1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HD VIẾT CÔNG TÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.doc

4 2,2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

Số: 9757/SGD&ĐT-KHCN Vv: Hớng dẫn công tác SKKN và NCKH năm học 2009- 2010 Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2009 Kính gửi : - Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; - Các trờng học và các đơn vị trực thuộc. Căn cứ chỉ thị số 4889/2009/CT-BGD&ĐT ngày 4/8/2009 của Bộ trởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2009- 2010; căn cứ phơng hớng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm học 2009- 2010; Sở GD&ĐT hớng dẫn các đơn vị thực hiện công tác sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) và nghiên cứu khoa học (NCKH) trong năm học 2009- 2010 nh sau: I- công tác sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên. SKKN có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong quản lý, giảng dạy, đào tạo; góp phần nâng cao chất lợng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành. Trong giai đoạn đổi mới và không ngừng nâng cao chất lợng, hiệu quả giáo dục hiện nay, các đơn vị cần hết sức coi trọng chất lợng SKKN, coi trọng phổ biến áp dụng SKKN. 1- Nội dung đúc rút, tổng kết SKKN giáo dục tiên tiến trong năm học 2009- 2010 Trọng tâm hoạt động SKKN năm học 2009- 2010 là tập trung phổ biến, áp dụng và nâng cao chất lợng SKKN. Thực hiện chủ đề năm học Đổi mới quản lý và nâng cao chất lợng giáo dục; nội dung nghiên cứu SKKN giáo dục tiên tiến cần tập trung sâu vào những lĩnh vực đổi mới nh: - Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà tr- ờng. - Đổi mới hoạt động tổ chức bồi dỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị. - Đổi mới thực hiện tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động th viện, cơ sở thực hành, thực tập. - Đổi mới trong triển khai, bồi dỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chơng trình và sách giáo khoa mới. - Đổi mới trong tổ chức học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú trong nhà trờng. - Đổi mới nội dung, phơng pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp. - Đổi mới nội dung, phơng pháp giảng dạy bộ môn, phơng pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu cầu xã hội. 1 - Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động đoàn thể. - Đổi mới việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lợng, hiệu quả các lĩnh vực hoạt động; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử. - Đổi mới phơng pháp sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy. 2- Qui định về đăng ký, chấm, lu trữ và sử dụng SKKN a- Qui định về đăng ký, giao nộp và chấm SKKN - Đầu năm học, các đơn vị tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc đơn vị đăng ký đề tài SKKN với Hội đồng khoa học đơn vị. - Tháng 4 hằng năm, Hội đồng khoa học các đơn vị tổ chức chấm xét duyệt SKKN giáo dục tiên tiến. - Trong thời gian từ 25/5/2010 đến 10/6/2010; các phòng GD& ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở gửi bộ hồ sơ xét duyệt SKKN đã đợc Hội đồng khoa học của đơn vị xét duyệt xếp loại A lên Sở Giáo dục và Đào tạo để chấm (gửi Phòng Khoa học- Công nghệ Thông tin). Hồ sơ SKKN nộp lên Sở gồm: + 3 bản gồm toàn bộ danh sách SKKN đợc xếp loại A của đơn vị (đợc nhập và in ra từ phần mềm quản lý SKKN của Sở GD&ĐT đã tập huấn cho các đơn vị); + 3 bản danh sách SKKN theo từng cấp học, môn học; + 1 bản SKKN của mỗi cá nhân; + Đĩa CD chứa các file dữ liệu là bản SKKN của mỗi cá nhân. b- Qui định về lu trữ, sử dụng SKKN - Các đơn vị cần chủ động lu trữ tại th viện các SKKN trớc khi nộp lên Phòng GD& ĐT hoặc Sở GD&ĐT. Sở khuyến khích các đơn vị tổ chức biên tập SKKN để việc phổ biến áp dụng SKKN đợc rộng rãi, đạt hiệu quả cao. - Sở sẽ tổ chức lu trữ SKKN đợc xếp loại cấp Thành phố, biên tập SKKN đợc xếp loại cao và tổ chức phổ biến SKKN trong ngành GD&ĐT. II- công tác nghiên cứu khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các đơn vị tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa học giáo dục, khoa học nhân văn, khoa học công nghệ (nhất là công nghệ thông tin) nhằm giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo của đơn vị và của ngành. Nội dung nghiên cứu của đề tài phải phù hợp với chủ trơng và yêu cầu đổi mới của Ngành Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời phải đi sâu giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục tại đơn vị cơ sở. Đặc biệt trong năm học 2009- 2010, các đơn vị nên tập trung nghiên cứu thực hiện tốt chủ đề năm học Đổi mới quản lý và nâng cao chất lợng giáo dục. 2 Các đơn vị xét nhu cầu đổi mới các hoạt động và khả năng nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên đơn vị mình để xây dựng kế hoạch nghiên cứu các đề tài khoa học cấp Thành phố, cấp ngành, cấp trờng ngay từ đầu năm học. Các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc phòng đăng ký đề tài KH với UBND quận/ huyện/thị xã; các đơn vị trực thuộc Sở đăng ký đề tài KH với Sở GD& ĐT. Kinh phí đề tài KH cấp ngành trung bình từ 20 triệu đến 30 triệu một đề tài đợc lấy từ 2 nguồn: Sở cấp 50% kinh phí và đơn vị thực hiện cấp 50% kinh phí. Kinh phí đề tài KH cấp Thành phố do UBND Thành phố phê duyệt, mức cấp kinh phí tuỳ theo nhu cầu từng đề tài. Hồ sơ đăng ký đề tài gồm: 01 công văn đăng ký thực hiện đề tài của đơn vị và 01 bản đề cơng đề tài (mẫu đề cơng đề tài cấp ngành và cấp thành phố để trong mục NCKH-SKKN của website www.hanoi.edu.vn). Thời gian nộp hồ sơ: Đối với đề tài cấp Thành phố cần nộp hồ sơ cho Hội đồng Khoa học Sở trớc ngày 10 tháng 6 hằng năm; đối với đề tài cấp ngành cần nộp hồ sơ trớc ngày 10 tháng 11 hằng năm . Nơi nhận hồ sơ: Phòng KH- CNTT, Sở GD&ĐT Hà Nội. III- Hoạt động phổ biến, ứng dụng kết quả nCKH và SKKN Trong năm học 2009- 2010, các đơn vị cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh việc tổ chức phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mình. Sở đánh giá hoạt động phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm học này và yêu cầu các đơn vị báo cáo kết quả cụ thể vào cuối năm học. Các đơn vị có thể áp dụng phối hợp các hình thức phổ biến ứng dụng sau: - Tổ chức hội thảo các chuyên đề NCKH, SKKN theo qui mô toàn đơn vị, tổ, nhóm chuyên môn; - Tổ chức báo cáo, trao đổi thảo luận về SKKN trong tổ, nhóm chuyên môn; - Tổ chức thử nghiệm các hoạt động quản lý, giảng dạy mới; - Th viện tổ chức các hoạt động giới thiệu đề tài NCKH, SKKN của đơn vị và thành phố; chủ động lu tại th viện các đề tài NCKH, các SKKN trớc khi nộp lên Phòng hoặc Sở; - Sở tổ chức biên tập các SKKN có chất lợng cao theo từng ngành học, môn học để phổ biến tới các đơn vị. IV- Qui định về khen thởng công tác SKKN, NCKH 1- Đối với cá nhân - Cá nhân có SKKN đợc Hội đồng xét duyệt Sở xếp loại A hoặc cá nhân là chủ nhiệm đề tài khoa học cấp ngành, cấp thành phố có kết quả nghiệm thu với số điểm từ 9,5 trở lên sẽ đợc Sở GD& ĐT khen thởng và có thể đợc Liên đoàn lao động Thành phố xét tặng Bằng lao động sáng tạo. - Cá nhân có SKKN xếp loại A cấp thành phố đợc Sở GD& ĐT khen thởng (nh đã nêu ở phần trên) và đồng thời đợc đơn vị khen thởng. Cá nhân có SKKN xếp loại B và C cấp thành phố sẽ do đơn vị khen thởng. 3 - Từ năm học 2009- 2010, Sở có qui định mới về việc sử dụng kết quả SKKN để xét các danh hiệu thi đua nh sau: + SKKN đợc Sở xếp loại A hoặc B sẽ đợc bảo lu kết quả để xét danh hiệu thi đua trong 2 năm (năm đợc xếp loại là đơng nhiên và đợc sử dụng để xét danh hiệu thi đua trong 2 năm tiếp theo nữa). + SKKN đợc Sở xếp loại C sẽ đợc bảo lu kết quả để xét các danh hiệu thi đua trong 1 năm (năm đợc xếp loại là đơng nhiên và đợc sử dụng để xét danh hiệu thi đua trong 1 năm tiếp theo nữa). 2- Đối với tập thể Trong năm học này chất lợng SKKN và phổ biến áp dụng SKKN, NCKH là 2 tiêu chí quan trọng các đơn vị cần tiếp tục phấn đấu. Hội đồng Khoa học Sở xét khen thởng các đơn vị về hoạt động SKKN theo 3 tiêu chuẩn sau: a. Tỉ lệ SKKN của đơn vị đợc Hội đồng chấm SKKN Sở GD& ĐT xếp loại A và B trên tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của đơn vị cao (tiêu chuẩn này thể hiện chất lợng SKKN). Đồng thời tỉ lệ SKKN của đơn vị đợc Hội đồng chấm SKKN Sở xếp loại (từ A, B và C) trên tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của đơn vị cao. b. Tổ chức tốt các hoạt động phổ biến, áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN giáo dục tiên tiến ở đơn vị (thể hiện ở số lợng buổi tổ chức, hình thức tổ chức, hiệu quả). c. Thực hiện đúng và có chất lợng qui trình chấm SKKN ở đơn vị (thể hiện tỷ lệ SKKN không đợc xếp loại ở hội đồng chấm của Sở thấp). Thực hiện nộp SKKN cho Hội đồng khoa học Sở đúng thời hạn. V- Tổ chức thực hiện Căn cứ vào văn bản này, Sở GD&ĐT yêu cầu lãnh đạo các phòng GD& ĐT, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động NCKH và SKKN, triển khai quán triệt văn bản này tới cán bộ, giáo viên, nhân viên các đơn vị. Sở yêu cầu các đ/c lãnh đạo đơn vị thờng xuyên quan tâm chỉ đạo, triển khai tốt công tác SKKN và NCKH để hoạt động này thực sự có hiệu quả, thiết thực góp phần nâng cao chất lợng giáo dục toàn diện của Ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô. KT. Giám đốc Nơi nhận: Phó giám đốc - Giám đốc; (đã ký) - Các phòng (ban) cơ quan Sở; - Các phòng GD&ĐT; - Các đơn vị trực thuộc; - Lu VT, KHCN. Phạm Thị Hồng Nga 4 . vị thực hiện công tác sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) và nghiên cứu khoa học (NCKH) trong năm học 2009- 2010 nh sau: I- công tác sáng kiến kinh nghiệm giáo. giáo dục tiên tiến Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên. SKKN có tác dụng thúc đẩy tiến

Ngày đăng: 30/09/2013, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w