Đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên trong giai đoạn 2010 – 2015 Qua tổng hợp tài liệu và phỏng vấn chuyên gia, luận án xác định được 12 tiêu chí đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên trong giai đoạn 2010 – 2015. Nghiên cứu đã tiến hành mô tả, kiểm tra độ tin cậy của các tiêu chí thông qua phân tích Cronbach Alpha. Kết quả đo lường thực trạng về sự quan tâm của lãnh đạo và chất lượng quản trị đối với công tác GDTC; nguồn nhân lực phục vụ công tác GDTC; thực hiện chương trình giảng dạy; đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN MINH CƯỜNG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÖ YÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
TP Hồ Chí Minh, 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN MINH CƯỜNG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÖ YÊN
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Tiên Tiến
và TS Lê Hồng Sơn Trong công trình nghiên cứu này, các cơ sở số liệu và tài liệu tham khảo được sử dụng là hoàn toàn đảm bảo trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả
Nguyễn Minh Cường
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu viết tắt trong luận án
Danh mục các biểu bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC và thể thao trong trường học 5
1.2 Khái lược về các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đánh giá chất lượng GDTC 8
1.2.1 Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 8
1.2.2 Khái lược về chất lượng và đánh giá chất lượng công tác GDTC 11 1.3 Vai trò, nhiệm vụ của GDTC trong trường học và nguyên tắc GDTC cho sinh viên 16
1.3.1 Vai trò của GDTC trong trường học 16
1.3.2 Nhiệm vụ của GDTC trong trường học 20
1.3.3 Những nguyên tắc GDTC cho sinh viên 22
1.4 Phong trào TDTT và GDTC ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam 23
1.4.1 Phong trào TDTT và GDTC ở các nước trên thế giới 23
1.4.2 Phong trào TDTT và GDTC ở Việt Nam 24
1.5 Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên lứa tuổi 18 – 22 28
1.5.1 Tố chất sức nhanh 28
1.5.2 Tố chất sức mạnh 30
1.5.3 Tố chất sức bền 32
1.5.4 Tố chất mềm dẻo 35
1.5.5 Tố chất khéo léo (khả năng phối hợp vận động) 36
1.6 Đặc điểm giải phẫu sinh lý, tâm lý sinh viên lứa tuổi 18-22 37
Trang 51.6.2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18-22 [4], [34] 37
1.7 Đặc điểm công tác GDTC và hoạt động TDTT học đường tại Trường Đại học Phú Yên 39
1.7.1 Quá trình hình thành và kết quả đạt được của công tác GDTC Trường Đại học Phú Yên 39
1.7.2 Định hướng phát triển công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên 42
1.8 Một số công trình liên quan 43
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 49
2.1 Đối tượng nghiên cứu 49
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 49
2.1.2 Khách thể nghiên cứu 49
2.2 Phương pháp nghiên cứu 49
2.2.1 Phương pháp đọc phân tích và tổng hợp tài liệu 49
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn 50
2.2.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm 50
2.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 53
2.2.5 Phương pháp toán thống kê 53
2.3 Tổ chức nghiên cứu: 56
2.3.1 Kế hoạch nghiên cứu 56
2.3.2 Địa điểm và đơn vị phối hợp nghiên cứu 58
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 59
3.1 Đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên trong giai đoạn 2010 – 2015 59
3.1.1 Xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên trong giai đoạn 2010 – 2015 59
Trang 63.1.2 Phân tích thực trạng công tác GDTC Trường Đại học Phú Yên
trong giai đoạn 2010 – 2015 66
3.1.3 Tiểu kết mục tiêu 1 84
3.2 Xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC Trường Đại học Phú Yên 87
3.2.1 Căn cứ xác định giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC Trường Đại học Phú Yên 87
3.2.2 Các nguyên tắc khi xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC 88
3.2.3 Xác định các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC Trường Đại học Phú Yên giai đoạn 2016 – 2018 90
3.2.4 Xác định các nội dung cho từng giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC củaTrường Đại học Phú Yên 92
3.2.5 Hướng dẫn quy trình thực hiện một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên 98
3.2.6 Tiểu kết mục tiêu 2 107
3.3 Đánh giá hiệu quả thực nghiệm một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC Trường Đại học Phú Yên 107
3.3.1 Tổ chức thực nghiệm 107
3.3.2 Kết quả kiểm tra sinh viên trước thực nghiệm một vài giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC 109
3.3.3 Kết quả kiểm tra và đánh giá hiệu quả tác động sau thực nghiệm của một vài giải pháp ngắn hạn nâng cao công tác GDTC 112
3.3.4 Đánh giá hiệu quả tác động của từng nội dung ở các giải pháp đến việc nâng cao chất lượng công tác GDTC sau quá trình thực nghiệm 131 3.3.5 Tiểu kết mục tiêu 3 132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 133
KẾT LUẬN: 133
KIẾN NGHỊ: 135
Trang 7ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Viết tắt Thuật ngữ tiếng Việt
CBQL Cán bộ quản lý
CTNC Công trình nghiên cứu ĐHPY Trường Đại học Phú Yên GDTC Giáo dục thể chất
Trang 9BảNG NỘI DUNG TRANG
Bảng 3.2 Các tiêu chí đánh giá công tác GDTC theo đề xuất
Bảng 3.3 Tần suất trả lời cho từng tiêu chí phỏng vấn Sau 62 Bảng 3.4 Kết quả thống kê mô tả của các tiêu chí đánh giá 63 Bảng 3.5 Hệ số tin cậy tổng thể (Reliability Statistics) 63
Bảng 3.6 Độ tin cậy và mối tương quan từng biến với biến tổng
67
Bảng 3.9 Thực trạng quản trị công tác GDTC của Trường
Bảng 3.10 Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC của
Bảng 3.11 Kết quả đánh giá về đội ngũ giảng viên GDTC
Bảng 3.12 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC
của Trường ĐHPY giai đoạn năm 2010 - 2015 Sau 70
Bảng 3.13 Kết quả đánh giá cơ sở vật chất phục vụ công tác
Bảng 3.14 Thực trạng kinh phí dành cho công tác GDTC của
Bảng 3.15 Thực trạng chương trình GDTC của Trường ĐHPY 73
Trang 10giai đoạn năm 2010 – 2015
Bảng 3.16 Kết quả đánh giá nội dung, chương trình giảng dạy
Bảng 3.17 Các môn thể thao phù hợp phát triển thể lực của sinh
Bảng 3.18 Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của trường
Bảng 3.19 Kết quả đánh giá của GV, CBQL về hoạt động TDTT
Bảng 3.20 Các môn thể thao mà sinh viên của trường đã có nhu
Bảng 3.21 Sự hứng thú và sự hài lòng của SV về tập luyện
Bảng 3.22 Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên ở Trường
Bảng 3.23 Kết quả xếp loại thể lực chung của SV
Bảng 3.24 Điểm học tập môn GDTC của sinh viên ở Trường
Bảng 3.25 So sánh điểm học tập môn GDTC của sinh viên ở
Bảng 3.26 Xếp loại kết quả học tập môn GDTC của sinh viên ở
Bảng 3.27 Kết quả thu thập thông tin xác định các giải pháp
Bảng 3.28 Kết quả phỏng vấn xác định các giải pháp nâng cao
Bảng 3.29 Độ tin cậy tổng thể của các giải pháp (Reliability
Bảng 3.30 Độ tin cậy của từng giải pháp GDTC (Item-Total Sau 91
Trang 11Bảng 3.31 Kết quả phỏng vấn lựa chọn từng nội dung cho các
Bảng 3.32 Lượng mẫu phỏng vấn và kiểm tra sư phạm cho quá
Bảng 3.33 Kết quả kiểm tra thể lực của các nhóm thực nghiệm
và đối chứng trước thực nghiệm (Descriptives) Sau 109
Bảng 3.34 Kết quả so sánh thể lực của các nhóm sinh viên trước
Bảng 3.35
Kết quả xếp loại đánh giá trình độ thể lực chung của sinh viên các nhóm trước thực nghiệm (Crosstabulation)
111
Bảng 3.36 Kết quả kiểm nghiệm so sánh thể lực của nhóm thực
Bảng 3.37 So sánh kết quả đánh giá mức độ quan tâm của lãnh đạo
và công tác quản trị lĩnh vực GDTC tại thời điểm HK 3 112
Bảng 3.38 Đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC của trường Đại
Bảng 3.39 Cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của trường
Bảng 3.40 So sánh kết quả đánh giá nguồn lực phục vụ cho công
Bảng 3.41 Kết quả phỏng vấn và so sánh các nhóm sinh viên về
Bảng 3.42 So sánh kết quả đánh giá việc thực hiện chương trình
Bảng 3.43 Hoạt động TDTT ngoại khóa của Trường Đại học
Bảng 3.44 Kết quả phỏng vấn và so sánh các nhóm sinh viên về
việc thực hiện chương trình giảng dạy GDTC Sau 119
Trang 12Bảng 3.45 So sánh các nhóm sinh viên về hứng thú tập luyện
Bảng 3.46 So sánh sự hài lòng về môn học GDTC của các nhóm
Bảng 3.47 Kết quả kiểm tra thể lực của các nhóm trước và sau
Bảng 3.48 Kết quả xếp loại và so sánh thể lực của các nhóm sinh
viên trước và sau thực nghiệm (Descriptives) Sau 125
Bảng 3.49 Kết quả kiểm tra thể lực các nhóm sau thực nghiệm
Bảng 3.50 Kết quả so sánh các nhóm SV sau thực nghiệm Sau 128
Bảng 3.51 Kết quả xếp loại thể lực chung của các nhóm sau thực
nghiệm và nhóm so sánh (Crosstabulation) Sau 128
Bảng 3.52 Kết quả kiểm nghiệm Chi-Square Tests so sánh các
Bảng 3.53 Điểm trung bình của các nhóm sau thực nghiệm và
Bảng 3.54 So sánh điểm trung bình của các nhóm sau thực
nghiệm và nhóm so sánh (Multiple Comparisons) Sau 130
Bảng 3.55 Xếp loại và so sánh kết quả học tập môn GDTC của
Bảng 3.56 Kết quả đánh giá hiệu quả tác động của các nội dung
ở các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC Sau 131
Bảng 3.57
Kết quả đánh giá tổng hợp về hiệu quả tác động của các nội dung giải pháp nâng cao chất lượng GDTC sau thực nghiệm (Descriptive Statistics)
Sau 131
Trang 13BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG
Biểu đồ 3.1 Các môn thể thao phù hợp phát triển thể lực của sinh
Biểu đồ 3.3 Kết quả xếp loại thể lực chung của sinh viên Sau 81 Biểu đồ 3.4 Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Sau 83
Biểu đồ 3.5 Kết quả xếp loại thể lực chung của sinh viên các
Biểu đồ 3.6 Kết quả xếp loại thể lực chung của sinh viên N.TN và
Biểu đồ 3.7 Đánh giá đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC Sau 115 Biểu đồ 3.8 Đánh giá cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy GDTC 116 Biểu đồ 3.9 Kết quả đánh giá giờ học GDTC của SV các nhóm Sau 118
Biểu đồ 3.10 Kết quả đánh giá chương trình giảng dạy GDTC của
Biểu đồ 3.11 Kết quả đánh giá hoạt động TDTT ngoại khóa của SV
Biểu đồ 3.12 Sự hứng thú tập luyện TDTT của các nhóm sinh viên Sau 121
Biểu đồ 3.13 Sự hài lòng của các nhóm sinh viên về môn học
Biểu đồ 3.14 Nhịp tăng trưởng W% thể lực của các nhóm phân
Biểu đồ 3.15 Kết quả so sánh trình độ thể lực của các nhóm theo
Biểu đồ 3.16 So sánh trình độ thể lực của nhóm đối chứng và nhóm
Biểu đồ 3.17 Kết quả xếp loại các nhóm sau thực nghiệm với nhóm
Biểu đồ 3.18 Xếp loại kết quả học tập môn GDTC của các nhóm 131
Trang 14PHỤ LỤC 5 Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu (P5) về công tác GDTC
PHỤ LỤC 6 Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu (P6) về các giải pháp nâng
cao công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên
PHỤ LỤC 7 Phiếu phỏng vấn (P7) về xác định các giải pháp nâng cao chất
lượng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên
PHỤ LỤC 8
Phiếu phỏng vấn (P8) về xác định các nội dung của từng giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên
PHỤ LỤC 9 Phiếu phỏng vấn (P9) sau thực nghiệm các giải pháp nâng cao
PHỤ LỤC 12.1 Số liệu phỏng vấn GV, CBQL và GC về thực trạng công tác
GDTC
PHỤ LỤC 12.2 Số liệu phỏng vấn GV, CBQL và GC về thực trạng công tác
GDTC PHỤ LỤC 13.1 Số liệu phỏng vấn Sinh viên về thực trạng công tác GDTC PHỤ LỤC 13.2 Số liệu phỏng vấn Sinh viên về thực trạng công tác GDTC
Trang 15của sinh viên trường ĐHPY giai đoạn 2011 – 2015
PHỤ LỤC 15.1 Kết quả phỏng vấn xác định các giải pháp nâng cao chất lượng
công tác GDTC
PHỤ LỤC 15.2 Kết quả phỏng vấn 2 lần về xác định nội dung của các giải
pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC PHỤ LỤC 16 Số liệu kiểm tra thể lực của sinh viên trước thực nghiệm
PHỤ LỤC 17 Số liệu kiểm tra thể lực và kết quả học tập sinh viên sau thực
nghiệm
PHỤ LỤC 18 Số liệu phỏng vấn giảng viên, cán bộ quản lý và chuyên gia
trước và sau thực nghiệm tại thời điểm SV ở HK3 năm 2
PHỤ LỤC 19 Số liệu phỏng vấn sinh viên trước và sau thực nghiệm tại thời
điểm SV ở HK3 năm 2 PHỤ LỤC 20 Dữ liệu kết quả phỏng vấn đánh giá hiệu quả tác động của các
nội dung giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC
Trang 161
PHẦN MỞ ĐẦU
Đảng và Nhà nước định hướng mục tiêu của giáo dục cho nước ta là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện gồm: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí con người, nguồn lực con người là động lực của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, là chủ thể của mọi sự sáng tạo, chủ thể của mọi của cải vật chất và văn hóa, chủ thể để xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái Như vậy con người cần phát triển toàn diện, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và có đạo đức Để con người phát triển toàn diện, thì GDTC có vai trò đặc biệt quan trọng
Mục tiêu của GDTC trong nhà trường gắn liền với mục tiêu đào tạo nhân lực, nâng cao trí tuệ, bồi dưỡng nhân tài, GDTC giữ vị trí quan trọng then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và Thể dục Thể thao (TDTT) nói riêng Vì vậy, ngày 24/03/1994, chỉ thị 36 Bí thư TW Đảng
có viết: “Sự phát triển TDTT và rèn luyện thể chất trong các trường Đại học – Cao Đẳng – Trung học là một bộ phận trong chính sách kinh tế – xã hội của Đảng nhằm bồi dưỡng nhân tố con người” [3] và thực hiện chủ trương
của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chỉ thị số 12/2005/TC-BGD&ĐT [6] về
Trang 17việc tăng cường công tác GDTC và hoạt động thể thao, việc nâng cao hiệu quả công tác GDTC bằng các hoạt động thể thao ngoại khóa và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy chính khóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của GDTC để phát triển các tố chất thể lực và năng lực vận động của học sinh, sinh viên
Trong Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định 2198/QĐ-TTg, ngày 03/12/2010; Nghị quyết 08- NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Thể dục, thể thao… đã chỉ rõ: Các chính sách của Nhà nước đã thể hiện quan điểm của Đảng về phát triển Thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, đời sống văn hóa tinh thần, đặc biệt cho thế hệ trẻ, góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế Trong những năm qua, công tác GDTC trong trường học nói chung, trong các trường đại học nói riêng đã có những tiến bộ
nhất định [31], [57] Tuy nhiên, “Công tác GDTC trong nhà trường và các hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên chưa được coi trọng, chưa đáp ứng nhu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho học sinh, sinh viên là một trong số nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực” [57] Nhiệm vụ của GDTC
trong nhà trường, một mặt trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ năng, kỹ xảo vận động Song, mặt khác quan trọng hơn là phát triển ở họ những tố chất thể lực cần thiết Vì vậy, một vấn đề đặt ra là muốn công tác GDTC có hiệu quả hơn, phải thông qua tìm kiếm những biện pháp khác nhau phù hợp để nâng cao chất lượng GDTC
Bên cạnh đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của thể thao học đường, nhiều tác giả đã đề cập đến việc nghiên cứu cải tiến công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, giảng viên GDTC, đồng thời một số báo cáo còn đề cập đến các vấn đề về cơ sở vật chất, kinh phí dành cho GDTC hết sức hạn chế Các kết quả nghiên cứu của một số tác giả cũng làm rõ các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của công tác GDTC, trong đó có nguyên nhân quan trọng chính là công tác GDTC trường học còn
Trang 183 yếu và kém hiệu quả, bởi vì chưa được quan tâm đúng mức, xứng tầm với xu thế phát triển của thời đại Quyết định số: 641/QĐTTg ngày 28 tháng 4 năm
2011 về việc phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 của Thủ tướng Chính phủ Trong đề án cũng đã đưa ra các nhóm giải pháp như: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách (7 giải pháp); nhóm giải pháp huy động nguồn lực (5 giải pháp); nhóm giải pháp giáo dục truyền thông (4 giải pháp) Đó chính là những cơ sở định hướng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC trong trường học Hòa chung với thực trạng công tác GDTC ở các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước nói chung cũng như trường Đại học Phú Yên và một số trường đại học, học viện và cao đẳng ở địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng cho đến thời điểm này đa phần vẫn còn nhiều bất cập như: thiếu thốn về cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện; chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên; nội dung, chương trình chưa phù hợp; các hoạt động ngoại khóa chưa được phát triển mạnh… Chính vì những điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác GDTC Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC tại cho trường và nhằm giúp cho các nhà chuyên môn, các nhà quản lý giáo dục
có cơ sở nhìn nhận và định hướng thay đổi trong thời gian tới một cách toàn diện góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC ở Trường Đại học Phú Yên Với ý nghĩa, tầm quan trọng và hiện trạng thực tế của vấn đề, luận án tiến
hành nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên”
Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đánh giá thực trạng công tác GDTC ở Trường Đại học Phú Yên nhằm xác định những ưu điểm, những tồn tại, những hạn chế trong công tác GDTC của Trường Từ đó, làm cơ sở để xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho Trường Đại học Phú Yên ngày càng tốt hơn trong giai đoạn hiện tại và tương lai
Trang 19Mục tiêu nghiên cứu:
Để đánh giá thực trạng và xây dựng được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho Trường Đại học Phú Yên, luận án tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học
Phú Yên trong giai đoạn 2010 – 2015
Mục tiêu 2: Xây dựng một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác
GDTC Trường Đại học Phú Yên
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả thực nghiệm một số giải pháp nâng cao chất
lượng công tác GDTC Trường Đại học Phú Yên
Giả thuyết khoa học:
Nếu Luận án xây dựng được các giải pháp phù hợp và ứng dụng thực nghiệm thành công thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC của Trường Đại học Phú Yên trong giai đoạn hiện tại và tương lai tốt hơn, đáp ứng mục tiêu đào tạo toàn diện của nhà Trường
Trang 205
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC và thể thao trong trường học
Công tác GDTC trong trường học là một mặt của nền giáo dục, nhằm
đào tạo những lớp người “Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức…” Đó là mục tiêu của Đảng
và nhà nước, cũng là ước nguyện của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ Việt Nam, thế
hệ sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Việc duy trì và tăng cường thể chất của giống nòi Việt
Nam phải bắt đầu từ thế hệ trẻ, cũng như Bác Hồ đã từng dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhân tố phát triển xã hội là con người Bác khẳng định, TDTT là phương thức đào tạo phát triển con người toàn diện, nó là phương tiện phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội Theo Bác có
sức khỏe là có tất cả, muốn có sức khỏe phải tập luyện thể dục thể thao, “vì
nó cũng là công tác trong công tác cách mạng khác” và Bác cho rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”[38] Tư tưởng đó đã cho thấy tầm quan trọng của
TDTT trong việc nâng cao sức khỏe toàn dân phục vụ cho sự nghiệp cách mạng trong từng giai đoạn Bởi vì, muốn có sức khỏe thì không có cách nào khác hơn là phải tập luyện TDTT
Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 điều
14 qui định:“Nhà nước thống nhất sự nghiệp quản lý thể dục thể thao, qui định chế độ GDTC bắt buộc trong nhà trường, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động TDTT chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao”[48]
Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 Ban Bí Thư TW Đảng
về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã nêu lên vai trò của TDTT đối với
Trang 21việc nâng cao sức khỏe cho mọi người, đổi mới chương trình đào tạo vận động viên để nâng cao thành tích thể thao, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật TDTT và nâng cao uy tín TDTT nước ta trên trường quốc tế Về
GDTC và thể thao trường học, Chỉ thị có đoạn viết: “…Cải tiến trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học”[3]
Ngày 07/03/1995, Chính phủ có chỉ thị số 133/TTg về công tác TDTT
trong giai đoạn mới, có đoạn ghi: “Bộ GD&ĐT đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, có quy chế bắt buộc các nhà trường, nhất là các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập TDTT, có định biên hợp lý Bộ GD&ĐT bổ nhiệm một thứ trưởng chuyên trách chỉ đạo công tác GDTC trường học”[54]
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII 1996
đã khẳng định: “Giáo Dục và Đào tạo cùng với Khoa học và Công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu” và đã nhấn mạnh đến việc chăm lo GDTC con người là “Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh không chỉ có con người phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lối sống mà còn
có con người cường tráng về thể chất, chăm lo con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội”
Luật giáo dục được Quốc hội khóa IX Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1998 quy định: “Nhà nước coi trọng TDTT trường học, nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng GDTC là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ mầm non đến đại học”[46]
Pháp lệnh TDTT được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua
ngày 25 tháng 9 năm 2000 ở điều 14 chương III quy định “TDTT trường học bao gồm GDTC và hoạt động ngoại khóa cho người học GDTC trong trường học là chế độ GDTC bắt buộc, nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất,
Trang 227
góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học Nhà nước khuyến khích thể dục thể thao ngoại khóa trong nhà trường”[47]
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC và thể thao trường học, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản pháp quy để chỉ đạo thực hiện đến các cơ sở Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành chương trình mục tiêu:
“Cải tiến nâng cao chất lượng GDTC, sức khỏe, phát triển và bồi dưỡng tài năng thể thao học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp, giai đoạn 1996 -
2000 và định hướng đến 2025” Trong chương trình mục tiêu, đã nêu lên đầy
đủ những điều kiện đảm bảo công tác GDTC và thể thao trong trường học ổn định và phát triển đến năm 2025.[14]
Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về GDTC và thể thao trường học được thể hiện rõ và nhất quán trong hiến pháp, luật, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tư của Đảng, chính phủ, quốc hội và các bộ, ngành, đoàn thể chính trị xã hội có liên quan Đó là quan điểm coi GDTC là một mặt quan trọng của giáo dục toàn diện cho thế hệ con người Việt Nam có thể lực cường tráng, có trí tuệ phát triển cao, có đạo đức trong sáng để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Để công tác thể thao học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng, cần phải xây dựng nhà trường thành những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của học sinh, sinh viên Trước tình trạng giảm sút sức khỏe, thể lực của học sinh, sinh viên hiện nay, hai ngành giáo dục và TDTT đã thống nhất những nội dung, biện pháp và hợp đồng trách nhiệm và chỉ đạo nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GDTC
của học sinh, sinh viên: “Hai ngành nhất trí xây dựng chương trình mục tiêu, cải tiến nâng cao chất lượng GDTC, bồi dưỡng năng khiếu trong học sinh,
Trang 23sinh viên,…kiến nghị với Nhà nước phê duyệt chương trình quốc gia và được đầu tư kinh phí thích đáng”
1.2 Khái lƣợc về các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đánh giá chất lƣợng GDTC
1.2.1 Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Để tiếp tục giải quyết các vấn đề nghiên cứu tiếp theo cần thiết phải làm sáng tỏ và thống nhất một số khái niệm cơ bản có liên quan
- Thể dục thể thao: “Là một bộ phận của nền văn hóa – xã hội, TDTT
là sự tổng hợp của những thành tựu của xã hội trong sự nghiệp sáng tạo nên
và sử dụng hợp lý những phương tiện, phương pháp và các biện pháp chuyên môn để nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng thể lực, trí lực của nhân dân góp phần giáo dục và phát triển con người toàn diện TDTT là một loại hình hoạt động
mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực”[60]
- Thể chất: Nguyễn Toán cho rằng “Thể chất là chỉ chất lượng thân thể con người Đó là đặt trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (trong đó có giáo dục và rèn luyện) Thể chất bao gồm thể hình, khả năng chức năng thích ứng”[60]
- GDTC: Theo Nguyễn Toán đã mô tả GDTC và khái niệm: “GDTC là một bộ phận của thể dục thể thao GDTC còn là một trong những hoạt động
cơ bản, có định hướng rõ của thể dục thể thao trong xã hội, một quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người”[50]
Theo quan điểm của A.M.Macximenko; B.C.Kyznhetxop và
Xokholop cho rằng: “GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học động tác, giáo dục các tố chất thể lực, lĩnh hội các tri trức chuyên môn về TDTT và hình thành nhu cầu tập luyện tự giác ở con người [1]
Trang 249 GDTC là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân GDTC được hiểu là:
“Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người” GDTC cũng như loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với
đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh, sinh viên với nguyên tắc sư phạm [60]
- Giáo dưỡng thể chất: Theo P.Ph.Lexgaphoto (1837-1909), là nhà bác
học, nhà sư phạm, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng người Nga Ông là người
sáng lập ra học thuyết về giáo dưỡng thể chất, ông cho rằng: “Bản chất của giáo dưỡng thể chất là làm sao để học, tách riêng các cử động ra và so sánh chúng với nhau, điều khiển có ý thức các cử động đó và thích nghi với các trở ngại, đồng thời khắc phục các trở ngại đó sao cho khéo léo và kiên trì nhất” [44]
- Phát triển thể chất: “Là quá trình biến đổi và hình thành các tố chất
tự nhiên về hình thái và chức năng cơ thể trong đời sống tự nhiên và xã hội Hay nói cách khác, phát triển thể chất là một quá trình hình thành biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng người về hình thái, chức năng kể cả những tố chất thể lực và năng lực vận động”[59] Phát triển thể chất phụ
thuộc nhiều vào yếu tố tạo thành và sự biến đổi của nó diễn ra theo quy luật
di truyền và các quy luật phát triển sinh học tự nhiên theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp phương pháp và biện pháp giáo dục cũng như môi trường sống
- Năng lực thể chất: Năng lực thể chất chủ yếu liên quan tới những khả
năng chức năng của hệ thống cơ quan trong cơ thể và biểu hiện chủ yếu qua hoạt động vận động Năng lực thể chất bao gồm kỹ năng vận động kết hợp
với tố chất thể lực Nói một cách ngắn gọn năng lực thể chất bao gồm: “Hình thái khả năng chức năng và khả năng thích ứng”
Trang 25- Hoàn thiện thể chất: Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn cũng đưa ra khái niệm “Hoàn thiện thể chất là mức tối ưu (tương đối) với một giai đoạn lịch sử nhất định của trình độ chuẩn bị thể lực toàn diện và phát triển thể chất cần thiết khác trong đời sống; Phát huy cao độ, đầy đủ những năng khiếu bẩm sinh về thể chất của từng người; phù hợp với những quy luật phát triển toàn diện nhân cách và giữ gìn, nâng cao sức khỏe để hoạt động tích cực lâu bền và có hiệu quả”[60]
- Thể lực: “Là sức lực của con người” Theo Nguyễn Mạnh Liên:
“…thể lực là một nội dung nằm trong định nghĩa chung về sức khỏe” Tác
giả cho rằng, để đánh giá thể lực cần có các chỉ tiêu về, hình thái, giải phẫu
và sinh lý con người trong đó có hai chỉ tiêu cơ bản là chiều cao đứng và cân nặng [41]
Thể lực là một loại năng lực hoạt động vận động của thân thể người, chỉ năng lực sức nhanh, sức mạnh, sức bền, linh hoạt và các năng lực khác của con người biểu hiện trong vận động, lao động và trong đời sống Thể lực chia làm hai nhóm chính trong vận động là thể lực chung và thể lực chuyên môn Thể lực chung đáp ứng các hoạt động chung trong vận động, lao động
và đời sống; thể lực chuyên môn là các hoạt động thể lực phù hợp cho một môn thể thao nhất định
- Sức khỏe: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khái niệm sức khỏe như sau:
“Sức khỏe là một trạng thái thỏa mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật, cho phép mọi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả” [60]
- Giải pháp: “Là cách giải quyết một vấn đề nào đó” Trong giai đoạn
hiện nay, tình hình thực hiện công tác GDTC ở các trường còn rất nhiều bất cập, hạn chế, nên việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề này là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn [52]
Trang 26Tuy nhiên, không nhải chất lượng là một khái niệm quá trừu tượng đến mức mà người ta không thể đi đến một cách diễn giải tương đối thống nhất, mặc dù sẽ còn luôn luôn thay đổi Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO
9000:2000, đã đưa ra định nghĩa như sau: Chất lượng là khả năng của tập hợp
các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên liên, đáp ứng các nhu cầu và mong đợi được công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán Từ khái niệm trên có thể rút
ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất lượng:
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Nếu một sản phầm vì lý
do nào đó mà không đáp ứng được nhu cầu, chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng
Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội
Trang 27Trong khi đó GDTC là một lĩnh vực hoạt động thể dục thể thao
(TDTT) của xã hội với nhiệm vụ là: Phát triển toàn diện các tố chất thế lực,
và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống Đồng thời chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên Tác dụng của GDTC và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của sinh viên trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai
Vì vậy, khái niệm chất lượng GDTC là một khái niệm khá quen thuộc với loài người ngay từ trước tới nay, tuy nhiên khái niệm chất lượng nói chung, chất lượng GDTC nói riêng là một khái niệm còn gây nhiều tranh cãi
Nguyên nhân bắt nguồn từ nội hàm phức tạp của khái niệm “Chất lượng” với
sự trừu tượng và tính đa diện, đa chiều của khái niệm này Ví dụ, đối với cán
bộ giảng dạy và sinh viên, học sinh thì ưu tiên của khái niệm chất lượng phải
là ở quá trình đào tạo, là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình giảng dạy và tập luyện Còn đối vói những người sử đụng lao động, ưu tiên về chất lượng của họ lại ở đầu ra, tức là ở trình độ, năng lực và kiến thức của sinh viên, học sinh khi ra trường [58]
Sức khỏe cũng như trí tuệ để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới GDTC trong trường học sẽ giúp thế hệ tương lai có đầy đủ sức khỏe cũng như trí tuệ
để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, GDTC có vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất của cơ thể Những tác động của GDTC tới con
Trang 2813 người về các mặt trí lực, đây là điều đặc biệt vì tập thể thao tăng cường trí thông minh Hoạt động thể chất giúp tạo ra các tế bào não mới trong khu vực liên quan đến trí nhớ Khi chơi thể thao sẽ cảm thấy đầu óc thư thái hơn, tâm
lý thoải mái và có những giây phút thực sự sảng khoái, giảm bớt stress và từ
đó tăng khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp
Mục đích của GDTC cần hướng sinh viên đến sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần Nó có liên quan chặt chẽ đến tinh thần, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và là một điều kiện cần thiết cho sự phát triển hài hòa nhân cách của sinh viên Đó còn là yếu tố tác động mạnh mẽ trong việc tăng thể chất và tinh thần của sinh viên Các hoạt động hợp lý của công tác GDTC trong chương trình GDTC nội khóa sẽ tạo điều kiện mở rộng khả năng hoạt động chức năng của cơ thể ở sinh viên, cải thiện hiệu xuất của lao động trí óc, làm giảm mệt mỏi
Mục tiêu của GDTC cho sinh viên được xác định cụ thể là: Tăng cường sức khỏe và thúc đẩy sự phát triển hài hòa thể chất, hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động, trang bị cho sinh viên những kiến thức chung của văn hóa thể chất, các nguyên tắc tập luyện TDTT và vệ sinh cá nhân Đồng thời còn hình thành và phát triển động cơ tập luyện bền vững, tạo sự say mê và hứng thú tập luyện TDTT cần thiết để thích ứng với nó, giáo dục đạo đức và phát triển hài hòa nhân cách chuẩn bị cho sinh viên đạt các tiêu chuẩn rèn luyện thể lực
GDTC thích hợp là điều kiện cần thiết giúp cho sự phát triển bình thường của sinh viên Các hoạt động thể chất được đáp ứng bởi sự phát triển của hệ thống tim mạch, hô hấp, cũng như quá trình trao đổi chất Do vậy chúng làm tăng nhịp điệu chung của cuộc sống Việc chăm sóc nâng cao sức khỏe của sinh viên là nhiệm vụ quan trọng nhất của đội ngũ giảng viên GDTC Phương tiện GDTC cho sinh viên chính là các bài tập thể chất, lao động thể chất, sử dụng các yếu tố vệ sinh giúp sinh viên được tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên
Trang 29Xuất phát từ khái niệm về chất lượng GDTC và xem xét mục đích, mục tiêu, vai trò và nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong các trường học, có thể đưa ra khái niệm về chất lượng giáo dục thể chất như sau: Chất lượng GDTC
là sự phù hợp với mục tiêu trong các hoạt động GDTC
Vì vậy, đánh giá chất lượng GDTC đạt được ở cá nhân sinh viên được xác định là: Học được kỹ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động thể chất,
có sức khỏe, tham gia thường xuyên trong các hoạt động thể chất, biết được ý nghĩa và lợi ích của việc tham gia các hoạt động thể chất, hiểu được giá trị thể chất và thực hiện lối sống có lợi cho sức khỏe Các tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC cần hướng tới việc đánh giá khách quan thực trạng thể chất của đối tượng GDTC, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thể chất của sinh viên Trước tiên, đó là yếu tố di truyền (bẩm sinh), kế đến là các yếu tố ngoài di truyền như hoàn cảnh, điều kiện sống (dinh dưỡng, điều kiện sống và lối sống, môi trường giáo dục, các điều kiện thực hiện GDTC ở nhà trường và trong xã hội ) và sự tự rèn luyện trong đó có rèn luyện thể chất và nâng cao sức khỏe Xuất phát từ những vấn đề nêu trên có thể xác định một số tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC cho sinh viên bao gồm:
Trình độ phát dục về hình thái cơ thể; Thể hiện ở mức phát triển cơ thể bình thường, cân đối, khỏe mạnh và đẹp
Trình độ hoạt động thể lực: Thể hiện qua công năng hoạt động trao đổi chất và hiệu năng của các cơ quan hệ thống trong cơ thể
Trình độ về tố chất thể lực: Thể hiện qua sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, và khả năng phối hợp vận động, cùng các năng lực hoạt động vận động về chạy, nhảy, leo trèo, ném
Năng lực thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài: Khả năng nhanh chóng thích ứng của cơ thể với những bất lợi như sự thay đổi thời tiết đột ngột, sức
đề kháng với vi trùng bệnh tật
Sự phát dục về tâm lý: Đó là năng lực nhận biết, ý chí, cá tính và sự thích ứng với các kích thích khác nhau từ môi trường bên ngoài
Trang 3015
- Chất lượng GDTC liên quan chặt chẽ tới sự phát triển thể chất, đó là khả năng về sức chịu đựng mức độ mạnh mẽ của các hệ thống cơ quan chức phận, tính linh hoạt (khả năng phối hợp vận động) và được biểu hiện cụ thể ở các tiêu chí sau:
Sức bền của hệ tim mạch - hô hấp (sức bền ưa khí) Khả năng của hệ tuần hoàn và hô hấp, hệ thống cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động thể chất Sức mạnh cơ bắp: Lực lớn nhất của một cơ hoặc nhóm cơ bắp sản sinh
ra Sức bền cơ bắp: Khả năng hoạt động liên tục mà không xuất hiện mệt mỏi của một cơ hoặc nhóm cơ bắp Tính linh hoạt (khả năng phối hợp vận động): Khả năng hoạt động của các khớp trong hoạt động ở mọi hướng, hoặc theo một hướng cụ thể thông qua một loạt các chuỗi của hoạt động vận động hoặc chuyển động của cơ thể
Thành phần cơ thể (BMI): Chất lượng cơ thể (tỷ lệ khối lượng chất béo của cơ thể) phản ánh sự phát triển cân đối về nuôi dưỡng (dinh dưỡng) và chiều cao, cân nặng của cơ thể [36]
Từ khái niệm về chất lượng GDTC và việc phân tích các quan điểm xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC, về cơ bản có sự thống nhất chủ yếu thông qua các tiêu chí, khách quan tập trung vào đánh giá mức độ phát triển thể chất gồm: Đánh giá chất lượng GDTC thông qua đánh giá mức
độ phát triển thể chất của sinh viên: Sự phát triển thể hình của sinh viên (dựa trên kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái như chiều cao, cân nặng, BMI); Trình độ hoạt động thể lực (dựa trên kết quả kiểm tra chỉ số dung tích sống, công năng tim ) Trình độ phát triển thể lực của sinh viên (Chạy 30m xuất phát cao (giây), Bật xa tại chỗ (cm), Chạy tùy sức 5 phút (m), Nằm ngửa gập bụng 30s/lần), Lực bóp tay thuận (kg) )
Đồng thời giữa các tác giả cũng có sự đồng thuận một số các tiêu chí chủ quan trong đánh giá chất lượng thông qua môi trường học tập (tập luyện), nhận thức của sinh viên, giảng viên GDTC Xuất phát từ khái niệm chất lượng GDTC là sự phù hợp mục tiêu của các hoạt động GDTC, theo nhu cầu
Trang 31của người dạy và người học thì các điều kiện đảm bảo như: tổ chức bộ máy điều hành các hoạt động GDTC nội và ngoại khóa, sân bãi dụng cụ tập luyện, đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình, phương tiện và phương pháp tập luyện, kinh phí đầu tư dành cho hoạt động GDTC và kết quả học tập GDTC của sinh viên, đều phải được xem xét khi đánh giá thực trạng công tác GDTC tại Trường Đại học Phú Yên
1.3 Vai trò, nhiệm vụ của GDTC trong trường học và nguyên tắc GDTC cho sinh viên
1.3.1 Vai trò của GDTC trong trường học
GDTC là một trong những bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển Thể dục thể thao đất nước, nó là một bộ phận không thể thiếu trong mục tiêu phát triển toàn diện của nền giáo dục nước nhà, góp phần phát triển toàn diện nhân cách, hài hòa về các mặt đức-trí-thể-mỹ, là một trong những mặt của mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện và nằm trong hệ thống giáo dục
quốc dân GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người” [19]
Cũng như các loại hình giáo dục khác, GDTC là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó Có vai trò chủ đạo, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm Trong hoạt động giảng dạy GDTC, được chia làm hai mặt rõ rệt là: dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động
GDTC là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên; phát triển cơ thể một cách hài hòa, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen xấu, rèn luyện thân thể đạt những chỉ tiêu thể lực qui định cho từng đối tượng và năm học trên cơ sở tiêu chuẩn rèn
Trang 3217 luyện thân thể theo lứa tuổi; góp phần đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước GDTC trong trường học còn là môi trường thuận lợi, giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước Vì GDTC là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe, hoàn thiện tố chất, rèn luyện nhân cách và trang bị những kỹ năng vận động cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống GDTC bản thân nó là một quá trình sư phạm, tuân thủ các nguyên tắc sư phạm, đồng thời mang những đặc điểm của đào tạo và huấn luyện TDTT
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên trong trường học trở thành những công dân tốt, người lao động tốt có kiến thức, sức khỏe
và có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực tốt nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước
thì càng phải coi trọng GDTC Aristos (384-322 TCN) đã viết “Không có gì làm tổn thương con người và phá hủy con người bằng sự thiếu vận động” Còn tiến sĩ Y học Natalia Kenxitxkaia cũng cho rằng “Sự thiếu hoạt động hoặc hoạt động ít đi đó là tai hại của con người hiện đại và chỉ có một sự bù đắp đó là thể dục và thể thao” Cho nên, GDTC là biện pháp tích cực nhất
nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, sinh viên, cải tạo nòi giống, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động, phục vụ cho lao động sản xuất Cũng như lời khẳng định của Xitxô – một thầy thuốc danh tiếng của
Pháp vào thế kỷ 17 cho rằng “Vận động có thể thay thế mọi thứ thuốc nhưng mọi thứ thuốc trên đời không thể thay thế được tác dụng của vận động”
Thông qua GDTC, ngoài việc bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên những đức tính dũng cảm, ngoan cường, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết, tương trợ, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, đồng thời còn hướng các em vào các hoạt động giải trí, vui chơi lành mạnh, bổ ích
GDTC trong các trường đại học, cao đẳng là một trong những mục tiêu giáo dục phát triển con người toàn diện Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh “Con người phát triển toàn diện là được trang bị đầy đủ về thể chất và
Trang 33tinh thần, khi thể chất đạt tới một trình độ nhất định sẽ đưa tới một cơ thể khỏe mạnh”
Người còn nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng có sức khoẻ mới thành công, mỗi người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ Vì vậy luyện thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” [31]
Sau ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng, Nam-Bắc được thống nhất, bên cạnh việc xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại, đồng thời Chính phủ cũng luôn quan tâm đến công tác TDTT, giáo dục TDTT và sức khỏe cho thế hệ trẻ Chỉ thị 36 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về công tác thể thao trong giai
đoạn mới đã khẳng định “Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế -xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng
và phát triển nhân tố con người Công tác TDTT phải góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh toàn diện, tức
là không chỉ phát triển về mặt trí tuệ, đạo đức mà còn phải cường tráng về thể chất, là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể trong đó có GD&ĐT, Y tế và TDTT” [4]
Quan tâm đến thể dục tức là “quan tâm đến con người, vì con người là vốn quí của xã hội, là tài sản vô giá của quốc gia” Thể dục là biện pháp hữu
hiệu đem lại sức khỏe cho mọi người Xuất phát từ những quan điểm trên mà hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 41
đã qui định những quyền cơ bản của công dân Việt Nam là “Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ tổ quốc” [48]
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, cùng với với xu thế phát triển, giao
Trang 3419 lưu và hội nhập trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội… trong cộng đồng ASEAN và cả trên thế giới Cộng với cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, công nghệ toàn cầu như hiện nay, đòi hỏi Chính phủ cần phải có những định hướng phát triển mạnh hơn nữa cho mục tiêu cải cách và phát triển nền giáo dục nước nhà sao cho phù hợp với nhu cầu của xã hội đặt ra Trong đó không thể thiếu hoạt động TDTT, vì nó cùng với nghệ thuật, âm nhạc, hội họa là một trong những món ăn tinh thần, thể hiện nét văn hóa của dân tộc và là phương tiện hữu hiệu để phát triển thể chất cho mọi người dân GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng trong giáo dục con người toàn diện Nó được tiến hành phù hợp với đặc điểm giải phẫu, tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính của học sinh, sinh viên
và các yếu tố khác Ba nhiệm vụ của GDTC (sức khỏe, giáo dục, giáo dưỡng) được thực hiện trong trong tất cả các giờ thể dục Tuy nhiên, trong giờ thể dục nhiệm vụ giáo dưỡng đóng vai trò chủ đạo, nhiệm vụ này được cụ thể hóa để đảm bảo tính hệ thống về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động qua mỗi giờ học Trong thực tế, mỗi giờ học giáo viên cần giải quyết đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau nhằm tác động đến người học toàn diện về các mặt như: kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo động tác một số phẩm chất đạo đức, ý chí
Xét về mặt đời sống xã hội có thể nói: Nếu làm tốt công tác TDTT, nó
có thể góp phần đáng kể vào việc xây dựng đời sống văn hóa vui tươi, lành mạnh, văn minh trong xã hội và đó cũng là một công cụ để chuyển tải những giá trị tư tưởng, tinh thần của một chế độ đến với quần chúng nhân dân trong nước nói riêng cũng như cộng đồng quốc tế nói chung Còn ngược lại, nó sẽ ảnh hưởng xấu và gây ra hậu quả rất phức tạp, dễ lan rộng
Với vai trò và tầm quan trọng như đã nêu trên cho thấy, việc xây dựng
chiến lược giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước cần phải coi trọng sức khỏe của thanh thiếu niên vì đây là tài sản quốc gia, là tương lai đất nước, là
Trang 35nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, góp phần đào tạo ra những con người có
ích cho xã hội, cho tổ quốc
1.3.2 Nhiệm vụ của GDTC trong trường học
GDTC là một mặt của thể dục thể thao (TDTT) với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khỏe, hình thành theo hệ thống
và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống” Đồng thời chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng
và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ đó là: [41]
- Bảo vệ và nâng cao sức khỏe: Thúc đẩy sự phát triển hài hòa của cơ
thể, giữ gìn và hình thành thân thể cân đối, nâng cao các khả năng chức phận của cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất, củng cố và rèn luyện thần kinh vững chắc; Phát triển một cách vững chắc các tố chất thể lực và năng lực vận động cơ bản, nâng cao khả năng làm việc về trí óc và thể lực; Trên cơ sở phát triển thể chất, tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, nghỉ ngơi tích cực, rèn luyện và nâng cao khả năng chịu đựng và sức đề kháng của cơ thể đối với các ảnh hưởng bất lợi của môi trường bên ngoài, phòng chống lại bệnh tật
- Nhiệm vụ giáo dưỡng: Trang bị cho sinh viên những tri thức về
TDTT, kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác nhau trong cuộc sống; Cung cấp các tri thức và rèn luyện thói quen giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh tập luyện, nếp sống văn minh, lành mạnh; Phát triển hứng thú nhu cầu rèn luyện thân thể cường tráng, hình thành thói quen tự tập luyện; Trang bị một số tri thức về mặt tổ chức và phương pháp tiến hành một buổi tập luyện TDTT
- Nhiệm vụ giáo dục: Với tư cách là một mặt của giáo dục toàn diện,
GDTC góp phần vào việc hình thành các thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, thẩm mỹ, chuẩn bị thể lực cho thanh niên, sinh viên đi vào cuộc sống lao động sản xuất, công tác Đồng thời phải gắn liền nó với các yêu cầu cụ thể và các hoạt động chung của nhà trường
Trang 3621
- Nhiệm vụ tiếp tục phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao: GDTC
có nhiệm vụ phát hiện những tài năng, năng khiếu trong các trường Đại học
và trong điều kiện khả năng của mình bồi dưỡng nhân tài thể thao cho đất nước hoặc thông báo cho các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm để kịp thời bồi dưỡng nhân tài thể thao
Xác định được vai trò nhiệm vụ quan trọng của công tác GDTC trong trường học, thì việc đánh giá tính hiệu quả và chất lượng của công tác GDTC
bằng các tiêu chí là điều hết sức quan trọng và rất cần thiết:
- Các tiêu chí đánh giá khách quan:
+ Dựa trên kết quả kiểm tra y học nhằm đánh giá sức khỏe của sinh viên; + Dựa vào kết quả kiểm tra hình thái sẽ đánh giá được trình độ phát triển hình thái của sinh viên;
+ Thông qua các test đánh giá thể lực như chạy tốc độ, bật xa tại chỗ, gập bụng, chạy cự ly trung bình để đánh giá trình độ thể lực của sinh viên;
+ Thông qua các test đánh giá khả năng phối hợp vận động như: Chạy con thoi, chạy zic zac, đi cầu thăng bằng để đánh giá khả năng phối hợp vận động của sinh viên
- Các tiêu chí đánh giá chủ quan:
+ Trình độ, bằng cấp, năng lực của giảng viên giảng dạy GDTC;
+ Ý thức, tinh thần, thái độ của giảng viên đối với môn học;
+ Thái độ nhận thức của xã hội đối với môn học;
+ Ý thức, thái độ của sinh viên đối với môn học;
+ Thái độ và trách nhiệm của những lãnh đạo đơn vị đối với môn học GDTC; + Các điều kiện ngoại cảnh tác động đến công tác GDTC ở các trường Xuất phát từ khái niệm chất lượng GDTC là sự phù hợp mục tiêu của các hoạt động GDTC theo nhu cầu của người dạy và người học thì các điều kiện đảm bảo như: Bộ máy tổ chức, điều hành các hoạt động TDTT; Sân bãi, dụng cụ tập luyện; Đội ngũ giảng viên; Nội dung, chương trình, phương tiện
và phương pháp tập luyện; Kinh phí dành cho hoạt động TDTT đều phải
Trang 37được đánh giá một cách cụ thể và chính xác từ đó mới đề ra được các giải pháp phù hợp nhằm phát triển công tác GDTC trong các trường
1.3.3 Những nguyên tắc GDTC cho sinh viên
1.3.3.1 Nguyên tắc phát triển con người toàn diện và cân đối
GDTC là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất, hình thành và củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản trong đời sống, rèn luyện tính tích cực xã hội và nhân cách con người Nó là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một di sản quý giá của loài người, góp phần tích cực hình thành nên những mẫu người phù hợp với các tiêu chuẩn do xã hội qui định Nhà trường có nhiệm vụ truyền thụ lại những di sản văn hóa sức khỏe cho học sinh, sinh viên đó là một việc làm đúng quy luật
Để phát triển con người toàn diện và cân đối, phải chú ý đảm bảo sự thống nhất giữa các mặt giáo dục Mối tương quan giữa GDTC và các mặt giáo dục khác là mối tương quan hỗ trợ lẫn nhau Cùng với GDTC, người học cần tiếp thu các mặt giáo dục khác và đồng thời qua GDTC các mặt khác cũng được phát triển Không thể tách rời giữa GDTC với tinh thần của con người Bởi vậy, sự phân chia thành các mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức… chỉ có ý nghĩa tương đối, tuy chúng không đồng nhất
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII nêu rõ: “Sự nghiệp giáo dục của chúng ta phải nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ nước nhà, có giác ngộ XHCN, có văn hóa và kỹ thuật, có sức khỏe, phát triển những con người toàn diện để xây dựng xã hội mới…” [29] Yêu cầu này bắt
nguồn từ sự cần thiết chuẩn bị thể lực toàn diện cho cuộc sống, phản ánh tính qui luật tự nhiên của sự phát triển thể chất con người P Lexgaphoto, nhà lý
luận GDTC nổi tiếng người Nga đã từng nói: “Chỉ có phát triển cân đối tất cả các cơ quan, cơ thể con người mới thực sự hoàn thiện và hoàn thành được công việc lớn nhất với sự tiêu hao ít nhất về vật chất và sức lực” [44] Trên cơ
sở đó, ưu thế phát triển những tố chất, phẩm chất trội theo yêu cầu của hoạt
Trang 3823 động chuyên môn, đồng thời vẫn đảm bảo mối quan hệ với các tố chất, phẩm chất khác
1.3.3.2 Những nguyên tắc GDTC kết hợp với các hoạt động khác
Trong lý luận TDTT, khi bàn về nguồn gốc TDTT, đã có phần trình bày
về chức năng thực dụng, phục vụ cho lao động và quốc phòng trong lịch sử loài người Đặc điểm của sự thực hiện chức năng này và ảnh hưởng của chúng đến nhân cách con người, chủ yếu phụ thuộc vào phương thức kinh tế
– xã hội “Sự tự do phát triển của con người không bao giờ chung chung, mà ngược lại, lúc nào và trước hết phải gắn với chức năng hoạt động cơ bản của
họ, theo một nghề nghiệp cụ thể trong đời sống Chúng ta không đào tạo con người chỉ làm vật phụ thuộc vào cái máy, nhưng cũng không phát triển họ không theo một định hướng cụ thể nào Hiểu về điều này, cần thấy rõ sự thống nhất biện chứng giữa chúng” [60]
Khi thực hiện nguyên tắc này, cần đảm bảo các yêu cầu sau [43]:
- Hoạt động giảng dạy GDTC trước hết phải nhằm hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho đời sống Trong việc lựa chọn các phương tiện luyện tập TDTT, nếu các điều kiện, yêu cầu khác nhau, thì ưu tiên chọn các bài tập có kỹ năng, kỹ xảo vận động thực dụng
- Hiệu quả thực dụng của hoạt động GDTC không chỉ thể hiện qua vốn
kỹ năng, kỹ xảo vận động phong phú tiếp thu được, mà còn ở mức phát triển
đa dạng các năng lực thể chất, trong đó tố chất thể lực có vai trò quan trọng
- Tác dụng nhân cách qua hoạt động GDTC trước hết cần thể hiện giáo dục lao động, lòng yêu nước và trách nhiệm công dân Có thể có người tuy rất khỏe, nhưng ít có ích cho xã hội, cho đất nước, hoặc thậm chí còn làm hại xã hội, đất nước nếu họ không có định hướng tốt Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng trong nguyên tắc giáo dục TDTT
1.4 Phong trào TDTT và GDTC ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Phong trào TDTT và GDTC ở các nước trên thế giới
Trang 39Ở các nước tiên tiến, hoạt động TDTT của sinh viên diễn ra song song với hoạt động GDTC và hoàn toàn tự giác với tính tích cực rất cao, tại các trường Đại học (ĐH Green – Wich của Vương quốc Anh, ĐH Leipzg, ĐH Tổng hợp Halle của Đức…) không bắt buộc sinh viên học môn GDTC mà sử dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở bậc phổ thông tham gia hoạt động TDTT ở các cơ sở, các câu lạc bộ TDTT trong và ngoài trường dưới nhiều hình thức khác nhau (câu lạc bộ, đội đại biểu, nhóm…) có giáo viên hướng dẫn [26], [78]
Tại Hungari, chương trình GDTC bắt buộc chiếm 2/3 chương trình chung, qui định những nội dung tối thiểu và 1/3 chương trình tự chọn, nhằm qui định những nội dung bổ sung sau khi thực hiện chương trình bắt buộc Về hoạt động ngoại khóa, học sinh tham gia trong các nhóm, hội, lớp chuyên TDTT Tổ chức kiểm tra đánh giá bao gồm: các câu hỏi lý thuyết, luật thi đấu, các test đánh giá trình độ thể lực
Tại Mỹ, không có chương trình GDTC thống nhất, các Tiểu Ban, các trường học được tự do xác định nội dung GDTC cho phù hợp với điều kiện thực tế và dựa trên những đặc điểm chung mà các Hiệp hội soạn thảo như: đánh giá kỹ năng và kỹ xảo, các kiến thức cần thiết, các quan niệm cần hiểu, các thái độ cần hình thành, cũng như hệ thống các giá trị cần đạt được của người tham gia GDTC Tuy nhiên, phong trào TDTT học đường của nước
Mỹ phát triển rất mạnh, sản sinh ra rất nhiều vận động viên đẳng cấp quốc tế với nhiều huy chương vàng Olympic và thế giới
Đánh giá hiệu quả GDTC và hoạt động TDTT bằng việc đánh giá kết quả môn học thể dục và thể thao, đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chuẩn RLTT
1.4.2 Phong trào TDTT và GDTC ở Việt Nam
1.4.2.1 Phong trào TDTT ở Việt Nam
Vào ngày 31 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số
14, thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên, tiền thân của
Trang 4025 ngành TDTT ngày nay Ngành TDTT mới ra đời nhiệm vụ là liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam Để tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và trực tiếp chỉ đạo công tác GDTC cho thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số
33 ngày 27-3-1946 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục.[39]
Hình thức tổ chức và nội dung tập luyện thể dục thể thao của học sinh, sinh viên ngày càng đa dạng và dần đi vào nền nếp Trong đó, các sinh hoạt dưới hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao trường học có tổ chức, có người hướng dẫn ngày càng được phát triển Nhiều nội dung tập luyện phong phú được đưa vào các hoạt động ngoại khoá đặc biệt là các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian được đưa vào lồng ghép với phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Các hoạt động thi đấu thể thao từ trung ương đến cơ sở ngày càng phát triển đa dạng, hệ thống thi đấu lớn như Hội khoẻ phù đổng các cấp, Đại hội thể thao sinh viên toàn quốc cùng hàng chục giải thi đấu cấp toàn quốc hàng năm, thu hút hàng chục triệu học sinh, sinh viên tham gia
Đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao ở các trường học được đào tạo, nâng cao kiến thức đã từng bước đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập, công trình thể thao, dụng cụ tập luyện thi đấu thể thao ở trường học các cấp đã bước đầu được quy hoạch
và đầu tư xây dựng
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong khu vực và quốc tế, đoàn Việt Nam luôn khẳng định được vị thế của thể thao học sinh, sinh viên trên trường quốc tế
Hàng năm, các giải thể thao cho học sinh, sinh viên được tổ chức thường xuyên nhằm đánh giá công tác GDTC và luyện tập của các nhà trường Đặc biệt, theo chu kỳ 4 năm/1 lần, ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ