THÀNH TỰU VÀ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

29 541 1
THÀNH TỰU VÀ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THÀNH TỰU KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TỪ 1996 ĐẾN 2005 2.1. Thành tựu, hạn chế nguyên nhân 2.1.1. Những thành tựu đạt được Trong 10 năm (1996-2005), dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc xây dựng phát triển thành phần kinh tế nhà nước đã đạt được những thành tựu quan trọng. Một là, chuyển đổi thành công cơ chế quản lý kinh tế, đưa Luật Doanh nghiệp vào thực tiễn, đã phát huy được hiệu quả, tạo nên khung hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo theo những chủ trương chính sách cụ thể, phù hợp với từng thời kỳ. Sự quản lý, lãnh đạo chặt chẽ của Nhà nước với cơ chế quản lý thông thoáng. Cơ chế cũ đã trở nên lỗi thời, không những không phát huy được tiềm năng của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, mà còn kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy, cơ chế quản lý mới đã thổi một "luồng gió" mạnh, thúc đẩy các thành phần kinh tế nói chung, thành phần kinh tế nhà nước nói riêng phát triển nhanh chóng mạnh mẽ. Đặc biệt, đã chuyển đổi từ cơ chế nhiều cửa, nhiều dấu sang cơ chế một cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nắm bắt cơ hội đầu tư, kinh doanh sản xuất. Đánh giá về thành tựu của việc chuyển đổi thành công cơ chế quản lý kinh tế, Đảng ta nhận định: Đất nước đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục giữ ở mức cao ổn định. Các thành phần kinh tế được tạo điều kiện để phát triển, làm ăn có hiệu quả. Đạt được những thành tựu đó là nhờ đường lối đúng đắn của Đảng, sự quản lý thống nhất theo pháp luật của Nhà nước, sự điều hành năng động của Chính phủ. Đó còn là do tác động tích cực của những cơ chế, chính sách đã ban hành. Trong những năm tới, cơ chế mới này sẽ tiếp tục phát huy tác dụng, đồng thời không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển năng động của nền kinh tế, thực sự là khung hành lang pháp lý trong sạch lành mạnh, góp phần thúc đẩy thành phần kinh tế nhà nước tiếp tục lớn mạnh. Hai là, các doanh nghiệp nhà nước ngày càng phát huy ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế, tiếp tục nắm giữ các vị trí then chốt, bảo đảm định hướng phát triển cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng vào nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế phát triển với tốc độ khá cao, thì thành phần kinh tế nhà nước còn là yếu tố định hướng cho sự phát triển ổn định, bền vững. Các doanh nghiệp công ích hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống chính trị - xã hội của đất nước. Trước đây, trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không vì mục tiêu lợi nhuận bởi sự bảo hộ hoàn toàn của Nhà nước. Nhà nước cấp phát toàn bộ đầu vào cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp hoạt động có lãi, Nhà nước được hưởng, nếu lỗ thì ngân sách của Nhà nước gánh chịu. Rõ ràng điều này là không kích thích doanh nghiệp làm kinh tế vì động cơ lợi nhuận, mà vì động cơ hoàn thành kế hoạch nhà nước, bất chấp chi phí sản xuất chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp không có động cơ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, vì kết quả sản xuất kinh doanh không có ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Ngày nay, nhờ cơ chế quản lý kinh tế mới nên các doanh nghiệp nhà nước đã được giao quyền tự chủ trong chi phí sản xuất, chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh trước Nhà nước. Do vậy, đã kích thích tính sáng tạo của các doanh nghiệp. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển của các doanh nghiệp là năng suất, chất lượng, hiệu quả. Định hướng hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển, góp phần vào thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm vừa qua, đặc biệt từ giai đoạn 1996 - 2005, thành phần kinh tế nhà nước đã làm tốt điều này. Trong những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX những năm đầu thế kỷ XXI, do ảnh hưởng mạnh mẽ của cơn "bão táp" tiền tệ Châu Á, nền kinh tế các nước trong khu vực liên tục suy giảm, có nước tốc độ tăng trưởng âm. Việt Nam cũng chịu sự tác động đó, tuy vậy do sự quản lý chặt chẽ thống nhất của Nhà nước với những chính sách thích hợp, đặc biệt sử dụng thành phần kinh tế nhà nước như một công cụ để ổn định nền kinh tế, chặn đà tuột dốc của tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, tốc độ tăng trưởng có giảm trong những năm từ 1997 - 2001, nhưng vẫn giữ ở mức cao so với các nước trong khu vực trên thế giới. Ba là, thành phần kinh tế nhà nước đã đóng góp lớn vào GDP ngân sách quốc gia. Thành phần kinh tế nhà nước đã đóng góp 65% tổng số thu của ngân sách nhà nước giữ vai trò quan trọng trong đẩy lùi lạm phát, ổn định tài chính, tiền tệ, vật ngang giá trong những năm trước Đại hội lần thứ VIII của Đảng. Theo ước tính, tổng giá trị vốn tài sản của Nhà nước trong tất cả các doanh nghiệp nhà nước là 72.200 tỷ đồng. Năm 1996 đạt lợi nhuận khoảng 14.000 tỷ đồng. Mỗi đồng vốn tạo ra 4 đồng thu 0,2 đồng lợi nhuận. Như vậy, hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước có thể ghi nhận được. Năm 1997 kinh tế nhà nước chiếm tới 85% tài sản cố định trong công nghiệp của cả nước, trong đó 100% mỏ khoáng sản lớn; 83% diện tích cây công nghiệp; 93% lao động được đào tạo. Mặc dù so với trước đó tỷ trọng GDP của các doanh nghiệp nhà nước có giảm vì quá trình sắp xếp tinh gọn, nhưng lại đóng góp từ 30 - 35% cho ngân sách nhà nước, trong khi khu vực ngoài quốc doanh chiếm tới 56% GDP nhưng chỉ đóng góp 15% cho ngân sách nhà nước. Năm 2005 ước tính đóng góp 39% GDP, chiếm 50% tổng ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Liên tục trong những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng phát triển sức sản xuất, huy động phát triển nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, mở rộng các công trình công cộng,phát triển giao thông . Theo báo cáo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê thì trong 5 năm trở lại đây, từ 2001 - 2005, khu vực doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi cao hơn số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ cũng thấp hơn, tỷ lệ tổng mức lỗ so với tổng mức lãi cũng thấp hơn các khu vực khác (tỷ lệ doanh nghiệp có lãi từ 78,8% năm 2000 lên 83% năm 2002. Doanh nghiệp lỗ từ 17,5% năm 2000 xuống còn 14,7% năm 2002, tỷ lệ tổng mức lỗ so với tổng mức lãi 10,9%). Đây thực sự là dấu hiệu tích cực, khả quan cho doanh nghiệp nhà nước trong những năm tiếp theo tiếp tục lớn mạnh. Mặc dù số doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước giảm từ 5.655 (năm 2000) xuống 4.492 (năm 2004), nhưng năng lực sản xuất xét trên tổng thể vẫn tăng. Năm 2003 doanh thu của doanh nghiệp nhà nước đạt 470.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2002 69% so với năm 2001, lợi nhuận đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2002 32,2% so với năm 2001. Bốn là, thành phần kinh tế nhà nước được sắp xếp lại đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Qua sắp xếp đổi mới, số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả bị giảm đi đáng kể, hoặc sáp nhập vào công ty khác thành Tổng công ty. Tổng kết 15 năm đổi mới (1986 - 2000) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho thấy, năm 1990 có 12.084 doanh nghiệp, năm 2005 giảm xuống còn 2.980 doanh nghiệp với 100% vốn nhà nước. Ngoài ra còn có 670 công ty cổ phần do Nhà nước chi phối trên 51% vốn điều lệ. Tổ chức lại khoảng 250 Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh công ty để hình thành các Tổng công ty nhà nước theo các quyết định 90/TTg Quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ (tính đến tháng 2/2000 cả nước có 17 tổng công ty). Theo ước tính, chỉ trong 3 năm, từ 2002 - 2005, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 2.857 doanh nghiệp nhà nước; đã thực hiện giao bán 209 doanh nghiệp; khoán kinh doanh 19 doanh nghiệp, sát nhập hợp nhất 172 doanh nghiệp; giải thể 66 doanh nghiệp; chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu 58 doanh nghiệp; 22 doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. Việc bố trí lại các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần giảm bớt gánh nặng về tài chính cho Nhà nước, khắc phục tình trạng các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả nhưng hàng năm Nhà nước vẫn phải bảo trợ về vốn. Việc tinh giảm các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả còn tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác phát triển đầu tư hoặc cùng đầu tư vào những lĩnh vực, những ngành nghề mà trước đây các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả thua lỗ, những ngành nghề ít sinh lời. Năm là, thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đạt kết quả tốt. Cổ phần hoá là một chủ trương đúng đắn của Đảng, một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, khi áp dụng vào thực tiễn, đã phát huy tác dụng to lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều doanh nghiệp. Tính đến tháng 12/2004 cả nước đã cổ phần hoá được 2242 doanh nghiệp nhà nước, riêng năm 2004 cổ phần hoá được 753 doanh nghiệp nhà nước. Có nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện cổ phần hoá đã đạt được nhưng kết quả lớn, hiệu quả kinh tế được nâng lên rõ rệt, quyền chủ động trong tự chủ về vốn sản xuất kinh doanh được phát huy,đời sống của người lao động được quan tâm, cải thiện đáng kể. Qua điều tra cổ phần hoá ở 4 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh gốm xây dựng cho thấy: Ở Công ty gạch ốp lát Thăng Long - Viglacera, doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm gạch ốp lát ceramic granite cao cấp mang thương hiệu Viglacera. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty luôn phát triển ổn định. Với công suất thiết kế 3 triệu m 2 /năm, năm 2001 sản lượng đạt 3,5 triệu m 2 , năm 2002 đạt 4,2 triệu m 2 , vượt 40% công suất thiết kế. 10 tháng đầu năm 2003 đạt 171 tỷ đồng. Giá trị năm 2002 đạt 1,1 triệu USD. Thu nhập bình quân 1,7 triệu đồng cho một người trong một tháng. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá, Đảng uỷ Ban lãnh đạo công ty đã tiến hành xây dựng kế hoạch chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, tuyên truyền phổ biến, giải thích cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp về các nội dung cổ phần hoá . Chuyển doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần trước ngày 30 tháng 12 năm 2003. Sau khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp này tiếp tục sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Ở nhà máy gạch lát hoa má phanh ô tô Hà Nội các bước cổ phần hoá đã được tiến hành từ tháng 6 năm 2002 đến cuối năm 2003 đã hoàn thành thủ tục cần thiết để chuyển doanh nghiệp sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Thu nhập bình quân đầu người trong tháng đã tăng từ 1,5 triệu đồng năm 2002 lên 1,64 triệu đồng năm 2003. Tổng doanh thu năm 2002 đạt 40,3 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 1,4 tỷ đồng. Năm 2004 dự tính doanh thu 53 tỷ đồng nộp ngân sách 1,9 tỷ đồng. Sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển, đời sống người lao động được cải thiện, hiệu quả của cổ phần hoá được biểu hiện rõ rệt. Ở Công ty gốm xây dựng Đại Thanh, năm 2003 đạt doanh thu 46 tỷ đồng, lợi nhuận thực hiện 3 tỷ, nộp ngân sách 3,3 tỷ đồng, thu nhập bình quân cho người lao động trong một tháng là 1.080.000 đồng. Đến cuối năm 2003 đã hoàn thành tốt việc xác định giá trị doanh nghiệp, một phần quan trọng nhất trong tiến trình cổ phần hoá. Sau khi thực hiện cổ phần hoá, doanh nghiệp tiếp tục làm ăn có hiệu quả, doanh thu tăng hơn trước, đời sống người lao động tiếp tục được cải thiện. Ở Công ty gốm xây dựng Từ Sơn, một đơn vị sản xuất gạch ngói đất sét nung, có quy mô lớn. Công ty được Tổng công ty cho phép tách nhà máy gốm xây dựng Đông Anh, một trong 3 nhà máy trực thuộc công ty để thực hiện cổ phần hoá. Từ tháng 6 năm 2002 công ty đã khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai các bước của quá trình cổ phần hóa. Sau khi xét duyệt, ngày 27 tháng 8 năm 2003, Bộ Xây dựng đã có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá của nhà máy gốm xây dựng Đông Anh có vốn điều lệ là 7,5 tỷ đồng. Cổ phiếu phát hành lần đầu 75.000, trong đó cổ phần nhà nước chiếm 38.000 chiếm 51% vốn điều lệ, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động 27.999 chiếm 37,33%. Cổ phần bán cho cán bộ công nhân viên của công ty các đơn vị thành viên Tổng công ty 8.751 chiếm 11,67%. Số lao động dôi dư do sắp xếp lại là 40 người, trong đó 37 người được giải quyết chế độ theo Nghị định 41 của Chính phủ 3 người theo Luật Lao động. Ngày 9 tháng 9 năm 2003, công ty đã hoàn thành thủ tục bán cổ phần thu đủ số tiền bán cổ phần được 2.835.030.000 đồng theo đúng quy định. Bộ Xây dựng có Quyết định ngày 9 tháng 9 năm 2003 chuyển nhà máy gốm xây dựng Đông Anh thành công ty cổ phần. Sau khi thực hiện cổ phần hoá, lợi nhuận mức thu nhập bình quân của người lao động tăng lên. Như vậy, quá trình cổ phần hoá tại 4 đơn vị nói trên đã diễn ra thuận lợi, bảo đảm được yêu cầu tiến độ đề ra. Việc cổ phần hoá không những nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp, cải thiện đời sống của người lao động, mà còn đem lại lợi ích cho Nhà nước; động viên được trí tuệ tập thể đóng góp vào quá trình xây dựng phát triển doanh nghiệp; kích thích người lao động yên tâm làm việc, cống hiến khả năng của mình cho công việc chung của doanh nghiệp; thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao vào làm việc, hạn chế đáng kể tình trạng "chảy máu chất xám" sang các thành phần kinh tế khác. Những thành tựu đạt được trong 10 năm (1996 - 2005) về xây dựng phát triển thành phần kinh tế nhà nước do nhiều nguyên nhân mang lại, song chủ yếu là: Một là, thành tựu của quá trình đổi mới từ 1986 - 1996 đã tạo tiền đề vững chắc cho các thành phần kinh tế nói chung, thành phần kinh tế nhà nước nói riêng phát triển. Qúa trình đổi mới đã tạo điều kiện cho thành phần kinh tế nhà nước cải tiến kỹ thuật sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ. Từ đó hiệu quả hoạt động không ngừng được nâng lên, vị trí chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước ngày càng được củng cố tăng cường. Công cuộc đổi mới đất nước được Đảng ta đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986), trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm với mục tiêu phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Dưới ánh sáng của Đảng, nền kinh tế đất nước không ngừng được phát triển, đó là tiền đề vững chắc cho các thành phần kinh tế nói chung, thành phần kinh tế nhà nước nói riêng lớn mạnh, có điều kiện để đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, làm ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Xây dựng một nền kinh tế mở trên nguyên tắc độc lập tự chủ đã giúp các doanh nghiệp nhà nước có điều kiện quan hệ hợp tác với nước ngoài, học tập ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đi tắt đón đầu ở một số lĩnh vực quan trọng. Đồng thời nhờ cơ chế thị trường, sự tự do cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu đã tích cực hóa sự năng động của các chủ thể kinh tế. Là một thành phần kinh tế chủ đạo, thành phần kinh tế nhà nước buộc phải không ngừng nâng cao tiềm lực kinh tế, phát huy vai trò ảnh hưởng đối với các thành phần kinh tế khác, thâm nhập vào các ngành, các lĩnh vực then chốt. Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới, nhất là từ giai đoạn 1996 - 2005 đã khẳng định những bước đi vững chắc của thành phần kinh tế nhà nước. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân cơ bản là do sự lãnh đạo đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý giám sát chặt chẽ của Nhà nước. Hai là, phương thức lãnh đạo của Đảng không ngừng đổi mới. Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo việc xây dựng phát triển thành phần kinh tế nhà nước. Đường lối, chính sách của Đảng Nhà nước phù hợp với thực tiễn tạo động lực cho thành phần kinh tế nhà nước phát triển. Quá trình đổi mới đã cho thấy tác dụng của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó thành phần kinh tế nhà nước là một bộ phận cơ bản. Chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thực hiện được thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước sự giám sát của nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế nhiều thành phần nói chung, thành phần kinh tế nhà nước nói riêng. Vai trò của Đảng thể hiện ngay từ việc chủ động lựa chọn các biện pháp kinh tế phù hợp tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển thành phần kinh tế nhà nước. Trong từng thời kỳ, tuỳ vào điều kiện cụ thể của đất nước khả năng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nướcĐảng đã có chủ trương, quan điểm chính sách cụ thể, chỉ đạo kịp thời quá trình xây dựng phát triển thành phần kinh tế nhà nước. Đảng chủ động phát hiện, nhận thức, giải quyết mâu thuẫn nảy sinh, tạo tiền đề về chính trị, kinh tế, con người cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước. Chủ trương, chính sách của Đảng được Nhà nước cụ thể hoá vào thực tiễn thông qua các văn bản, chỉ thị, quyết định . tổ chức điều hành, quản lý nền kinh tế nói chung quá trình hoạt động của thành phần kinh tế nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, Nhà nước quản lý các quá trình kinh tế không phải do ý muốn chủ quan, mà theo yêu cầu của các quy luật kinh tế, quy luật thị trường, trên cơ sở đó khắc phục những yếu kém trong hoạt động của thành phần kinh tế nhà nước. Đặc biệt Nhà nước tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệp hoạt động công ích, làm cho kinh tế nhà nước thật sự là công cụ để Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô có hiệu quả. Ba là, quá trình xây dựng phát triển thành phần kinh tế nhà nước cũng như thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước trong khu vực trên thế giới. Các nước trên thế giới tuy thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh, chi phối đến nhiều lĩnh vực then chốt, song Chính phủ các nước đó vẫn sử dụng thành phần kinh tế nhà nước như một công cụ hữu hiệu đắc lực trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các vấn đề dân sinh xã hội. Thực tiễn cho thấy, doanh nghiệp nhà nước tồn tại phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, mặc dù quy mô vị trí của chúng có khác nhau ở từng nước, song doanh nghiệp nhà nước vẫn là bộ phận chủ yếu của nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Ở Trung Quốc các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, doanh nghiệp nhà nước cũng đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong kinh tế xã hội. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, chủ thể kinh tế chủ yếu trong các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã góp phần giải quyết các vấn đề chính như: - Xây dựng củng cố được nền kinh tế tự chủ của các quốc gia xã hội chủ nghĩa. - Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến sự phát triển đồng đều giữa các khu vực kinh tế xã hội. - Giải quyết nhiều vấn đề xã hội quan trọng. - Tạo ra việc làm cho quần chúng nhân dân. - Góp phần làm cho công bằng xã hội được duy trì ở mức độ cao. Biểu hiện rõ nét nhất là ở Trung Quốc, các doanh nghiệp nhà nước được phát triển rất mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nước này. Tính đến năm 1996, Trung Quốc có hơn 100.000 doanh nghiệp nhà nước, [...]... 2001 - 2005, Đảng đã liên tục có những Hội nghị Trung ương họp bàn về phát triển kinh tế xã hội Trong đó đề cập đến vấn đề phát triển thành phần kinh tế nhà nước trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức chi phối toàn bộ nền kinh tế Nhà nước luôn bám sát sự vận động, biến đổi của thành phần kinh tế nhà nước, kịp thời ra các điều luật nhằm thúc đẩy sự phát triển thành phần kinh tế nhà nước Vì vậy,... dân giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa 2.2 Những kinh nghiệm bước đầu về xây dựng phát triển thành phần kinh tế nhà nước Kinh nghiệm thứ nhất: Giữ vững độc lập tự chủ trong xây dựng thành phần kinh tế nhà nước Từ sự phân tích về mối quan hệ giữa nhân tố bên trong nhân tố bên ngoài trong xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, mà đặc biệt là Lênin đã khẳng định:... trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển của thành phần kinh tế nhà nước Kinh nghiệm thứ tư: Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với thành phần kinh tế nhà nước, bảo đảm cho thành phần kinh tế này luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện kinh tế thị trường với các thành phần kinh tế tham gia hoạt động dựa trên... phần kinh tế nhà nước của chúng ta trong những năm vừa qua không ngừng lớn mạnh 2.1.2 Những hạn chế trong xây dựng phát triển thành phần kinh tế nhà nước Những thành tựu đạt được trong xây dựng phát triển thành phần kinh tế nhà nước rất to lớn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, song trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm Đó là: Một là, quy mô của các doanh... đây các nước tư bản chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dứt khoát phải gắn liền với xây dựng phát triển thành phần kinh tế nhà nước không ngừng lớn mạnh Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Đảng Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thích hợp, làm đòn bẩy cho sự phát triển không ngừng của thành phần kinh tế nhà nước Đó cũng là nguyên nhân làm cho thành phần kinh tế. .. quán triệt đầy đủ Vì vậy, trong việc xây dựng phát triển thành phần kinh tế nhà nước cần giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trên cơ sở sự lãnh đạo của Đảng quản lý của Nhà nước Kinh nghiệm thứ hai: Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước đối với thành phần kinh tế nhà nước Cơ chế quản lý là vấn đề mấu chốt ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Một cơ chế quản... nhiều đã gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của thành phần kinh tế nhà nước, làm hiệu quả kinh tế bị giảm sút Mặc dù còn những hạn chế nhất định trong quá trình hoạt động, song thành phần kinh tế nhà nước đã tỏ rõ ưu thế vượt trội về tiềm lực kinh tế so với các thành phần kinh tế khác, thực sự là nền tảng của nền kinh tế Chi phối, dẫn đường cho các thành phần kinh tế khác, bên cạnh đó còn làm tốt chức... sách luật pháp) của Nhà nước Chính sách pháp luật của Nhà nước bảo vệ lợi ích của chế độ sở hữu, của giai cấp cầm quyền, định hướng nền kinh tế phát triển theo chiến lược kinh tế của Nhà nước, hạn chế mặt tiêu cực hoặc biến động, khủng hoảng kinh tếnước ta đã xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng quản lý của Nhà nước Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo tất cả các lĩnh vực của. .. đất nước, trong đó có thành phần kinh tế nhà nước hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng lãnh đạo bằng chủ trương đường lối, Nhà nước cụ thể hoá bằng pháp luật, các văn bản dưới luật đưa vào thực tiễn Trong quá trình xây dựng phát triển thành phần kinh tế nhà nước, Đảng Nhà nước luôn tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh và. .. đầu phát triển Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, lần thứ IX các Hội nghị Trung ương bàn về phát triển kinh tế, thành phần kinh tế nhà nước đã được định hướng rõ trong quá trình xây dựng phát triển, các doanh nghiệp nhà nước tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để sản xuất kinh doanh có hiệu quả Liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước . trong xây dựng và phát triển thành phần kinh tế nhà nước Những thành tựu đạt được trong xây dựng và phát triển thành phần kinh tế nhà nước rất to lớn, góp phần. THÀNH TỰU VÀ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TỪ 1996 ĐẾN 2005 2.1. Thành tựu, hạn chế và nguyên

Ngày đăng: 06/10/2013, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan