GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Vị trí địa lí Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bên bờ Nam sông Hậu trải dài
Trang 1GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1 Vị trí địa lí
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bên bờ Nam sông Hậu trải dài gần 60 km, trung tâm địa lý của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang
Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.390 km2, chiếm 3,49% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 4 quận: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và 4 huyện: Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh; 67 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (4 thị trấn, 37 xã, 30 phường) Trung tâm đô thị tại quận Ninh Kiều
Thành phố Cần Thơ là đầu mối giao thông đường bộ và đường thủy của vùng, nằm ở ngã tư các trục thủy bộ chính Về đường bộ: trục Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang - Hà Tiên, trục Phôngpênh - Châu Đốc - Cần Thơ -
Cà Mau, trục Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Sóc Trăng - Cà Mau; về đường thủy là trục sông Mêkông nối từ biển đến Campuchia trong đó có gần 60 km đi qua Cần Thơ, trục đường sông Cà Mau - Cần Thơ - Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra Cần Thơ còn là đầu mối giao thông tỏa ra khắp các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Theo đường bộ, trung tâm thành phố cách Thành phố Hồ Chí Minh 170 km
về hướng Đông Bắc theo quốc lộ 1A, cách các đô thị khác của vùng khoảng 60 -
70 - 120 km, có tầm thuận lợi đến các tỉnh lân cận và có tầm vươn xa vừa phải tới Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực kinh tế trọng điểm khác ở phía Nam Nhờ có vị trí trung tâm của vùng và bên bờ sông Hậu, có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự, mặc dù thành lập sau các đô thị khác của vùng song từ những năm 50 của thế kỷ trước, tốc độ phát triển và mở rộng Thành phố Cần Thơ rất nhanh, vượt lên các đô thị khác của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Tuy
Trang 2nhiên đến thời điểm hiện tại, cầu Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, cảng Cái Cui và nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác chưa được xây dựng hoàn chỉnh đã làm hạn chế việc phát huy tiềm năng vị trí của Cần Thơ
3.1.2 Tài nguyên tự nhiên
a Khí hậu
Khí hậu của Thành phố Cần Thơ có đặc điểm là nhiệt độ khá cao, khí hậu có hai mùa là mùa mưa và mùa khô với cường độ mưa khá lớn Nhiệt độ trung bình trong năm 26,7 - 280C, lượng mưa trung bình năm là 1.540 - 1.840 mm, ẩm độ không khí là 84 - 86%, số giờ nắng bình quân là 2600 giờ, chế độ gió có hai mùa
rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam
b Nguồn nước
Hệ thống sông chính có tổng chiều dài trên 453 km và mạng lưới kênh rạch chằng chịt chi phối bởi hai nguồn nước chính với dòng chảy khá phức tạp là sông Hậu và sông Cái Lớn Các kênh rạch chính: Cái Sắn, Thốt Nốt, Ô Môn, Xà No, các kênh rạch ngang dọc trải khắp địa bàn có tác dụng giao thông, cung cấp nước tưới và sinh hoạt sản xuất
Nước ngầm ở Cần Thơ có trữ lượng khoảng 1.375 ngàn m3 Mạch nước ngầm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh nằm ở độ sâu từ 80 - 150 m
Vào mùa lũ (tháng 7 - 10 âm lịch) địa bàn Thành phố Cần Thơ chịu tác động bởi hai dòng lũ chính là dòng lũ từ sông Hậu và dòng lũ từ khu Tứ giác Long Xuyên
3.1.3 Dân số và nguồn lực con người
Năm 2005 dân số toàn Thành phố Cần Thơ là 1.127.765 người với số nam là 49,09%, dân số tập trung nhiều nhất ở quân Ninh Kiều với 208.008 người, mật độ dân cư là 811 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.1%
Dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố Cần Thơ trong năm 2005 có 699.835 người, chiếm 62,05% dân số toàn Thành phố Cần Thơ
Trang 3Ngoài ra Thành phố Cần Thơ còn la nới đào tạo nguồn lực cho cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với hệ thống Đại học, viện nghiên cứu, các trường dạy nghề
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Sau khi tách tỉnh Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ phấn đấu phát triển thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Theo đó thành phố tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển theo hướng xấp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước nhằm đạt mục tiêu đó
Bảng 1: TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI GDP
(Tính theo giá so sánh 1994)
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2003 2004 2005 % 2004
so 2003
% 2005
so 2004
Tổng sản phẩm 6.430,8 7.380,7 8.545,3 97,12 106,86
1 Theo khu vực kinh tế
- Khu vực 1
- Khu vực 2
- Khu vực 3
2.515,1 5.194,3 3.676,9
1.547,9 2.029,1 3.383,8
1.547,9 2.459,6 3.383,8
103,90 114,59 117,01
107,23 121,21 114,39
2 Theo thành phần kinh tế
- Nhà nước
- Ngoài nhà nước
- Vốn đầu tư nước ngoài
2.157,8 3.287,6 242,8
2.352,2 3.631,0 248,9
2.638,7 4.383,1 197,7
109,01 110,44 102,50
112,18 120,71 79,45
(Nguồn: Niên giám Thống kê Thành phố Cần Thơ, 2005, Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ)
Năm 2005, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đạt 16.056,54 tỉ đồng (giá so sánh 1994) tăng 16,96% so với cùng kỳ; Giá trị tăng thêm đạt 7.931,3 tỉ đồng (giá so sánh 1994) tăng 14,93% cùng kỳ; Giá trị tăng thêm khu vực 1 tang 7,23%, khu vực 2 tăng 21,21% và khu vực 3 tăng 14,39%