Câu 2 NB : Sau khi can thiệp vào Trung Quốc thất bại 1949, trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ là Câu 3 VD: Vào đầu thế kỉ XX, yếu tố nào quyết định đến sự xuất hiện và phát triển của k
Trang 1ĐỀ MINH HỌA SỐ 24
THEO HƯỚNG TINH GIẢN
BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA LẦN 2 CỦA
BGD 2020
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2020 CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
Câu 1 (TH): Để thực hiện muc tiêu của “chiến lược toàn cầu”, chính quyền Mĩ đã dựa vào
A nền tài chính vững mạnh và chính sách ngoại giao khôn khéo lôi kéo đồng minh
B tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự của mình
C sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí nguyên tử
D nền khoa học – kĩ thuật tiên tiến và sự hợp tác trong khối NATO
Câu 2 (NB) : Sau khi can thiệp vào Trung Quốc thất bại (1949), trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ là
Câu 3 (VD): Vào đầu thế kỉ XX, yếu tố nào quyết định đến sự xuất hiện và phát triển của khuynh hướng dân
chủ tư sản ở Việt Nam?
A Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản B Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng
C Sự lỗi thời, bế tắc của hệ tư tưởng phong kiến D Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
Câu 4 (NB): Theo nội dung của Hội nghị Ianta (2-1945), nước nào cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân
chủ?
Câu 5 (TH): Mục đích chính của Mỹ khi ký Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật (1951) là gì?
A Giúp Nhật về vốn, kỹ thuật để khôi phục kinh tế.
B Xây dựng đồng minh chiến lược ở châu Á.
C Tạo thế cân bằng về quân sự, chính trị giữa Mỹ và Nhật.
D Biến Nhật thành tiền đồn chống chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
Câu 6 (TH): Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” với các cuộc chiến tranh thế giới đã qua:
A Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại
B Không xung đột trực tiếp bằng quân sự
C Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mĩ
D Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng
Câu 7 (TH): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được ra đời trong bối cảnh
A không chịu tác động của cuộc Chiến tranh lạnh B chịu nhiều tác động của cuộc Chiến tranh lạnh
C chịu chi phối của quan hệ Mỹ - Nga D Mã hoàn thành xâm lược Việt Nam
Câu 8 (NB): Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, Mĩ
đã:
Trang 2A Tăng cường tính năng động của nền kinh tế.
B Sử dụng lực lượng quân đội mạnh.
C Sử dụng khẩu hiệu chống chủ nghĩa khủng bố.
D Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ”.
Câu 9 (TH): Sự kiện nào được coi là “tổn thất nặng nề nhất đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, ổn định, độc lập, chủ quyền và tiến bộ xã hội”?
A Chiến tranh thế giới thứ hai bùn nổ.
B Trung Quốc gây xung đột với Ấn Độ (1962) và Liên Xô (1969).
C Trung Quốc gây chiến tranh biên giới phía Bắc với Việt Nam (1979).
D Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ (1988 - 1991).
Câu 10 (TH): Một trong những sai lầm của vua quan triều đình nhà Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống
Pháp xâm lược (1858 - 1884) là
A thiếu linh hoạt trong kế sách và tác chiến
B không kêu gọi nhân dân chuẩn bị kháng chiến
C chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng
D không thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”
Câu 11 (NB): Xu thế toàn cầu hóa trên thế giới là hệ quả tất yếu của
A sự ra đời những công ty xuyên quốc gia B cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
C sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế D quá trình thống nhất thị trường thế giới
Câu 12 (NB): Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?
A Đưa Trung Quốc trở thành một nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á
B Đánh dấu cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Trung Quốc hoàn thành triệt để
C Lật đổ chế độ phong kiến và đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do
D Hoàn thành xong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau nhiều thập kỉ
Câu 13 (VDC): Nhận định nào sau đây phản ánh quan hệ giữa Mĩ - Liên Xô (1945 – 1991) là không chính
xác?
A Hai bên luôn trong tình trạng bất đồng, căng thẳng
B Hai bên có nhiều cuộc tiếp xúc từ đầu những năm 70
C Từ đối đầu đến hòa dịu, chấm dứt Chiến tranh lạnh
D Hai nước không còn đủ khả năng chạy đua vũ trang
Câu 14 (TH): Sự kiện ngoại giao nào dưới đây đánh dấu Việt Nam đã nhân nhượng về không gian để đổi lấy
thời gian?
A Hiệp định Pari (27/1/1973) B Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
C Hiệp định Giơnevo (21/7/1954) D Tạm ước (14/9/1946).
Trang 3Câu 15 (NB): Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 của quân dân Việt Nam, chiến
dịch nào có thời gian ngắn nhất?
A Huế - Đà Nẵng B Xuân Lộc C Hồ Chí Minh D Tây Nguyên
Câu 16 (VDC): Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thắng lợi của Cách mạng năm 1945 và
hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là
A xây dựng lực lượng ba thứ quân là nhiệm vụ hàng đầu
B tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương
C kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao
D kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại
Câu 17 (TH): Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng Sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân
tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp Điều này do
A đánh giá chưa đúng khả năng chống đế quốc và phong kiến của tư sản dân tộc
B chưa xác định được các mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam
C chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội ở Đông Dương
D chịu sự chi phối của tư tưởng hữu khuynh từ các Đảng Cộng sản trên thế giới
Câu 18 (VD): Hai cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (1919 - 1929) của thực
dân Pháp ở Đông Dương có điểm chung nào sau đây:
A Sử dụng vốn của tư bản nhà nước là chủ yếu
B Dùng nguồn vốn của tư bản tự nhận là chủ yếu
C Tập trung vào nông nghiệp và khai thác mỏ
D Tập trung phát triển ngành công nghiệp nặng
Câu 19 (TH): Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12 – 1986) phù hợp với xu
thế phát triển của thế giới, vì đã
A lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm B mở rộng hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp
C thiết lập quan hệ đồng minh với nước lớn D tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế
Câu 20 (VDC): Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng tám năm 1945 và hai cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là
A Góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới
B Lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi
C Nhận được viện trợ từ phe xã hội chủ nghĩa
D Kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng.
Câu 21 (TH):Tại sao trong kế hoạch Rơ-ve Pháp phải tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4?
A Để ngăn chăn sự chi viện từ liên khu 3 - 4 cho Việt Bắc
B Để ngăn chặn sự liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa
Trang 4C Để cô lập Việt Bắc, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
D Để mở rộng phạm vi chiếm đóng của quân Pháp
Câu 22 (VD): Ở Việt Nam, trước tháng 8 - 1925, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân có đặc điểm gì
nổi bật?
A Đấu tranh có tổ chức, mục đích chính trị, nhưng còn nặng về quyền lợi kinh tế
B Đấu tranh mang tính tự phát, chưa có ý thức giác ngộ sứ mệnh lịch sử của mình
C Đấu tranh có tổ chức và quy mô lớn, buộc Pháp nhượng bộ mọi quyền lợi kinh tế
D Đấu tranh có tổ chức, có mục tiêu chính trị, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế
Câu 23 (NB): Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một chiến sĩ yêu nước trở thành một chiến
sĩ cộng sản?
A Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vécxai (1919)
B Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (1920).
C Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô (1924).
D Đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (1920).
Câu 24(NB): Đường lối Đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ:
A Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976)
B Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V(3/1982).
C Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991).
D Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986).
Câu 25 (VD): Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946), Hồ Chủ tịch khẳng định “Bất kỳ
đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu tổ quốc” Nội dung câu nói trên thể hiện nội dung nào trong đường lối kháng chiến toàn quốc của Đảng?
A Kháng chiến toàn dân, toàn diện.
B Kháng chiến toàn diện.
C Kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh.
D Kháng chiến toàn dân.
Câu 26 (VDC): Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
A Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
B Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao
C Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.
D Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
Câu 27 (NB): Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3/1945) đã xác định hình thức đấu tranh trong
thời kì tiền khởi nghĩa là gì?
Trang 5A Đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, đấu tranh vũ trang du kích và sẵn sàng
chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện
B Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa, kết hợp đấu tranh chính quy với đấu tranh đu
kích
C Từ hoạt động bí mật, bất hợp pháp chuyển sang đấu tranh công khai, đấu tranh vũ trang giành chính
quyền
D kết hợp giữa đấu tranh hợp pháp công khai với đấu tranh bí mật, đấu tranh vũ trang giành chính quyền Câu 28 (NB): Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) đã
A đẩy quân Pháp rơi vào tình thế phòng ngự bị động
B tiêu diệt được một bộ phận sinh lực của quân Pháp.
C giải phóng được một địa bàn chiến lược quan trọng.
D buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.
Câu 29 (VD): Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công là kết quả thực hiện chủ trương của
Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939 - 1945 về tiến hành cuộc cách mạng
A Dân chủ, tư sản kiểu mới B Dân tộc dân chủ nhân dân.
C Giải phóng dân tộc D Tư sản dân quyền.
Câu 30 (NB): Mục đích hoạt động của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp và tay sai.
B liên kết với phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống đế quốc.
C lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
D liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng.
Câu 31(NB): Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong phong trào Đông Dương Đại hội
(1936) là
A biểu tình có vũ trang tự vệ B gửi dân nguyện.
Câu 32 (NB): Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9/1960) đã xác
định cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
C Quyết định gián tiếp D Căn cứ địa cách mạng
Câu 33 (NB): Lực lượng giữ vai trò chủ lực trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1973) của
Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
C quân Mĩ và đồng minh D quân Mĩ và quân Sài Gòn
Trang 6Câu 34 (NB): Tháng 5/1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp nhất với
tên gọi là
C Quân giải phóng Việt Nam D Việt Nam Giải phóng quân.
Câu 35(NB): Mục tiêu trong “Bản Yêu sách của nhân dân An Nam” mà Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị
Vecsxai (1919) là
A đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
B yêu cầu thực dân Pháp công nhận độc lập của nhân dân Việt Nam.
C tố cáo tội ác của thực dân Pháp với các thuộc địa, phụ thuộc.
D kêu gọi sự đoàn kết của nhân dân thế giới để chống chiến tranh đế quốc.
Câu 36 (TH): Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 10/1930) đã không thông qua nội dung nào sau đây?
A Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
B Bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức, cử Trần Phú làm Tổng Bí thư.
C Thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
D Nêu khẩu hiệu chống đế quốc, phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc.
Câu 37 (TH): So với phong trào cách mạng 1936 – 1939, tính chất của phong trào cách mạng 1939 – 1945 ở
Việt Nam có điểm gì khác biệt?
A Cuộc vận động giải phóng dân tộc, mang tính dân tộc, dân chủ, trong đó tính dân tộc là điển hình.
B Cuộc vận động dân chủ, mang tính dân độc, dân chủ, trong đó tính dân chủ là điển hình.
C Cuộc vận động giải phóng dân tộc, trong đó nổi bật là tính dân tộc, dân chủ.
D Cuộc vận động dân chủ với nòng cốt là Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
Câu 38 (TH): So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1945), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) của quân dân Việt
Nam có điểm gì khác biệt?
A Tập trung đánh địch tại địa hình miền núi, nông thôn.
B Tiến công vào các cơ quan đầu nào của địch.
C Thực hiện hiệu quả phương châm đánh chắc, tiến chắc.
Trang 7D Đánh vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch.
Câu 39 (NB): Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
A công nhân và nông dân B tư sản dân tộc, tiểu tư sản.
C liên minh tư sản và địa chủ D binh lính và công nông.
Câu 40 (NB): Tháng 9/1953 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương
hướng chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 là
A Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch tương đối yếu
B Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi địch mạnh nhất
C Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi có vị trí quan trong mà địch tương đối yếu
D Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào nơi bố phòng sơ hở của địch
Định hướng ra đề thi
Mức độ : trung bình
Nhận xét:
1 Nội dung kiến thức nẳm trong chương trình Lịch sử lớp 11 và 12, trong đó tập trung chủ yếu vào kiến thức học kì 1 lớp 12 (Lịch sử thế giới 1945 – 2000, Lịch sử Việt Nam 1919 – 1954).
2 Phần lịch sử thế giới riêng biệt : 11 câu hỏi (1 câu lớp 11, 10 câu lớp 12)
3 Lịch sử Việt Nam (chiếm 70 %): 29 câu (2 câu lớp 11, 26 câu lớp 12): 19 câu kì 1, 7 câu kì 2, câu hỏi vận dụng và vận dụng cao tập trung chủ yếu ở giai đoạn 1919-1954
Lưu ý:
- Việc phân biệt câu hỏi chỉ mang tính tương đối, những câu hỏi khó tập trung ở kì 1, đề thi mang tính định hướng chỉ dùng để tham khảo, giúp HS ôn luyện được tốt hơn và làm quen với các dạng câu hỏi khác nhau theo tinh thần bám sát nội dung sách giáo khoa, bám sát cấu trúc đề thi minh họa của Bộ
- Mặc dù Bộ Giáo dục và đào tạo có điều chỉnh nội dung chương trình học kì II nhưng kiến thức lịch sử mang tính lôgic, hệ thống giữa các giai đoạn, sự kiện lịch sử, nếu không nắm chắc thì sẽ không chinh phục được những câu hỏi khó Để đạt được 6-7 điểm không khó, nhưng để đạt 8 điểm trở lên đòi hỏi người học phải chịu khó ôn luyện, làm nhiều đề để có nhiều kinh nghiệm và nắm chắc kiến thức môn học
Trang 8Bảng ma trận kiến thức
biết
Thông hiểu
Vận dụng VDC
Số câu
12 (có 10
chuyên đề)
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
Liên Xô và các nước Đông Âu (1917 – 1991), Liên bang Nga (1991 – 2000)
Trang 9Việt Nam từ năm 1930 – 1945 4 1 1 1 7
Lịch sử 11
( 1 chuyên
đề)
Đáp án và lời giải chi tiết
Câu 1.
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới dựa vào ưu thế về kinh tế và quân sự mạnh Chiến lược toàn cầu của Mĩ được điều chỉnh qua các chiến lược cụ thể dưới tên gọi các học thuyết, biện pháp khác nhau
Trang 10Cụ thể là:
- Khởi xướng cuộc “Chiến tranh lạnh”, trực tiếp hay gián tiếp gây ra và ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh
xâm lược và bạo loạn
- Từ năm 1972, Mĩ đã thực hiện chính sách “hòa hoãn” với Trung Quốc, Liên Xô Sau thất bại ở Việt Nam,
Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện “Chiến lược toàn cầu” đối đầu với Liên Xô.
- Từ giữa những năm 80, xu hướng đối thoại hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế Cuối năm 1989, Mĩ và Liên
Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
- Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX Mĩ thực hiện chiến lược: “Cam kết và mở rộng” dưới đời tổng thống B Clintơn Xét thực chất, chiến lược này vẫn là sự tiếp tục triển khai “Chiến lược toàn cầu” trong bối cành lịch
sử mới
- Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự Ianta tan rã (1991), Mĩ đang thiết lập một trật tự thế
giới “đơn cực” chi phối và lãnh đao toàn thế giới.
Chọn đáp án: A
Câu 2.
Phương pháp:
Cách giải:
Sau khi can thiệp vào Trung Quốc thất bại (1949), trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ là Đông Nam Á
Chọn đáp án: A
Câu 3.
Phương pháp: phân tích.
Cách giải:
Sự chuyển biến về kinh tế- xã hội- tư tưởng là yếu tố quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX vì:
- Sự chuyển biến về kinh tế trước hết là sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự chuyển biến về xã hội (sự phân hóa giai cấp cũ, xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới)
- Những tầng lớp mới như tư sản, tiểu tư sản chính là nền tảng xã hội để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập và phát triển ở Việt Nam
=> Những tầng lớp mới tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản đã làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
Chọn đáp án: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk Lịch sử 12, trang 5.
Cách giải:
Theo nội dung của Hội nghị Ianta về phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp quân đội phát xít của các cường quốc Đồng minh có quy định: Trung Quốc cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ