Trong bối cảnh thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Lạm phát thế giới có xu hướng tăng lên, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu gây ra những tác động nhất định đến sự suy giảm của toàn nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt nam nói riêng. Trong năm 2011, giá cả trong nước tăng cao, áp lực lạm phát ngày càng tăng lên do nhiều nguyên nhân nội tại của nền kinh tế tích lũy từ trước đến nay và chính sách nới lỏng tiền tệ để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng trong thời gian 2008-2010, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Đứng trước những thách thức đó, Nghị quyết Hội nghị T.Ư 3 (khóa XI) tháng 10-2011 đã xác định giai đoạn 2011-2015, ưu tiên hàng đầu của kinh tế Việt Nam là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó NHNNVN có nhiệm vụ điều tiết vĩ mô bằng các chính sách và công cụ của mình nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát. Năm 2012 là một trong những năm được biết đến như một năm thực hiện tốt được mục tiêu kiềm chế lạm phát với điểm sáng trong việc thực hiện giữ cho mức lạm phát ở mức 6,81%, thấp hơn so với mức mục tiêu 10%. Đây là một sự cố gắng vô cùng to lớn của NHNN trong việc thực hiện các biện pháp để thực hiện được mục tiêu đề ra. Vậy trong năm 2012 NHNNVN đã làm những gì để có thể đạt được điểm sáng trong việc kiềm chế lạm phát? Liệu việc thực hiện chính sách tiền tệ trong năm 2012 để kiềm chế lạm phát đạt ở con số 6,81%/năm đó có phải hoàn toàn là tốt hay không? NHNNVN sẽ định hướng thế nào cho việc thực hiện chính sách tiền tệ trong năm 2013 để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Nghị quyết Hội nghị T.Ư 3 (khóa XI) là tiếp tục kiềm chế lạm phát? Để giúp các bạn có cái nhìn cận cảnh hơn về vấn đề này, nhóm chúng tôi đã tham gia nghiên cứu chủ đề “CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO NĂM 2013”. Bài nhiên cứu của chúng tôi hi vọng sẽ mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích, giúp các bạn có thể khái quát về chính sách tiền tệ, những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong việc thực hiện chính tiền tệ năm qua và có những định hướng về chính sách tiền tệ trong năm 2013.
Trong bối cảnh thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Lạm phát thế giới có xu hướng tăng lên, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu gây ra những tác động nhất định đến sự suy giảm của toàn nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt nam nói riêng. Trong năm 2011, giá cả trong nước tăng cao, áp lực lạm phát ngày càng tăng lên do nhiều nguyên nhân nội tại của nền kinh tế tích lũy từ trước đến nay và chính sách nới lỏng tiền tệ để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng trong thời gian 2008-2010, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Đứng trước những thách thức đó, Nghị quyết Hội nghị T.Ư 3 (khóa XI) tháng 10-2011 đã xác định giai đoạn 2011-2015, ưu tiên hàng đầu của kinh tế Việt Nam là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó NHNNVN có nhiệm vụ điều tiết vĩ mô bằng các chính sách và công cụ của mình nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát. Năm 2012 là một trong những năm được biết đến như một năm thực hiện tốt được mục tiêu kiềm chế lạm phát với điểm sáng trong việc thực hiện giữ cho mức lạm phát ở mức 6,81%, thấp hơn so với mức mục tiêu 10%. Đây là một sự cố gắng vô cùng to lớn của NHNN trong việc thực hiện các biện pháp để thực hiện được mục tiêu đề ra. Vậy trong năm 2012 NHNNVN đã làm những gì để có thể đạt được điểm sáng trong việc kiềm chế lạm phát? Liệu việc thực hiện chính sách tiền tệ trong năm 2012 để kiềm chế lạm phát đạt ở con số 6,81%/năm đó có phải hoàn toàn là tốt hay không? NHNNVN sẽ định hướng thế nào cho việc thực hiện chính sách tiền tệ trong năm 2013 để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Nghị quyết Hội nghị T.Ư 3 (khóa XI) là tiếp tục kiềm chế lạm phát? Để giúp các bạn có cái nhìn cận cảnh hơn về vấn đề này, nhóm chúng tôi đã tham gia nghiên cứu chủ đề “CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO NĂM 2013”. Bài nhiên cứu của chúng tôi hi vọng sẽ mang lại cho các bạn những thông tin bổ ích, giúp các bạn có thể khái quát về chính sách tiền tệ, những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong việc thực hiện chính tiền tệ năm qua và có những định hướng về chính sách tiền tệ trong năm 2013. I. Các mục tiêu chính sách tiền tệ năm 2012 1. Mục tiêu cuối cùng: Thời kỳ 1997-2010, theo quy định của Luật NHNN 1997, quy định rõ quan điểm CSTT đa mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống xã hội. Theo luật NHNN 2010, có hiệu lực từ 1/1/2011, quy định một mục tiêu của CSTT, đó là:ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát. Đây là sự đổi mới, hoàn thiện đúng hướng của CSTT ở VN, theo hướng CSTT đơn mục tiêu, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Năm 2011 là tiên thực hiện chính sách tiền tệ theo đuổi 1 mục tiêu là ổn định giá trị đồng tiền, với mức lạm phát mục tiêu đề ra <7 %/năm, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát thực tế bình quân của 3 năm trước đó 2008-2010 (12.73%). Điều này cho thấykỳ vọng quá cao của chính phủ, muốn ổn định nhanh kinh tế vĩ mô. Do vậy, NHNN bắt , buộc phải cắt giảm cung tiền và giảm tăng trưởng tín dụng đột ngột, gây ra các hệ quả không như mong muốn: lãi suất cho vay và nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống Ngân hàng căng thẳng, thị trường chứng khoán suy kiệt, thị trường bất động sản đóng băng, nhưng lạm phát thực tế vẫn ở mức quá cao 18.13%. Nguyên nhân của mức lạm phát năm 2011 quá cao so với mục tiêu đề ra (<7%) là do những hệ quả , tất yếucủa việc mở rộng cung tiền quá mức và tăng trưởng tín dụng quá nóng trong giai đoạn trước đó và một phần xuất phát từ việc điều hành CSTT thiếu chủ động. sang năm 2012, NHNNVN đưa ra mức lạm phát mục tiêu là nhỏ hơn 10%/ năm, đây là sự lựa chọn hợp lý so với mức lạm phát thực tế các năm trước và thực trạng nền kinh tế, giảm cú sốc cho nền kinh tế như năm 2011. Nhưng thực tế thì bằng những công cụ của mình, NHNN đã đưa lạm phát xuống ở con số 6,81%/ năm, Tuy nhiên tỷ lệ lạm phát ở mức thấp ở mức 6,81% trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn, tổng cầu suy giảm quá mức sẽ gây những khó khăn cho kinh tế vĩ mô.Nếu tỷ lệ lạm phát 2012 ở mức 9% thì hiệu quả của CSTT đạt được sẽ cao hơn rất nhiều. Nhưng cho dù thế nào thì đay vẫn là một trong những nỗ lực to lớn , đáng ghi nhận của NHNN. Nó được biết đến như một điểm sáng chói lóa trong việc thực hiện chính sách tiền tệ năm 2012. 2. Mục tiêu trung gian: Thực tế điều hành CSTT trong thời gian qua, NHNNVN đã lựa chọn biến số “Tổng phương tiện thanh toán” và “Mức tăng trưởng Tín dụng” làm mục tiêu trung gian của CSTT VN. Theo Nghị quyết 01/2012/NQ-CP , mục tiêu trung gian của CSTT 2012 là: kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng 15% -17%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14% -16%. Trong năm 2012, mức thực hiện tổng phương tiện thanh toán được dự báo khoảng 16-17%, vượt mục tiêu không đáng kể. Mức tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế 2012 ước đạt 5, 5%, giảm -68% so với mục tiêu(15-17%). Nhìn chung để tính toán được con số tổng phương tiện thanh toán sát với thực tế thực hiện, tổng khối lượng phương tiện thanh toán M2 NHNN đề ra theo sát với khối lượng phương tiện thanh toán mà nền kinh tế cần cung ứng là một sự cố gắng trong việc nghiên cứu, tính toán của NHNN để phù hợp với tình trạng của nền kinh tế. Nhưng mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 đạt thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra, đây không phải là một dấu hiệu tốt cho nền kinh tế. Nó phản ánh khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế bị suy giảm mạnh; điều kiện tiếp cận vay vốn của khách hàng khó khăn hơn do rủi ro thị trường tăng lên, phương án kinh doanh không khả thi, giá trị tài sản thế chấp sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó các ngân hàng thừa vốn không cho vay được, nguồn vốn đã không đi được đến nơi cần đến để thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. Đây là một khó khăn mà cần xem xét lại. II. Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ năm 2012 1. Công cụ lãi suất Chính sách, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN được định hướng theo nguyên tắc đảm bảo các mục tiêu của CSTT:kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo cơ chế điều hành lãi suất hiện nay, NHNN trực tiếp quyết định các mức lãi suất như: Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất OMO, trần lãi suất huy động ngắn hạn và trần lãi suất cho vay ngắn hạn thuộc 4 đối tượng ưu tiên đối với nền kinh tế của các TCTD. Các TCTD được quy định lãi suất thỏa thuận đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng khác ngoài 4 đối tượng ưu tiên;lãi suất cho vay trung dài hạn cho tất cả các đối tượng khách hàng. Những điểm tích cực trong cơ chế điều hành lãi suất năm 2012 Cơ chế điều hành các loại lãi suất năm 2012 đượcđiều chỉnh linh hoạt, hợp lý và đồng bộ hơn so với 2011, phát huy đượcvai trò Ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng. Từ tháng 6/2011 đến nay, các lãi suất chủ chốt của NHNN được điều hành theo cơ chế: “trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất chiết khấu, biên độ giao động +/- 2% để điều tiết thị trường, lãi suất cơ bản và lãi suất thị trường mở được ấn định biến động trong biên độ giữa lãi suất tái cấp vốn(trần) và lãi suất chiết khấu(sàn). Từ tháng 6/2011-10/2012:Mối quan hệ giữa các loại lãi suất được điều chỉnh hợp lý hơn thời kỳ trước đó, theo nguyên tắc: Lãi suất tái chiết khấu< lãi suất huy động vốn dưới 12 tháng < lãi suất tái cấp vốn; “sàn” là lãi suất tái chiết khấu; “Trần” là lãi suất tái cấp vốn; Biên độ 1-2%, lãi suất huy động vốn của TCTD biến động trong biên độ nói trên. Sự đổi mới cơ chế lãi suất lãi suất nói trên đã khuyến khích các TCTD huy động vốn từ nền kinh tế, hạn chế vay vốn từ NHNN, không còn cơ hội cho các TCTD lợi dụng vay tái cấp vốn của NHNN để cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao để hưởng chênh lệch lãi suất lớn. Lãi suất huy động và cho vay của TCTD 2012 giảm hơn nhiều so với 2011, đặc biệt là chính sách cho vay lãi suất thấp hơn các đối tượng khác đối với 4 đối tượng sản xuất kinh doanh được ưu tiên, là quyết định đúng đắn, kịp thời;tác động tích cực đến giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng. Do hệ quả của việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nên những tháng cuối năm 2011 thanh khoản của hệ thống ngân hàng trở nên căng thẳng và tiếp tục kéo dài sang những tháng đầu năm 2012, khiến NHNN duy trì biện pháp hành chính là áp trần lãi suất huy động. Trong quý 1, trước xu hướng giảm tốc của chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát kỳ vọng, NHNN đã bắt đầu kéo giảm đồng loạt các lãi suất chính sách và trần lãi suất huy động. Một số yếu tố cộng hưởng khác cũng giúp ủng hộ quan điểm này là thanh khoản ở một số ngân hàng lớn dần được cải thiện; các kênh đầu tư vàng, ngoại hối không còn thu hút dòng tiền… Trong năm 2012, lãi suất tái cấp vốn đã giảm từ 15% xuống còn 9%, lãi suất tái chiết khấu đã giảm từ 13% xuống còn 7%, và trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn ngày giảm từ 14% xuống còn 8%. Song song với động thái kéo giảm trần lãi suất huy động, NHNN cũng đã áp trần lãi suất cho vay 12% ( giảm từ mức 16-17%) đối với 4 lĩnh vực ưu tiên: (1) Phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, (2) Thực hiện phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu, (3) Phục vụ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, (4) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Lãi suất cho vay ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác giao động ở mức 14 -17%/năm. Bên cạnh đó lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh 8-9%/năm so với đầu năm 2012, thị trường tiền tệ đã có sự cải thiện tích cự hơn nhiều so với năm 2011. Việc giảm chi phí vốn vay là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế và NHNH đã thể hiện tốt vai trò định hướng này. Gánh nặng lãi vay từng bước giảm xuống, và tạo tiền đề cho các hoạt động kinh doanh sản xuất có thể được cải thiện trong thời gian tới Cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với lãi suất huy động vốn trên 12 tháng và lãi suất cho vay trung dài hạn là bước đi phù hợp, tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thương mại và thị trường. Cơ chế lãi suất huy động lãi suất thỏa thuận được thực hiện theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012: “Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường”. Lãi suất cho vay thỏa thuận được thực hiện từ 14/4/2010 theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN vàthông tư 14/2012/TT-NHNN từ ngày 4/5/2012. Đối với các khoản cho vay ngoài 4 lĩnh vực ưu tiên TCTD cho vay theo lãi suất thỏa thuận. Một số hạn chế trong cơ chế điều hành lãi suất 2012 Duy trì quá lâu cơ chế điều hành trực tiếp lãi suất lãi suất huy động vốn và cho vay của các TCTD, làm cho các mức lãi suất kinh doanh của TCTD không phù hợp với cung cầu vốn tín dụng trên thị trường và giảm tác dụng của các công cụ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất OMO, công cụ dự trữ bắt buộc. NHNN có nhiều giải pháp và công cụ gián tiếp để tác động điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các TCTD. Cụ thể, khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các TCTD đối với nền kinh tế, NHNN sẽ thực hiện thông qua việc điều chỉnh các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đối với TCTD.Từ đó tác động đến lãi suất thị trường liên ngân hàng.Cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất kinh doanh của các TCTD đối với khách hàng.Nếu NHNN trực tiếp quyết định cả mức lãi suất cho vay và huy động vốn của các TCTD thì công cụ lãi suất điều hành của NHNN sẽ không phát huy hết tác dụng. Trên thực tế, trong suốt thời kỳ 2011-2012, NHNN quyết định trực tiếp các mức lãi lãi suất huy động và cho vay của TCTD đối với khách hàng đối với từng kỳ hạn (trừ lãi suất huy động trên 12 tháng theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012 và lãi suất cho vay thỏa thuận theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN và Thông tư 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012);Cơ chế điều hành trực tiếp quyết các mức lãi suất kinh doanh của các TCTD đã làm vô hiệu hóa các mức lãi suất điều hành chủ chốt của NHNN( lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành là lãi suất thực hiện vai trò định hướng thị trường tiền tệ, nhưnghiện nay chỉ mang tính hình thức, chưa trở thành lãi suất cơ sở, chuẩn mực để định hướng cho các loại lãi suất khác trên thị trường.Vì thế làm tăng rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và các quan hệ dân sự khi có phát sinh tố tụng. Vai trò đinh hướng và tác động của các loại lãi suất điều hành của NHNN (lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, OMO) đến lãi suất thị trường rất hạn chế.Một trong những nguyên nhân chủ yều là phương pháp xác định các loại lãi suất trên còn bất cập, không dựa trên cơ sở lãi suất cơ bản là lãi suất chuẩn; cơ chế điều hành cụ thể các loại lãi suất chưa được ban hành rõ ràng. Thực tế trong thời gian qua, NHNN chưa ban hành được cơ chế điều hành và phương pháp xác định cụ thể từng loại lãi suất trên. Khi quyết định các loạilãi suất chủ yếu dựa vào diễn biến số liệu báo cáo thực hiện chỉ số CPI, các chỉ số kinh tế vĩ mô tháng trước và quan điểm chỉ đạo điều hành mục tiêu CSTTcủa Chính phủ, thiếu các thông tin, phân tích dự báo thị trường về cung cầu, số lượng giao dịch, lãi suất, ; Do đó các lãi suất được điều hành không sát với cung cầu tiền tệ và lãi suất thực trên thị trường, hạn chế tác dụng điều tiết của các công cụ lãi suất. 2. Hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là công cụ can thiệp trực tiếp, mang tính hành chínhcủa NHNN, được sử dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng, qua đó khống chế tổng khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao và các công cụ gián tiếp khác tỏ ra kém hiệu lực. Năm 2011, NHNN đưa ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung cho toàn hệ thống các TCTD, không phân bổ hạn mức theo từng TCTD Năm 2012 là lần đầu tiên NHNN quyết định phân bổ hạn mức tín dụng cho từng NHTM theo các tiêu chí: chất lượng tài sản nợ, tài sản có, quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chất lượng nhân lực và tuân thủ các quy định.Theo đó, các nhóm được phân loại bởi NHNN được áp dụng các hạn mức như sau: Nhóm thứ 1tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa 17%; nhóm thứ 2 tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa 15%; nhóm 3 được tăng trưởng 8%; nhóm 4 thuộc diện phải cơ cấu lại, không được tăng trưởng tín dụng. Đến tháng 6/2012, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng tăng 1, 51% so với cuối năm 2011 (kế hoach năm 2012 là 12%), trong đó 69 TCTD có mức tăng trưởng âm. Có 23 TCTD đề nghị mức tăng trưởng tín dụng vượt chỉ tiêu, có 29 TCTD xây dựng kế hoạch tăng trưởng bằng mức chỉ tiêu thông báo, có 10 TCTD xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng thấp hơn. Tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép tăng chỉ tiêu đối với 10 TCTD có tính hình tài chính lành mạnh, đã có tăng trưởng tín dụng đạt trên 50% chỉ tiêu thông báo của Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm. Công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng mà NHNN đưa ra trong 2012 đã phát huy tác động tích cực thúc đẩy các TCTD đổi mới và tái cơ cấu hoạt động theo quan điểm và mục tiêu của chính sách tiền tệ của Chính phủ trên các mặt sau: - Thúc đẩy các NHTM phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả và các chỉ số an toàn hoạt động để được xếp hạng tín nhiệm cao và có được hạn mức tăng trưởng cao. - Điều chỉnh, hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động vốn, góp phần cải thiện tính thanh khoản của từng ngân hang và cả hệ thống hệ thống, giảm áp lực lạm phát. - Tác động mạnh mẽ và có hiệu quả đến mục tiêu tái cơ cấu, sát nhập các NHTM yếu kém, tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ kiểm soát hạn mức tín dụng của NHNN trong thời gian qua đã cho thấy một số vấn đề cần nghiên cứu bổ sung nhằm phát huy hiệu quả cao hơn: Thời điểm áp dụng công cụ hạn mức tín dụng chưa phù hợp với giai đoạn suy kiệt tín dụng và giảm tổng cầu của nền kinh tế, nên công cụ hạn mức tín dụng không phát huy được tác dụng với nhiều TCTD. Công cụ hạn mức tín dụng được áp dụng cho từng TCTD trong năm 2012, cả thời điểm và điều kiện không phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô, làm vô hiệu hóa tác dụng của hạn mức tín dụng. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 2012 ước tăng +5.5%, đạt hơn 30% so với mục tiêu(+15% -17%/năm) và chỉ bằng 39% mức tăng trưởng tín dụng 2011. Trong 2012 tổng cầu của nền kinh tế đang trong suy giảm, nền kinh tế không hấp thu được tín dụng, tổng phương tiện thanh toán đang giảm thấp, công cụ hạn mức tín dụng trở nên vô tác dụng. Công cụ hạn mức tín dụng là sự can thiệp hành chính, trực tiếp để khống chế khối lượng tín dụng của hệ thống TCTD đối với nền kinh tế. Công cụ này chỉ phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao và các công cụ gián tiếp khác không phát huy được hiệu quả Chưa xây dựng được bộ tiêu chí phân loại các TCTD và phương pháp tính toán các tiêu chí phân loại để làm căn cư phân bổ hạn mức tín dụng cho từng TCTD. Năm 2012 là năm đầu tiên NHNN thực hiện công cụ kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng TCTD.Việc phân loại các nhóm TCTD được NHNN căn cứ vào những yếu tố định tính, định lượng nào đó nhưng NHNN không công khai các tiêu chí xếp hạng, phương pháp tính toán và bảng xếp hạng .Vì vậy các TCTD cho rằng chưa có cơ sở thuyết phục trong việc xếp loại các TCTD để làm căn cứ phân hạn mức tín dụng.Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, các tiêu chí và phương pháp đánh giá, xếp hạng tín nhiệm các TCTD còn rất nhiều bất cập, chất lượng xếp hạng tín nhiệm của một vài tổ chức công bố chưa được thị trường công nhận. Vì vậy căn cứ để đánh giá, xếp loại, phân hạng các TCTD làm căn cứ cho phân bổ hạn mức tín dụng còn nhiều vấn đề chưa đảm bảo chính xác. 3. Tái cấp vốn Theo quy định hiện hành, NHNN sử dụng công cụ Tái cấp vốn để cấp tín dụng cho các TCTD theo các hình thức: cho vay có đảm bảo bằng giấy tờ có giá, chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay lại hồ sơ tín dụng, nhằm mục đích: cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Nội dung tái cấp vốn gồm 3 nội dung : Hạn mức TCV, Lãi suất TCV và điều kiện tái cấp vốn Thông qua các hình thứctái cấp vốn, NHNN đãphát huy được vai trò chủ đạo trong việc giải quyết vấn đề rủi ro thanh khoản cho các NHTM trong thời gian qua và biểu hiện rõ nhất thông qua việc liên tục hạ lãi suất tái cấp vốn : Trong năm 2012, lãi suất tái cấp vốn đã giảm5 lần từ 15% xuống còn 9% và giảm tiếp trong những tháng đầu 2013 và hiện nay mức LS tái cấp vốn là 8%/năm. Nguyên nhân là do giai đoàn nàycác doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng hàng tồn kho tăng lại khó tiếp cận nguồn vốn với lãi suất vừa phải để triển khai các dự án kinh doanh, sản xuất .Do vậy,việc giảm lãi suất tái cấp vốn sẽ giúp các NHTM dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, tăng khả năng cung ứng tiền làm giảm lãi suất cho vay qua đó giúp giảm chi phí vốn vay cho doanh nghiệp tạo điều kiện để họ khôi phục lại sản xuất, vượt qua khó khăn, tạo công ăn việc làm. Điều đó sẽ tạo ra tăng trưởng, giảm được áp lực lạm phát. Tuy vậy, cơ chế sử dụng công cụ tái cấp vốn hiện hành của NHNN vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu bổ sung hoàn thiện sau đây: 1. Hiệu lực can thiệp của công cụ này đến thị trường tiền tệ chưa cao và mối liên hệ giữa công cụ tái cấp vốn và tổng phương tiện thanh toán chưa rõ ràng. 2. Thời gian hoàn thành một đề nghị cho vay cầm cố giấy tờ cấp vốn (GTCG) của NHNN còn dài. Đối với đề nghị vay vốn của các NH có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian thực hiện từ khi nhận đủ hồ sơ đến khi vay vốn thường không quá 2 ngày làm việc, nhưng đối với các NH không có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian này thường bị kéo dài ra, có khi lên tới 5 ngày làm việc. Đây là một trong những hạn chế cơ bản của công cụ này, làm giảm tính chất hỗ trợ khẩn cấp của công cụ tái cấp vốn để bổ sung dự trữ của các NH. 3. Sự quan tâm và hiểu biết của hệ thống NHTM tới các nghiệp vụ tái cấp vốn không đồng đều và nhìn chung chưa cao. Các NH thường xuyên tiếp cận vốn nguồn vốn này với nguồn vốn này chỉ là 4 NHTM Nhà nước có trụ sở tại Hà Nội. Ngoài ra, các cán bộ nghiệp vụ của các NHTM còn lúng túng. Tuy NHNN đã ban hành các quy chế về các công cụ tái cấp vốn và quy trình thực hiện khá rõ ràng, dễ hiểu nhưng các cán bộ này vẫn chưa nắm vững được nội dung cần thiết của bộ hồ sơ vay vốn, trình tự thực hiện nghiệp vụ. Tổng hạn mức chiết khấu đã phân bổ cho các NH chỉ đạt 60-80% tổng hạn mức được phép sử dụng trong quý. Điều này thể hiện sự thiếu quan tâm của các NH đối với hình thực tái cấp vốn này. 5.Về cơ bản, không có nhiều khác biệt giữa hình thức chiết khấu có thời hạn và hình thức cầm cố GTCG có thời hạn. Tuy nhiên lãi suất áp dụng lại khác nhau. Mặt khác, hình thức chiết khấu GTCG của NHNN trên thị trường mở. Điều này dẫn tới sự khác biệt không cần thiết trong việc tiếp cận các công cụ của NHNN. 4. Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) “Nghiệp vụ thị trường mở là việc ngân hàng nhà nước thực hiện mua bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng thông qua hình thức đấu thầu” (Ngân hàng nhà nước Việt Nam). Năm 2012 thị trường mở hoạt động sôi động và trở thành công cụ chủ chốt để NHNN bơm hút tiền, kiểm soát cung tiền và lạm phát. -T1/2012: NHNN bơm ròng hơn 59600 tỷ đồng thông qua OMO. Kỳ hạn giao dịch đã được điều chỉnh lên 21 ngày với một số phiên giao dịch nhằm đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong dịp tết nguyên đán. Sau tết kỳ hạn đã trở lại 7 ngày và 14 ngày như thông thường. -T2/2012: tính đến 28/2, NHNN đã hút ròng tổng cộng 111 365 tỷ đồng, kỳ hạn giao dịch trở lại 7,14 ngày, lãi suất tiếp tục duy trì 14%/năm -T3/2012: NHNN hút ròng về 35189 tỷ đồng. Chỉ 15 ngày cuối tháng NHNN hút tiền qua kênh bán tín phiếu (kỳ hạn 1,3,6 tháng) là 29413 tỷ đồng. Phát hành tín phiếu để hút tiền về được NHNN thực hiện từ tháng 3, sau tuyên bố của Thống đốc tại cuộc họp báo chính phủ. -T4/2012: NHNN hút ròng 42141 tỷ đồng, trong đó hút về qua tín phiếu là 51400 tỷ, bơm ra qua kênh OMO là 9000 tỷ. Việc bơm vốn qua OMO rất thấp trung bình khoảng 300-500 tỷ đồng/ phiên. Trong tháng 4 cũng có 12495 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày đáo hạn. lãi suất tín phiếu kỳ hạn 28 ngày đến cuối tháng 4 giảm còn 6,2%/năm, lãi suất 91 ngày còn 9,4%/năm, kỳ hạn 181 ngày là 10,34%/năm -T5/2012: hút ròng 4803 tỷ đồng. Lượng tiền bơm ra theo từng tuần rất thấp. NHNN bơm ra TT theo kỳ hạn 7 ngày khoảng 1500 tỷ đồng/ tuần. T5 có khoảng 19000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày đã đáo hạn. NHNN đã rút ngắn phiên bán trái phiếu từ 5 phiên/tuần xuống 1 phiên/ tuần. mỗi tuần bán ra khoảng 3000 tỷ đồng tín phiếu với lãi suất kỳ hạn 28 ngày xuống 3,48%/năm, kỳ hạn 91 ngày là 6%/năm và kỳ hạn 182 ngày là 7,48%/năm. - Đến hết 30/6, NHNN đã hút về 111.089 tỷ đồng thông qua 2 nghiệp vụ thị trường mở là giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá và phát hành tín phiếu NHNN. Trong 6 tháng đầu năm 2012, NHNN đã 4 lần hạ lãi suất nghiệp vụ chiết khấu từ 14%/năm xuống 8,5%/năm và từ ngày 26/06 chuyển sang đấu thầu lãi suất. Từ ngày 15/03, NHNN thực hiện giao dịch outright phát hành tín phiếu. Đã có 48.806 tỷ đồng được hút về thông qua kênh tín phiếu -T7/2012 sau khi áp dụng đấu thầu lãi suất với nghiệp vụ Repo trên OMO từ ngày 26/6 thì nghiệp vụ Repo ít có giao dịch. Cả tháng chỉ có 6 phiên có giao dịch mua kỳ hạn (reverse Repo) với khối lượng bơm ra của NHNN là 2027 tỷ. Tuy nhiên cũng có 3103 tỷ đồng được đáo hạn trong T7 do vậy NHNN đã hút về 1076 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ repo. T7 ko có phiên đấu thầu phát hành tín phiếu NHNN nào được thực hiện mà chỉ có 18350 tỷ đồng tín phiếu đến hạn thanh toán. Như vậy đã có xấp xỉ 17274 tỷ đồng được NHNN bơm cho các NHTM thông qua OMO qua Repo và outright -T8/2012: có 34428 tỷ đồng được bơm ra thị trường và 23487 tỷ đồng được hút về thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn. Như vậy tháng 8 NHNN đã bơm ròng thông qua OMO là 10941 tỷ đồng. Lượng vốn được bơm ra chủ yếu 2 tuần cuối tháng, kể từ ngày 21/08 sau khi thông tin ông Nguyễn Đức Kiên và nguyên tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải bị tạm giam bởi các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế. Trong T8 ko có hoạt động Outright nào được thực hiện. Có 8000 tỷ tín phiếu kỳ hạn 91 ngày NHNN được bán cho các TCTD vào T5/2012 có thể chuyển đổi. -T9/2012: thông qua OMO có 43886 tỷ đồng được bơm ra qua nghiệp vụ reverse repo, và có 49763 tỷ đồng được hút về qua đáo hạn reverse repo. Trong T9, NHNN đã hút ròng 5877 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ reverse repo trên OMO. Cũng trong tháng 9, ko có giao dịch Outright nào được thực hiện, tuy nhiên lượng tín phiếu đến hạn có giá trị 9717 tỷ đồng. Đây là khối lượng đến hạn của các giao dịch sell outright có kỳ hạn 182 ngày được thực hiện vào T3/2012. -T10/2012: có tổng 7919 tỷ đồng được hút ròng trên OMO. NHNN cũng đã quay trở lại phát hành tín phiếu (sau khi dừng phát hành 16 tuần) với 14972 tỷ đ và theo đó rút ròng 844 tỷ đồng trong tháng 10 qua nghiệp vụ Outright. -T11/2012: hút ròng 27502 tỷ đồng trên OMO. Trên nghiệp vụ sell outright(bán hẳn), NHNN hút ròng 27384 tỷ đồng. Cụ thể NHNN phát hành 37724 tỷ đồng tín phiếu, gấp hơn 2 lần so với T10 và chỉ ở kỳ hạn 56 và 91 ngày; đồng thời bơm ra 10340 tỷ đồng để thanh toán số tín phiếu đến ngày đáo hạn. Trên nghiệp vụ mua kỳ hạn (repo reserve), NHNN bơm ra 12116 tỷ đồng và hút vào 11998 tỷ đồng đến kỳ đáo hạn, lượng bơm ròng đạt 118 tỷ đồng. Trong tháng đáng chú ý có phiên 2/11, sau sự kiện nguyên chủ tịch ngân hàng Sacombank từ nhiệm, NHNN bơm ròng gần 4800 tỷ đồng để đề phòng thanh khoản cho hệ thống. -T12/2012: Theo số liệu của NHNN, tuần từ 17-21/12, cơ quan này phát hành 8.309 tỷ đồng tín phiếu trên OMO để hút tiền về, gấp hơn 3 lần so với lượng phát hành tuần trước đó. Đây cũng là lượng phát hành tín phiếu lớn nhất từ đầu tháng 12 trên OMO.Bên cạnh đó, NHNN cũng bơm ra 1.100 tỷ đồng và hút về 2.092 tỷ đồng qua nghiệp vụ reverse repo (mua kỳ hạn), khiến mức hút ròng tuần từ 17-21/12 đạt 992 tỷ đồng. Đây là tuần hút ròng đầu tiên sau 3 tuần bơm ròng liên tiếp qua nghiệp vụ repo.Tính từ đầu tháng đến 23/12, NHNN phát hành 12.918 tỷ đồng tín phiếu để hút tiền về và hút ròng 541 tỷ đồng qua nghiệp vụ repo. Trong tuần cuối năm 2012, thị trường mở (OMO) chứng kiến diễn biến giao dịch tăng đột biến trước nhu cầu vốn ngắn hạn hỗ trợ thanh khoản của ngân hàng thương mại.Theo dữ liệu của Reuters, trong tuần từ 24-28/12/2012, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường mở tổng cộng 28.473 tỷ đồng, với kỳ hạn 7 ngày và lãi suất 7%/năm. Như vậy, với khối lượng hút ròng lớn trên OMO cho thấy thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng tiếp tục dư thừa, xuất phát từ việc tổ chức tín dụng không cho vay ra được khi nợ xấu lên cao) Như vậy nhìn lại năm 2012 , NHNN Việt nam đã sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở 1 cách linh hoạt góp phần điều tiết mức cung tiền cho nền kinh tế, điều chỉnh mức lạm phát. Có thể thấy công cụ nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ có tính linh hoạt cao giúp NHNN chủ động điều chỉnh lượng mua và bán, thông qua giá mua và giá bán mà NHNN có thể mở rộng hay thu hẹp lượng tiền trung ương, bên cạnh đó có khả năng điều chỉnh sai lầm nếu đã bán hay mua không phù hợp. Cùng với thị trường liên ngân hàng, OMO giúp hỗ trợ khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên để trở thành một công cụ hữu hiệu hơn nữa trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nhằm kiềm chế lạm phát thì vấn đề đặt ra là cần đa dạng hóa hàng hóa, “sản phẩm” giao dịch trên OMO. III. Kết quả đạt được Có thể nói năm 2012 là một năm đầy khó khăn thách thức nhưng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ - Các chỉ tiêu tiền tệ tăng trưởng hợp lý (tổng phương tiện thanh toán cả năm 2012 tăng khoảng 20%, tín dụng tăng khoảng 7%) phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp 6,81%, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,03%. - Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh về mức định hướng của NHNN đề ra ngay từ đầu năm, đặc biệt là diễn biến của lạm phát. Lãi suất huy động giảm từ 3 - 6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5 - 9%/năm so với cuối năm 2011 - Tuy tín dụng tăng trưởng thấp, nhưng cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến ngày 20/12/2012, tín dụng tăng 6,45% so với cuối năm 2011, trong đó tín dụng bằng VND tăng 8,92%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 3,51%; tín dụng đối với xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích giảm so với cuối năm 2011. - Tính đến ngày 20/12/2012 dư nợ cho vay bằng VND có mức lãi suất trên 15%/năm chỉ chiếm tỷ trọng 18,7%, giảm so với mức 65% trước ngày 15/7/2012. - Thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) được cải thiện, số dư tiền gửi của TCTD tại NHNN luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng VND giảm xuống mức khoảng 95%; lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh từ 10 - 11%/năm so với cuối năm 2011 và hiện ổn định ở mức thấp. - Nợ xấu của các TCTD sau khi tăng mạnh vào những tháng đầu năm đã được khống chế và từng bước xử lý. - Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định, đến ngày 21/12/2012 tỷ giá mua trung bình của các ngân hàng thương mại (NHTM) giảm 0,96% so với cuối năm 2011 tình trạng đô la hóa giảm (tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán là 13,2%, thấp hơn mức 15,8% tại thời điểm cuối năm 2011). Việc NHNN chủ động đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ổn định tỷ giá. Can thiệp linh hoạt trên thị trường ngoại hối, thu hẹp phạm vi hoạt động ngoại hối kết hợp với xử phạt nghiêm các vi phạm trong hoạt động ngoại hối. Nhờ đó đã ổn định đươc tâm lý thị trường và định hình kì vọng về tỷ giá của công chúng. Tỷ giá ổn định; tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế giảm dần và tăng cường dự trữ ngoại hối Nhà nước, nâng cao niềm tin của thị trường đối với các giải pháp, chính sách của NHNN. - Năm 2012 là năm đánh dấu sư đột phá của công tác quản lý thị trường vàng thông qua việc NHNN đã từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý thị trường vàng , chấm dứt hoạt động và cho vay vốn bằng vàng vào ngày 25/11 /2012. Mặc dù giá vàng trong nước và thế giới biến động mạnh, nhưng khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới không đi kèm với hiện tượng “sốt vàng”. NHNN không cho phép nhập khẩu vàng, không thực hiện bình ổn giá nhưng hầu như không diễn ra việc thu gom ngoại tệ trên thị trường tự do để nhập lậu, nhờ đó tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, không bị tác động tiêu cực bởi sự biến động của giá vàng. - Sau một năm quyết liệt triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD, rủi ro hệ thống từng bước được kiểm soát, nguy cơ đổ vỡ hệ thống từng bước đẩy lùi. Hoạt động của các TCTD về cơ bản an toàn, hoạt động lành mạnh, trật tự kỷ cương thị trường đã được khôi phục lại và duy trì ổn định. - Nhờ sự triển khai quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự đóng góp rất lớn của ngành Ngân hàng, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô có bước được cải thiện, lạm phát được kiềm chế ở mức một con số (6,81 %) và thấp hơn rất nhiều so với mức lạm phát cao cùa năm 2011; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trên 18%, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, Việt Nam đã đạt được xuất siêu sau gần 2 thập kỷ. Trong điều kiện kinh tế toàn cầu suy giảm và khó khăn của kinh tế vĩ mô nhưng tổng sản phẩm trong nước (GDP) vẫn tăng 5,03%. Hạn chế: - Tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là do các nhân tố bên ngoài cầu tín dụng ngoài lãi suất; nợ xấu gia tăng; thanh khoản của một số NHTM cổ phần gặp khó khăn; một số TCTD chưa chấp hành nghiêm các quy định lãi suất huy động tối đa của NHNN. - Có thể chúng ta kiềm chế lạm phát, nhưng nguy cơ lạm phát vẫn tăng trở lại là không nhỏ. Do vậy, mỗi bước đi của NHNN về lãi suất phải thận trọng. - Trong năm 2012, NHNN cam kết bình quân mỗi quý giảm 1% lãi suất, song có những giai đoạn giảm rất nhanh xuống 9%/năm do biến động lạm phát không lớn. Đến tháng 9 lạm phát tăng cao bất thường, do đó chỉ khi NHNN đánh giá chắc chắn lạm phát tháng 11, tháng 12 ở mức kiểm soát được thì mới giảm lãi suất xuống 8%/năm. - Về trần lãi suất cho vay, năm 2012 nếu NHNN thực hiện điều này thì chắc chắn tăng trưởng kinh tế sẽ không đạt mức 5%. IV. Định hướng chính sách tiền tệ 2013 1. Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát thấp hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; sử dụng chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán hợp lý, đáp ứng yêu cầu thanh toán của nền kinh tế; điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến tiền tệ và các cân đối vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát. Trước mắt, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14-16%, tín dụng tăng khoảng 12% và căn cứ vào diễn biến, tình hình thực tế để điều chỉnh phù hợp. Triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý, thanh tra, giám sát, hoàn thiện thể chế để củng cố trật tự, kỷ cương trên thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, tỷ giá, thị trường vàng, bảo đảm hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. 2. Triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu theo chỉ đạo của Chính phủ a. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: - Rà soát, đánh giá lại nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, đối tượng vay vốn và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản… và đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo, nguồn gốc pháp lý, giá trị thị trường, khả năng thanh khoản của các tài sản này để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại hình nợ xấu. - Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động tín dụng nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định về tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. - Chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu như đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất - kinh doanh, bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, mua bán nợ; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động để tích cực trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; đồng thời, triển khai các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai. - Tiếp thu ý kiến tham gia của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam, thừa ủy quyền Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản Việt Nam trong tháng 01 năm 2013. b. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: - Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế và phương án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nợ xấu do cho vay đối tượng chính sách, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước. - Xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012. - Nghiên cứu, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách, quy định về miễn, giảm thuế, phí liên quan đến mua bán nợ xấu và các tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. - Khẩn trương nghiên cứu trình Chính phủ trong quý II năm 2013 ban hành Nghị định về quản lý nợ của doanh nghiệp thay thế Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về xử lý nợ tồn đọng đối với các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản lý nợ, xử lý kịp thời nợ xấu đã phát sinh và ngăn chặn khả năng phát sinh nợ xấu mới; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, kiểm soát chặt chẽ quản lý đầu tư của doanh nghiệp. - Phối hợp các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện mô hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng như hỗ trợ cho quá trình xử lý nợ tồn đọng và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Sử dụng nguồn tiền thu từ cổ phần hóa để bổ sung năng lực cho DATC để chủ động tham gia quá trình tái cơ cấu tài chính các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và xử lý nợ của các ngân hàng thương mại. - Ban hành và sửa đổi các quy định nhằm tạo khung khổ pháp lý hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ. Hoàn thiện các quy định tài chính về hoạt động sáp nhập, cổ phần hóa, xóa nợ, cơ cấu lại nợ, hoán đổi nợ thành vốn chủ sở hữu. Ban hành danh sách các công ty thẩm định giá, công ty kế toán, kiểm toán đủ tiêu chuẩn tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu để xác định giá trị thị trường của doanh nghiệp, tài sản và các khoản nợ xấu. - Phát triển thị trường vốn, khơi thông dòng vốn đầu tư vào thị trường vốn, khuyến khích sự phát triển của thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp, giảm sự lệ thuộc của doanh nghiệp vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. c. Các Bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao: - Hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay để sớm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. - Trong quý I năm 2013, Bộ Tư pháp khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành ban hành Thông tư liên tịch về xử lý tài sản bảo đảm; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về bán, xử lý tài sản . dụng 15% - 17% , tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14% -1 6%. Trong năm 2012, mức thực hiện tổng phương tiện thanh toán được dự báo khoảng 1 6- 17% , vượt. kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012. - Nghiên