1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI

12 551 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 36,15 KB

Nội dung

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU 3.1. Vị trí địa lý – dân số diện tích - đặc điểm KT-XH của huyện Đông Hải 3.1.1. Vị trí địa lý, diện tích Huyện Đông Hải nằm về hướng Tây Nam của tỉnh Bạc Liêu, có bờ biển dài 23 km. - Hướng Đông giáp huyện Vĩnh Lợi biển Đông. - Hướng Tây giáp huyện Đầm Dơi (Tỉnh Cà Mau) Thành phố Cà Mau. - Hướng Tây giáp huyện Gía Rai huyện Vĩnh Lợi. - Hướng Nam giáp biển Đông huyện Đầm Dơi (Tỉnh Cà Mau). Đông Hảihuyện ven biển có hệ thống sông ngòi chằn chịt, có cửa sông Gành Hào tiếp giáp với biển Đông, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối đánh bắt hải sản trên biển. Nơi đây được xác định là địa bàn trong yếu về kinh tế cũng như về quốc phòng an ninh của tỉnh Bạc Liêu nói chung huyện Đông Hải nói riêng. Tổng diện tích của huyện là 539,2668 km 2 Bảng 1: DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH STT Tên Đơn vị Diện tích (km 2 ) Số ấp 01 Thị Trấn Gạnh Hào 16.0155 05 02 Xã Long Điền 84.3618 15 03 Xã Long Điền Đông 81.3769 06 04 Xã Long Điền Đông A 44.3068 08 05 Xã Long Điền Tây 104.3178 12 06 Xã An Trạch 96.5959 17 07 Xã An Phúc 53.7536 07 08 Xã Định Thành 28.6760 05 09 Xã Định Thành A 29.8650 05 Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh 3.1.2. Dân số Huyện Đông Hải được thành lập vào ngày 01/03/2002 trên cơ sở tách ra từ huyện Gía Rai, gồm 9 xã, thị trấn, với 25.501 hộ, dân số là 132.608 người. 3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội Huyện Đông Hải là vùng sinh thái nhiễm mặn ven biển (Nam Quốc lộ 1A), có khả năng phát triển sản xuất đa dạng tổng hợp nông- ngư – lâm – diêm nghiệp. Trong những năm vừa qua, sản xuất lúa đạt năng suất thấp do đất bị nhiễm mặn, lúa chỉ làm được một vụ, sâu dịch bệnh thường xuyên phá hoại,…Vì vậy, nhiều bà con nông dân gặp không ít những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo cao so với chỉ tiêu chung của cả nước. Trước những khó khăn đó, để vực dậy tiềm năng sẵn có của địa phương từ trước đến nay chưa được quan tâm, lãnh đạo Tỉnh Trung ương đã quyết định chuyển vùng sản xuất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là con tôm. Đây là một quyết định mang tính đột phá trong lĩnh vực điều chỉnh cơ cấu vật nuôi cây trồng của tỉnh Bạc Liêu nói chung huyện Đông Hải nói riêng. Hiện nay, toàn huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 41.056 ha (chuyên tôm 33.238 ha, riêng các xã, thị trấn đơn vị quản lý là 17.371 ha), sản lượng đạt 25.250 tấn. Đến nay, cơ bản việc chuyển dịch từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản tương đối ổn định, nông dân tận dụng mặt nước để nuôi các loài thuỷ sản có giá trị cao như tôm sú, nghêu, ốc len,…bên cạnh nuôi tôm quảng canh theo mô hình truyền thống. Trong những năm qua, Uỷ ban nhân dân huyện những ngành có chức năng liên quan đã chỉ đạo thí điểm nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến, mô hình công nghiệp, bán công nghiệp cho năng suất cao trên diện tích 300 ha. 3.2. Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc liêu 3.2.1. Qúa trình hình thành phát triển của ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải được thành lập theo quyết định số 73/QĐ - HĐQT - TCCB ngày 30/03/2002 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Gía Rai. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 02/05/2002. Hiện nay, ngân hàng đã mở được chi nhánh cấp III tại Định Thành (hoạt động từ ngày 02/02/2005) Phòng Giao dịch Long Điền (khai trương từ tháng 11/2005). Trụ sở chính của chi nhánh: Khu vực 3, thị trấn Gành Hào. 3.2.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH-KD CHI NHÁNH CẤP III, PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG KẾ TOÁN KHO QUỸ PHÓ GIÁM ĐỐC Nguồn: Phòng tín dụng Hình 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH HỘI SỞ NHN0&PTNT HUYỆN ĐÔNG HẢI 3.2.2.1. Một số nét cơ bản về tổ chức nhân sự của ngân hàng Công tác tổ chức cán bộ luôn được Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải quan tâm thực hiện tốt. Việc tuyển chọn, đề bạt, bố trí cán bộ được thực hiện thận trọng, chính xác trên cơ sở trình độ, năng lực, sở trường của từng người; bố trí đúng người, đúng việc để đạt hiệu quả cao nhất; những người có đức, có tài được trân trọng tạo điều kiện phát huy tài năng; những cán bộ hạn chế về trình độ, có khó khăn được tạo điều kiện cho học tập, bồi dưỡng để đủ khả năng đảm nhận công việc. Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm, động viên tinh thần cán bộ học tập làm việc tốt. Trong cơ quan luôn có sự đoàn kết, nhất trí cao, quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch hàng năm, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương sự phát triển bền vững của ngành, của cơ quan trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Ngân hàng Thương mại cổ phần và các Tổ chức tín dụng khác. Hoạt động ngân hàng ngày nay đòi hỏi phải liên tục được đổi mới cả về nhận thức, trình độ nghề nghiệp, tư duy kinh doanh, . để vừa đứng vững phát triển trong hiện tại, đồng thời có đủ lực để phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, đòi hỏi phải chủ động thực hiện công tác bồi dưỡng đào tạo, đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ; cùng với đó là quá trình xây dựng cho toàn thể cán bộ, công nhân viên ý thức tự học tập, nghiên cứu để cập nhật kiến thức mới. Vấn đề này đã được Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải nhận thức đầy đủ tổ chức thực hiện có hiệu quả. 3.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận trong ngân hàng a) Ban giám đốc: - Trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, tổ chức thực hiện tốt các quy định, chế độ của ngân hàng cấp trên chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp. Chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. - Ban Giám đốc có 2 người, gồm: + Giám đốc chỉ đạo chung trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch, tổ chức cán bộ. + Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc theo phân công uỷ quyền. b) Phòng kế hoạch kinh doanh: Đây là phòng ban quan trọng lớn nhất trong đơn vị, gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng các cán bộ tín dụng. Phòng kế hoạch kinh doanh chủ yếu thực hiện việc cấp tín dụng thu hồi nợ. Cụ thể là: - Thống kê phân tích thông tin số liệu, xây dựng đề xuất chiến lược kinh doanh. - Xây dựng kế hoạch huy động vốn cho vay các thành phần kinh tế theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh chỉ định của Chính phủ (nếu có). - Xây dựng chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn phương án khả thi để đầu tư. - Điều chuyển vốn giữa chi nhánh Ngân hàng cấp III Phòng giao dịch, nhận thông tin báo cáo hoạt động từ Ngân hàng cấp III Phòng giao dịch. - Thực hiện chế độ báo cáo chuyên đề đối với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam theo chế độ. - Tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Thực hiện báo cáo sơ kết, tổng kết tháng, quý, năm. - Tổng hợp thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng. c) Phòng kế toán – Kho quỹ: Đây là phòng ban chiếm vị trí trung tâm trong đơn vị, gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng các kế toán viên. Các công việc chủ yếu của phòng ban này là: - Tổ chức theo dõi hạch toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định của chế độ tài chính hiện hành của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam, đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ mọi tình hình sự biến động của tài sản có, tài sản nợ do đơn vị quản lý. - Tổng hợp, xử lý, cung cấp, lưu trữ thông tin tại chi nhánh. - Phân tích hoạt động tài chính tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác quản lý tài chính, vốn, tài sản. - Thực hiện các ngiệp vụ tin học triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh. - Các nghiệp vụ kho quỹ về thu, chi, vận chuyển tiền. - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu chứng chỉ tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam. d) Chi nhánh cấp III – Phòng giao dịch - Chi nhánh cấp III Định Thành hoạt động kinh doanh trên địa bàn 3 xã: Định Thành, Định Thành A, An Phúc. Chi nhánh cấp III cũng có cơ cấu tổ chức chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ban tương tự như chi nhánh Hội sở nhưng phạm vi hoạt động nhỏ hơn thẩm quyền giải quyết một số vấn đề cũng ít hơn các nhân viên cùng cấp tại chi nhánh Hội sở. - Phòng giao dịch Long Điền hoạt động kinh doanh trên 2 xã: Long Điền Long Điền Đông. Phòng giao dịch được phép giải quyết cho vay số tiền tối đa là 10 triệu đồng cho một khách hàng, nếu vượt mức này sẽ chuyển xuống chi nhánh Hội sở. Phòng giao dịch cũng có Trưởng Phó phòng giao dịch làm công tác tín dung các kế toán phụ trách giao dịch với khách hàng. 3.2.3. Một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng - Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VNĐ, bằng ngoại tệ của mọi cá nhân các tổ chức, doanh nghiệp. - Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay hộ sản xuất. - Nhận làm dịch vụ chuyển tiền cho mọi cá nhân các tổ chức có yêu cầu. - Nhận thu tiền mặt ngân phiếu thanh toán của khách hàng. - Nhận phục vụ việc mở tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế kinh doanh ngoại tệ. - Nhận làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. - Cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ. 3.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm Khi đánh giá về một ngân hàng, người ta thường xem xét trên nhiều yếu tố như: Kết quả hoạt động kinh doanh, uy tín, năng lực quản lý, mức độ đóng góp cho xã hội,… Trong các yếu tố trên, yếu tố quan trọng đầu tiên là hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng được phản ánh trên mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng như: Huy động vốn, cho vay, tình hình tài chính,…nhưng kết quả cuối cùng luôn được thể hiện qua chỉ tiêu về doanh thu, chi phí lợi nhuận. Do đó, để hiểu rõ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải, em sẽ phân tích bảng số liệu dưới đây: Bảng 2 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Tổng VHĐ 31.555 56.265 38.315 24.710 78,31 -17.950 -31,90 - TGKKH 26.234 45.386 20.028 19.152 73 -25.358 -55,87 - TGCKH 5.321 10.879 18.287 5.558 104,45 7.408 68,09 Cho vay - DNCV 212.798 221.815 103.351 9.017 4,24 -118.464 -53,41 - DSCV 109.156 130.066 106.280 20.910 19,16 -23.786 -18,29 - DSTN 100.285 224.654 142.761 124.369 124,02 -81.893 -36,45 - Nợ QH 1.454 89.327 5.720 87.873 6043,54 -83.607 -93,60 Lợi nhuận 1.232,1 3.087,8 4.880 1.855,7 150,61 1.792,2 58,04 - Thu nhập 20.544,2 24.061 23.528 3.516,8 17,12 -533 -2,22 - Chi phí 19.312,1 20.973,2 18.648 1.661,1 8,60 -2.325 -11,09 Nguồn: Phòng tín dụng Qua bảng số liệu trên, có thể nói ngân hàng đã đạt được những kết quả mĩ mãn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận luôn tăng, với tốc độ tăng trưởng ở mức cao, năm 2005 so với năm 2004 là 150,6%, năm 2006 so với năm 2005 là 58,1%. Có được kết quả này là ngân hàng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng của thu nhập luôn lớn hơn chi phí, nếu có giảm thì tốc độ giảm của thu nhập cũng nhỏ hơn của chi phí. Thật vậy, năm 2005 so với năm 2004, thu nhập tăng 17,1% trong khi chi phí chỉ tăng được 8,6%; còn năm 2006 so với năm 2005, khi thu nhập chỉ giảm 2,2% thì chi phí lại giảm tới 11,1%. Nhân tố tạo nên nguồn thu cho ngân hàng là thu lãi cho vay, khoản thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ thu từ các dịch vụ ngân hàng khác. Như vậy, ngân hàng đang từng bước mở rộng phương thức hoạt động – không chỉ tập trung vào nguồn thu lãi cho vay mà còn thực hiện nhiều dịch vụ ngân hàng khác nữa như: Chuyển tiền nhanh (Western Union), bảo lãnh dự thầu, bảo hiểm, . nhằm đảm bảo doanh thu cho đơn vị. Bên cạnh đó, với việc thực hiện nhiều dịch vụ ngân hàng, đó là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm chi phí của ngân hàng xuống mức chấp nhận được, đảm bảo cho khả năng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới. Tuy vậy, mức chi phí này vẫn còn khá cao, một phần là do nhu cầu vay vốn của người dân để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, .ngày càng cao, trong khi khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay nên chi nhánh phải xin vay vốn từ Trung ương với phí suất cao. Để hiểu rõ thêm vấn đề này, em sẽ nói cụ thể hơn về tình hình huy động vốn cho vay của ngân hàng ngay dưới đây: - Về tình hình huy động vốn, ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng không ổn định, có sự tăng giảm qua 3 năm, năm 2005 tăng 78,31% so với năm 2004, năm 2006 so với năm 2005 lại giảm 31,90%. Có sự tăng giảm này là do sự không ổn định của tiền gửi không kỳ hạn, nếu như năm 2005 so với năm 2004 tăng 19.152 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 73%, thì bước sang năm 2006 lại giảm 25,358 triệu đồng, tốc độ giảm là 55,87%; Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn luôn tăng với tốc độ cao, cụ thể là: Năm 2005 so với năm 2004 tăng trưởng rất cao, đạt 104,45% năm 2006 vẫn tiếp tục tăng so với năm 2005, cho dù tốc độ tăng trưởng có thấp hơn, đạt 68,09%. Có thể nói, đây là một thành công đối với tình hình huy động vốn của ngân hàngngân hàng đang cố gắng huy động càng nhiều tiền gửi có kỳ hạn chủ động giảm huy động lượng tiền gửi không kỳ hạn. Làm được như vậy, nguồn vốn của đơn vị mới thực sự ổn định. - Đối với công tác cho vay thu nợ, ta dễ dàng nhận thấy rằng nó có sự tăng giảm không đều qua các năm, cùng với đó là tình hình nợ quá hạn biến động rất bất thường. Năm 2005 là năm có mức độ cho vay thu nợ lớn nhất, nhưng cũng là năm có số dư nợ quá hạn cao nhất, lên đến 89.327 triệu đồng, chiếm tới 40,27%/tổng dư nợ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do tình hình nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện trong 2 năm 2004 2005 thất bại rất nặng nề, đặc biệt là trong năm 2004 đã tạo ra số nợ quá hạn quá lớn như đã nói ở trên. Nhưng sang năm 2006, tình hình cho vay thu nợ, nợ quá hạn của đơn vị đã có những thay đổi đáng kể. Cụ thể là, doanh số cho vay thu nợ, dư nợ cho vay đã giảm đi trông thấy, tốc độ giảm lần lượt là 18,29%; 36,45% 53,41%. Sở dĩ có kết quả này là ở phía ngân hàng đang chủ động giảm đầu tư đối với ngành thủy, hải sản từng bước tăng đầu tư đối với ngành Thương nghiệp - Dịch vụ nhằm hạn chế rủi ro nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận. Cũng trong năm này tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ chỉ còn 5,53%, thấp hơn rất nhiều so với năm 2005. Đó là sự nổ lực vượt bậc của mọi thành viên trong ngân hàng. Bên cạnh phần phân tích trên, ta có thể nhìn được kết quả kinh doanh của ngân hàng qua đồ thị sau: Hình 4: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM  Tóm lại, mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn, yếu kém trong hoạt động kinh doanh như: Khả năng huy động vốn còn thấp, nợ quá hạn còn nhiều, . nhưng ngân hàng luôn cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra có những định hướng rất đúng đắn trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh nên đã đạt được những kết quả rất khả quan. Hy vọng rằng, với những chiến lược kinh doanh đúng đắn, Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải sẽ trở thành một trong những chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nhất của tỉnh Bạc Liêu của cả nước trong tương lai không xa. 3.2.5. Những thuận lợi khó khăn của ngân hàng trong quá trình hoạt động 3.2.5.1. Thuận lợi - Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam có nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh. Điều này giúp cho ngân hàng cấp trên nắm bắt được tình hình kinh doanh thực tế của các chi nhánh. Đồng thời, chi nhánh cũng có thể tiếp cận nhanh chóng với những quy định mới, ĐVT: Triệu đồng chính sách mới kế hoạch mới của ngân hàng cấp trên, theo kịp với những thay đổi trong nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ. - Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương có nhiều văn bản trực tiếp chỉ đạo về công tác xử lý, thu hồi nợ của ngân hàng cũng như trong việc phối hợp đầu tư, quản lý sử dụng vốn đối với hộ sản xuất. Từ đó, tạo điều kiện cho nguồn vốn đầu tư của ngân hàng thật sự có hiệu quả, giải quyết được nhu cầu về vốn của người dân, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. - Năm 2006, kinh tế của huyện Đông Hải vẫn tăng trưởng khá, GDP đạt 15,5%, tăng 1,20% so với năm 2005, trong đó: + Nông - ngư - lâm nghiệp chiếm 67% + Công nghiệp xây dựng chiếm 13% + Thương mại - dịch vụ chiếm 20%. Vì vậy, ngân hàng có cở sở để đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư tín dụng, không chỉ cho vay nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mà còn cho vay Thương nghiệp – Dịch vụ,… - Việc chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 đã lên đến 38.617 ha với các mô hình nuôi như: Công nghiệp bán công nghiệp là 836,6 ha; quảng canh cải tiến kết hợp là 37.545,4 ha; nuôi thuỷ sản khác là 235 ha. Diện tích muối là 1.253 ha; diện tích sản xuất nông nghiệp còn lại 897 ha.  Tóm lại, trên đây là những thuận lợi cơ bản để Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Đông Hải mở rộng hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất. 3.2.5.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, có không ít những khó khăn đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng: - Tình hình nuôi trồng thuỷ sản của người dân trong huyện gặp nhiều rủi ro do : thời tiết không ổn định, chất lượng con tôm giống chưa được đảm bảo, kỹ thuật nuôi tôm còn hạn chế, giá cả tôm nguyên liệu bấp bênh,…Tình hình này làm cho nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao. - Trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng đang diễn ra mạnh mẽ hơn về thị phần cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh thương mại – dịch vụ,…Bên cạnh đó, với lãi suất huy động vốn cạnh tranh [...]...cũng như việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng Thương mại cổ phần đã gây ra nhiều khó khăn cho đơn vị Chẳng hạn, làm cho khả năng huy động vốn của ngân hàng đạt thấp, không đáp ứng được nhu cầu cho vay của đơn vị 3.2.6 Phương hướng phát triển của ngân hàng trong năm 2007 Những nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng trong năm 2007 cũng như trong thời gian sắp tới là: + Nâng cao... khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ xấu nợ đã xử lý rủi ro; + Triển khai có hiệu quả các sản phẩm dịch vụ mới do Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh chỉ đạo; + Tăng nguồn thu ngoài tín dụng, có quỹ thu nhập đảm bảo đủ chi lương theo quy định có tích luỹ Trên cơ sở những nhiệm vụ chủ yếu này, ngân hàng đã đề ra mục tiêu cụ thể cho năm 2007 như sau: + Huy động vốn (có ngoại tệ quy đổi): 48.006 triệu đồng, tăng... trên cơ sở chọn lọc khách hàng, đối tượng đầu tư phải có hiệu quả, chủ động tìm kiếm khách hàng cho vay là Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Hộ kinh doanh, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành quy trình thẩm định, cấp, quản lý tín dụng từ đó củng cố chất lượng tín dụng theo hướng tích cực hơn; + Tập trung xử lý thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ xấu nợ đã xử lý rủi ro; + Triển khai có hiệu quả các... nợ: 111.800 triệu đồng, tăng trưởng 8,18% + Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ: . 3.2. Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải tỉnh Bạc liêu 3.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng Ngân hàng. Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Gía Rai. Ngân hàng chính thức đi vào

Ngày đăng: 06/10/2013, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI
Bảng 1 DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH (Trang 1)
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006) - KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG HẢI
Bảng 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006) (Trang 7)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w