cac cau chuyen trong truong trinh lop 4
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ ( Câu chuyện nói về lòng nhân hậu) Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi. May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, học không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói “vung này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn”. Người mẹ liền hỏi: “Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?”Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: “Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi cụ vụt biến mất. Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá. MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH ( câu chuyện nói về sự chính trực) Ngày xưa, ở vương quốc Đa-ghét-xtan dưới sự trị vì của một vị vua rất độc ác. Cuộc sống của người dân vô cùng khốn khổ, lầm than. Giữa lúc ấy, một bài hát ra đời để nói về sự khốn khổ của người dân và sự độc ác của nhà vua. Bài hát làm cho mọi người yêu thích, ai cũng hát say sưa. Một hôm nọ, khi nghe được bài hát ấy, vị vua ra lệnh bắt cho được kẻ phản vua đã sáng tác ra bài hát đó. Các quan trong triều đình và lính cận vệ lùng sục khắp nơi nhưng vẫn không tìm được tác giả của bài hát đó. Thế là vua cho bắt giam tất cả các nhà thơ và các nghệ sỹ hát rong. Sau ba ngày, những người bị bắt giam ấy bị giải vào nơi ngai vàng của vua. Vua buộc mỗi người phải hát cho vua nghe bài hát do mình sáng tác. Mọi người lần lượt cất lên tiếng hát ca ngợi trí tuệ ngất trời của vua, ca ngợi công đức bao la của hoàng đế, ca ngợi triều đình chính trực, công minh. Thế là tất cả được thả ngay. Duy nhất chỉ có ba người im lặng không chịu hát nên bị giam trong ngục tối. Ba tháng sau, vua cho giải ba người vào nội điện và hỏi: - Thế nào, bây giờ các người hãy hát cho trấm nghe chứ! Một trong ba người cất lên tiếng hát ca ngợi quốc vương Đa-ghét-xtan, thế là được trả tự do. Còn lại hai người, vua sai đem đến giàn hỏa thiêu và phán: - Hãy hát đi! Đây là cơ hội cuối cùng của hai người đấy. Lúc đó, một người vội cất lên tiếng hát nên cũng được tha tội chết. Người còn lại cũng vẫn im lặng. Đó là một nhà thơ. Nhà vua hét lên trong cơn giận dữ: - Trói hắn lại, nổi lửa lên! Bị trói chặt trong đám lửa ngùn ngụt cháy, nhà thơ cất vang tiếng hát. Bài hát vạch trần tội ác của vua mà lâu nay vua chưa tìm ra tác giả. Tiếng hát vang xa. Giọng hùng tráng, bi thương rung động cả hoàng cung. Nhà vua bỗng hét lên: - Dập lửa! Cởi trói mau! Trẫm không thể mất đi một nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này. NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT (câu chuyện nói về sự dũng cảm) 1. Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo… Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không gặp sự chống cự của du kích, Chúng tưởng được yên thân. Nhưng trời vừa tối, tiếng súng đã nổ ran. Bọn phát xít nhớn nhác hỏi nhau : “ Bắn ở 1 đâu thế ? ” Một tên lính hấp tấp từ ngồi chạy vào, nói : “ Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa ! Đã bắt được một tên du kích ! ” 2. Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba, mười bốn tuổi, mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi : - Mày là ai ? Chú bé kiêu hãnh trả lời : - Tao là du kích ! Tên sĩ quan qt : - Đội du kích của chúng mày ở đâu ? Chú bé trả lời, giọng khinh bỉ : - Tao khơng biết ! Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú bé rất dã man, nhưng chú khơng nói nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú ra bắn. 3. Đêm hơm sau, du kích tấn cơng vào chính khu vực chúng đóng qn. Kho tàng của bọn phát xít nổ tung. Nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ. Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi : - Mày là ai ? Chú bé kiêu hãnh trả lời : - Tao là du kích ! Tên phát xít khơng còn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt hắn vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rền rĩ : -Ơi lạy chúa ! Đất nước này thật là ma quỷ ! Rồi hắn gào lên : - Treo cổ ! Treo cổ nó lên ! Mệnh lệnh của hắn được thi hành ngay. 4. Sang đêm thứ ba,bọn phát xít càng khơng được ngủ n. Đêm ấy, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, còn chính tên sĩ quan thì bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên cạnh bác ta lại là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục xuống chân chú bé, lảm nhảm như một kẻ loạn trí : Xin tha tội cho tơi ! Tha tội cho tơi ! Tơi đâu biết Ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này ! Nhưng người phiên dịch chỉ vào bác du kích đứng tuổi, bảo hắn : - Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết đêm hơm kia và đêm hơm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy. Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất, khơng dám ngẩng đầu lên. BÀN CHÂN KỲ DIỆU (câu chuyện về lòng kiên trì, vượt khó, có ý chí vươn lên) 1. Ký bò liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách tới trường, Ký thèm lắm. Em quyết đònh đến lớp xin vào học. Sáng hôm ấy. Cô giáo Cương đang chuẩn bò viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra dòu dàng hỏi : - Em muốn hỏi gì cô phải không ? Cậu bé khẽ nói : - Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ ? Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu : - Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã. Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc. Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô. 2 2. Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng, cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động : Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn. Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em dẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay búy chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bò chuột rút, co quắp lại không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quẳng bút vào góc lớp đònh thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu, giúp một việc. Lời khuyến khích diïu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết. Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bò chuột rút liên hồi .nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký. 3. Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kòp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp. Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần Bác gửi tặng huy hiệu của Ngừơi cho cậu học trò dũng cảm, giàu nghò lực ấy. BÚP BÊ CỦA AI Tranh 1 1.Nga là cơ bé ham chơi và chóng chán. Dạo hè, Nga đòi bằng được mẹ mua cho một con búp bê khá đẹp. Nhưng chơi được ít lâu Nga đã bỏ mặc búp bê trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác cho bụi bám. Tranh 2 2. Trời trở rét, búp bê chỉ có độc chiếc quần lót. Bộ váy áo của búp bê đã bị Nga nghịch lột ra, vứt đi đâu khơng rõ. Một đêm, lạnh q, búp bê khóc thút thít. Chị Lật đật tròn xoay đang ngủ, tỉnh dậy hỏi : - Sao em khóc ? - Em khơng có áo quần. Em rét lắm. Còn chị, may mà mũ áo gắn liền với người nên chị Nga khơng tháo ra được . - Cơ ấy tệ thật. – Chị Lật đật chép miệng – Cơ ta bắt bọn mình làm trò vui, nhưng chẳng bao giờ chú ý tới chúng mình. Búp bê nức nở : - Em khơng muốn sống với chị ấy nữa. Em đi đây. Tranh 3 3. Nói đoạn, búp bê tụt xuống khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thơng hơi trên cửa ra vào, nhảy ra phố. Chị Lật đật gọi lại thế nào cũng khơng được. Chị gọi Nga. Nhưng Nga vẫn ngủ vùi trong chăn. Chị Lật đật tiếc rằng mình tròn xoay, khơng có chân. Nếu có chị cũng sẽ bỏ đi nốt. Sáng hơm sau, bảy giờ hơn, Nga mới thức dậy. Nhìn về phía tủ thấy trống trơn, Nga kêu rầm lên : “Ai lấy búp bê của con rồi ?”Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo. Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa ! Tranh 4 4. Đêm hơm trước, thốt được ra ngồi, búp bê sung sướng q, chạy một mạch sang phố bên. Nhưng đêm tối, trời lạnh, khơng thể đi tiếp được, búp bê phải tìm đến một gốc cây to, chui vào đống lá khơ ai đã qt vun lại để trốn rét. Sáng hơm sau, có một cơ bé đi ngang qua 3 nom thấy búp bê trong đống lá, reo lên : - Ôi, con búp bê xinh quá, ai vứt đi thế này, hoài của. Tranh 5 5. Hỏi mấy nhà xung quanh không có ai nhận, cô bé ôm búp bê về, lau rửa cẩn thận. Cô bảo : - Búp bê sao không có áo ? Tội nghiệp, chị sẽ may váy áo cho em. Thế rồi, ngay tối đó, cô bé hí húi cắt may cho búp bê một bộ váy áo rất đẹp. Rồi cô ôm cả búp bê đi ngủ Tranh 6 6. Trong vòng tay âu yếm của cô, dưới chăn len ấm áp, búp bê vô cùng sung sướng. Nó thỏ thẻ bên tai cô bé đang mơ màng trong giấc ngủ : - Chị ơi. Em muốn ở với chị suốt đời. MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ tranh1 Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. 1. Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm, trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân có run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé Tranh 2 Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm. 2. “Thế là vì sao nhỉ ? Mình nhất định phải tìm hiểu rõ !”- Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm. Tranh 3 Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em. 3. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em : - Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ? Tranh 4 Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra. 4 - Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa. – Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về “thành quả nghiên cứu của mình” . - Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin ! Sau khi nước rớt ra thì nước lại càng dễ trượt. Lần trước mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà. - Không tin thì anh hãy thử mà xem ! Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói . Tranh 5 Người cha ôn tồn giải thích cho hai con.5. Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo : - Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà ! LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG Quê ngoại tôi có một phong tục đáng yêu: Vào đêm rằm tháng Giêng, tất cả các cô gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến hồ Hàm Nguyệt, một hồ nước đẹp và rộng nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Người xưa truyền lại rằng hầu hết lời nguyện ước của các cô gái, sau này đều ứng ngiệm. Năm nay, chị gái tôi đi học ở xa cũng tròn tuổi trăng rằm. Trước rằm tháng Giêng vài ngày, bà đã cho gọi chị về để hưởng tục lệ linh thiêng này. Đêm thiêng liêng ấy, chị tôi đi rồi, tôi tò mò theo chị để xem. Ra đến cổng, tôi gặp chị Ngàn. Chị Ngàn trạc tuổi như chị tôi. Chị bị mù từ nhỏ nhưng đẹp người đẹp nết. Mái tóc chị dài và óng mượt hiếm thấy. Lúc nào mái tóc ấy cũng thoang thoảng mùi của hoa bưởi, hoa nhai, hoa lan được chị kín đáo gài sau chiếc kẹp tóc. Chị làm bánh, làm 4 mứt ngon nhứt làng. Trông thấy chị lần bước ra đường, tôi hiểu chị cũng đi ra hồ như chúng bạn cùng trang lứa. Thương chị, tôi đến bên, dắt chị đi. Trên đường đi tôi hỏi chị: -Chị Ngàn ơi, lát nữa chị định ước điều gì? Chị có thể cho em biết được không? Chị Ngàn không trả lời tôi. Chị lặng lẽ nghĩ ngợi điều gì đó. Chắc chị cũng sẽ ước như bao cô gái khác: ước sao cho có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Chị tuy không lành lặn như những người khác nhưng đẹp người và chăm chỉ, khéo léo như vậy, chị đáng được hưởng hạnh phúc lắm chứ! Ánh trăng bát ngát, dịu dàng đậu xuống trần gian. Mặt đất và mọi vật như được nhuộm một màu vàng trong trẻo. Dưới ánh trăng đẹp, tôi nhìn thấy gương mặt chị Ngàn vừa chứa dựng niềm vui thánh thiện, vừa có vẻ gì bí ẩn. Chị em tôi ra tới hồ, dù có khá nhiều cô gái cùng tới đây nhưng không khí nơi này vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ. Chị quỳ xuống, rồi từ từ đưa hai lòng bàn tay xuống mặt hồ “vốc’ làn nước đẫm ánh trăng áp lên mặt. Ánh trăng lung linh hôn lên má, chảy trên tóc chị. Sau đó, chị chắp hai tay trước ngực, nén xúc động nói khẽ lời cầu nguyện linh thiêng của đời mình: -Con ước gì … mẹ chị Yên … bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh. Nói xong, chị từ từ đứng dậy, gương mặt rạng rỡ hạnh phúc. Tôi nhìn chị ngỡ ngàng: “ Cả đời người chỉ được ước một lần, sao chị lại dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm?”. Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Gần đến nhà, chị Ngàn xiết chặt tay tôi, nói: -Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái, Chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đỗ bệnh nặng, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm.Khi trăng lặn, Biết mình không còn cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ. Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ … VỊT CON XẤU XÍ 1. Sắp đến mùa đông, vợ chồng thiên nga cùng đứa con nhỏ xíu bay về phương Nam tránh rét. Vì đứa con quá nhỏ và yếu ớt nên chúng phải nghỉ lại dọc đường. May mắn, ở chỗ dừng chân, chúng gặp một cô vịt đang chuẩn bị cho đàn con xuống ổ. Hai vợ chồng liền nhờ cô chăm sóc giùm thiên nga con và hứa sang năm sẽ quay trở lại đón con. 2. Thiên nga con ở lại cùng đàn vịt. Nó buồn lắm vì không có bạn. Vịt mẹ thì bận bịu suốt ngày vì phải kiếm ăn, chăn dắt cả thiên nga con lẫn mười một đứa con vừa rời ổ. Còn đàn vịt con thì luôn tìm cách chành chọe, bắt nạt, hắt hủi thiên nga. Đối với chúng, thiên nga là một con vịt vô tích sự và vô cùng xấu xí : cái cổ thì dài ngoẵng, thân hình gầy guộc, lại rất vụng về… 3. Một năm sau, thiên nga bố mẹ trở lại tìm gặp vịt mẹ. Cả hai vô cùng sung sướng khi thấy thiên nga con giờ đã cứng cáp, lớn khôn. Thiên nga con gặp lại bố mẹ cũng vô cùng mừng rỡ. Nó quên luôn những ngày tháng cô đơn, buồn tẻ trước đây, quên cả cách cư xử chẳng lấy gì làm thân thiện của đàn vịt con. Nó chạy đến cảm ơn vịt mẹ, và bịn rịn chia tay với các bạn vịt con để còn kịp theo bố mẹ lên đường, bay tới những chân trời xa… 4. Mãi đến lúc này, đàn vịt con mới biết con vịt xấu xí mà chúng thường chê bai, dè bỉu chính là thiên nga, loài chim đẹp nhất trong vương quốc của những loài có cánh, đi bằng hai chân. Chúng rất xấu hổ và ân hận vì đã đối xử không phải với thiên nga. ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG Ngày xưa, có một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thắm. Mẹ chú ta yêu chú ta nhất, lúc nào cũng dặn : 5 - Con phải ở cạnh mẹ đây.Con hãy hí to lên khi mẹ gọi nhé ! Ngựa Mẹ gọi con suốt ngày. Tiếng ngựa non hí thật đáng yêu. Ngựa Mẹ sung sướng lắm nên thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc đá hậu thật mạnh mẽ. 2. Gần nhà Ngựa có anh Đại Bàng Núi. Đó là một con chim non nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ. Ngựa Trắng mê quá, cứ ước ao được bay như Đại Bàng. _ Anh Đại Bàng ơi ! Làm thế nào để có cánh như anh ? Đại Bàng cười : _ Phải đi tìm ! Cứ quanh quẩn cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh ! 3. Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm …Chưa thấy “ đôi cánh ” đâu nhưng Ngựa ta đã gặp bao nhiêu là cảnh lạ. Chỉ phiền là mỗi lúc trời một tối, và thấp thoáng đâu đây đã lấp lánh những đốm sao. 4. Bỗng có tiếng “ hú…ú…ú ” vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi từ trong bóng tối hiện ra một con Sói xám sừng sững ngáng đường. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sói xám cười man rợ và nhảy chồm đến . _ Ối ! … Không phải tiếng Ngựa Trắng thét lên mà là tiếng Sói Xám rống to. Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh xuống giữa trán Sói làm nó hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Ngựa Trắng mở mắt thấy loang loáng bóng Đại Bàng Núi. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng từ trên cao đã lao tới kịp thời. 5. Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ. Đại Bàng Núi vỗ nhẹ cánh dỗ dành : - Đừng khóc ! Anh đưa về với mẹ ! - Nhưng mà em không có cánh ! Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân ngựa : - Cánh của em đấy chứ đâu ! Nếu phi nước đại, em còn “ bay ” nhanh hơn cả anh nữa ấy chứ ! khôn. KHÁT VỌNG SỐNG 1. Giôn và Bin kh ập khễnh đi xuống bờ suối.Mỗi người mang một khẩu súng trường và mộtbó chăn trên vai. Cả hai đều mệt mỏi sau nhữngngày gian khổ dài đằng đẵng. Giôn bỗng trượtchân suýt ngã. Anh thốt lên một tiếng kêu đauđớn : - Bin, mình bị trật khớp rồi. Bin vẫn lảo đảo lội qua dòng nước. Giôn lại gọi,tiếng gọi như lời van vỉ của một người tuyệt vọng.Nhưng Bin không quay đầu lại. Giôn nhìn Binmãi cho đến khi anh ta vượt qua đỉnh đồi, rồimất hút. 2. Giôn nén đau trèo lên đỉnh đồi. Đã mấy ngàynay anh chẳng có gì để ăn. Thỉnh thoảng, anhcuối xuống hái những quả dại nhét vào miệng,nhai, nuốt. Đêm đến, khi không lê bước nổi nữa,anh mới dừng lại để ngủ. Một sáng, khi cái đói cào xé ruột gan khiến đầuóc anh mụ mẫm, tình cờ, anh bò gần một conchim đang ngủ quên. Nó giật mình lao vút lên,đâm vào mặt anh. Một vài lần, anh may bắt đượcmột vài con cá nhỏ trong vũng nước. Anh nhaichúng rất cẩn thận vì biết rằng phải cố ăn để màsống. 3. Một ngày kia, khi đang lê bước, anh độtnhiên nhảy lùi lại. Trước mắt anh là mộtcon gấu lớn. Anh đưa khẩu súng lên vai thìsực nhớ là súng đã hết đạn. Anh hạ súng,rút con dao săn, mắt chằm chằm nhìn convật. Con gấu bật ra một tiếng gầm thămdò. Nếu con người bỏ chạy, nó sẽ đuổitheo. Nhưng Giôn không chạy. Anh đứngim như một pho tượng cho đến lúc cơnnguy hiểm đã qua. 4. Vào một ngày, Giôn nằm bất động trên mộtmỏm đá, chậm rãi đưa mắt nhìn theo dòng sôngđang uốn khúc đổ ra một vùng biển rực rỡ nắngvàng. Anh chợt thấy một con tàu đang buông neo.Đúng lúc đó, có tiếng thở phì phò phía sau. Anhnhận ra cái đầu của một con sói. Đầu nó rũxuống.Hình như nó bị bệnh. Nó thở phì phò vàhúng hắng ho. Mặc dù đã quá yếu, anh vẫn cố bình tĩnh tiếptục chuyến đi khủng khiếp để tìm tới con tàu. Giờthì anh không thể đứng dậy được nữa. Anh bắtđầu bò bằng hai tay và đầu gối. 5. Một lần, sau một cơn ngất, anh tỉnh lại bởitiếng khò khè sát bên tai. Anh cảm thấy cái lưỡicủa con sói đang quệt trên bàn tay anh. Nhữngcái nanh ép nhè nhẹ, rồi mạnh dần. Con sói nỗlực dùng chút sức lực cuối cùng cắm răng vàotảng thức ăn mà nó đã chờ đợi từ lâu. Nhưngcon người cũng đã đợi lâu rồi, một rồi cả haibàn tay giập nát của con người đã bóp lấy hàmnó. Con sói chống lại một cách yếu ớt. Mấyphút sau, toàn bộ sức nặng của cơ thể conngười đã đè lên trên mình con sói. 6. Trên boong tàu có một nhóm người nhìnthấy một vật lạ ở trên bờ đang chuyển động raphía biển. Họ trèo lên một chiếc thuyền nhỏ đểvào bờ xem. Giôn đã được cứu sống khi anhchỉ còn biết vặn mình bò trên mặt đất như mộtcon sâu khổng lồ. Bây giờ, Giôn đang nằm trên giường, nướcmắt chảy ròng ròng trên hai gò má gầy guộc.Anh kể lại bằng những lời rời rạc về lai lịchcủa mình, về những chuyện đã trải qua. 6 7 . hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo. Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa ! Tranh 4 4. Đêm hơm trước, thốt được ra ngồi,. vẫn im lặng. Đó là một nhà thơ. Nhà vua hét lên trong cơn giận dữ: - Trói hắn lại, nổi lửa lên! Bị trói chặt trong đám lửa ngùn ngụt cháy, nhà thơ cất vang