Khái quát chung về chính sách tiền tệ

10 1K 14
Khái quát chung về chính sách tiền tệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

: Khái quát chung về chính sách tiền tệ I. Khái niệm: Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng trong việc điều hành các hoạt động của nền kinh tế. chính sách tiền tệchính sách điều tiết mức cung tiền trong lưu thông so ngân hàng trung ương thực thi sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội II. Vị trí của chính sách tiền tệ: Kinh tế thị trường về thực chất là một nền kinh tế tiền tệ . Ở đó , bao giờ chính sách tiền tệ cũng là một trong những công cụ quả lý kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của nhà nước bên cạnh chính sách tài khoá , chính sách phên phối thu nhập , chính sách kinh tế đối ngoại Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằn gây ra sự mở rộng hay thắt chặt lại trong việc cung ứng tiền tệ để ổn định giá trị đồng bản tệ , đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn Phân loại: -chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích đâu tư , mở rộng san xuất kinh doanh , tạo việc làm.Trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống suy thoái kinh tế , chống thất nghiệp -chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền cung ứng , hạn chế đầu tư , kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế.Trường hợp này , chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản chủ yếu nhất của ngân hàng trung ương .có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn xuyên suốt trong mọi hoạt động của ngân hàng trung ương .Các hoạt động khác của ngân hàng trung ương đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt được các mục tiêu của nó III. Nội dung:  Kiểm soát cung ứng tiền và điều hòa lưu thông tiền tệ -tiền cung ứng phải cân đối với tổng sản phẩm danh nghĩa và vòng quay tiền tệ -theo dõi diễn biến kinh tế , giá cả, tỷ giá, khuynh hướng chi tiêu , mức độ thanh toán tiền mặt… để điều chỉnh việc cung ứng tiền  Kiểm soát hoạt động tín dụng -Khối lượng tín dụng ngân hàng thương mại cung ứng có cho nền kinh tế chủ yếu từ 3 nguồn : Vốn tự có , vốn huy động, vốn vay ngân hàng trung ương -Khi cấp tín dụng sẽ tạo ra khối lượng tiền mới -ngân hàng trung ương sẽ sử dụng các công cụ : lãi suất , dũ trữ bắt buộc , thị trường mở… để điều tiết  Kiểm soát ngoại hối -Xây dựng và quả lý dự trữ ngaoij hối quốc gia -Lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế -Thực hiện các nghiệp vụ hối đoái , thị trường ngoại tệ, liên ngân hàng , thị trường ngân hàng quốc tếChính sách đối với ngân sách nhà nước -Trường hợp ngân sách nhà nước cân bằng : khối lượng tiền cung ứng không thay đổi nhưng kết cấu TD-TK thay đổi : +chính sách tiền tệ chống suy thoái +chính sách tiền tệ chống lam phát -Trường hợp ngân sách nhà nước thiếu hụt : chính phủphải đi vay , tiền cung ứng tăng lên , phải điều chỉnh chính sách tiền tệ IV.Đặc trưng : • Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu tạo thành chính sách Kinh tế- Tài chính quốc gia , trong đó chính sách tiền tệ có vị trí trung tâm • Chính sách tiền tệ là công cụ thuộc tầm vĩ mô • Ngân hàng trung ương là người đề ra và vận hành chính sách tiền tệ • Mục tiêu tổng quát của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền , góp phần thực hiện một số mục tiêu kinh tế vĩ mô khác V.Mục tiêu của chính sách tiền tệ: : *ổn định giá trị đồng tiền: NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình.Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền(chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước)và sức mua đối ngoại(tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ).Tuy vậy ,CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được,để có một tỷ lệ lạm phát giảm phảI chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. *Tăng công ăn việc làm: CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực xã hội,quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế .Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. *Tăng trưởng kinh tế :Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng ,nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ .Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà. Mối quan hệ giữa các mục tiêu :Có mối quan hệ chặt chẽ,hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau.Vậyđể đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. VICác công cụ của chính sách tiền tệ: 1. Công cụ trực tiếp: 1.1.Quản lý hạn mức tín dụng của NHTM: Khái niệm :là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định(một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô(tốc độ tăng trưởng ,lạm phátiêu thụ )sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định . Cơ chế tác động:Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng tiền cung ứng,việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM. Đặc điểm:Giúp NHTW điều chỉnh ,kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả ,đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng,tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế .Song nhược điểm của nó rất lớn : triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM,làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế ,dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoàI sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên 1.2. Ấn định mức lãi suất: Khái niệm :NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó,từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình. Cơ chế tác động:Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo. Đặc điểm:Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ,đIều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãI suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế .Mặt khác việc thay đổi quy định đIều chỉnh lãI suất dễ làm cho các NHTM bị động,tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. 2. Công cụ gián tiếp: 2.1.Nghiệp vụ thị trường mở: 2.1.1.Khái niệm Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá => tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng => điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường Cơ chế tác động:Khi NHTW mua (bán)chứng khoán thì sẽ làm cho cơ số tiền tệ tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm đi). Nếu thị trường mở chỉ gồm NHTW và các NHTM thì hoạt động này sẽ làm thay đổi lượng tiền dự trữ của các NHTM (R ),nếu bao gồm cả công chúng thì nó sẽ làm thay đổi ngay lượng tiền mặt trong lưu thông(C) Đặc điểm:Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một công cụ rất năng động ,hiệu quả,chính xác của CSTT vì khối lượng chứng khoán mua( bán ) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần đIều chỉnh,ít tốn kém về chi phí ,dễ đảo ngược tình thế.Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phảI có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ ,thị trường vốn +Ưu điểm: - OMO có tác động nhanh, chính xác, được sử dụng ở bất kỳ mức độ nào - OMO rất linh hoạt - OMO là công cụ chính sách tiền tệ chủ động. -NHTW có thể kiểm soát được lượng tái cấp vốn không vay +Nhược điểm: -Các NHTW không phải lúc nào cũng tăng , hay giảm lượng cung ứng tín dụng và đầu tư khi dự trữ tăng lên hay giảm xuống dưới tác động của nghiệp vụ TTM - Vì các ảnh hưởng của nghiệp vụ TTM đến cơ số tiền bị triệt tiêu bởi các tác động ngược chiều nên dự trữ của ngân hàng không tăng hoặc giảm tương ứng sau các hoạt động mua , bán của NHTW 2.2.Dự trữ bắt buộc: 2.2.1.Khái niệm : Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD buộc phải gửi tại NHTW theo luật định. Số tiền này có thể được gửi toàn bộ vào tài khoản tiền gửi của TCTD tại NHTW hoặc được để một phần tại quỹ tiền mặt của TCTD tuỳ theo quy định của NHTW từng nước. Trước đây, dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho TCTD trước nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng và do đó hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống. Tuy nhiên, theo thời gian ý nghĩa này giảm dần vì cho dù TCTD có duy trì một mức dự trữ bắt buộc lớn bao nhiêu thì khi rủi ro thanh khoản xảy ra, mức dự trữ này cũng không thể giúp TCTD chống đỡ được nguy cơ phá sản; Mặt khác, TCTD cũng không thể duy trì một mức dự trữ bắt buộc quá lớn vì đặc điểm của dự trữ bắt buộc là ko sinh lời, dự trữ bắt buộc càng cao thì lợi nhuận của TCTD càng giảm, điều này đi ngược lại mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận của TCTD; Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ ngân hàng luôn cho phép Các TCTD có thể sử dụng đa dạng các hình thức bảo hiểm rủi ro mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào dự trữ tiền mặt. Chính vì vậy hiện nay các nước thường duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp. Theo quyết định số 379/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 24/02/2009 về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Các TCTD, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Các TCTD là 1% - 3% , đối với tiền gửi bằng ngoại tệ là 2% - 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. 1.2. Cơ chế tác động của dự trữ bắt buộc 1.2.1. Tác động đến lượng tiền cung ứng Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu: - NHTW giảm các yêu cầu về dự trữ bắt buộc (giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc)-> vốn khả dụng của các TCTD tăng -> hệ số nhân tiền tăng, cơ sở tiền tệ không thay đổi -> lượng tiền cung ứng tăng. - NHTW tăng các yêu cầu về dự trữ bắt buộc (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc) -> vốn khả dụng của các TCTD giảm -> hệ số nhân tiền giảm, cơ số tiền tệ không thay đổi -> lượng tiền cung ứng cũng giảm. 1.2.2. Tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu: - NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc -> Vốn khả dụng của các TCTD giảm Khả năng cho vay đối với nền kinh tế của Các TCTD giảm -> Cung vốn giảm Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng giảm -> m giảm -> MS giảm Lãi suất thị trường tăng - NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc -> vốn khả dụng của các TCTD tăng -> cung vốn tăng, MS tăng -> lãi suất thị trường giảm 2.2.3. Ưu, nhược điểm của công cụ dự trữ bắt buộc trong việc điều hành CSTT của NHTW +Ưu điểm - Tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó được áp dụng không phân biệt đối với mọi ngân hàng có điều kiện kinh doanh như nhau. - NHTW có thể tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền cung ứng thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. - NHTW có thể sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để thiết lập mối quan hệ phụ thuộc về vốn giữa NHTW và hệ thống ngân hàng. +Nhược điểm - Công cụ này tỏ ra thiếu linh hoạt vì một sự thay đổi nhỏ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể sẽ gây nên sự bất ổn định cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có dự trữ thứ cấp thấp: - Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể ảnh hưởng ngay đến khả năng thanh khoản của ngân hàng -> có thể đẩy ngân hàng đến chỗ phá sản -> gây tác động dây truyền đến các ngân hàng khác. - Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm cho chi phí điều chỉnh bảng cân đối tài sản rất tốn kém vì ngân hàng có thể phải đi vay với lãi suất cao, bán chứng khoán với giá rẻ hoặc giảm bớt phần vốn cho vay. - Dự trữ bắt buộc giống như một hình thức thuế thu nhập vô hình đối với các ngân hàng vì các ngân hàng phải giữ lại một phần tiền gửi theo yêu cầu mà không được sử dụng cho mục đích sinh lời trong khi vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng. - Công cụ dự trữ bắt buộc rất ít khi được NHTW sử dụng để điều chỉnh những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ. - Xu hướng ngày nay ngày càng ít sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong điều tiết tiền tệ. Công cụ này thường được sử dụng kết hợp với các công cụ khác để điều chỉnh lượng vốn khả dụng của các TCTD khi cần thiết. 2.3.Lãi suất: 2.3.1.Khái niệm: Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. -Phân loại: Có nhiều loại lãi suất như: lãi suất tiền vay; lãi suất tiền gửi; lãi suất tái cấp vốn; lãi suất liên ngân hàng, v.v. Cơ chế tác động: -điều hành gián tiếp: thay đổi lãi suất tái cấp vốn để tác động tới lãi suất thị trường -Điều hành trực tiếp :qui định lãi suất áp dụng 2.4.Tái cấp vốn: -Khái niệm : là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại -Hình thức: • Chiết khấu , tái chiết khấu • Cho vay cầm cố , thế chấp • Cho vay thanh toán bù trừ • Cho vay theo chỉ định • Cho vay theo hồ sơ tín dụng -Cơ chế tác động: điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu -Ưu điểm: điều tiết lượng tiền cung ứng phù hợp giúp ngân hàng thương mại điều tiết vốn -Nhược điểm:ngân hàng trung ương không nắm chắc được kết quả điều tiết bởi vì quyền quyết định thuộc về ngân hàng thương mại 2.5.Tỷ giá hối đoái: khái niệm :tỉ giá hối đoái là đại lượng biều thị mối tương quan về mặt giá trịgiữa hai đồng tiền.nói cách khác tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng một đơn vị tiền nước khác. Cơ chế tác động:tác động đến hoạt động kinh tế , từ hoạt động xuất nhập khẩu đến sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước qua biến đổi của giá cả hàng hóa Đặc điểm:ngân hàng trung ương có thể ấn định tỉ giá cố định hay tha nổi theo quan hệ cung cầu ngoai tệ trên thị trường ngoại hối bện canh đó còn có tỉ gái cố định nhưng di động khi cần thiết và tỉ giá thả nổi có quản lý.khi vận dung công cụ này không phải NHTU đẩy tỉ giá lên cao hay kéo tỉ giá xuống thấp mà ổn định tỉ giá ở một mức độ hợp lí phù hợp vói đặc điểm điều kiện thực tế của đất nước trong từng giai đoạn để tác động chung cuộc của nó là tốt nhất . : Khái quát chung về chính sách tiền tệ I. Khái niệm: Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng. chỉnh chính sách tiền tệ IV.Đặc trưng : • Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu tạo thành chính sách Kinh tế- Tài chính quốc gia , trong đó chính sách

Ngày đăng: 30/09/2013, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan