẩm của chính bản thân mỗi doanh nghiệp
Hiện nay, thực tế đang xảy ra một thực trạng tại các doanh nghiệp Việt Nam như sau: nhân viên biết được một điều gì hay, mới, luôn lẫy đó làm tủ riêng cho mình, không có sự chia sẻ với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới Chính vì thế, chứng
bệnh “ngôi sao” xảy ra Một khi nhân viên ra đi (dù bất kì lý do gì) thì những tri thức, kinh nghiệm, phương thức làm việc, xử lý vấn đề rất hiệu quả mà họ nghĩ ra
cũng theo họ mà đi, và người khác đến cũng không thê kế thừa bất cứ gì Năng lực,
tay nghề chuyên môn và tầm nhìn của tập thể doanh nghiệp không được nâng lên vì thiếu sự chia sẻ Tuổi đời của doanh nghiệp không thật sự làm gia tăng tài sản tri
thức cho doanh nghiỆp
Đặc biệt đối với ngành công nghệ thông tin, các thông tin, giải pháp cũng
như sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật sẽ tác động mạnh đến việc chia sẻ
tri thức Nếu một người làm rất nhiều năm kinh nghiệm ra đi và họ không chia sẻ kinh nghiệm cũng như cách giải quyết các vẫn đề đã gặp thì các nhân viên mới vào
sẽ gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian để tìm ra hướng giải quyết
Hoặc cũng có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám và chính kinh nghiệm tích lũy công việc trước đó sẽ giúp cho đối thủ cạnh tranh có thẻ thu hút nhân tài
Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần đến những giải pháp công nghệ đề tăng năng suất và hiệu quả ở tất cả các khâu, từ cung ứng, tô chức sản xuất, kiểm soát chất lượng, quảng bá sản phẩm, phân phối đến các hoạt động quản trị nhân sự, tài chính, đầu tư Những doanh nghiệp không kịp thời nam bắt công nghệ để đổi mới sáng tạo, vẫn kinh doanh theo phương thức truyền thống sẽ có
Trang 14Những năm gân đây, cùng với phát triển khoa học công nghệ, xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng phát triển của internet kết nỗi vạn vật (Internet of things), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đấm mây, công nghệ tự động hóa trong sản xuất và kiểm soát chất lượng với sức cạnh tranh vượt trội
Việc chia sẻ tri thức sẽ giúp cho nhân viên có thể học hỏi thêm những điều
mới mẻ từ các đồng nghiệp khi họ trao đôi thông tin Và cũng chính điều đó sẽ thúc
day khả năng đôi mới của nhân viên trong cách làm việc cũng như có nhiều ý tưởng cho các sản phẩm mới ra đời Điều này góp phần làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ hiện tại trong ngành công nghệ
thông tin có nhiều thay đồi
Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đổi mới
của nhân viên? Câu hỏi này thúc bách các nhà nghiên cứu tìm tòi và suy nghĩ ở thời điểm hiện tại Liệu rằng hành vi chia sẻ tri thức có liên quan đến thái độ và tâm lý
của nhân viên hay do các yếu tố bên ngoài tác động vào? Và hành vi đổi mới chịu tác động bởi các yếu tô tương tự như vậy hay không? Các câu hỏi này rất cần được
giải đáp sớm nhất có thê
Các nghiên cứu hiện nay về hành vi chia sẻ tri thức như:
Trên thế giới:
- Z.T Alhalhouli va ctg (2014), Nghiên cứu xác định chín yếu tố quan
trọng: trình độ học vấn, lợi ích đối ứng nhận thức, mất nhận thức về quyền lực,
nâng cao danh tiếng, dễ sử dụng các công cụ và công nghệ, lãnh đạo, văn hóa tổ chức, dịch vụ và nhận thức có thé anh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức trong các bệnh viện tại Jordan
- B Afsar và ctg (2017), Nghiên cứu này xác nhận rằng khi tiếp viên hàng
không có xu hướng thể hiện thái độ tích cực như sẵn sàng chia sẻ và học hỏi những
điều mới đến và từ đồng nghiệp, tự cải tiến liên tục trong trường hợp phản hồi tiêu
cực từ các đồng nghiệp và làm việc chặt chẽ với những người khác để đề xuất
Trang 15Tại Việt Nam:
- T.T.L Phuong và P.N Thuy (2011), Nghiên cứu đã xác định được mức tác động của các yếu tố lên ý định chia sẻ tri thức của bác sĩ tại các bệnh viện Thái độ
đối với việc chia sẻ tri thức có tác động mạnh nhất (B = 0.446), kế đến là kiểm soát hành vi (B = 0.294) và cuối cùng là hai yếu tố chuẩn chủ quan (B = 0.126)
- Ngoài ra còn nhiều bài nghiên cứu khác nói về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức Các nghiên cứu về hành vi chỉ sẻ tri thức đã
được thực hiện khá nhiều với các cách tiếp cận khác nhau Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) chứng tỏ có kết quả tốt trong việc
dự báo các hành vi khác nhau của con người (Sheppard và ctg., 1988), nhưng còn ít được ứng dụng trong các nghiên cứu về hành vi chia sẻ tri thức của cá nhân trong nhiều lĩnh vực chuyên môn (Ryựu và ctg., 2003) Đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin, tri thức của nhân viên không chỉ là những gì đã học ở trường mà là một quá trình tích lũy thông qua thực tế làm việc và học hỏi từ đồng nghiệp Nếu lãnh đạo công ty nhận biết tác động đến ý muốn chia sẻ tri thức của nhân viên và tạo điều kiện cho chúng phát huy tác dụng, công ty sẽ có được đội ngũ nhân viên giỏi và kinh nghiệm, qua đó nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của công ty
Từ những vấn đề trên, nghiên cứu này sẽ sử dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để nhận dạng mức độ ảnh hưởng của ba yếu tố lần lượt là Thái độ đối
với ý định chia sẻ tri thức, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi chia sẻ tri thức lên yếu tố Ý định chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành cơng nghệ thơng tin Ngồi ra, dựa vào mô hình nghiên cứu của Lee và Choi (2003) về hiệu suất làm việc của tô chức chịu tác động từ việc chia sẻ tri thức Trong đó hành vi
đổi mới là một trong những yếu tố nâng cao hiệu suất của mỗi cá nhân từ hành vi
chia sẻ tri thức cần được xem xét trong mô hình nghiên cứu Các mô hình nghiên cứu khác cũng được xem xét và đánh giá với kết quả trước
Bối cảnh chính là tiền đề dẫn đến đề tài: “Các yếu tố ảnh hướng đến hành
vỉ chia sẻ trỉ thức và hành vi đối mới trong ngành công nghệ thông tin tai TP
Trang 1612 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
Với đề tài “Các yếu tố ảnh hướng đến hành vi chia sẻ tri thức và hành vi
đổi mới trong ngành công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh”, học viên đặt ra
hai mục tiêu chính cần thực hiện:
Thứ nhất, nhận diện và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố (như thái độ,
chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi) đến hành vi chia sẻ tri thức và hành
vi đôi mới của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh dựa trên các mô hình nghiên cứu chính như: thuyết hành vi dự định TPB, mô hình nghiên cứu của Lee và Choi (2003) cùng các mô hình nghiên cứu trước có liên
quan
Thứ hai, dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp để thúc đây hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đôi mới của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
1.43 Ý NGHĨA CỦA ĐÈ TÀI
Hệ thống hóa lý thuyết về hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đổi mới của nhân viên Kiểm định lại thang đo các yếu tô ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức
và hành vi đổi mới của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin
Hình thành được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đôi mới của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí
Minh
Đề tài nghiên cứu có những đóng góp quan trọng giúp các doanh nghiệp công nghệ thông tin có cái nhìn tổng quát hơn về các hành vi chia sẻ tri thức cũng
như hành vi đổi mới của mỗi nhân viên Từ đó có những chính sách phù hợp dé
thúc đây và tạo động lực để nhân viên có thể phát huy tốt khả năng của mình cũng
Trang 171.4 PHAM VIDE TAI
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhân viên trong ngành công nghệ thông tin có độ tuổi trên 22 Do đó học viên quyết định chọn đối tượng khảo sát là nhân viên làm việc tại các công ty ngành
công nghệ thông tin có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, bao gồm cả nam và nữ, trong độ
tuôi trên
1.4.2 Không gian và thời gian
Không gian: TP Hồ Chí Minh, chủ yếu là các trung tâm công nghệ thông
tin do đây là nơi bắt nguồn của những xu hướng mới, đồng thời đây cũng là nơi cung cấp công nghệ thông tin cũng như thu hút nhiều nhân tài trong và ngoài nước Cụ thẻ dữ liệu sẽ được thu thập từ:
e_ Bảng câu hỏi khảo sát phát trực tiếp cho các nhân viên trong các công ty công nghệ thông tin tại Etown
e Phat bang cau hdi online thông qua tài khoản facebook, zalo, viber
Trang 181.5 BÓ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU: Giới thiệu đề tài, lý do hình thành, mục tiêu, ý nghĩa,
phạm vi cũng như bố cục của đề tài
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU: Trình bày một số khái niệm liên quan đến đề tài như Tri thức, Mô hình TPB, Mô hình nghiên cứu
của Lee và Choi (2003), Thái độ, Chuẩn chủ quan, Năng lực nhận thức hành vi và
điểm sơ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới cũng như tại Việt
Nam và đưa ra mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trình bày quy trình nghiên cứu,
phương pháp thu thập thông tin, phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu, thang đo và
triển khai nghiên cứu
CHƯƠNG 4: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU: từ thông tin thu thập được tiến hành làm
sạch, thống kê mô tả dữ liệu, phân tích độ tin cậy thông qua phân tích Cronbach's Alpha, phân tích nhân tỗ khám phá EEA, phân tích tương quan và hồi quy đa biến Cuối cùng, học viên sẽ thảo luận kết quả nghiên cứu
Trang 19CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYÉT
Mục đích chương này là nhằm giới thiệu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
chia sẻ tri thức, hành vi chía sẻ tri thức và hành vi đôi mới; các lý thuyết nền; các
nghiên cứu trước đây, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Vì thế,
chương 2 bao gồm các phân chính sau đây: (1) Một số khái niệm liên quan; (2) Lý
thuyết nền; (3) Các nghiên cứu thực hiện trước đây; (4) Mô hình nghiên cứu đề
xuât, các gia thuyêt nghiên cứu
2.1 MOT SO KHAI NIEM LIEN QUAN
Tri thức là “niềm tin được chứng minh là đúng” (Nonaka và ctg., 1995) hoặc là “được rút ra từ thông tin và dữ liệu dé hé tro tích cực cho việc nâng cao hiệu suất làm việc, cách giải quyết vấn đề, ra quyết định, học tập và giảng dạy” (Beckman và ctg., 1999) Nonaka và ctg (1995) cũng chỉ ra rằng “tri thức được tạo
ra bởi cá nhân và là nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh duy nhất trong bối cảnh kinh
doanh hiện tại Tri thức càng khai triển và chia sẻ thì sẽ ngày càng lớn mạnh, hoàn
thiện hơn trong khi các nguồn tài nguyên khác thì càng sử dụng nhiều sẽ càng hao
mòn, giảm độ chính xác cũng như hiệu quả đem lại ngày càng bớt dần theo thời
gian Vì vậy, nếu biết “khai thác và quản lý hiệu quả, tri thức sẽ giúp cá nhân, tổ chức phát triển không ngừng, bền vững, trở nên thông minh hơn, có khả năng sáng tạo tốt hơn và dễ dàng thích nghi với những thay đổi trong tương lai” (Phạm Quốc Trung (2016))
Quản lý tri thức là quá trình nhận biết, chia sẻ, sử dụng và thực hành tri
thức bên trong tổ chức (Choi & Lee, 2002) Để quản lý tri thức hiệu quả, một chu trình quản lý mang tính hệ thống là hết sức cần thiết, bao gồm nhiều bước từ tạo ra, năm giữ, chia sẻ và phát triển cho đến sử dụng Việc quản lý tri thức thành công phụ
thuộc vào các tiến trình giúp mở rộng khả năng, động lực và cơ hội của cá nhân và
Trang 20Chia sé tri thức (Knowledge sharing behavior) là một yếu tố khuyến khích
cá nhân tạo tri thức và chuyên đổi nó thành sức mạnh lớn hon (Liebowitz, 2001)
Khi nhân viên tham gia nhiều hơn vào việc chia sẻ tri thức, họ sẽ tiếp thu một lượng
tri thức lớn hơn Điều kiện này thúc đây hành vi đôi mới của nhân viên Holub
(2003) nhắn mạnh rằng việc chuyền giao tri thức nhanh hơn thông qua chia sẻ giúp nuôi dưỡng khả năng suy nghĩ và đổi mới Xã hội hóa, ngoại giao, kết hợp và nội
tâm hóa đã được xác định là có lợi cho việc tạo ra và trao đổi tri thức (Huang và
Wang 2008) Mom và ctg 2007 thấy rằng các luồng tri thức từ trên xuống, dưới lên
và ngang đều ảnh hưởng đến hành vi đổi mới của các nhà quản lý cấp trung Do đó, hành vi của chia sẻ tri thức sẽ ảnh hưởng đáng kê đến hành vi đổi mới của cá nhân
Hành vi đổi mới (Innovative work behavior) biểu thị sự đổi mới, giới thiệu và áp dụng các ý tưởng mới có lợi cho vai trò làm việc, nhóm hoặc hiệu quả tổ
chức (De Jong và denHartog 2010; Janssen 2000) Hành vi đổi mới bao gồm ba nhiệm vụ riêng biệt: tạo ý tưởng, tức là phát triển các ý tưởng mới; quảng cáo ý
tưởng, tức là có được hỗ trợ từ bên ngoài; và ứng dụng ý tưởng, tức là tạo ra một
mô hình hoặc nguyên mẫu của ý tưởng Phạm vi của hành vi đổi mới bao gồm các
cải tiễn đối với các sản phẩm, dịch vụ và / hoặc quy trình làm việc Ví dụ của hành vi đổi mới trong ngành công nghệ thông tin bao gồm sự phát triển một phần mềm
hoặc ứng dụng mới đề kết nối các tài xế taxi hoặc những người có xe rãnh không
thường sử dụng, gọi là “taxi công nghệ”; chính sự đổi mới này mang lại sự thay đổi về cách suy nghĩ cũng như thói quen sử dụng dịch vụ taxi truyền thống trước đây của người dân
22 LÝ THUYET NEN
2.2.1 Thuyết hành vi dw dinh (TPB)
Lý thuyết về hành vi dự định (TPB) về bản chất là một phần mở rộng của Lý
thuyết hành động hợp lý (TRA) bao gồm các biện pháp nhận thức kiểm soát hành vi (Ajzen 1988) TPB định nghĩa ý định của cá nhân để thực hiện một hành vi nhất
Trang 21động lực lẫy được hành vi cá nhân về nỗ lực của họ, sẵn lòng thực hiện hành vi Lý thuyết này được phát biểu như sau: (1) Thái độ đối với hành vi, (2) Chuẩn chủ quan
và (3) Nhận thức kiểm soát hành vi cùng nhau hình thành nên ý định và dẫn đến
hành vi cụ thể của một cá nhân Ý định phải rõ ràng và chính xác khi cần biết hướng mà cá nhân muốn nhận và phản ánh hành vi cá nhân đã quyết định thực hiện theo cách nào Subjective Norms Behaviour Behavioural Perceived Control
Hinh 2.1: Thuyét hanh vi du dinh TPB (tir Ajzen, 1991)
2.2.2 Mô hình nghiên cứu của Lee va Choi (2003)
Theo mô hình quản lý tri thức của Lee và Choi (2003), Các chiến lược quản
lý tri thức có thê được mô tả theo hai chiều để phản ánh trọng tâm quản lý tri thức Một thứ nguyên đề cập đến chia sẻ tri thức thông qua tương tác giữa các cá nhân Thứ nguyên khác đề cập đến khả năng giúp tạo, lưu trữ, chia sẻ và sử dụng tri thức
được lưu trữ tài liệu rõ ràng của một tô chức Cái trước bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi
xã hội hóa, và cái sau bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự kết hợp
Các nhà chiến lược quản lý tri thức có thê làm sắc nét các khía cạnh quản lý tri thức yếu trên cơ sở những người tham gia được đề cập trong nghiên cứu này
Trang 22Nghiên cứu xác nhận răng việc sáng tạo tri thức được kêt hợp với các yêu tô văn hóa như hợp tác, tin tưởng và học tập Ví dụ: các nhóm sáng tạo nhất khi các thành viên của họ cộng tác; các thành viên ngừng giữ lại khi họ có lòng tin lẫn nhau Việc định hình các yếu tố văn hóa rất quan trọng đối với khả năng quản lý tri thức của công ty một cách hiệu quả Một nên văn hóa dựa trên sự tin tưởng là nên tảng cho sáng kiến quản lý tri thức của họ KM Enabler: Bennet & Gabriel [1999 \ * KM Enabler Beceira-Fernandez &: n Sy 2 đQ đc, Sabherwal [2001] Am, r2 “iy ⁄ an Sr x Zander & Kogut [199s] 2 # fry Appleyard [1996] “yy Szulanski [1996] KM Hansen (1999) Processe \ * Gold et al [2001] ` Organizational Performance “ s ° ° ee s
Note: ROA = Return on Assets
ROS = Return on Sales
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Lee và Choi (2003)
Trang 232.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRƯỚC ĐÂY
Trên thế giới có rất nhiều lý thuyết cũng như các mô hình nghiên cứu về ý
định, hành vi của mỗi cá nhân trước những sự vật hiện tượng khác nhau trong cuộc
sống hằng ngày Thuyết hành vi dự định TPB được phát triển dựa trên thuyết TRA
đã được ứng dụng vào rất nhiều nghiên cứu trên thế cũng như tại Việt Nam Ngoài ra dựa vào mô hình nghiên cứu của Lee và Choi (2003), việc nâng cao năng lực va hiệu suất của tổ chức cũng chịu tác động bởi các thứ nguyên trong việc chia sẻ tri thức Trong đó, hành vi đổi mới cũng là một trong những yếu tố góp phần đến việc nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân nói riêng và công ty nói
chung Vì thế, yếu tố Hành vi chia sẻ tri thức cần được xem xét ảnh hưởng đến hành
vi đôi mới Thêm vào đó, các mô hình nghiên cứu trước đây cũng được xem xét và
đánh giá với kết quả của nghiên cứu này
Tuy nhiên, việc vận dụng lý thuyết này để nghiên cứu và kiểm định về hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đổi mới trong ngành công nghệ thông tin còn hạn chế Vì thế, học viên sẽ thực hiện nghiên cứu dựa trên mô hình TPB nguyên thủy và hiệu
Trang 24Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan Phương pháp Tác giá Tiêu đề Yếu tô Kế quá nghiên cứu nghiên cứu
Z.T Factors Affecting | Trinh dé hoc van, loi | Nghién cứu này sử | Nghiên cứu xác định chín yêu Alhalhouli | Knowledge ích đối ứng nhận thức, | dụng phương pháp | tế quan trọng: trình độ học vấn,
và cg | SharingBehavior |mất nhận thức về | khảo sát có cấu trúc | lợi ích đối ứng nhận thức, mất
2014 among quyền lực, nâng cao | và phân tích định | nhận thức về quyền lực, nâng Stakeholders ¡in | danh tiếng, dễ sử dụng |lượng trong các | cao danh tiếng, dễ sử dụng các
Jordanian các công cụ và công | bệnh viện tại Jlordan | công cụ và công nghệ, lãnh đạo,
Hospitals Using nghệ, lãnh đạo, văn hóa văn hóa tổ chức, dịch vụ và
Social Networks |tổ chức, dịch vụ và nhận thức có thể ảnh hưởng đến
nhận thức hành vị chia sẻ tri thức
B Afsar | Flight attendant’s | Nang lực kiểm soát | Nghiên cứu này sử | Nghiên cứu này xác nhận răng và ctg | knowledge hành vi, hỗ trợ tổ chức, | dụng phương pháp | khi tiếp viên hàng không có xu
2017 sharing, thái độ chia sẻ, hành vi | điều tra bảng câu | hướng thể hiện thái độ tích cực
1nnovatIve chia sẻ tri thức, hành vi |hỏi và phân tích | như sẵn sàng chia sẻ và học hỏi
wơrk behaviour, | làm việc sáng tạo và | định lượng 530 tiếp | những điều mới đến từ đồng
and new service | phát triển dịchvụmới | viên hàng không | nghiệp, tự cải tiến liên tục trong development được tuyển dụng bởi | trường hợp phán hồi tiêu cực từ tán hãng hàng | các đồng nghiệp và làm việc không ở Thái Lan chặt chẽ với những người khác để đề xuất những cách mới để cải thiện chất lượng của các dịch vụ, hành vị chia sẻ tri thức P Knowledge- Nhận thức mật sức | Tất cả các biện pháp | Các kết quả đã hỗ trợ tác động Akhavan sharing mạnh tri thức, nâng cao | của công cụ khảo | của ba yếu tố động lực, tức là
và ctg | determinants, danh tiéng nhận thức, | sát được phát triển | nhận thức được sự mất mát về
2015 behaviors, and | hưởng thụ cảm nhận | từ lý thuyết trước và | tri thức, nâng cao danh tiếng và 1nnovative work behaviors: integrated theoretical and examination An view empirical trong việc giúp đỡ người khác, quan hệ tương tác xã hội, tin
tưởng, mục tiêu được
chia sẻ được điều chỉnh
theo bối cảnh của các công ty lran Thu thập đữ liệu tử các phòng R & D của 22 công ty cao z A
cap cảm nhận được sự giúp đỡ của
người khác, và hai yếu tố vốn
xã hội, tức là quan hệ tương tắc xã hội và niềm tin Kết quả cũng chỉ ra rằng hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên nâng cao
hành vi làm việc đổi mới của họ
Trang 25
C Yu và | Knowledge Chia sẻ tri thức và hành | Một cuộc khảo sát | Nghiên cứu chỉ ra răng chia sẻ ctg 2013 | sharing, vi đổi mới cho nghiên cứu này | tri thức và hành vi tương tác Organ1zational để thu thập thông tin | giữa các nhân viên trong ngành
climate, and về mối quan hệ giữa | tài chính và bảo hiểm ở Đài
innovative chia sẻ tri thức, khí | Loan đã tăng cường hành vi behavior: A cross- hậu đổi mới tổ chức | sáng tạo cá nhân và khả năng levelanalysis of và hành vi đổi mới | đổi mới
effects ở cả cấp độ cá nhân và cấp tô chức
X Long |The effect of | Thái độ đối với hành vi | Bảng câu hỏi khảo | Nghiên cứu này chỉ ra răng thái và ctg | environmental đổi mới môi trường |sác thông qua | độ, chuẩn chủ quan và năng lực
2017 innovation làm việc, chuẩn chủ | internet kiểm soát hành vi có ảnh hưởng
behavior on | quan môi trường, năng | (www.sojump.com), | tích cực ý định đổi mới môi
economic and lực kiểm soát hành vi | Email, Triển lãm trường làm việc
environmental môi trường, ý định môi | phụ tùng ô tô quốc performance of | trường đổi mới, hành vi | té tai Yancheng và
182 Chinese firms | đổi mới môi trường | IPRs (quyền sở hữu
làm việc, hiệu suất môi | trí tuệ) đào tạo CEO
trường làm việc, hiệu | tại tỉnh Giang Tô suất kinh tế 182 công ty được
khảo sát
T.T.L Yêu tô tác động ý | Thái độ đôi với chia sẻ | Nghiên cứu này sử | Nghiên cứu đã xác định được
Phuong và | định chia sẻ tri |trì thức, chuẩn chủ | dụng phương pháp | mức tác động của các yếu tế lên
P.N Thuy | thức của bác sĩ | quan về chia sẻ tri thức, | định tính sơ bộ kết ý định chia sẻ trị thức của bác sĩ (2011) trong bệnh viện — Kiểm soát hành vi chia hợp với định lượng | tại các bệnh viện Thái độ đối
tiếp cận theo lý thuyết hành vi
hoạch định TPB sẻ tri thức, tin tưởng vào đồng nghiệp, tự tin vào trị thức của bản thân, ý muốn tạo dựng
quan hệ với phiếu khảo sát
được gởi trực tiếp
đến 250 bác sĩ của 12 bệnh viện tại TP
HCM với việc chia sẻ tri thức có tác
động mạnh nhất, kê đên là
Kiêm soát hành vi va cuôi cùng là hai yêu tô chuẩn chủ quan
Các kết quả nghiên cứu đều cho các kết quả tương đối giống nhau dựa trên lý
Trang 26như: bệnh viện, tài chính, bảo hiệm, nghiên cứu về ngành công nghệ thông tin
hoặc các ngành nghề tổng quát chưa thật sự phô biến
2.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÈ XUẤT
Từ những tìm hiểu cũng như tham khảo các nghiên cứu trước đây, mô hình nghiên cứu của Lee và Choi (2003) đề cập về mối quan hệ tiêu chuẩn quản lý tri thức đến quy trình quản lý tri thức cũng như hiệu suất của tổ chức Tuy nhiên, khi xem xét về hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đổi mới dựa trên mô hình TPB, cần có
một vài hiệu chỉnh để phù hợp với nghiên cứu về hành vi và tâm lý Ngoài ra, hành
vi đổi mới là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của tổ
chức và hành vi chia sẻ tri thức lại là một yếu tô để đánh giá về quy trình quản lý tri
thức
Việc nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức và hành vi
Trang 27Thái độ Chuẩn chủ quan | | Nhận thức kiếm soát hành vi HI He H3 Y dinh chia sé tri thức H4 Vv Hanh vi chia sé tr1 thức HS \ Hành vi đôi mới Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất Thái độ (Attitude)
Theo TPB, một cá nhân rất sẵn sàng chia sẻ kiến thức khi họ nghĩ rằng hành
động hoặc hành vi của họ tạo ra những hậu quả mong muốn cho bản thân họ cũng như những người khác và tổ chức Yang (2008) cho rằng nhân viên đôi khi không
sẵn sàng chia sẻ vì những cảm giác không an toàn như nỗi sợ không thể chấp nhận bởi người khác, những hậu quả tiêu cực của việc chia sé thông tin, mắt việc làm, ý
tưởng thất bại, thất bại và quan hệ xã hội yếu kém Sveiby (2001) đề xuất rằng việc thiếu nhận thức cá nhân và thái độ tiêu cực làm giảm xu hướng suy nghĩ của cá nhân, chia sẻ tri thức hữu ích cá nhân, triển khai các giải pháp mới và di chuyển các
nhóm và tô chức theo các hướng mới Từ đó giả thuyết HI được phát biểu:
Trang 28Chuan chủ quan (Subjective norms)
Ajzen (1991) đã định nghĩa chuẩn chủ quan là một áp lực xã hội nhận thức đề thực hiện hay không thực hiện một hành vi nhất định Đánh giá sự mong đợi của
các tham chiếu quan trọng có liên quan sẽ định hình áp lực xã hội được nhận thức
Sveiby (2007) đã lập luận rằng những hành vi, thái độ và bầu không khí nhận thức
về cuộc sống ở nơi làm việc ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên Có thể, mọi người cư xử phù hợp với các tiêu chuẩn thống trị tại nơi làm việc Nghiên cứu thực
nghiệm trước đây là minh họa cho van dé định mức chủ quan như một yếu tố dự báo quan trọng về ý định hành vi liên quan đến chia sẻ tri thức (ví dụ, Ryu và cộng
sự, 2003; Bock và cộng sự, 2005 Dong và cộng sự, 2010; Hassandoust và cộng sự,
2011) Từ đó giả thuyết H2 được phát biểu:
H2: Chuẩn chủ quan của nhân viên về chia sẻ tri thức có ảnh hưởng tích cực
với ý định chia sẻ tri thức của họ
Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control)
TPB đưa ra rằng năng lực kiểm soát hành vi ảnh hưởng đến hiệu suất của
một cá nhân về hành vi cũng như ý định thực hiện hành vi của mình Ngay cả khi một người có thái độ tích cực đối với chia sẻ tri thức và một chuẩn chủ quan tích cực, họ vẫn có thể có ít ý định chia sẻ tri thức do thiếu cơ hội hoặc nguồn lực cần
thiết Wasko và Faraj (2005) đề xuất rằng tri thức tự hiệu quả có thể giúp thúc đây
nhân viên tiếp thu và chia sẻ tri thức với người khác Cảm giác đóng góp cho hiệu
suất tổ chức phát triển sự sẵn sàng tích cực hơn để chia sẻ tri thức (Luthans, 2002)
Tính tự hiệu quả của nhân viên có liên quan tích cực với hành vị chia sẻ tri thỨc (Cho et al., 2007) Từ đó giả thuyết H3 được phát biểu:
H3: Nhận thức kiểm soát hành vi của nhân viên có ảnh hưởng tích cực đến ý định chia sẻ tri thức của họ
Ý định chia sẻ tri thức
Trang 29găng, bao nhiêu nỗ lực mà họ đang có ý định thực hiện, đề thực hiện hành vi” Theo
TPB, ý định thực hiện một hành vi là một yếu tố quyết định quan trọng đối với hiệu
suất thực tế của một hành vi Nghiên cứu trước đây về chia sẻ tri thức đã hỗ trợ thực
nghiệm mối quan hệ nhân quả mạnh mẽ và quan trọng giữa ý định chia sẻ tri thức
va hanh vi chia sé tri thirc (vi du: Choi va ctg., 2008; Tohidinia va Mosakhani,
2010; Jeon va ctg., 2011) Từ đó giả thuyét H4 duoc phat biéu:
H4: Ý định chia sẻ tri thức có ảnh hưởng tích cực lên hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên
Ảnh hướng của hành vỉ chỉa sẻ tri thức lên hành vi đổi mới
Chia sẻ tri thức là một yếu tố khuyến khích cá nhân tạo tri thức và chuyển đổi nó thành sức mạnh lớn hơn (Liebowitz, 2001) Khi nhân viên tham gia nhiều
hơn vào chia sẻ tri thức, họ sẽ tiếp thu một lượng kiến thức lớn hơn Điều kiện này thúc đây hành vi đổi mới của nhân viên Theo Woodman và ctg (1993), sự đối mới
cá nhân bị ảnh hưởng bởi khả năng nhận thức, tính cách, kiến thức, động cơ bên
trong và mạng xã hội Holub (2003) nhẫn mạnh rằng việc chuyển giao tri thức nhanh hơn thông qua chia sẻ giúp nuôi dưỡng khả năng suy nghĩ và sáng tạo Xã
hội hóa, ngoại giao, kết hợp và nội tâm hóa đã được xác định là có lợi cho việc tạo ra và trao đôi tri thức (Nonaka & Takeuchi, 1995; Huang & Wang, 2008) Mom và
ctg (2007) thấy răng các luồng tri thức từ trên xuống, dưới lên và ngang đều ảnh hưởng đến các hành vi sáng tạo của các nhà quản lý cấp trung Do đó, hành vi chia
sẻ tri thức sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hành vi đổi mới của cá nhân Từ đó giả thuyết H5 được phát biểu:
H5: Hành vi chia sẻ tri thức có ảnh hưởng tích cực lên hành vi đổi mới của nhân viên
2.4 TOM TAT CHUONG 2
Chương 2 này trình bày cơ sở lý thuyết hành vi dự dinh (TPB), m6 hinh
nghiên cứu của Lee và Choi (2003); những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến ý định
chia sẻ tri thức, hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đổi mới của nhân viên; các
Trang 30CHƯƠNG 3: THIẾT KÉ NGHIÊN CỨU
Chương 2 cung cấp khái quát cơ sở lý thuyết liên quan về mô hình lý thuyết hành vi dự định Trên cơ sở mô hình và giả thuyết đã đề xuất, trong chương 3 sẽ trình bày với sự giới thiệu xây dựng phương pháp nghiên cứu, cách đánh giá các
thang đo các khái niệm nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu và kỹ thuật phân tích dữ liệu mô tả 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Van dé Tong quan : Mô hình Thang đo nghiên cứu lý thuyết WV nghiên cứu dự kiên \ chính thức Thang do Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính Vv Phan tich Kiem ns “ona Phan tich Kết quả và `" S g `» A: 191 4
nhân tô >| cay thang do >| hồi quy giải pháp
(EFA) (Cronbach de xuat
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu
Trang 313.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu cho đề tài này được thực hiện theo hai bước chính
gồm nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu định lượng Trong nghiên cứu sơ bộ định tính thực hiện phỏng vấn thuận tiện khoảng 20 nhân viên tại một SỐ công ty công nghệ thông tin và một số Thầy Cô trong khoa Quản Lý Công Nghiệp trường
Đại Học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, định lượng sẽ tiến hành khảo sát cỡ mẫu
khoảng 200 nhân viên có độ tuôi trên 22
3.3 PHUONG PHAP THU THAP DU LIEU
3.3.1 Thu thập dữ liệu sơ bộ định tính Phỏng vấn trực tiếp:
o_ Phỏng vấn thuận tiện khoảng 20 nhân viên tại một số công ty công nghệ thông tin từ khoảng 6h — 7h30 tối trong khoảng 5 — 10 phút
cho một lần phỏng vẫn nhằm tránh làm phiền
o Phỏng vấn chuyên gia là 2 Thầy PGS.TS Phạm Quốc Trung và
Thầy TS Trương Minh Chương (Khoa Quản Lý Công Nghiệp
trường Đại Học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh)
o Người phỏng vẫn sẽ trực tiếp hỏi và ghi lại những ý chính của cuộc phỏng vấn Mục tiêu phỏng vấn sơ bộ nhằm đánh giá các câu
hỏi cho mỗi giả thuyết có phù hợp, rõ ràng và dễ hiểu cho mọi đỗi
tượng thu thập khi đi vào thu thập dữ liệu định lượng Sau đó sẽ tiến hành điều chỉnh nếu có Ngoài ra cũng có thể sử dụng câu trả lời này để dùng cho dữ liệu định lượng nếu không có sự thay đổi
câu hỏi Chi tiết bảng câu hỏi trong phần phụ lục
3.3.2 Thu thập dữ liệu định lượng
Trang 323.3.3 Xây dựng thang đo về các yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi chỉa sẻ trí thức và hành vì đối mới trong ngành công nghệ thông tin tại TP Hỗ Chí Minh
Nghiên cứu sử dung thang đo Likert Scale với 5 mức độ về sự hài lòng từ mức độ hài lòng thấp nhất là 1 đến cao nhất là 5 1.Hoàn tồn khơng đồng ý 2.Khơng đồng ý 3.Trung dung 4.Đồng ý 5 Hoàn toàn đồng ý Bảng 3.1: Thang đo hoàn chỉnh Cau trúc Mục (Chỉ số Nguân tham khảo
Thái độ - Chia sẻ tri thức của tôi với các đồng nghiệp khác là một động thái khôn ngoan
- Chia sẻ tri thức của tôi với đồng nghiệp của tôi là tốt
- Việc chia sẻ tri thức của tôi với đồng nghiệp của tôi rất có giá trị
đôi với tôi Bock và ctg 2005 B Afsar va ctg 2017 Chuan chi quan
- Sếp của tôi nghĩ răng tôi nên chia sẻ tri thức của tôi với các đông
nghiệp của tôi
- Đồng nghiệp của tôi nghĩ rằng tôi nên chia sẻ tri thức của mình với các đồng nghiệp của tôi
- Nói chung, tôi chấp nhận và thực hiện quyết định của sếp tôi
mặc dù nó khác với tôi
- Nói chung, tôi tôn trọng và đưa vào thực tế quyết định của đồng nghiệp của tôi Bock và ctg (2005) Nhận thức kiểm hành vi sốt
- Tơi có đủ thời gian đê chia sẻ tri thức với đông nghiệp của mình
- Tôi có những công cụ cần thiết để chia sẻ tri thức với đồng nghiệp của tôi
- Tôi có khả năng chia sẻ tri thức với đồng nghiệp của mình
Taylor & Todd (1995) 7 Y dinh chia sé tri thitc
- Tôi sẽ chia sẻ báo cáo công việc và tài liệu chính thức với đồng nghiệp của mình thường xuyên hơn trong tương laI
- Tôi dự định chia sẻ kinh nghiệm hoặc bí quyết của tôi khi làm
Trang 33
chia sẻ tri | đông nghiệp (2013)
thức - Tôi chia sẻ các kết quả hoạt động của tôi với các đồng nghiệp của tôi
- Tôi chia sẻ những ý tưởng mới liên quan đến công việc của tôi với các đồng nghiệp của tôi
Hành vi | - Tôi thường giới thiệu những đổi mới nhỏ trong thực tê của mình | Janssen (2000)
đổi mới - Tôi thường phát triển các quy trình mới để cải thiện thực hành hàng ngày của mình - Tôi thường thành công trong việc biến đổi ý tưởng sáng tạo của mình thành các giải pháp thiết thực - Tôi thường phát triển các giải pháp mới để giải quyết vẫn đè
Sau khi tiến hành định tính sơ bộ từ việc phỏng vấn trực tiếp từ 2 Thầy
PGS.TS Phạm Quốc Trung và Thầy TS Trương Minh Chương (Khoa Quản Lý
Công Nghiệp trường Đại Học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh) và thảo luận nhóm với các đông nghiệp, các câu hỏi về các biên khảo sát không có sự chỉnh sửa vê mặt ngữ nghĩa cũng như lôi chính tả, các câu hỏi có nội dung rõ ràng, dê hiêu và đơn nghĩa, bảng khảo sát chỉ bô sung thêm phân các cầu hỏi mở đê có cái nhìn khách quan hơn cũng như có những ý kiến đóng góp, giải thích thêm cho kết quả nghiên
cứu cũng như phân thảo luân Bảng câu hỏi gồm ba phần chính: phần đầu tiên giới
Trang 343.4 THONG TIN MAU NGHIEN CUU
Dựa trên phương pháp chon mẫu Quota: nghiên cứu chọn phương pháp lẫy
mẫu thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất Một số cộng tác
viên sẽ tiến hành phỏng vấn và phát phiếu khảo sát dé thu thập mẫu
Kích thước mẫu áp dụng trong nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích
nhân tô EFA Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), Hair & ctg (2006) cho rằng để sử
dụng EEA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát
(Observation)/bién do luong (items) là 5:1, nghĩa là một biến đo lường cần tối thiểu
5 lần quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên
Dựa theo những điều kiện trên với số biến quan sát của nghiên cứu là 20 với 6 nhân tố: thái độ, chuẩn chủ quan, năng lực kiểm soát hành vi, ý định chia sẻ tri
thức, hành vi chia sẻ tri thức, hành vi đổi mới, ta chọn kích thước mẫu khảo sát là
200 (10x20) người với tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 10:1
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU
Tiến hành phân tích Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy của biến quan sát Sau đó, phân tích nhân tố khám phá để kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt
của các biến, kiểm tra xem hệ số tải nhân tố có thỏa mãn yêu cầu ý nghĩa thực tiễn
tôi thiêu là 0.5 hay chưa Thực hiện phân tích 2 công việc này bằng phần mềm SPSS sau khi đã thu thập xong mẫu đữ liệu
3.5.1 Đánh giá độ tin cậy của thang do bang hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach”s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp Theo N.D Thọ (2011), các biến đạt yêu cầu khi hệ số Alpha > 0.6 Ngoài ra, các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường cần sử dụng hệ số
Trang 353.5.2 Phân tích nhân tô khám phá EFA
Sau khi kiểm tra tính nhất quán của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, các thang đo sẽ được đánh giá bằng EFA.Theo N.Đ Thọ (2011), phương pháp phân tích nhân tổ EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (ïnterrelationships) Theo Hair
& ctg (1998, 111), Factor loading (hé số tải nhân tố hay trọng số nhân tổ) là chỉ tiêu dé dam bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:
¢ Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu ° Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng
¢ Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
Điều kiện để phân tích nhân tô khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu: - Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5
- 0.5 < KMO < 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để
xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tó Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân
tích nhân tố là thích hợp
Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05): Đây là một đại lượng
thong kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thẻ Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có mỗi tương quan với nhau trong tông thé
3.5.3 Phân tích hồi quy đa biễn
Trang 363.6 TOM TAT CHƯƠNG3
Các biện pháp đo lường được thống nhất vì sự phù hợp càng lớn sẽ có những
dự đoán càng chính xác Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua nghiên cứu
sơ bộ, với phương pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật phỏng van chuyên gia
và thảo luận nhóm, phương pháp định lượng trong phần nghiên cứu chính thức Thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách gửi email cũng như thông qua các
kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo, đến những nhân viên trong ngành công
nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh, dữ liệu được xử lý với các công cụ thống kê
mô tả, kiểm định thang đo với Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám
phá bằng phần mềm SPSS
Chương ba trình bày với nội dung giới thiệu cách thức xây dựng thang đo,
thiết kế bảng câu hỏi của các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định chia sẻ tri thức, Hành vi
chia sẻ tri thức và Hành vi đối mới
Trang 37CHƯƠNG 4: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU
Mục đích của chương nhằm trình bày kết quả nghiên cứu của phân tích dữ liệu để kiểm định thang đo và mô hình đề xuất nghiên cứu Nội dung bao gồm ba phần chính, phần đầu mô tả dữ liệu nghiên cứu, phần hai kiểm định thang đo và
phần ba là kiếm định mô hình va giả thuyết nghiên cứu Phương pháp kiêm định
thực hiện thông qua phần mềm SPSS
4.1 THONG KE MO TA DT LIEU
4.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ
Thông qua các bước nghiên cứu định tính sơ bộ, thang đo các khái niệm nghiên cứu được đưa ra trong bối cảnh tại TP.HCM và đối tượng nghiên cứu là nhân viên trong ngành công nghệ thông tin có độ tuổi trên 22
Bằng kỹ thuật thảo luận với chuyên gia (2 Thầy PGS.TS Phạm Quốc Trung và Thây TS Trương Minh Chương (Khoa Quản Lý Công Nghiệp trường Đại Học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh) và một vài đồng nghiệp cùng làm chung trong công ty cùng ngành công nghệ thông tin), các từ ngữ chưa rõ nghĩa đã được hiệu chỉnh lại cho phù hợp hơn Về sơ bộ, các ý kiến đồng ý rằng các yếu tô về thái độ, chuẩn chủ
quan, kiếm soát nhận thức hành vi ảnh hưởng đến ý định chia sẻ tri thức, hành vi chia sẻ tri thức cũng như hành vi đổi mới
Tóm lại kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ không làm thay đổi mô hình đã đề xuất trong chương 2
4.1.2 Mẫu dữ liệu nghiên cứu
Mẫu được đưa vào nghiên cứu chính thức với kích thước n = 202 Dé dat được kích thước mẫu này, 270 bảng câu hỏi được gửi đi thông qua email cũng như
Trang 3896.7% Sau khi sàng lọc và kiểm tra tính hợp lệ, kết quả là kích thước mẫu cuối
cùng dùng để xử lý là 202 bảng, chiếm 77.4% mẫu thu thập 4.1.3 Thống kê mô tả
Từ kết quả thu thập dữ liệu, có tất cả 202 phiếu trả lời hợp lệ Thông tin mô
tả chỉ tiết của mẫu khảo sát được trình bày trong bảng sau (Bảng 4.1) Bảng 4.1: Mô tả mẫu khảo sát
Thông tin mẫu Tân suất | Tỷ lệ (%) Théng tin mau Tân suất Tỷ lệ (%)
Gioi tinh Chic vu
Nam 141 69.8 Kỹ sư phân cứng 23 11.4
Nữ 61 30.2 Kỹ sư phần mêm 131 64.9 Tuổi Trưởng nhóm 42 20.8
Từ 22 đến 40 tudi 188 93.1 Trưởng phòng 6 3
Trên 40 tuôi 14 6.9 Thâm niên công tác
Quy mô công ty Dưới 1 nam 21 10.4
Dưới 500 nhân viên 29 14.4 Từ 1 đến 5 năm 85 42.1 Từ 500 đến 1000 15 7.4 Từ 5 đên 10 năm 72 35.6 nhân viên Từ 1000 nhân viên , , 124 61.4 Từ 10 đên 20 năm 23 11.4 dén 2000 nhan vién Trén 2000 nhan vién 34 16.8 Trén 20 nam 1 0.5
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Các thuộc tính của người tiêu dùng được khảo sát nhằm thống kê, phân loại và đánh giá thông qua bảng câu hỏi Sự khác biệt về giới tính, độ tuôi, chức vụ và thâm niên và quy mô công ty là đặc điểm về định tính của nhân viên trong ý định
chia sẻ tri thức, hành v1 chia sẻ tri thức cũng như hành vi đôi mới
Với mô tả mẫu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ độ tuổi nhóm (Từ 22 đến 40 tuổi)
Trang 39cùng”, ông Ferose, V.R là giám đốc một công ty phần mềm của Đức là SAP (có đặt phòng nghiên cứu và phát triển R&D tại Ân Độ với trên 4500 nhân viên) đã nói như vậy “Những gã ở độ tuổi 20 mang lại cho chúng tôi nhiều giá trị hơn những người
ở độ tuôi trên 35” (“Tuổi nghề của một lập trình viên là bao nhiêu? Chỉ 15 năm thôi ư?”, 2016)
Nhóm quy mô công ty từ 1000 đến 2000 nhân viên chiếm tỉ lệ cao nhất là
61.4% Đây là nhóm quy mô các công ty công nghệ thông tin phô biến tại TP.Hồ
Chí Minh hiện nay Mẫu khảo sát đa phần tại các công ty lớn như: TMA, Bosch,
NashTech, Renesas nên quy mô các công ty đa phần tập trung vào nhóm này Nhóm chức vụ và vị trí công tác tập trung vào kỹ sư phần mềm với tỉ lệ tương đôi vượt trội là 64.9%, Đây là nhóm có tốc độ phát triển nhanh và dày đặc tại hầu hết các công ty trong ngành công nghệ thông tin Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ phần mềm trong thời gian qua, cùng sự phục hồi nhanh chóng của thị trường công nghệ thông tin thế giới, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam từ cuối năm 2004 đến nay hầu hết đã chuyển mối lo từ "tìm việc" sang "tìm người" Theo kết quả khảo sát trên website vé việc làm VietNamworks (www.vietnamworks.com), nhu cầu tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin hiện
đang ở mức cao nhất (chiếm 12%) trong số gần 40 nhóm ngành nghề được đăng
tuyên dụng Điều này cho thấy công nghệ phần mềm Việt Nam thực sự đang đứng
trước một cơ hộ lớn đề có thê tăng tốc phát triển, nhưng cũng là một thách thức đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng giải quyết ôn thoả bài toán nhân lực Sự thiếu hụt lực
lượng lao động phần mềm, nhất là đối với các doanh nghiệp gia công phần mềm ở Việt Nam tăng cao, và nếu tiếp tục thì Việt Nam sẽ mất di yếu tố cạnh tranh lớn
nhất với các nước là giá nhân công thấp (“Công nghiệp phân mềm Việt Nam - 15
năm nhìn lai’, 2016)
Nhóm thâm niên công tác cũng tập trung vào nhóm từ 1 đến 10 năm kinh nghiệm chiếm tỉ lệ 77.7%, giỗng như nhóm tuôi từ 22 đến 40 tuổi
Trong tổng số lượng 202 mẫu nghiên cứu thu thập được cho thẫy mỗi nhân
viên có thái độ và đánh giá khác nhau về các khái niệm đo lường, điểm đánh giá trải
Trang 40không quá rộng, tương đối tập trung, mỗi biến quan sát sẽ mang ý nghĩa ảnh hưởng
đến hành vi chia sẻ tri thức và hành vi đổi mới, cũng như ảnh hưởng trong mô hình
nghiên cứu
4.2 Ề ĐÁNH GIÁ DỘ TIN CAY CUA THANG DO VA PHAN TICH NHAN TO
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp Theo
N.ÐĐ Thọ (2011), các biến đạt yêu cầu khi hệ số Alpha > 0.6 Ngoài ra, các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương
quan chặt chẽ với nhau Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường cần sử dụng hệ số
tương quan biến-tông (item-total correlation)
Cronbach’s alpha của các thành phần sẽ bao gồm thang đo về thái độ (THDO), thang đo về chuẩn chủ quan (CQAN), thang đo về nhận thức kiểm soát hành vi (NTKS), thang đo về ý định chia sẻ tri thức (VDCS), thang đo về hành vi chia sẻ (HVCS), và thang đo về hành vi đổi mới (HVDM)
Các thang đo trước hết sẽ được kiểm định bang Cronbach’s alpha, cdc bién
có hệ số tương quan biến tông (item-total correlatlone) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và
thang đo được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo khi độ tin cậy
Cronbach’s Alpha tr 0,6 tro lén
> Kiém dinh Cronbach’s Alpha cho nhân tố Thái độ
Hé s6 Cronbach’s Alpha cua nhân tố Thái độ có hệ số Cronbach’s Alpha
bằng 0,872 >0.6 là đạt yêu cầu
Các biến quan sát THDO1->THDO3 đều có hệ số tương quan biến tông lớn
hơn 0,3 đạt yêu cầu Do đó THDOI->THDO3 được sử dụng cho các bước phân tích