1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình Thiết bị nhiệt gia dụng - Nghề: Điện dân dụng - Trình độ: Trung cấp nghề (Tổng cục Dạy nghề)

56 98 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 3,25 MB

Nội dung

(NB) Giáo trình Thiết bị nhiệt gia dụng với mục tiêu là Trình bày được cấu tạo, nguyên ly làm việc và công dụng của các thiết bị nhiệt gia dụng: bàn là, bếp điện, lò sấy, nồi cơm điện, bình nước nóng. Tháo lắp, bảo dưỡng được các thiệt bị nhiệt gia dụng: bàn là, bếp điện, lò sấy, nồi cơm điện, bình nước nóng, lò vi sóng đúng quy trình.

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

GIÁO TRÌNH Tên mô đun:Thiết bị nhiệt gia dụng

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

Trang 3

1

LỜI GIỚI THIỆU

Ngày nay, với sự phát triển nâng cao đời sống trong gia đình nên các hộ gia đình đã trang bị cho mình những thiết bị cấp nhiệt hiện đại và tiên tiến nhất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày như bàn ủi, bếp điện, nồi cơm điện, tủ sấy, bình nóng lạnh, lò vi sóng, bếp từ, bếp hồng ngoại… Đồng thời để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh học nghề Điện dân dụng, tôi đã biên soạn cuốn sách này trang bị cho học sinh có cơ bản về lý thuyết và thực hành sửa chữa trên các pan thực tế trên từng thiết bị cấp nhiệt đồng thời theo tiêu chí chương trình đào tạo

hệ chính qui cao đẳng nghề Điện dân dụng

Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu nói trên Nội dung mô đun bao gồm 10 bài như sau:

Bài 1: Bàn là

Bài 2: Bếp điện Bài 3: Tủ sấy

Bài 4: Nồi cơm điện

Bài 5: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bình nước nóng

Bài 6: Lắp đặt bình nước nóng

Bài 7: Bảo dưỡng và sửa chữa bình nước nóng

Bài 8: Bếp từ

Bài 9: Sử dụng và bảo dưỡng lò vi sóng

Bài 10: Sử dụng và bảo dưỡng bếp điện quang

Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức trong việc cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến các thiết bị cấp nhiệt trong dân dụng Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp, kiến thức và nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những sai sót Mong nhận được các ý kiến đóng góp để tác giả hoàn thiện hơn nữa nội dung của tài liệu

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2012

Biên soạn

KS Bùi Thành Chung

Trang 4

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

LỜI GIỚI THIỆU 1

MỤC LỤC 2

BÀI 1 - BÀN LÀ - BÀN ỦI 4

1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bàn là 4

2 Sửa chữa, thay thế các bộ phận của bàn là 6

BÀI 2 - BẾP ĐIỆN 11

1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bếp điện 11

2 Thay thế các bộ phận, sửa chữa bếp điện 13

BÀI 3 - TỦ SẤY 16

1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của tủ sấy Error! Bookmark not defined 2 Thay thế các bộ phận, sửa chữa tủ sấy Error! Bookmark not defined 3 Bảo dưỡng tủ sấy Error! Bookmark not defined. BÀI 4 - NỒI CƠM ĐIỆN 21

1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của nồi cơm điện 21

2 Một số sơ đồ nồi cơm điện 24

3 Chọn nồi cơm điện 24

4 Thay thế các bộ phận, sửa chữa nồi cơm điện 26

BÀI 5 - CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA BÌNH NƯỚC NÓNG 31

1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bình nước nóng 31

2 Tháo, lắp các bộ phận bình nước nóng 35

BÀI 6 - LẮP ĐẶT BÌNH NƯỚC NÓNG 37

1 Qui trình và phương pháp lắp đặt bình nước nóng 37

2 Lắp đặt bình nước nóng 37

3 Cấp nguồn thử bình nước nóng 38

BÀI 7 - BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BÌNH NƯỚC NÓNG 39

2 Bảo dưỡng bình nước nóng 39

3 Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục sửa chữa: 40

BÀI 8 - BẾP TỪ 40

1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bếp từ 41

2 Sử dụng bếp từ 42

3 Bảo dưỡng, sửa chữa bếp từ 43

BÀI 9 - SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG LÒ VI SÓNG 48

1 Công dụng và các qui tắc cần thiết khi sử dụng lò vi sóng 48

2 Qui trình và phương pháp bảo dưỡng lò vi sóng 50

3 Bảo dưỡng lò vi sóng 50

BÀI 10 - SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG BẾP ĐIỆN QUANG 50

1 Công dụng của bếp điện quang 50

2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bếp điện quang 51

3 Sử dụng bếp điện quang 51

4 Qui trình và phương pháp bảo dưỡng bếp điện quang 52

5 Bảo dưỡng bếp điện quang 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 5

3

TÊN MÔ ĐUN: THIẾT BỊ NHIỆT GIA DỤNG

Mã mô đun: MĐ 32

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:

- Vị trí mô đun: Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung, các môn học/ mô đun: An toàn lao động; Mạch điện; Vẽ điện; Vật liệu điện; Kỹ thuật điện tử cơ bản; Khí cụ điện hạ thế; Đo lường điện và không điện

; Nguội cơ bản; Hàn điện cơ bản; Động cơ điện xoay chiều KĐB 1 pha

- Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề

Mục tiêu của mô đun:

* Về kiến thức:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên ly làm việc và công dụng của các thiết

bị nhiệt gia dụng: bàn là, bếp điện, lò sấy, nồi cơm điện, bình nước nóng

* Về kỹ năng:

- Tháo lắp, bảo dưỡng được các thiệt bị nhiệt gia dụng: bàn là, bếp điện,

lò sấy, nồi cơm điện, bình nước nóng, lò vi sóng đúng quy trình

- Sửa chữa được các thiết bị nhiệt gia dụng: bàn là, bếp điện, lò sấy, nồi cơm điện, bình nước nóng, theo tiêu chuẩn sửa chữa

số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra *

5 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bình

Trang 6

BÀI 1 BÀN LÀ – BÀN ỦI

Mã bài: MĐ 32.01 Giới thiệu:

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của bàn là

- Thay thế các bộ phận, sửa chữa được bàn là theo tiêu chuẩn sửa chữa

- Rèn luyện tính tư duy, tác phong công nghiệp

Nội dung chính:

1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bàn là

Mục tiêu:

1.1 Bàn là không có bộ phận phun nước:

1.1.1 Cấu tạo của bàn là không có bộ phận phun nước:

Bàn là điện có nhiều loại khác nhau tuỳ theo các hãng sản xuất, nhưng nó đều có một nguyên lý chung Hình 1.2 là sơ đồ nguyên lí mạch điện của bàn là không có bộ phận phun nước bàn là này thông thường có điện áp 100V hoặc 220V, công suất 1000W

Hình 1.1: Hình dạng thực tế

của một loại bàn là không có

bộ phận phun nước

R1 § iÖn trë nhiÖt SW1 Power

J1 100V-220V/50Hz

1 2 3

F1 FUSE

Led Red R2 R

L N GND

OCR

1 2 3

Hình 1.2: Sơ đồ mạch điện của bàn là không

có bộ phận phun nước

*Cấu tạo: Về phương diện bên ngoài thì bàn là không có bộ phận phun nước

thông thường được chế tạo theo kiểu dáng như hình 1.1 Vỏ thường làm bằng nhựa cứng chịu nhiệt có tráng men hoặc sơn theo các màu sáng sang trọng Bên dưới là mặt ủi được chế tạo bằng hợp kim nhôm gia công nhẵn bóng, không đục

lỗ và có phủ lớp men chống ôxy hoá để dễ dàng di chuyển trên các loại vải Phía sau thường là vị trí gắn dây dẫn, phích cắm và đèn báo có loại thì đèn báo đặt dưới hay bên cạnh tay cầm Tại đoạn cuối của dây dẫn người ta chế tạo thêm một ốp nhựa dẻo (hoặc lò xo phản kháng) có đàn hồi để trong quá trình ủi cũng như di chuyển để mềm mại sự di chuyển của dây dẫn tránh dối dây và đứt ngậm bên trong Giữa bàn là là một mâm xoay (núm điều chỉnh) nhiệt độ đã được ghi theo các mức qui định của nhà sản xuất, dành cho người sử dụng tuỳ thuộc vào chất liệu vải trong khi ủi để điều chỉnh cho phù hợp

Về phương diện bên trong chủ yếu là mạch điện như hình 1.2 phần tử sinh nhiệt chính là điện trở nhiệt R1 được gắn trên mặt ủi Quá trình khống chế nhiệt

Trang 7

5

độ được thực hiện bởi phần tử rơ le nhiệt OCR Việc báo hiệu bàn ủi đang hoạt động hay không hoạt động sử dụng đèn báo chuyên dụng 100V-220V hoặc dùng đèn led có mắc điện trở hạn dòng R2 Một số hãng người ta còn lắp thêm phần tử cần chì F1 để bảo vệ ngắn mạch

1.1.2 Nguyên lý làm việc của bàn là không có bộ phận phun nước:

Bàn là không có bộ phận phun nước được trình bày theo sơ đồ mạch điện hình 1.2 Điều chỉnh nhiệt độ bằng rơ le nhiệt 0CR làm cho tiếp điểm của rơ le

SW1 đóng lại, mạch điện được kín mạch Dây điện trở R1 được cấp điện, đồng thời đèn báo hiệu led sáng Tuỳ vị trí điều chỉnh rơ le nhiệt 0CR để trục ví 3 thay đổi khoảng cách vị trí tiếp điểm SW1 của rơ le nhiệt theo các loại bàn là mà có nhiệt độ làm việc khác nhau Trong một khoảng thời gian nhất định, mặt ủi nóng lên, thanh lưỡng kim 2 của rơ le nhiệt cong lên đến nhiệt độ xác định, nó sẽ đẩy tiếp điểm SW1 làm hở mạch điện, dây điện trở R1 mất điện, đồng thời đèn báo hiệu led tắt Sau một khoảng thời gian bàn ủi giảm nhiệt độ, thanh lưỡng kim 2 nguội đi, trở về vị trí ban đầu, tiếp điểm SW1 của rơ le nhiệt tự động đóng lại, dây điện trở R1 lại được cấp điện, đèn báo hiệu led sáng Cứ như vậy chương trình hoạt động của bàn là sẽ lặp đi lặp lại theo nguyên lý trên Thời gian đóng

mở của rơ le OCR nhiệt phụ thuộc vào việc điều chỉnh trục vít 3, được gắn vào mâm xoay hay núm điều chỉnh tuỳ thuộc vào chất liệu vải mà trên mâm xoay nhà chế tạo đã chỉ những vị trí điều chỉnh nhiệt độ

1.2 Bàn là có bộ phận phun nước:

1.2.1 Cấu tạo của bàn là có bộ phận phun nước:

Về phương diện tổng quan thì

cấu tạo của bàn là có bộ phận phun

nước gần giống với bàn là không có bộ

phận phun nước Trên bàn là có bộ

phận phun nước thì có thêm một số chi

tiết cấu tạo sau: Mặt ủi được chế tạo

bằng hợp kim nhôm gia công nhẵn

bóng, có đục lỗ để tạo hơi nước, Chốt

mở khoá tháo bộ phận chứa nước, nút

ấn phun nước phía trước, nút ấn mở

nước dưới mặt ủi, lỗ đổ nước vào hốc

chứa nước và đầu phun nước phía

loại bàn là có bộ phận phun nước

1.2.2 Nguyên lý làm việc của bàn là có bộ phận phun nước:

Về phần điện thì bàn là có bộ phận phun nước có nguyên lý giống như bàn là không có bộ phận phun nước Nhưng trên bàn là có bộ phận phun nước sử dụng áp lực hơi nước trên mặt ủi khi tác động “nút mở nước dưới mặt ủi” nên bàn là này thường có ưu điểm phù hợp với các loại vải và ủi được nhanh hơn Đối với các vị trí khó tiếp xúc toàn bộ mặt ủi thông thường sử dụng hệ thống phun nước phía trước khi tác động “nút ấn phun nước phía trước” để làm ướt vải rồi sử dụng mũi mặt ủi để len lỏi vào tạo áp lực hơi nước cho các vị trí khó tiếp xúc

Trang 8

2 Sửa chữa, thay thế các bộ phận của bàn là

Mục tiêu:

2.1 Rơ le nhiệt:

2.1.1 Sửa chữa rơ le nhiệt:

Rơ le nhiệt trong bàn là có cấu tạo như hình 1.4 trong đó bao gồm các chi tiết sau:

- Điểm đấu dây cấp nguồn: Dùng để đấu dây nguồn vào và ra

- Vị trí bắt vào mâm nhiệt: Dùng để cố định rơ le nhiệt vào mâm nhiệt

Hình 1.4: Hình dạng thực tế của rơ le nhiệt trong bàn là điện

Hiện tượng, hư hỏng Cách kiểm tra và biện pháp khắc phục sửa chữa

- Tiếp điểm của rơ le

nhiệt tiếp xúc không tốt

hoặc không tiếp xúc

- Dùng đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện trở để thang đo Rx1để kiểm tra sự tiếp xúc của tiếp điểm Tiếp xúc hai que đo của đồng hồ vào hai vị trí đấu dây cấp nguồn vào ra của rơ le nhiệt nếu thấy kim đồng hồ chỉ:

+ Rtđ≈0Ω là tiếp điểm tiếp xúc tốt (tiếp điểm sạch) + Rtđ= 1Ω trở lên đến vài chục ôm là tiếp điểm tiếp xúc không tốt (tiếp điểm không sạch)

+ Rtđ= ∞Ω là tiếp điểm không tiếp xúc

- Dùng giấy nhám mịn chà bề mặt tiếp điểm, sau đó dùng kìm kẹp kiểm tra sao cho khi ép hai mặt tiếp xúc của tiếp điểm được áp khít vào nhau

- Cam sứ đội tiếp điểm

bị vỡ hoặc bị tuột - Dùng mắt thường quan sát cam sứ của rơ le nhiệt

- Gia công một cam sứ khác phù hợp với kích thước

Trang 9

7 cam sứ bị vỡ, để dễ dàng gia công cam sứ đội tiếp điểm thì nên sử dụng loại gỗ phíp chịu nhiệt

- Quá trình cam sứ tuột khỏi vị trí đội tiếp điểm thông thường do panh kẹp trên tiếp điểm bị lỏng hoặc quá trình tiếp xúc nhiệt nhiều lần nên bị giãn nở Khi lắp cam sứ trở lại đúng vị trí rồi dùng kìm kẹp ép lại panh kẹp để cố định cam sứ

- Tiếp điểm trên rơ le

- Thay mới rơ le nhiệt

2.1.2 Thay thế rơ le nhiệt:

Trước khi thay thế rơ le nhiệt ta phải mua được một rơ le nhiệt tương đương với rơ le nhiệt đã bị hỏng

Quá trình thay mới rơ le nhiệt được thực hiện theo thứ tự các bước như sau:

Bước 1: Tháo mâm xoay điều chỉnh nhiệt độ

Bước 2: Tháo ốc vít tách rời hai nửa bàn là

Bước 3: Tháo dây nguồn vào và dây dẫn vào điện trở trên rơ le nhiệt

Bước 4: Lấy dấu vị trí rơ le nhiệt, rồi tháo ốc vít tách rời rơ le nhiệt ra khỏi

mâm nhiệt

Bước 5: Lắp rơ le nhiệt mới vào theo đúng vị trí lấy dấu các bước được thực

hiện ngược lại so với các bước tháo rơ le nhiệt

2.2 Dây điện trở:

2.2.1 Kiểm tra độ cách điện của dây điện trở:

Hình 1.5: Hình dạng thực tế dây điện trở được gắn trên mâm nhiệt của

bàn là điện

Trang 10

Hiện tượng, hư hỏng Nguyên nhân hư hỏng và cách kiểm tra

- Dây điện trở chạm vỏ

- Do sử dụng lâu ngày làm chất cách điện trong ống điện trở không còn khả năng cách điện giữa dây điện trở và vỏ kim loại Sự cố này rất nguy hiểm cho người khi sử dụng bàn là

- Dùng đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện trở để thang đo Rx10K để kiểm tra sự cách điện giữa dây điện trở và vỏ kim loại Tiếp xúc một que đo của đồng hồ vào một trong hai vị trí đầu dây điện trở que đo còn lại tiếp xúc vào vỏ kim loại nếu thấy kim đồng hồ chỉ:

+ Rđt=1MΩ÷5MΩ là điện trở nhiệt chạm vỏ ở mức nhẹ

+ Rđt= 100KΩ÷1MΩ là điện trở nhiệt chạm vỏ ở mức trung bình

+ Rđt= 100K≈0Ω là điện trở nhiệt chạm vỏ ở mức nặng

- Với những mức độ chạm vỏ trên dù nặng hay nhẹ thì ta đều phải thay điện trở mới

- Dây điện trở bị đứt

- Do quá thời gian sử dụng hoặc có thể bị va đập trong khi đang sử dụng (dây điện trở vẫn được đốt nóng) làm dây điện trở bị đứt

- Dùng đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện trở để thang đo Rx1Ω và Rx10Ω để kiểm tra tốt xấu của dây điện trở Tiếp xúc hai que đo của đồng hồ vào hai vị trí đầu dây điện trở nếu thấy kim đồng hồ chỉ: + Nếu Rđt= 2Ω÷5Ω  dây điện trở còn tốt

+ Nếu Rđt=   dây điện trở bị đứt

2.2.2 Thay thế dây điện trở

Để thay thế dây điện trở ta phải khẳng định là dây điện trở đang bị một trong hai sự cố như sau: Dây điện trở chạm vỏ hoặc dây điện trở bị đứt

Quá trình thay mới điện trở nhiệt được thực hiện theo thứ tự các bước như sau:

Bước 1: Tháo mâm xoay điều chỉnh nhiệt độ

Bước 2: Tháo ốc vít tách rời hai nửa bàn là

Bước 3: Tháo dây nguồn vào dây điện trở

Bước 4: Tháo dây điện trở ra khỏi mâm nhiệt, dùng đột thép và búa chạm các vị

trí khóa chéo điện trở nhiệt

Bước 5: Lắp dây điện trở mới và thực hiện các bước ngược lại so với các bước

tháo dây điện trở

2.3 Bộ phận phun nước:

Trang 11

9

a) Bộ phận phun nước phía trước b) Bộ phận mở nước xuống mặt ủi

Hình 1.6: Bộ phận phun nước

2.3.1 Sửa chữa bộ phận phun nước phía trước:

Hình 1.7: Hình dạng thực tế của bộ phun nước trong bàn là điện

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Bộ phận phun nước phía

trước không phun được

nước

- Thường do một vài nguyên nhân sau: Đầu phun bị tắc do nước có cặn, pít tông (vòng găng) bị mòn hoặc vẹt và lò xo phản kháng có thể bị gãy

- Do lỗ đầu phun để tạo áp lực nên rất nhỏ thông thường khi cho nước có cặn vào bàn là thì khi sử dụng chế độ phun nước phía trước làm lỗ đầu phun rất dễ bị tắc Dùng vật kim loại nhỏ để thông lỗ đầu phun và rửa sạch hốc chứa nước của bàn là

- Quá trình pít tông (vòng găng) bị mòn thì áp lực giữa pít tông và xi lanh là không còn vì vậy nước cũng không phun ra phía trước được Thay mới vòng găng

- Trường hợp lò xo phản kháng gãy làm quãng đường

di chuyển của pít tông (vòng găng) bị ngắn nên áp

Trang 12

lực không đủ lớn để phun nước ra ngoài Thay mới lò

xo phản kháng

2.3.2 Sửa chữa bộ phận mở nước dưới mặt ủi:

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Nước dò rỉ xuống mặt ủi

mà chưa tác động nút

mở nước

- Trường hợp này thường do đệm cao su bị kênh vì cặn nước làm nước dò rỉ xuống mặt ủi Tháo đệm cao su và vệ sinh hốc chứa nước

- Do thời gian sử dụng lâu ngày làm đệm cao su mất tính đàn hồi và bị biến dạng làm nước dò rỉ xuống mặt ủi Tháo đệm cao su lấy mẫu và gia công đệm cao su mới

2.4 Dây dẫn, phích cắm, đèn báo:

Hình 1.8: Hình dạng thực tế của dây dẫn, phích cắm và đèn báo

2.4.1 Sửa chữa, thay thế dây dẫn và phích cắm:

Hiện tượng, hư hỏng Cách kiểm tra và biện pháp khắc phục sửa chữa

Dây dẫn bị đứt ngậm

- Thông thường do sử dụng lâu ngày, kết hợp với sự

di chuyển của bàn là trong khi ủi làm dây dẫn bị bẻ

đi bẻ lại nhiều lần tại vị trí cố định cứng trong bàn là

và trên phích cắm dẫn đến đứt ngậm bên trong

- Dùng đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện trở để thang đo Rx1Ω để kiểm tra sự tốt xấu của dây dẫn Tiếp xúc hai que đo của đồng hồ vào một trong hai đầu dây dẫn nếu thấy kim đồng hồ chỉ:

+ Nếu Rdd  0Ω  dây dẫn còn tốt

+ Nếu Rdd=   dây dẫn bị đứt

- Trong trường hợp bị đứt ngậm thì không nên cắt bỏ phích cắm trước mà nên cắt bỏ phần cố định cứng trong bàn là tới ốp nhựa ngoài, vì phích cắm thường được đúc kín với dây dẫn nếu dây dẫn không đứt tại phần cố định cứng của phích cắm thì việc nối lại là rất khó khăn ngoài ra còn mất tính thẩm mỹ cho dây dẫn và phích cắm, sau đó kiểm tra thông mạch nếu dây dẫn Rdd  0 thì lắp lại dây dẫn cho bàn là Quá

Trang 13

11 trình cắt bỏ dây dẫn tại phần cố định cứng trong bàn

là, rồi kiểm tra thông mạch mà Rdd=  thì phải cắt bỏ phích cắm và thay phích cắm tương đương mới cho phù hợp

2.4.2 Sửa chữa, thay thế đèn báo:

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Đèn báo hiệu không

sáng

Led1

RED R1 470K

BÀI 2 BẾP ĐIỆN

Mã bài: 32.02 Giới thiệu:

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của bếp điện

- Thay thế các bộ phận, sửa chữa được bếp điện theo tiêu chuẩn sửa chữa

- Rèn luyện tính tư duy, tác phong công nghiệp

Nội dung chính:

1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bếp điện

Mục tiêu:

1.1 Bếp điện có công suất không đổi:

1.1.1 Cấu tạo của bếp điện có công suất không đổi:

Bếp điện cũng là thiết bị gia nhiệt dùng dây điện trở, có nhiều công suất khác nhau Trước đây bếp điện kiểu hở được sử dụng rộng rãi vì tính kinh tế, nhưng loại này không an toàn, hiệu suất thấp, nay được thay thế bằng bếp điện kiểu kín có hiệu suất cao hơn và an toàn hơn

- Cấu tạo: Bếp điện có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp

+ Dây đốt nóng thường làm bằng hợp kim niken-crôm

a) Bếp điện kiểu hở:

*Cấu tạo bếp điện kiểu hở:

Dây đốt nóng của bếp điện kiểu hở

được quấn thành lò xo, đặt vào rãnh

của thân bếp (đế) làm bằng đất chịu

nhiệt Hai đầu dây sợi đốt được luồng

trong chuỗi hạt cườm

Trang 14

Hình 2.1: Hình dạng thực tế của bếp

kiểu hở

b) Bếp điện kiểu kín:

*Cấu tạo của bếp điện kiểu kín:

Dây đốt nóng được đúc kín trong

ống (có chất chịu nhiệt và cách điện

bao quanh dây đốt nóng) đặt trên thân

bếp làm bằng nhôm, gang hoặc sắt

1 Đèn báo

2 Công tắc

3 Dây đốt nóng

4 Thân bếp Hình 2.2: Hình dạng thực tế của bếp kiểu kín

1.1.2 Nguyên lý làm việc của bếp điện có công suất không đổi:

thì rơ le nhiệt OCR mở tiếp điểm làm

dây điện trở R1 mất điện đồng thời đèn

báo DS1 tắt

OCR

R1 §iÖn trë nhiÖt F1 FUSE

J1 220V

1 2 3

DS1

2 SW1 C«ng t¾c

Hình 2.3: Sơ đồ mạch điện của bếp

điện có công suất không đổi Khi nhiệt độ trên điện trở nhiệt R1 giảm dưới định mức thì tiếp điểm rơ le nhiệt OCR lại đóng lại Chương trình hoạt động của bếp được lặp lại như trên

1.2 Bếp điện có công suất thay đổi được:

1.2.1 Cấu tạo của bếp điện có công suất thay đổi được:

*Cấu tạo:

Loại bếp này vỏ ngoài bằng sắt có

tráng men Dây điện trở được đúc kín

trong ống, đảm bảo độ bền, hiệu suất

cao, cách điện tốt, công suất tối đa

Trang 15

13

0 1 2 3 4 C

SW2 ChuyÓn m¹ ch

OCR

R1 § iÖn trë nhiÖt

R2 § iÖn trë nhiÖt

0 1 2 3 4 C

SW1 ChuyÓn m¹ ch

F1 FUSE

J1

220V

1 2 3

DS1

2

Hình 2.5: Sơ đồ mạch điện của bếp điện có công suất thay đổi được

1.2.2 Nguyên lý làm việc của bếp điện có công suất thay đổi được:

*Nguyên lý làm việc:

Bếp có một công tắc chuyển mạch để nấu được 4 chế độ khác nhau:

- Vị trí công tắc ở số 4, nhiệt độ cao nhất (6500 ÷ 7500C) 2 điện trở nối song song, công suất cỡ 1kW

- Vị trí công tắc ở số 3 Nhiệt độ trung bình (5500 ÷ 6500C), công suất cỡ 600W

- Vị trí công tắc ở số 2, nhiệt độ (4500 ÷ 5000C), công suất 400W

- Vị trí công tắc ở số 1, nhiệt độ thấp nhất (2500 ÷ 4000C), ở vị trí này 2 dây điện trở nối tiếp với nhau, công suất cỡ 250W

Với loại bếp này thông thường rơ le nhiệt chỉ hoạt động ở mức nhiệt độ lớn nhất theo đinh mức

2 Thay thế các bộ phận, sửa chữa bếp điện

Mục tiêu:

2.1 Rơ le nhiệt:

2.1.1 Sửa chữa rơ le nhiệt:

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Tiếp điểm của rơ le nhiệt

không tiếp xúc

- Dùng giấy nhám mịn chà bề mặt tiếp điểm, sau

đó dùng kìm kẹp kiểm tra sao cho khi ép hai mặt tiếp xúc của tiếp điểm được áp khít vào nhau Tiếp điểm trên rơ le nhiệt bị

mòn vẹt hoặc thanh lưỡng kim

không còn khả năng đàn hồi

- Thay mới rơ le nhiệt

2.1.2 Thay thế rơ le nhiệt:

Quá trình thay mới rơ le nhiệt được thực hiện theo thứ tự các bước như

+ Lắp rơ le nhiệt mới vào theo đúng vị trí lấy dấu các bước được thực

hiện ngược lại so với các bước tháo rơ le nhiệt

2.2 Công tắc, công tắc xoay:

2.2.1 Sửa chữa công tắc và công tắc xoay:

Trang 16

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Tiếp điểm của công tắc

không tiếp xúc

- Dùng giấy nhám mịn chà bề mặt tiếp điểm, sau đó dùng đồng hồ đo điện trở để thang X1 kiểm tra độ tiếp xúc của tiếp điểm nếu Rtđ 0 là tốt hay còn gọi là tiếp điểm sạch

- Nếu là loại công tắc ấn nún (tịnh tiến vào trong hoặc ra ngoài), để khoá giữ tiếp điểm thường được sử dụng lẫy tanh kim loại Thông thường công tắc này

bị mất tự giữ tiếp điểm do lẫy tanh kim loại bị biến dạng không đúng vị trí khoá hoặc bị kẹt không mở được tiếp điểm do bụi bẩn

+ Tháo rời công tắc và bẻ lại lẫy tanh kim loại cho đúng vị trí khoá giữ tiếp điểm đồng thời vệ sinh bụi bẩn và tra dầu, mỡ cách điện chuyên dụng để tránh hiện tượng kẹt không nhả được tiếp điểm khi được tác động trên công tắc cho cả hai trạng thái

Tiếp điểm công tắc xoay

- Dùng giấy nhám mịn chà bề mặt tiếp điểm, sau đó dùng đồng hồ đo điện trở để thang X1 kiểm tra độ tiếp xúc của tiếp điểm nếu Rtđ 0 là tốt hay còn gọi là tiếp điểm sạch

- Thông thường trên công tắc xoay còn một sự cố do thanh lưỡng kim bị biến dạng nên không còn khả năng đàn hồi làm độ tiếp xúc giữa hai tiếp điểm là rất kém Quá trình tháo công tắc xoay để bẻ lại đúng vị trí của thanh lưỡng kim, phải chú ý tới viên bi tạo trạng thái chuyển mạch của công tắc xoay

2.2.2 Thay thế công tắc và công tắc xoay:

2.3 Dây điện trở:

2.3.1 Kiểm tra độ cách điện của dây điện trở:

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Dây điện trở chạm vỏ

- Do sử dụng lâu ngày làm chất cách điện trong ống điện trở không còn khả năng cách điện giữa dây điện trở và vỏ sự cố này rất nguy hiểm cho người sử dụng bàn là

- Dùng đồng hồ đo điện trở để ở thang X10K hoặc X100K để kiểm tra độ cách điện của dây điện trở

- Thay mới điện trở nhiệt Dây điện trở bị đứt - Để kiểm tra dây điện trở, dùng đồng hồ đo điện trở

để ở thang X1 hoặc X10

Trang 17

15 + Nếu Rđt= R  dây điện trở còn tốt

+ Nếu Rđt=   dây điện trở bị đứt

- Thay dây điện trở mới khi bị đứt

2.3.2 Thay thế dây điện trở:

Quá trình thay mới điện trở nhiệt được thực hiện theo thứ tự các bước như sau:

+ Tháo vỏ bếp điện, tháo dây nguồn vào dây điện trở, tháo ốc vít cố định dây điện trở trên mâm nhiệt

+ Nếu bếp là loại không có ốc vít thì dùng đột thép và búa chạm các vị trí khóa chéo dây điện trở

+ Lắp dây điện trở mới các bước được thực hiện ngược lại so với các

bước tháo dây điện trở

2.4 Dây dẫn, phích cắm, đèn báo:

Hình 2.7: Hình dạng thực tế của dây dẫn, phích cắm và đèn báo

2.4.1 Sửa chữa, thay thế dây dẫn và phích cắm:

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Dây dẫn bị đứt ngậm

- Thông thường do sử dụng lâu ngày, kết hợp với sự

di chuyển của bếp điện hay trong khi di chuyển dây dẫn và phích cắm làm dây dẫn bị bẻ đi bẻ lại nhiều lần tại vị trí cố định cứng trong bếp điện và trên phích cắm dẫn đến đứt ngậm bên trong

- Dùng đồng hồ đo điện trở để ở thang X1 đo thông mạch dây dẫn

+ Nếu Rdd  0  dây dẫn còn tốt

+ Nếu Rdd=   dây dẫn bị đứt

- Trong trường hợp bị đứt ngậm thì không nên cắt bỏ phích cắm trước mà nên cắt bỏ phần cố định cứng trong bếp điện tới ốp nhựa ngoài, vì phích cắm thường được đúc kín với dây dẫn nếu dây dẫn không đứt tại phần cố định cứng của phích cắm thì việc nối lại là rất khó khăn ngoài ra còn mất tính thẩm mỹ cho dây dẫn và phích cắm, sau đó kiểm tra thông mạch nếu dây dẫn Rdd  0 thì lắp lại dây dẫn cho bếp điện

Trang 18

Quá trình cắt bỏ dây dẫn tại phần cố định cứng trong bếp điện, rồi kiểm tra thông mạch mà Rdd=  thì phải cắt bỏ phích cắm và thay phích cắm tương đương mới cho phù hợp

2.4.2 Sửa chữa, thay thế đèn báo:

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Đèn báo hiệu không

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của tủ sấy

- Thay thế các bộ phận, sửa chữa và bảo dưỡng được tủ sấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn sửa chữa

- Rèn luyện tính tư duy, tác phong công nghiệp

Nội dung chính:

1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của tủ sấy

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của tủ sấy

- Vận hành tủ sấy theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

1.1 Cấu tạo của tủ sấy:

Hình 3.1: Hình dạng thực tế của tủ sấy Hình 3.2: Cấu tạo của tủ sấy

1 2 lọc khí sơ cấp và thứ cấp cho khí vào

3 Lọc khí chịu nhiệt

4 Lọc khí trung cao cấp

5 bộ gia nhiệt

6 Tủ điều khiển

Trang 19

17

7 Lọc khí cao cấp

8 các khay chứa nguyên liệu sấy

9 quạt hút gió

1.2 Nguyên lý làm việc của tủ sấy:

- Đối với các loại tủ sấy thông thường, luồng khí nóng được tiếp xúc với bề mặt nguyên liệu, với nguyên lý sấy như vậy, hiệu suất trao đổi nhiệt giữa khí nóng

và nguyên liệu diễn ra không cao, chất lượng sấy không đồng đều, thời gian sấy chậm và với kết cấu của tủ sấy thông thường không thể đạt tiêu chuẩn GMP được

- Chính vì các mặt hạn chế nêu trên của những loại tủ sấy thông thường, nhà nghiên cứu chế tạo đã cải tiến và thiết kế ra loại tủ sấy dùng nguyên lý gió nóng xuyên thẩm thấu qua nguyên liệu loại tủ này ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến trên thê giới nguyên lý hoạt động của tủ như hình 3.2 Khí sạch được lọc qua các cấp sơ, trung cao cấp rồi mới vào buồng sấy cấp độ sạch của khí sấy đạt cấp 100000 tiêu chuẩn GMP dược phẩm (lọc hepa) Khí sạch trước khi qua cấp lọc cuối, được gia nhiệt qua bộ trao đổi nhiệt hơi hoặc điện, sau đó khí nóng đạt nhiệt độ cần thiết và thẩm thấu xuyên qua các lớp sản phẩm trên khay theo chiều

từ dưới lên (các khay chứa nguyên liệu thiết kế dạng lưới mịn), khí nóng thấm đều lên từng hạt nguyên liệu đồng đều và tách đi hàm ẩm theo khí nóng hút ra ngoài theo quạt hút Trước khi khí ra ngoài, khí được lọc qua bộ lọc đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường một phần khí nóng dư thừa được tuần hoàn lại nhằm tiết kiệm năng lượng

Đặc điểm thiết bị

- Gió nóng qua mỗi lần tuần hoàn đều được lọc sạch qua các bộ lọc nên tránh được các hạt bụi mịn bay theo khí và không bị ô nhiễm trong chu trình khi tuần hoàn cũng như gia nhiệt Thiết bị được thiết kế theo chuẩn GMP trong Dược phẩm

- So sánh với loại tủ sấy bề mặt, năng suất sấy của tủ loại này cao hơn từ 3 ~ 6 lần Độ dầy của lớp nguyên liệu trên khay sấy được tăng lên gấp 3 lần

- Tủ sấy phù hợp cho nhiều loại nguyên liệu dạng định hình, dạng hạt, dạng cục

- Tủ sấy vận hành ổn định, đơn giản, dễ bảo dưỡng, vệ sinh nhanh, không hỏng vặt

- Tủ được trang bị lọc khí vào, lọc khí ra vì vậy nguyên liệu sấy không bị ô nhiễm, chất lượng sấy cao cấp

- Nguồn nhiệt sấy có thể dùng hơi hoặc điện

Thông số cơ bản của tủ sấy:

Trang 20

Lưu lượng khí 4000~7300 7200~15800

2.1.1 Sửa chữa rơ le nhiệt:

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Tiếp điểm của rơ le nhiệt

không tiếp xúc

- Dùng giấy nhám mịn chà bề mặt tiếp điểm, sau

đó dùng kìm kẹp kiểm tra sao cho khi ép hai mặt tiếp xúc của tiếp điểm được áp khít vào nhau Tiếp điểm trên rơ le nhiệt bị

mòn vẹt hoặc thanh lưỡng kim

không còn khả năng đàn hồi

- Thay mới rơ le nhiệt

2.1.2 Thay thế rơ le nhiệt:

Quá trình thay mới rơ le nhiệt được thực hiện theo thứ tự các bước như

sau:

+ Tháo vỏ tủ sấy, tháo dây nguồn vào và dây dẫn vào công tắc (chuyển

mạch) trên rơ le nhiệt

+ Lấy dấu vị trí rơ le nhiệt rồi tháo ốc vít tách rời rơ le nhiệt ra khỏi vị trí

gá trên tủ sấy

+ Lắp rơ le nhiệt mới vào theo đúng vị trí lấy dấu các bước được thực

hiện ngược lại so với các bước tháo rơ le nhiệt

2.2 Công tắc, công tắc xoay

Trước khi thay mới công tắc và công tắc xoay là chúng ta đã xác định

chính xác công tắc và công tắc xoay bị hỏng

+ Lắp công tắc mới vào theo đúng vị trí lấy dấu trạng thái hoạt động các

bước được thực hiện ngược lại so với các bước tháo công tắc

2.2.2 thay thế công tắc xoay:

Quá trình thay mới công tắc xoay được thực hiện theo thứ tự các bước

như sau:

+ Tháo vỏ tủ sấy, tháo dây nguồn trên công tắc

Trang 21

19 + Lấy dấu các đầu dây trên công tắc xoay

+ Lắp công tắc xoay mới vào theo đúng vị trí lấy dấu các bước còn lại được thực hiện ngược lại so với các bước tháo công tắc xoay

2.3 Dây điện trở

Hình 3.3: Hình dạng thực tế của một loại điện trở sấy

2.3.1 Kiểm tra độ cách điện của dây điện trở:

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Dây điện trở chạm vỏ

- Do sử dụng lâu ngày làm chất cách điện trong ống điện trở không còn khả năng cách điện giữa dây điện trở và vỏ sự cố này rất nguy hiểm cho người sử dụng

+ Nếu Rđt= R  dây điện trở còn tốt

+ Nếu Rđt=   dây điện trở bị đứt

- Thay dây điện trở mới khi bị đứt

2.3.2 Thay thế dây điện trở:

Quá trình thay mới điện trở nhiệt được thực hiện theo thứ tự các bước như sau:

+ Tháo vỏ tủ sấy, tháo dây nguồn vào dây điện trở, tháo ốc vít cố định dây điện trở trên vị trí gá tủ sấy

+ Nếu tủ sấy là loại không có ốc vít thì dùng đột thép và búa chạm các vị trí khóa chéo dây điện trở

+ Lắp dây điện trở mới các bước được thực hiện ngược lại so với các

bước tháo dây điện trở

2.4 Dây dẫn, phích cắm, đèn báo

2.4.1 Sửa chữa, thay thế dây dẫn và phích cắm:

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Dây dẫn bị đứt ngậm

- Thông thường do sử dụng lâu ngày, kết hợp với sự

di chuyển của tủ sấy hay trong khi di chuyển dây dẫn

và phích cắm làm dây dẫn bị bẻ đi bẻ lại nhiều lần tại

Trang 22

vị trí cố định cứng trong tủ sấy và trên phích cắm dẫn đến đứt ngậm bên trong

- Dùng đồng hồ đo điện trở để ở thang X1 đo thông mạch dây dẫn

+ Nếu Rdd  0  dây dẫn còn tốt

+ Nếu Rdd=   dây dẫn bị đứt

- Trong trường hợp bị đứt ngậm thì không nên cắt bỏ phích cắm trước mà nên cắt bỏ phần cố định cứng trong tủ sấy tới ốp nhựa ngoài, vì phích cắm thường được đúc kín với dây dẫn nếu dây dẫn không đứt tại phần cố định cứng của phích cắm thì việc nối lại là rất khó khăn ngoài ra còn mất tính thẩm mỹ cho dây dẫn và phích cắm, sau đó kiểm tra thông mạch nếu dây dẫn Rdd  0 thì lắp lại dây dẫn cho tủ sấy Quá trình cắt bỏ dây dẫn tại phần cố định cứng trong tủ sấy, rồi kiểm tra thông mạch mà Rdd=  thì phải cắt

bỏ phích cắm và thay phích cắm tương đương mới cho phù hợp

2.4.2 Sửa chữa, thay thế đèn báo:

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Đèn báo hiệu không

+ Kiểm tra tim đèn có bị đứt không

+ Kiểm tra dây dẫn có bị đứt không

+ Kiểm tra đui đèn có tiếp xúc không

+ Kiểm tra công tắc hành trình có tiếp xúc không

3 Bảo dưỡng tủ sấy

Mục tiêu:

- Tháo lắp bảo dưỡng rơ le nhiệt, công tắc, công tắc xoay và dây điện trở

- Duy trì hiệu suất làm việc và cấp độ chính xác của rơ le nhiệt, công tắc, công tắc xoay

Trang 23

Mã bài: 32.04

Giới thiệu:

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của nồi cơm điện

- Thay thế các bộ phận, sửa chữa được nồi cơm điện theo đúng tiêu chuẩn sửa chữa

- Rèn luyện tính tư duy, tác phong công nghiệp

1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của nồi cơm điện

Mục tiêu:

Hiện tại trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu nồi cơm điện khác nhau từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,…và Việt Nam, nhưng về cơ bản được phân thành 2 loại chính: nồi cơm điện cơ , nồi cơm kỹ thuật số (nồi cơm điện tử)

và nồi cơm cao tần

1.1 Nồi cơm điện cơ:

1.1.1 Cấu tạo của nồi cơm điện cơ:

Nồi cơm điện cơ là loại nồi có rơ le

tự ngắt, xuất hiện trên thị trường từ

hơn 20 năm nay, hoạt động dựa trên

nguyên lý cơ học, khi nhiệt độ đạt đến

mức nhiệt nhất định khoảng 102 độ C

thì rơ le này sẽ tự ngắt và chuyển sang

chức năng giữ ấm

Loại nồi này chỉ có 2 chức năng :

nấu chín và giữ ấm thông thường, vì

thế mà giá của chúng chỉ tầm từ

300,000 đến 1 triệu đồng, và tất nhiên

cũng có sản phẩm giá cao hơn, tùy

hãng sản xuất và dung tích nồi

Hình 4.1: Hình dạng thực tế nồi cơm

điện cơ

1.1.2 Nguyên lý làm việc của nồi cơm điện cơ:

1.2 Nồi cơm điện tử:

1.2.1 Cấu tạo của nồi cơm điện tử

Nồi cơm kỹ thuật số hay nồi cơm điện tử, có khả năng tự điều chỉnh nhờ một chip điện tử (vi xử lý) đã được cài đặt sẵn các chương trình nấu nướng Việc điều chỉnh và cài đặt được hiển thị thông qua một màn hình tinh thể lỏng LCD

Trang 24

hay led 7 thanh, do vậy mà ngoài chức năng nấu cơm thì nồi kỹ thuật số có thể dùng để nấu cơm nếp, nấu cháo, làm bánh hay hầm, xào,

Hình 4.2: Hình dạng thực tế nồi cơm điện kỹ thuật số (nồi cơm điện tử)

Trên thị trường hiện nay có hai dòng sản phẩm chính hãng Nhật Bản và Thái Lan của một số thương hiệu như Tiger, Panasonic, Hitachi, Sharp, Zojirushi, Toshiba với các loại dung tích phổ biến là 1,8L, 1L và 0,5L

1.2.2 Nguyên lý làm việc của nồi cơm điện tử:

1.3 Nồi cơm cao tần:

1.3.1 Cấu tạo của nồi cơm cao tần:

Một số model Panasonic có thêm chức năng nướng bánh và tiềm thức ăn, sản xuất tại Nhật Bản - Thái Lan Trong khi đó, loại sản phẩm cao cấp của Nhật như Tiger ngoài lớp chống dính bên trong, còn có thêm lớp men chống trầy bên ngoài, hai mâm nhiệt làm nóng bên trên, bên dưới giữ cơm ấm đều 12 tiếng với nhiệt độ cao nhất đến 6000C, đảm bảo cho người sử dụng luôn có cơm nóng như vừa chín tới

Tuy nhiên sự hiện đại chưa hẳn đã

phổ biến bởi người tiêu dùng còn e

ngại khi mua sắm nồi cơm cao tần do

khó sử dụng và giá thành còn cao

Do sản phẩm này có quá nhiều tính

năng nên đòi hỏi người sử dụng phải

có sự am hiểu nhất định về quá trình

vận hành của nó để có những thao tác

đúng trong việc điều chỉnh, cài đặt

nhiệt độ/ thời gian, định lượng thực

phẩm cho phù hợp với món ăn

Bên cạnh đó việc tháo lắp, lau rửa

cũng phức tạp hơn, đòi hỏi đúng kỹ

thuật để đảm bảo các mạch điện tử

Trang 25

Cấu tạo của nồi cơm điện thường có 2 lớp vỏ Giữa 2 lớp vỏ đặt bông thủy tinh giữ nhiệt Dây điện trở R1 (điện trở chính) được đúc kín trong ống có chất chịu nhiệt và cách điện với vỏ ống, đặt ở đáy nồi, giống như một bếp điện, điện tở phụ R2 được gắn trên thành nồi như hình vẽ Nồi nấu làm bằng nhôm đặt khít trong vỏ, để chống dính cho nồi người ta thường phủ bên trong nồi một lớp men mỏng đặc biệt màu ghi nhạt

Hình 4.4: Cấu tạo nồi cơm điện cơ

Vung nồi có van an toàn, khi đậy vung khít chặt với nồi, nhiệt năng không phát tán ra ngoài, ngoài vỏ có cốc hứng nước ngưng tụ để khỏi rơi xuống sàn bếp

1.3 Nguyên lý làm việc của nồi cơm điện:

Sơ đồ mạch điện đơn giản nhưng có

thể làm việc tự động ở 2 chế độ:

- Chế độ nấu cơm, dùng một điện trở

nhiệt chính R1 trên mâm nhiệt đặt dưới

đáy nồi

- Chế độ ủ cơm hoặc ninh thực phẩm

dùng thêm một điện trở nhiệt phụ R2

có công suất nhỏ được gắn vào thành

nồi Việc nấu cơm hoặc ủ cơm được

thực hiện hoàn toàn tự động Hình 4.5: Sơ đồ nồi cơm cơ thông

dụng hiện nay

Nguyên lý đầy đủ và đại diện cho một loại nồi cơm điện được thực hiện theo sơ đồ hình 4.6: Khi cấp điện cho nồi cơm đèn màu vàng (Led1) sáng báo hiệu đã có nguồn, đồng thời thiết bị cũng đang ở chế độ giữ nhiệt điện trở nhiệt phụ (R2) được cấp điện Tác động công tắc (SW1) đèn màu đỏ (Led2) sáng còn đèn màu vàng (Led1) tắt thiết bị ở chế độ sinh nhiệt điện trở nhiệt chính (R1) được cấp điện Công tắc (SW1) tự giữ nhờ lực hút của nam châm vĩnh cửu (4)

Trang 26

trong rơ le từ nhiệt Khi thiết bị thực hiện xong chế độ sinh nhiệt, nhiệt độ cao đến định mức làm mất từ tính trong nam châm vĩnh cửu (4) lò xo phản kháng (2) thắng lực hút của nam châm đẩy công tắc (SW1) hở mạch điện trở nhiệt chính

R1) mất điện Trạng thái đèn báo đảo ngược lại đèn màu đỏ (Led2) tắt, đèn màu vàng (led1) sáng báo hiệu đã thực hiện xong chế độ nấu đồng thời thiết bị chuyển về trạng thái giữ nhiệt điện trở nhiệt phụ (R2) được cấp điện

2 Một số sơ đồ nồi cơm điện

Led2 RED R4 R Led1

Y ELLOW R3 R

GND N

+ SW1: Công tắc dùng để đóng cắt điện cho điện trở nhiệt chính R1

+ R1: Điện trở nhiệt chính dùng để nấu cơm (Cook)

+ R2: Điện trở nhiệt phụ dùng để ủ cơm (Warm)

+ Led1: Đi ốt phát quang màu vàng dùng để báo hiệu chế độ ủ cơm

+ Led2: Đi ốt phát quang màu đỏ dùng để báo hiệu chế độ nấu cơm

+ R3 và R4: Điện trở hạn dòng cho 2 led báo hiệu chế độ làm việc

2.2 Sơ đồ nguyên lý mạch điện của nồi cơm điện tử:

2.3 Sơ đồ nguyên lý mạch điện của nồi cơm cao tần:

3 Chọn nồi cơm điện

Mục tiêu:

3.1 Cách chọn nồi cơm điện cơ:

3.2 Cách chọn nồi cơm điện tử:

3.3 Cách chọn nồi cơm điện cao tần:

3.1 Cách chọn mua:

Trang 27

25 Khi mua nồi cơm điện nên chú ý dung tích của nồi, phụ thuộc vào số người trong gia đình Ví dụ như công suất 350-400w thì dung lượng nồi là 1,2l cho số người ăn là từ 1-4 người, công suất 450-500w thì dung lượng nồi 2,4l thì số người ăn từ 5 người trở lên

Ngoài ra nếu như ở nhà bạn luôn có người thì bạn chỉ nên chọn loại nồi cơm điện tự động ổn nhiệt thông thường vì giá thành rẻ hơn mà vẫn đáp ứng được yêu cầu sử dụng Còn nếu công việc của bạn có giờ giấc sinh hoạt xáo trộn mà vẫn muốn chăm sóc bữa ăn của gia đình thì nên mua loại nổi có khởi động định giờ,sẽ tự động nấu khi có giờ đặt

Không nên chọn những loại nồi cơm quá rẻ, nhãn hiệu và xuất xứ không rõ ràng,

vì thường lớp cách nhiệt không tốt, tiếp xúc giữa mâm nhiệt và đáy xoong không đều, hay nắp nồi không kín sẽ ảnh hưởng đến chất lượn

3.2 Mẹo bảo quản và sử dụng:

Gạo trong nồi phải được dàn phẳng không được để dồn một góc, nếu không sẽ

có hiện tượng cơm mềm cứng không đều

Khi đặt nồi vào vỏ đựng bếp nên

dùng cả hai tay xoay nhẹ nồi để đáy

nồi tiếp xúc với tấm tăng nhiệt Khi

xoay nồi nên chú ý nhẹ nhàng và đừng

xoay quá nhanh khi thấy có một độ sát

nhất định nghĩa là đã tiếp xúc tốt

Trước khi đặt nồi vào cần lau sạch và

lau khô đáy nồi và mặt trên của tấm

tăng nhiệt

Hình 4.9: Mô tả hình ảnh thực tế khi

đặt nồi vào nấu

Nếu như dây nguồn là kiểu cách rời thì gạt chuyển mạch của nồi xuống và cắm phích điện dây nồi, sau đó mới đóng điện nguồn Khi lấy cơm ra nhất thiết phải tắt nguồn Các linh kiện của nồi cơm điện đều đặt ở vỏ ngoài vì thế hết sức tránh

va đập làm biến dạng vỏ nồi, đặc biệt không làm va chạm mạnh giữa đáy nồi và tấm tăng nhiệt, nếu gây ra bề mặt lồi lõm, sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả nấu nướng Thành trong của vỏ bếp không được lau rửa mà chỉ dùng vải khô để lau,

và nhớ là phải ngắt điện rồi mới lau

Nồi cơm điện chỉ có tác dụng nấu cơm hoặc hấp sấy thức ăn , không nên dùng

để ninh hầm vì nhiệt độ trong nồi không bao giờ quá 1000C Khi hấp sấy cũng cần chú ý đến thời gian sử dụng

Không nấu các loại thực phẩm có tính axit hoặc kiềm để tránh làm mòn nồi nấu Với loại nồi được tráng một

lớp men chống dính thì không

được dùng bùi nhùi cứng để chà

rửa Sau khi sử dụng xong nên

rửa sạch lau khô và để ở nơi khô

ráo

Trang 28

Hình 4.10: Hình ảnh thực tế của hai loại nồi

4 Thay thế các bộ phận, sửa chữa nồi cơm điện

Mục tiêu:

Việc trình bày quá trình thay thế các bộ phận và sửa chữa nồi cơm điện được thực hiện đại diện trên một loại nồi cơm điện cơ

4.1 Rơ le từ nhiệt:

4.1.1 Sửa chữa, thay thế rơ le nhiệt của nồi cơm điện cơ:

4.1.2 Sửa chữa, thay thế rơ le nhiệt của nồi cơm điện tử và nồi cơm điện cao tần:

Hiện tượng, hư hỏng Biện pháp khắc phục và sửa chữa

Nam châm vĩnh cửu trong rơ

le từ nhiệt giảm từ tính

Hình 4.11: Hình dạng thực tế

của cụm rơ le từ nhiệt

- Thông thường với hiện tượng hư hỏng bên nồi cơm điện nấu cơm luôn bị sống, do nồi cơm sử dụng quá tuổi thọ làm rơ le từ nhiệt mất nhiều từ tính nam châm vĩnh cửu nên không tự giữ khóa điện Vì vậy, chỉ cần nhiệt độ ở mức trung bình

đã làm nam châm không còn từ tính làm lò xo phản kháng đẩy khóa điện làm mất điện trên điện trở nhiệt chính Cách xử lý là thay rơ le từ nhiệt mới hoặc làm yếu lực phản kháng của lò

xo

- Trường hợp đặt nồi nấu không cân hoặc nấu những thực phẩm bột làm đáy nồi sinh nhiệt cao, cũng xảy ra hiện tượng này

Lực lò xo phản kháng trong

rơ le từ nhiệt bị yếu

Hình 4.12: Hình dạng bên

trong của rơ le từ nhiệt

- Một số rơ le từ nhiệt kém chất lượng khi quá nhiệt làm lực lò xo phản kháng yếu dần, dẫn đến không thắng được lực nam châm vĩnh cửu nên khóa điện luôn giữ làm điện trở nhiệt chính luôn

có điện và làm cháy thực phẩm nấu Cách xử lý thay mới rơ le từ nhiệt hoặc thay lò xo phản kháng

- Trường hợp bị kẹt về cơ khí đòn bẩy của khóa điện cũng xảy ra trường hợp này Lý do lâu ngày các khớp động bị dỉ sét làm kẹt đòn bẩy nên khóa điện không được mở Cách xử lý vệ sinh dỉ sét và tra dầu vào khớp động

Việc tháo và thay mới rơ le từ nhiệt được thực hiện theo các bước như sau:

- Bước 1: Tháo ốc vít và lắp đậy bên dưới nồi cơm điện chúng ta được hình ảnh như hình 4.13

- Bước 2: Dùng kìm mỏ nhọn (kìm cá sấu) bẻ lẫy (gờ) kim loại của rơ le từ nhiệt theo vị trí chỉ

số 1 và số 2 trên hình 4.13

Ngày đăng: 05/06/2020, 00:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w