1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG

47 2K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 115,53 KB

Nội dung

 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân  SVTH: Lê Thị Hồng Cẩm – Lớp 33k15 Trang 1  Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân  TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG (DPC) 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của công ty CP nhựa Đà Nẵng là một cơ sở tư nhân, được thành lập vào ngày 22/01/1976 theo quyết định số 866/QĐUB của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng với tên gọi đầu tiên là “Xí nghiệp Nhựa Đà Nẵng”. Ban đầu đặt tại số 280 đường Hùng Vương với diện tích mặt bằng chưa đến 500m 2 . Nhiệm vụ của xí nghiệp là thu gom phế liệu và tái chế nhựa làm nguyên liệu sản xuất với kỹ thuật còn rất thô sơ, cơ sở vật chất khá nghèo nàn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về sản phẩm nhựa, xí nghiệp nhựa đã nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Được sự quan tâm của Ủy ban tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cũ, năm 1980 xí nghiệp đổi tên thành “Nhà máy nhựa Đà Nẵng”. Do mặt bằng sản xuất nhỏ và vị trí kinh doanh không được thuận lợi, nên tháng 11/1981 được sự cho phép của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cũ, nhà máy đã chuyển sang cơ sở mới có diện tích lớn hơn (17.400 m 2 ) tại số 199 Trần Cao Vân (hiện nay là số 371 Trần Cao Vân thành phố Đà Nẵng). Năm 1983 nhà máy được chuyển cho UBND thành phố Đà Nẵng trực tiếp quản lý theo ngành. Ngày 20/11/1992 theo nghị định 388/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng và quyết định số 3299/QĐUB của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, nhà máy nhựa chính thức trở thành Doanh nghiệp nhà nước. Theo quyết định số 1844/QĐUB, ngày 29/11/1993 nhà máy nhựa đổi tên thành “Công ty nhựa Đà Nẵng” với lĩnh vực hoạt động là sản xuất, cung ứng, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm, nguyên liệu thuộc lĩnh vực nhựa phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Sự vận động của nền kinh tế đã tạo ra một xu hướng cải cách chính sách vốn trong một số doanh nghiệp nhà nước và công ty nhựa Đà Nẵng cũng nằm trong số đó. Theo quyết định số 90/2000/QĐ – TTG của Thủ tướng chính phủ, ngày 01/01/2001 công ty chính thức chuyển đổi sang hình thức cổ phần hóa và lấy tên là “Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng”, tên giao dịch bằng tiếng Anh “Dannang Plastic Joint – Stock Company”, tên viết tắt DANAPLAST CO. Ngày 09/11/2002, Uỷ ban chứng khoán nhà nước ra quyết định số 09/GPPH cho phép cổ phiếu của công ty CP nhựa Đà Nẵng được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, mã chứng khoán là DPC. Đến ngày 28/11/2002, cổ phiếu SVTH: Lê Thị Hồng Cẩm – Lớp 33k15 Trang 2  Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân  DPC chính thức được giao dịch. Hiện nay (tính đến thời điểm 31/12/2010), số lượng cổ phiếu niêm yết của công ty là 2.237.280 với tổng giá trị theo mệnh giá là 22.372.800.000 đồng. Sau 35 năm hoạt động, công ty đã khắc phục được nhiều khó khăn và từng bước mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm nhựa cho địa phương và khu vực. Sản phẩm của công ty đang từng bước hoàn thiện và thay thế hàng ngoại nhập tiến đến xuất khẩu ra thị trường thế giới. Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, so với lúc mới thành lập, lực lượng lao động hiện nay của công ty đã tăng lên gấp 20 lần – 320 người, trong đó có 32 nhân viên quản lý và đa số họ đều là những người đã gắn bó tâm huyết với công ty trong thời gian dài. Những năm gần đây công ty được đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả nhất tại Đà Nẵng với những thành tích đạt được như: Huân chương lao động hạng III, II, I do Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng; “Danh hiệu vàng” do Công ty quản lý chất lượng toàn cầu (Global Quanlity Management) bình chọn; Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao và Bằng khen doanh nghiệp dẫn đầu thành phố trong nhiều năm liền (2005 – 2010)… Hiện nay, công ty đang mở rộng liên doanh với nước ngoài để sản xuất các loại bao bì, đặc biệt là túi xốp cao cấp dành cho xuất khẩu, liên doanh sản xuất các cửa nhôm cao cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất ống nước, đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì vỏ xi măng… Dù không phải là doanh nghiệp nổi bật với những thành tích vượt trội, song Cổ phần nhựa Đà Nẵng sau nhiều năm sản xuất kinh doanh vẫn luôn là doanh nghiệp uy tín hàng đầu và từng bước tiến lên một cách vững chức theo thời gian. 2.1.2 Chức năng hoạt động Công ty CP nhựa Đà Nẵng là đơn vị sản xuất theo nguyên tắc hạch toán độc lập và có những chức năng kinh doanh sau:  Sản xuất kinh doanh sản phẩm từ chất dẻo bao gồm: bao bì nhựa, các sản phẩm nhựa xây dựng, nhựa công nghiệp và nhựa gia dụng.  Bán buôn, bán lẻ các sản phẩm, vật tư, nguyên liệu và các chất phụ gia ngành nhựa.  Xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh các ngành nghề phù hợp với pháp luật quy định. SVTH: Lê Thị Hồng Cẩm – Lớp 33k15 Trang 3  Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân  2.1.3 Đặc điểm thị trường, sản phẩm và nguồn nguyên liệu của công ty 2.1.3.1 Đặc điểm thị trường của công ty Nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 15 – 20%. Lý do chính đóng góp vào sự tăng trưởng này là do xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp, tỷ lệ tiêu thụ bình quân trên đầu người thấp hơn trung bình của khu vực và thế giới. Theo dự báo, trong những năm tới nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nhựa trong và ngoài nước sẽ tiếp tục gia tăng và đây là một điều kiện thuận lợi cho ngành nhựa Việt Nam phát triển. a. Thị phần của công ty Nhằm khai thác triệt để những lợi thế về tài sản và thương hiệu, CP nhựa Đà Nẵng đã chọn phương án tập trung đa dạng hóa các loại sản phẩm có lợi thế về mặt địa lý và có nhu cầu lớn trong các ngành nông nghiệp, thủy sản tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nhựa bao bì. Với mức khai thác khoảng 80% công suất và sản lượng sản xuất từ 3.000 – 4.000 tấn/năm, sản phẩm của công ty chỉ mới chiếm khoảng 1% thị phần sản phẩm nhựa trong cả nước. Trong đó thị trường chủ chốt vẫn ở miền Trung, nơi mà công ty đặc biệt có lợi thế về mặt địa lý. Cơ cấu doanh thu theo khu vực của công ty năm 2010 cụ thể như sau: ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là 53,8%, ở miền Bắc (bao gồm cả Bắc Trung Bộ) là 45% và ở thị trường miền Nam là 1,2%. Nổi bật nhất là với mặt hàng Ống nước, công ty chiếm hơn 80% thị phần cung cấp cho các đơn vị cấp thoát nước tại miền Trung và chương trình quốc gia về nước sạch nông thôn. b. Khách hàng của công ty Đối tượng khách hàng của công ty rất đa dạng và có thể kể đến 4 nhóm chính sau:  Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng: là các cá nhân và gia đình mua hàng hóa để tiêu dùng. Sản phẩm thường là dép, ủng, ống nhựa uPVC, bai bì, thau, chậu, can, chai . Hiện nay lượng khách hàng này còn ít vì công ty chưa có nhiều điểm bán và chưa có những biện pháp kích thích có hiệu quả.  Khách hàng là doanh nghiệp sản xuất: là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành xi măng, phân bón, thức ăn gia súc, bia, nước khoáng, cấp thoát nước, . nhóm khách hàng này chiếm trên 80% tổng doanh thu của công ty. Với uy tín của mình công ty đã duy trì được lượng khách hàng tiêu thụ bao bì lớn và ổn định như nhà máy xi măng Chinfon Hải Phòng, Nghi Sơn, Hải Vân; công ty cấp thoát nước Đà Nẵng… SVTH: Lê Thị Hồng Cẩm – Lớp 33k15 Trang 4  Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân   Khách hàng là người bán lại: bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh ống nước, bao bì, giày dép và hàng nhựa gia dụng. Tiềm năng của loại khách hàng này rất lớn nhưng công ty chưa khai thác nhiều. Hiện tại công ty mới chỉ quan hệ nhiều với người bán ở Đà Nẵng còn các tỉnh khác thì rất ít.  Khách hàng công quyền và các tổ chức phi lợi nhuận: tiêu biểu cho nhóm khách hàng này là Uniceft Hà Nội. Thường xuyên mua ống nhựa HDPE, uPVC để cung cấp cho các dự án thuộc chương trình “Nước sạch nông thôn”. Nhìn chung, công ty CP nhựa Đà Nẵng có lợi thế rất lớn về hệ thống khách hàng truyền thống. Đa số họ đều là những doanh nghiệp với khối lượng đơn đặt hàng lớn và có quan hệ lâu bền với công ty. Bên cạnh đó, lượng khách hàng tiềm năng của công ty cũng còn rất dồi dào. Bởi vậy, nếu muốn có được những bước phát triển trong tương lai thì song song với việc giữ chân những khách hàng truyền thống, công ty cũng cần quan tâm đến những khách hàng tiềm năng. c. Đối thủ cạnh tranh Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay nước ta có hơn 1.200 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động trong ngành nhựa, tạo nên một môi trường cạnh tranh khá gay gắt. Ngoài ra, sức ép về sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật làm cho các sản phẩm ngành nhựa phải thay đổi liên tục về chất lượng mẫu mã. Vì thế, giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường là một việc khá khó đối với các doanh nghiệp trong ngành. Dẫu vậy, nằm trong khu vực miền Trung Tây Nguyên, công ty CP nhựa Đà Nẵng vẫn có lợi thế rất lớn về thị trường bởi có chưa tới 5% doanh nghiệp trong ngành tập trung tại khu vực này. Sự cạnh tranh diễn ra mạnh nhất là ở khu vực phía Nam do có hơn 80% doanh nghiệp hoạt động tại đây, tiếp theo là ở khu vực phía Bắc với 15%. Nhờ có được lợi thế về mặt địa lý, bộ máy quản lý có nhiều kinh nghiệm nên sản phẩm của công ty có giá thành rất cạnh tranh. Đặc biệt lợi thế về mặt địa lý đã giúp công ty có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác ở những sản phẩm cồng kềnh mà yếu tố vận chuyển có ảnh hưởng rất nhiều đến giá cả sản phẩm.  Đối với các sản phẩm nhựa gia dụng và ống nước: thị trường cung cấp chủ yếu ở khu vực miền Trung nên hầu như công ty không có đối thủ cạnh tranh nào ngoài 2 “đại gia” của ngành là công ty nhựa Bình Minh và công ty nhựa Tiền Phong.  Đối với các sản phẩm nhựa đúc ép (két bia, dép .): đối thủ cạnh tranh của công tycông ty nhựa Long Thành, công ty nhựa Đại Đồng Tiến, công ty nhựa Nam Định. SVTH: Lê Thị Hồng Cẩm – Lớp 33k15 Trang 5  Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân   Đối với sản phẩm bao xi măng: đối thủ cạnh tranh của công tycông ty sản xuất kinh doanh dịch vụ Thái Hòa (Huế), công ty Haipack (Hải Phòng), công ty Bao bì Nam Hà, công ty SADICO, công ty bao bì Quảng Ngãi, công ty bao bì Thanh Hóa… Tóm lại, mặc dù so với nhiều doanh nghiệp trong ngành ở 2 miền Nam Bắc, CP nhựa Đà Nẵng không thể sánh kịp về mặt thị phần, nhưng tại thị trường miền Trung Tây Nguyên, công ty vẫn là doanh nghiệp lớn nhất và dẫn đầu trong lĩnh vực nhựa xây dựng. Với các lợi thế về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh công ty có nhiều tiềm năng để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh tại thị trường này. 2.1.3.2 Đặc điểm sản phẩm của công ty Sản phẩm của công ty có nguồn gốc từ nhựa nhiệt dẻo, chủ yếu là PVC, PP và PE phục vụ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng và tiêu dùng. Trong những năm gần đây, do nhu cầu trên thị trường có nhiều thay đổi theo xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật ngành nhựa, công ty đã chú trọng nhiều hơn đến các sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng, nông nghiệp và thực phẩm – cũng là các sản phẩm được sự quan tâm đầu tư của Chính Phủ. Sản phẩm của công ty phần lớn là những bộ phận chi tiết hoặc hàng hóa phục vụ theo yêu cầu các ngành sản xuất khác. Do đó, chúng thường phải tuân thủ theo yêu cầu chất lượng của từng khách hàng, đồng thời công ty cam kết thực hiện sản xuất những sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế khác được thị trường Việt Nam thừa nhận, cụ thể là: Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm tại công ty năm 2010 Chủng loại sản phẩm Tiêu chuẩn chất lượng 1. Ống nước UPVC BS 3505 2. Ống nước UPVC cứng ISO 4422 3. Ống dẫn nước HDPE TCVN – ISO 1612/TCVN - DIN 4. Bao bì KPK, KP 8074 5. Manh bao dệt PP TCVN 6. Túi PE, HDPE TCVN 7. Sản phẩm nhựa ép HDPE, PP, PVC TCVN (Nguồn: Phòng kỹ thuật) Nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu về sản phẩm nhựa, công ty CP nhựa Đà Nẵng đã định hướng phát triển sản xuất theo nhu cầu của thị trường hiện đại. Hiện nay, sản phẩm của công ty chủ yếu là nhựa xây dựng và nhựa công nghiệp, chiếm khoảng 93% tổng sản SVTH: Lê Thị Hồng Cẩm – Lớp 33k15 Trang 6  Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân  phẩm sản xuất với các sản phẩm bao bì xi măng, bao bì phân bón, bao bì đựng ngũ cốc, két bia, nước khoáng, ống nước . Trong khi sản phẩm nhựa gia dụng chiếm khoảng 7% tổng sản lượng. 2.1.3.3 Đặc điểm nguồn nguyên liệu của công ty Nguồn nguyên liệu của ngành nhựa Việt Nam trước năm 2000 gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, nhưng nhờ định hướng đúng đắn của Chính phủ – muốn phát triển ngành nhựa phải sản xuất được nguyên liệu nhựa – nguồn cung trong nước tăng dần lên qua các năm và đến nay đã đáp ứng được từ 15 – 20% nhu cầu toàn ngành. Dẫu vậy, cùng chung “số phận” với toàn ngành, công ty CP nhựa Đà Nẵng hàng năm vẫn phải nhập khẩu từ 80 – 85% nguyên liệu đầu vào, chủ yếu là PVC, PP, PE, PS và Polyester . Nguyên liệu nhựa đa số được tổng hợp từ dầu mỏ, giá cả dầu mỏ lại thường xuyên biến động với biên độ có khi lên đến 50%, nên giá nguyên liệu nhựa cũng biến động tương ứng làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời của công ty – đó là chưa kể đến những rủi ro mà công ty có thể gặp phải do biến động tỷ giá hối đoái. Thời gian gần đây, nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã chính thức đi vào hoạt động. Điều này sẽ tạo điều kiện giúp công ty giảm được những rủi ro kể trên khi có thể chủ động hơn trong nguồn nguyên liệu. Nguyên liệu chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu giá thành sản phẩm của công ty là hạt nhựa. Đây là nguyên liệu chính và phần lớn được công ty trực tiếp nhập khẩu từ các hãng sản xuất có uy tín trên thế giới như Samsung General Chemichals (nhựa PP yam), Exxonmobil Saudi Arabia (PP yam), Atoftna (PVC compound), Cosmoplene Singapore, Titan PP polimer (PP)… hoặc mua qua các đơn vị kinh doanh hạt nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh. Phần lớn các hợp đồng sản xuất cho khách hàng được ký kết từ 06 tháng đến 01 năm trở lên, do vậy công ty rất chủ động trong việc xây dựng kế hoạch mua nguyên liệu mà đặc biệt là nguyên liệu nhập khẩu. Thông thường, để giữ cho giá thành ổn định, công ty tiến hành đàm phán với khách hàng đặt giá căn cứ vào giá mua nguyên liệu thời điểm đó. Sau khi ký hợp đồng, công ty sẽ tiến hành mua ngay nguyên liệu chính trên hợp đồng này để dự trữ sản xuất. Dự trữ nguyên vật liệu với khối lượng lớn gần như là đặc điểm chung của các doanh nghiệp trong ngành này. 2.1.4 Đặc điểm nguồn lực của công ty SVTH: Lê Thị Hồng Cẩm – Lớp 33k15 Trang 7 ±  Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân  2.1.4.1 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty Nhìn chung, cơ cấu lao động của công ty rất ít biến động qua các năm. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định. Vì là doanh nghiệp sản xuất nên lao động chủ yếu ở công ty là lao động trực tiếp (chiếm hơn 82% tổng số lao động), lao động gián tiếp chỉ có 32 người (chiếm gần 10% tổng số lao động) – trong đó có 28 người có trình độ đại học và họ là những người giữ chức vụ quan trọng trong công ty. Bên cạnh 2 lực lượng này, công ty còn có bình quân trên 20 lao động thời vụ mỗi năm. Việc sử dụng lao động thời vụ cho những công việc không đòi hỏi tay nghề cao vào những thời điểm mùa vụ trong năm (đặc biệt là quý III, quý IV) vừa đáp ứng được nhu cầu SXKD có tính thời vụ của công ty, vừa có thể giúp tiết kiệm được một số đáng kể chi phí nhân công trực tiếp trong năm. Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Số lượng TT% Số lượng TT% Số lượng TT% 1. Lao động trực tiếp 259 82,5 263 82,4 265 82,8 2. Lao động thời vụ 25 8 24 7,5 23 7,2 3. Lao đông gián tiếp 30 9,5 32 10,1 32 10 Tổng cộng 314 319 320 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Bảng 2.3: Bậc thợ lao động trực tiếp tại công ty năm 2010 Các tổ sản xuất Số lượng CN Bậc thợ Bậc thợ bình quân Yêu cầu bậc thợ 1 2 3 4 5 6 Tổ bao dệt 68 5 12 15 14 12 10 3.38 4 Tổ cắt manh 18 2 4 5 3 4 0 3.16 3 Tổ can phao 59 3 12 17 10 10 7 3.56 3.5 Tổ ống nước 35 0 8 9 9 5 4 3.66 5 Tổ màng mỏng 38 3 10 5 7 9 4 3.55 4 Tổ dép ủng 32 2 9 4 10 4 3 3.44 3.5 Tổ may bao 30 1 7 10 4 5 3 3.47 3.5 Tổng cộng 265 16 62 65 57 49 31 (Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp) SVTH: Lê Thị Hồng Cẩm – Lớp 33k15 Trang 8  Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân  Qua bảng trên ta có thể thấy: đa số lao động trực tiếp tại công ty có trình độ tay nghề khá, do phần lớn họ đều là những công nhân gắn bó với công ty lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm và đảm đương khá tốt công việc được giao. Đây là một thuận lợi lớn giúp công ty tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Song hiện tại công ty cũng chưa có lao động trình độ thợ bậc 7, và trong 7 tổ sản xuất có 3 tổ yêu cầu bậc thợ 4 và 5 thì lực lượng lao động hiện tại chưa đáp ứng được, đặc biệt là ở tổ ống nước – tổ sản xuất sản phẩm chủ lực của công ty. Do vậy công ty cũng cần có kế hoạch đào tạo thêm cho lực lượng lao động này để có được một đội ngũ lao động thật tốt, tạo ra năng suất lao động cao để từ đó mở rộng quy mô cho toàn công ty. 2.1.4.2 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty a. Mặt bằng sản xuất Công ty CP Nhựa Đà Nẵng hiện chỉ có một nhà xưởng sản xuất tập trung tại số 371 đường Trần Cao Vân. Vị trí này khá thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty trong thông tin liên lạc, giao thông chuyên chở: gần trục giao thông Bắc Nam, cách cảng Đà Nẵng 10km, cách sân bay quốc tế 4km, cách ga Đà Nẵng 3km… Bảng 2.4: Hệ thống mặt bằng sản xuất tại công ty CP nhựa Đà Nẵng Địa điểm Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%) Nhà làm việc 1.400 8,05 Kho hàng 1.000 5,75 Xưởng sản xuất 4.050 23,28 Công trình phụ 50 0,29 Sân bãi lối đi 10.660 61,26 Diện tích khác 240 1,38 Tổng 17.400 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh) SVTH: Lê Thị Hồng Cẩm – Lớp 33k15 Trang 9  Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân  Thực tế đây là diện tích mặt bằng sử dụng khi sản lượng ở mức 500tấn/năm và được thiết kế từ năm 1980, nhưng hiện tại sản lượng của công ty đã tăng lên gấp 6 lần so với thiết kế. Vì quy mô sản xuất tăng đáng kể nên vị trí mặt bằng được sử dụng tối đa, nhiều bộ phận đã trở nên quá tải, sản phẩm sản xuất xong phải để nơi đất trống, đặc biệt là sản phẩm ống nước các loại. Bên cạnh đó, các công trình của công ty được xây dựng chủ yếu từ năm 1980, đến nay nhiều bộ phận đã bị lỗi thời và xuống cấp. Vì thế, trước mắt công ty cần đầu tư sửa chữa lại một số công trình đã bị hư hỏng và xuống cấp như: xưởng sản xuất ống nước, xưởng dệt bao, nhà kho chứa nguyên vật liệu… còn về sau cần phải tính đến mở rộng mặt bằng sản xuất để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. b. Đặc điểm máy móc thiết bị của công ty Bảng 2.5: Tổng hợp TSCĐ của công ty CP nhựa Đà Nẵng (ngày 31/12/2010) Loại TSCĐ Nguyên giá GTCL Tỷ trọng GTCL (%) Nhà cửa, vật kiến trúc 5.287.627.815 454.288.708 4,64 Máy móc thiết bị 39.956.507.934 8.876.224.810 90,65 Phương tiện vận tải truyền dẫn 14.448.645.114 455.453.094 4,65 Thiết bị dụng cụ quản lý 106.852.847 6.309.524 0,06 Tổng cộng 46.799.633.710 9.792.276.136 100,00 Tỷ trọng GTCL/NG của TSCĐ 21% Tỷ trọng GTCL/NG của MMTB 22,21% (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2010 – Phòng Tài chính kế toán) Với đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất, công ty CP nhựa Đà Nẵng có máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng TSCĐ (hơn 90%). Tuy nhiên, giá trị còn lại của các TSCĐ nói chung và của máy móc thiết bị nói riêng lại rất nhỏ (mới trên 20%). Điều này là bởi MMTB của công ty được mua từ rất lâu, rất nhiều loại đã khấu hao gần hết. Những năm gần đây, mỗi năm công ty đều có mua mới MMTB, nhưng chỉ là để thay thế cho những loại đã hết giá giá trị sử dụng được đem đi thanh lý. Để hiểu rõ hơn về tình hình MMTB của công ty, ta có bảng tổng hợp ở bên: SVTH: Lê Thị Hồng Cẩm – Lớp 33k15 Trang 10 [...]... TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG 2.2.1 Đánh giá điều kiện phân tích CP – DT – LN tại công ty CP nhựa Đà Nẵng Trước khi đi vào phân tích, chúng ta cần phải đánh giá những điều kiện hiện tại của công ty CP nhựa Đà Nẵng liệu có đáp ứng được những ràng buộc của việc phân tích (đã nêu ra ở mục 1.4) hay không, từ đó có các phương án điều chỉnh phù hợp sao cho kết quả phân tích vẫn có thể phản ánh được thực trạng mối quan. .. của công ty (Kỹ sư Hồ Văn Hân): “So với thế giới, công nghệ của ngành nhựa Việt Nam vẫn chưa thể theo kịp Còn so với mặt bằng công nghệ chung của thị trường Việt Nam, công nghệ của công ty CP nhựa Đà Nẵng mới chỉ mới đáp ứng được từ 45 đến 50%” Trong xu hướng cạnh tranh ngày nay, đặc biệt riêng với ngành nhựa – là ngành có sự đòi hỏi cao về công nghệ sản xuất – thì đây là một bất lợi lớn của công ty. .. 2010 của CP nhựa Đà Nẵng chỉ có 8,15% thì của nhiều doanh nghiệp lại ở mức cao ngất ngưỡng: CP nhựa Bình Minh với 33,3%; CP nhựa Tiền Phong với 24,7% – 2 doanh nghiệp tiêu biểu trong phân khúc nhựa xây dựng niêm yết trên HOSE Bảng 2.9: So sánh tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận của một số doanh nghiệp phân ngành nhựa xây dựng trong năm 2010 Doanh nghiệp CP nhựa Đà Nẵng (DPC) CP nhựa Bình... các công ty như CP nhựa Bình Minh, Tiền Phong, Tân Đại Hưng vẫn có lợi nhuận tăng trưởng cao, đặc biệt là CP nhựa Bình Minh có mức tăng lợi nhuận gấp đôi mức tăng doanh thu Vậy tại sao tăng trưởng lợi nhuận của công ty CP nhựa Đà Nẵng lại ở mức thấp? Phải chăng công ty đang thiếu một sức bật nào đó cho sự tăng trưởng lợi nhuận? Nói đến “sức bật” trong kinh doanh là nói đến những yếu tố nội tại của công. .. ánh được thực trạng mối quan hệ giữa CP – DT – LN tại công ty  Hiện nay, công tác kế toán tại công ty CP nhựa Đà Nẵng được tổ chức theo hình thức kế toán tài chính, chưa có hình thức kế toán quản trị Các thông tin về hoạt động SXKD của công ty chủ yếu được trình bày dưới dạng các BCTC, và không có báo cáo KQSXKD theo SDĐP Do đó, khi muốn phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN, chúng ta phải dựa vào... 2.606.228,55 6.124.148,86 659.583.804,99 659.583.804,99 5.534.677.330,00 2.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – doanh thu – lợi nhuận tại công ty CP nhựa Đà Nẵng 2.2.3.1 Tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng Vì công ty CP nhựa Đà Nẵng sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng nên việc phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN ngoài tỷ lệ SDĐP của mỗi mặt hàng ra còn cần phải dùng đến chỉ tiêu tỷ lệ SDĐP bình... có công ty nào có thể đáp ứng được điều này Vì thế, đây là một vấn đề nan giải trong phân tích mối quan hệ giữa DT – CP – LN Xem xét đặc điểm SXKD tại CP nhựa Đà Nẵng, tôi nhận thấy: gần 90% doanh thu của công ty đến từ các đơn đặt hàng – một phần là của các khách hàng truyền thống được thực hiện đều đặn hàng năm, một phần là do phòng kinh doanh tự tìm kiếm thêm Vì vậy, công tác sản xuất tại công ty. .. Điều này góp phần tạo nên sự ổn định trong bộ mặt chung của công ty, nhưng chính nó cũng có thể làm hạn chế năng lực sản xuất của công ty, nhất là khi cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng trở nên lạc hậu và không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất mà thị trường đòi hỏi 2.1.5 Tình hình kinh doanh của công ty Lợi nhuận của công ty CP nhựa Đà Nẵng chủ yếu được tạo ra từ hoạt động sản xuất, còn từ các hoạt... thu của công ty chỉ có 15,68 đồng định phí và lợi nhuận Điều này có thể được lý giải bằng 1 trong 2 trường hợp: hoặc công ty bị lỗ và kéo theo đó là SDĐP thấp; hoặc công ty vốn dĩ hoạt động với mức định phí thấp (giả sử LN = 0 thì tỷ lệ định phí trên doanh thu bằng 15,68% cũng không phải lớn) Và hiển nhiên câu trả lời rơi vào trường hợp thứ 2, vì như đã chỉ ra ở phần 2.1, công ty CP nhựa Đà Nẵng trong... và kết cấu tương ứng của tất cả các mặt hàng được thể hiện ở biểu đồ Hình 2.3 Đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu của công ty là 2 mặt hàng: Ống nước HDPE (54,77%) và Ống nước PVC (15,76%) – CP nhựa Đà Nẵngcông ty chuyên về lĩnh vực nhựa xây dựng, nên mặt hàng ống nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu là điều tất yếu Mặc dù tỷ trọng doanh thu lớn, song tỷ lệ SDĐP của 2 mặt hàng này chỉ . Nguyễn Hòa Nhân  TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG (DPC) 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của công ty CP nhựa Đà Nẵng là một cơ sở. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CP – DT – LN TẠI CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG 2.2.1 Đánh giá điều kiện phân tích CP – DT – LN tại công ty CP nhựa Đà Nẵng Trước khi

Ngày đăng: 04/10/2013, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w