1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của viêm VA và kết quả phẫu thuật nạo VA bằng thìa nạo moure qua nội soi

48 93 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của viêm VA và kết quả phẫu thuật nạo VA bằng thìa nạo Moure qua nội soi
Chuyên ngành Y học
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,06 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (3)
    • 1.1. Sơ lược về lịch sử (3)
    • 1.2. Cơ quan Lympho vùng họng và vai trò đáp ứng miễn dịch của Amidan (5)
    • 1.3. Giải phẫu và sinh lý (11)
    • 1.4. Bệnh học viêm VA (15)
    • 1.5. Phẫu thuật nạo VA (19)
    • 1.6. Một số nghiên cứu liên quan (22)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (24)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (24)
  • Chương 3.DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (36)

Nội dung

Viêm VA có thể gây nhiều biến chứng lên các cơ quan khác và ảnh hưởngđến sự phát triển về tinh thần, thể chất của trẻ, nếu không được điều trị kịp thời.Nhưng vấn đề chẩn đoán ở nhiều nơi

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Gồm những trường hợp viêm VA được chẩn đoán qua khám lâm sàng, nội soi chẩn đoán và được phẫu thuật nạo VA bằng thìa nạo La Moure qua nội soi mũi.

- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2012 đến tháng 8/2014.

- Địa điểm tiến hành nghiên cứu tai khoa Tai – Mũi – Họng bệnh viện đa khoa tỉnh Tỉnh XXX.

- Các trường hợp viêm VA khám nội soi có ghi hình và được phẫu thuật nạo

VA bằng dụng cụ thìa nạo moure qua nội soi với phương pháp vô cảm mê NKQ.

- Bệnh nhân tái khám sau phẫu thuật một tháng có đánh giá lại bằng khám lâm sàng và nội soi VA có ghi hình.

- Bệnh nhân không được khám có ghi hình trước và sau phẫu thuật.

- Bệnh nhân không tái khám và theo dõi sau phẫu thuật.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang với theo dõi dọc.

2.2.2.1 Dụng cụ khám tai mũi họng

- Bộ khám TMH thông thường: đèn Clar, banh mũi đủ cỡ, đè lưỡi, kẹp khuỷu, loa soi tai, gương soi mũi sau.

- Bộ khám nội soi chẩn đoán: màn hình, camera, nguồn sáng, ống soi cứng

- Dụng cụ mở miệng: banh miệng Boyle- Davis.

- Kẹp Kocher cong 20 cm cong giữ bông cầu, cặp khỷu.

- Máy đốt điện- ống hút đốt.

- Bộ nội soi phẫu thuật: màn hình, camera, nguồn sáng, dây Camera dây dẫn sáng, ống nôi soi 0 0 , đường kính 2,7 mm và 4 mm

Hình 2.1 Bộ nội soi khám và phẫu thuật

- Bộ dụng cụ phẫu thuật nạo VA với dụng cụ thìa nạo la moure

2.2.2.3 Trang thiết bị trợ giúp nghiên cứu

- Máy chụp ảnh kỹ thuật số.

- Máy ghi hình cuộc mổ cũng như để lưu hình ảnh trước và sau mổ.

- Máy vi tính để lưu trữ và xử lý số liệu.

- Ghi nhận về các đặc điểm chung.

- Hỏi bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng.

- Khảo sát hình ảnh VA bằng nội soi, ghi hình và phân độ quá phát của VA.

Hình 2.3 Vòm mũi họng và VA nhìn qua mũi với ống nội soi cứng 0 0

- Làm các xét nghiệm tiền phẫu.

- Tham gia phẫu thuật hoặc quan sát trực tiếp cuộc mổ.

- Theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật khi đang nằm viện.

- Đánh giá lại tình trạng bệnh nhân sau phẫu thuật 1 tháng bằng khám lâm sàng và nội soi.

Lập phiếu theo dõi bệnh nhân với các chỉ tiêu nghiên cứu thống nhất trước và sau mổ cho tất cả bệnh nhân được nạo VA.

2.2.4 Mô tả các bước tiến hành trong nghiên cứu

2.2.4.1 Lâm sàng và hình ảnh nội soi

+ Đặc điểm về tuổi: chúng tôi chia làm 04 nhóm tuổi để đánh giá gồm:

≤ 3 tuổi (lứa tuổi nhà trẻ), > từ 3 - 6 tuổi (lứa tuổi mẫu giáo), từ > 6 - 9 tuổi (lứa tuổi tiểu học) và > 9 tuổi (lứa tuổi miễn dịch hoàn thiện).

- Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi trước phẫu thuật.

Thời gian mắc bệnh: chúng tôi chia theo các khoảng thời gian mắc bệnh khác nhau: ≤ 12 tháng, > 12 - ≤ 36 tháng, > 36 tháng.

Số đợt viêm VA/năm.

Tình trạng chảy mũi: thời gian chảy mũi.

Tình trạng nghẹt mũi: thời gian nghẹt mũi.

Kết quả điều trị nội khoa trước khi vào viện.

Kết quả phẫu thuật nạo VA trước đó: số lần đã nạo, tình trạng bệnh sau mỗi lần nạo, thời gian tái phát sau mỗi lần nạo.

Thời gian chảy mũi lần này.

+ Triệu chứng lâm sàng trước mổ:

Tính chất nghẹt mũi : từng đợt hay liên tục

Mức độ nghẹt mũi gồm 04 mức độ:

* Nghẹt nhẹ: thỉnh thoảng nghẹt, không cần nhỏ thuốc co mạch.

* Nghẹt vừa: nghẹt liên tục, nhỏ thuốc co mạch có kết quả.

* Nghẹt nặng: nghẹt liên tục, nhỏ thuốc co mạch ít hoặc không có kết quả [18]

28 Ngoài ra, để đánh giá mức độ nghẹt mũi còn dựa theo chỉ số Glatzel: gồm 04 mức độ: thông quá mức (≥ 9 cm), không nghẹt (≥ 7 - 8 cm), nghẹt vừa (≥ 4 - 6 cm) và nghẹt nặng (≤ 3 cm).

Tính chất dịch mũi: nhầy loãng trong, nhầy đặc đục hay mủ vàng xanh Mức độ chảy mũi : liên tục hay từng đợt.

Tính chất ho: không ho, từng đợt hay liên tục

Mức độ ho gồm 04 mức độ:

* Ho nhẹ: ho không ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập.

* Ho vừa: ho ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập nhưng dùng thuốc còn đáp ứng.

* Ho nặng: ho ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập dùng thuốc không còn đáp ứng.

Cảm giác vướng ở họng (ghi nhận ở trẻ lớn)

Chảy mũi xuống thành sau họng. Ù tai, nghe kém.

Khám họng: Đánh giá tình trạng quá phát của VA, amiđan theo phân độ Brodsky dựa vào khoảng cách từ trụ trước amiđan đến lưỡi gà được chia thành 4 phần bằng nhau, nếu bờ tự do của amiđan < 25% là độ I, từ 25 -50% là độ II, 50 - 75% là độ III và > 75% là độ IV [19]

Tình trạng phù nề niêm mạc mũi chia thành 04 mức độ: bình thường, nhẹ(dùng thuốc co mạch đáp ứng tốt không còn thấy phù nề), vừa (dùng thuốc co mạch có đáp ứng nhưng còn phù nề nhẹ), nhiều (dùng thuốc co mạch ít đáp ứng vẫn còn phù nề nhiều)

29 Tính chất dịch mũi (nhầy loãng trong, nhầy đặc đục, mủ vàng xanh).

Tình trạng màng nhĩ (bình thường, dày đục, lõm hơn, ứ dịch, thủng nhĩ). Tình trạng chảy mủ tai hiện tại.

+ Biến chứng của viêm VA: BC tắc nghẽn mũi họng, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa, viêm thanh khí phế quản, bộ mặt VA, biến chứng khác…

- Hình ảnh VA qua nội soi trước mổ

+ Niêm mạc vòm họng và VA có dịch mủ bám hay không.

+ Phân độ quá phát của VA qua nội soi thành 4 độ theo Cassano, dựa theo mức độ thể tích che lấp cửa mũi sau của VA với mốc từ bờ trên của cửa mũi sau tới từ bờ dưới của cửa mũi sau

VA quá phát độ I: VA ≤ 25% cửa mũi sau.

VA quá phát độ II: VA chiếm từ >25 % đến ≤50% cửa mũi sau.

VA quá phát độ III: VA chiếm từ >50 % đến ≤75% cửa mũi sau.

VA quá phát độ IV: VA >75% cửa mũi sau.

Hình 2.4 Mức độ quá phát VA qua ống nội soi cứng 0 0

30 A: VA quá phát độ I B: VA quá phát độ II C: VA quá phát độ III D: VA quá phát độ IV

+ Chỉ định phẫu thuật nạo VA

Chỉ nạo VA khi đã kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm ở vùng mũi họng và không có chống chỉ định khác.

Nạo VA với các chỉ định sau:

Viêm VA có nhiều đợt cấp hoặc tái phát

Viêm VA có biến chứng gần

Viêm VA có biến chứng xa

Viêm VA có biến chứng toàn thân

Viêm VA to gây biến chứng tắc nghẽn mũi họng

+ Phương pháp nạo: nạo VA gây mê NKQ, tư thế nằm ngửa, dùng dụng cụ thìa nạo moure qua nội soi mũi

Chuẩn bị bệnh nhân: Đánh giá tình trạng bệnh nhân trước mổ Đánh giá lâm sàng: hỏi kỹ bệnh sử và thăm khám lâm sàng tổng quát. Phân độ lớn của VA qua nội soi mũi dựa vào sự che lấp của VA đối với cửa mũi sau. Đánh giá cận lâm sàng: làm các xét nghiệm trước mổ đánh giá tình trạng tổng quát của bệnh nhân (công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan, thận, đường huyết, tổng phân tích nước tiểu…), chụp phim phổi, đo điện tim.

Cho thuốc trước mổ: không.

Chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật nạo VA:

Hệ thống nội soi: sử dụng hệ thống nội soi ống cứng, kích thước ống soi

31 tùy thuộc kích thước của hố mũi bệnh nhân mà sử dụng ống nội soi 0 0 loại 4 x 180mm, 0 0 hoặc 2.7 x 150mm, 0 0

Banh miệng có đè lưỡi.

Dụng cụ nạo là thìa nạo moure

Máy đốt điện - ống hút đốt và kẹp Kocher cong 20 cm để cầm máu, bông cầu cầm máu.

Vô cảm: tất cả bệnh nhân đều được gây mê toàn thân đường nội khí quản đặt qua miệng.

Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân nằm ngửa, PTV đứng bên phải bệnh nhân, hệ thống nội soi để phía đầu bệnh nhân, mặt monitor hướng về phía PTV.

Chuẩn bị phẫu trường: Đặt mỗi bên hốc mũi 1 đoạn bấc có tẩm Otrivin 0,05% (trẻ em) hoặc Rhinex 0,5% (người lớn) để làm co niêm mạc mũi giúp đưa ống nội soi qua hốc mũi dễ dàng tới họng mũi.

Tay trái cầm ống soi đưa vào từng bên hốc mũi để đánh giá tình trạng, kích thước khối VA, nếu có nhiều dịch trong hốc mũi hoặc họng mũi, hút sạch để phẫu trường rõ, tránh bị mờ ống soi và quan sát rõ ràng khi phẫu thuật Mở miệng bệnh nhân bằng banh miệng có đè lưỡi.

Kỹ thuật nạo VA bằng thìa nạo Moure:

Bước 1: đặt banh miệng có đè lưỡi.

Bước 2: đưa ống nội soi vào mũi đánh giá phân độ VA, gờ vòi và lỗ vòi nhĩ.

Bước 3: cho thìa nạo moure qua khỏi đáy lưỡi, lách sau màn hầu đưa lên nóc vòm.

32 Bước 4: nạo VA từng bên phải hoặc trái cho đến khi kiểm tra hết VA và sau đó đổi bên.

Bước 5: dùng kẹp Kocher kẹp bông cầu đưa vào vòm tại vị trí mới nạo, ép trong 5 phút hoặc cầm máu bằng hút đốt, trong một số trường hợp có đặt 2 miếng merocel nhỏ vào 2 hố mũi ra tận thành vòm (vị trí nạo VA) để dự phòng chảy máu sau phẫu thuật.

Bước 6: kiểm tra chảy máu, hút sạch mũi họng và xem còn chảy máu

- Tai biến trong mổ (ghi nhận: chảy máu, tổn thương tổ chức xung quanh)

- Biến chứng sau mổ (ghi nhận trong thời kỳ hậu phẫu: chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương tổ chức xung quanh, nói giọng mũi hở, trật khớp thái dương hàm, vỡ lồi cầu xương hàm dưới, trẹo cổ).

- Chăm sóc và đánh giá kết quả:

Sau khi bệnh nhân hồi tỉnh đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên, hướng dẫn phụ huynh và yêu cầu bệnh nhân cách đẩy dịch trong họng ra ngoài để theo dõi Khi bệnh nhân nhổ nước bọt trong và tỉnh táo hoàn toàn có thể cho bệnh nhân uống sữa lạnh Theo dõi tình trạng bệnh nhân (đau, chảy máu, nhiễm trùng, ăn uống, mất nước…).

Bệnh nhân xuất viện vào ngày hôm sau, hướng dẫn chăm sóc vệ sinh mũi họng sau mổ và hẹn bệnh nhân tái khám sau một tuần và sau mổ một tháng.

Thời gian phẫu thuật: tính từ lúc bắt đầu phẫu thuật cho đến khi hoàn tất phẫu thuật và tháo banh miệng.

Lượng máu mất: là thể tích dung dịch máu trong bình trừ đi thể tích dịch truyền đã dùng.

Tỷ lệ chảy máu sớm sau mổ: tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu bị chảy máu lại trong vòng 24 giờ đầu sau mổ Chúng tôi chỉ tính những bệnh nhân bị chảy máu mà cần phải đưa lại phòng mổ can thiệp còn những trường hợp chảy máu ít tự cầm thì không tính.

33 Tỷ lệ chảy máu muộn sau mổ (chảy máu quá 24 giờ sau mổ): chúng tôi chỉ tính trên những bệnh nhân bị chảy máu sau mổ và nhập trở lại bệnh viện để theo dõi và can thiệp ngoại khoa trong vòng 21 ngày sau mổ.

Tình trạng còn sót mô VA: đánh giá qua nội soi mũi, ghi nhận tình trạng còn sót mô VA ở bất kỳ vị trí nào.

2.2.4.3 Đánh giá kết quả phẫu thuật sau 1 tháng

- Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh VA qua nội soi sau mổ 1 tháng

+ Bệnh nhân được tái khám trong tình trạng không có viêm long đường hô hấp cấp. Đánh giá lại các triệu chứng dựa vào:

Tính chất nghẹt mũi : từng đợt hay liên tục

Mức độ nghẹt mũi gồm 04 mức độ:

* Nghẹt nhẹ: thỉnh thoảng nghẹt, không cần nhỏ thuốc co mạch.

* Nghẹt vừa: nghẹt liên tục, nhỏ thuốc co mạch có kết quả.

* Nghẹt nặng: nghẹt liên tục, nhỏ thuốc co mạch ít hoặc không có kết quả [18]

Ngoài ra, để đánh giá mức độ nghẹt mũi còn dựa theo chỉ số Glatzel: gồm 04 mức độ: thông quá mức (≥ 9 cm), không nghẹt (≥ 7 - 8 cm), nghẹt vừa (≥ 4 - 6 cm) và nghẹt nặng (≤ 3 cm).

Tính chất dịch mũi: nhầy loãng trong, nhầy đặc đục hay mủ vàng xanh Mức độ chảy mũi : liên tục hay từng đợt.

Tính chất ho: không ho, từng đợt hay liên tục

Mức độ ho gồm 04 mức độ:

* Ho nhẹ: ho không ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập.

* Ho vừa: ho ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập nhưng dùng thuốc còn đáp ứng.

* Ho nặng: ho ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập dùng thuốc không còn đáp ứng.

Cảm giác vướng ở họng (ghi nhận ở trẻ lớn)

Chảy mũi xuống thành sau họng. Ù tai, nghe kém.

Màn hầu có bị đẩy dồn về phía trước không, có dịch mũi từ trên họng chảy xuống không, các hạt lympho thành sau họng có quá phát không, có kèm viêm amiđan không và amiđan quá phát chia thành 04 độ theo Brodsky dựa vào khoảng cách từ trụ trước amiđan đến lưỡi gà được chia thành 4 phần bằng nhau, nếu bờ tự do của amiđan < 25% là độ I, từ 25 -50% là độ II, 50 - 75% là độ III và > 75% là độ IV [19]

KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài này từ tháng 3/2012 đến tháng 8/2014 chúng tôi dự kiến kết quả thu được là:

- Chẩn đoán, xử lý bệnh lý VA một cách chính xác, triệt để.

- Tỷ lệ khỏi bệnh sau điều tri, sau theo dõi 01 tháng đạt kết quả cao.

- 04/2013 thu thập tài liệu viết đề cương

- 06/2013 đến 08/2014 thu thâp số liệu, xử lý số liệu và hoàn tất đề tài

[1] Nguyễn Đình Bảng, (1991), “Vòm họng”, Tập tranh giải phẫu Tai Mũi

Họng, Vụ Khoa học & Đào tạo - Bộ Y tế, tr 176-181.

[2] Phạm Đăng Diệu, (2010), “ Hầu”, Giải phẫu Đầu Mặt Cổ, Nhà xuất bản

[3] Nguyễn Ngọc Dinh, (2004), “Viêm VA cấp & mạn tính”, Lâm sàng Tai

Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, tr 261-267.

[4] Nguyễn Trí Dũng, (2005), “Hệ miễn dịch và các cơ quan Lymphô”, Mô học, Bộ môn Mô - Phôi - Di truyền, ĐHYD Tp HCM, tr 335-374.

[5] Võ Nguyễn Hoàng Khôi, Nguyễn Thanh Nam, Đặng Thanh, (2011),

“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nội soi của viêm VA và kết quả phẫu thuật nạo VA tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Mê Thuột năm 2010”,

Tạp chí Y Dược học- ĐH Y Dược Huế, số 6, tr 97-103.

[6] Nguyễn Hữu Khôi, (2006), “Cơ quan lympho vùng họng”, Viêm họng

Amiđan và VA, Nhà xuất bản Y học, tr 115-130.

[7] Nguyễn Hữu Khôi, (2006), “VA, viêm họng mũi và VA quá phát bít tắc ”.

Viêm họng Amiđan và VA, Nhà xuất bản Y học, tr 137-155.

[8] Legent F., Fleury P., Narcy P., Beauvillain C, (1992), “VA” Cẩm nang thực hành Tai Mũi Họng, tập 2, Bộ môn Tai Mũi Họng, ĐHYD Tp HCM, tr 47-51.

[9] Licatrep AG, (1993), “Viêm VA”, Cẩm nang Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản

[10] Ngô Ngọc Liễn, (2006), “VA và viêm VA”, Giản yếu bệnh học Tai Mũi

Họng, Nhà xuất bản y học, tr 258-262.

[11] Lê Hữu Linh (2003), “Giải phẫu vùng tỵ hầu”, Tuyển tập ảnh của nội soi đường hô hấp: phần 1- đường hô hấp trên, http://www.ykhoanet.com/noisoihohap/

[12] Vũ Hải Long, Nguyễn Kim Dân, (2003), “Chỉ định và chống chỉ định nạo VA”, Tìm hiểu và phòng trị bệnh Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, tr. 327-333.

[13] Lê Văn Lợi, (2001), “Phẫu thuật nạo VA”, Các phẫu thuật thông thường

Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, tr 5-21.

[14] Phạm Đình Nguyên, Nhan Trừng Sơn, Đặng Hoàng Sơn, (2009), “Khảo sát một số trường hợp nạo VA ở trẻ em bằng Coblation tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 10/2007 đến 7/2008”, Y học TP Hồ Chí

Minh, số 13, phụ bản 1, tr 190-193.

[15] Nhan Trừng Sơn, (2008), “Viêm VA” Tai mũi Họng, Quyển 2, Nhà xuất bản Y học, tr 502-523.

[16] Võ Tấn, (1994), “Viêm VA”, Tai Mũi Họng thực hành, Nhà xuất bản Y học, tr.237-245.

[17] Đỗ Đức Thọ, (2010), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nạo VA nội soi tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Tỉnh Khánh Hòa”, Hội nghị Tai Mũi Họng

Khánh Hòa Mở Rộng năm 2010, tr 20-25.

[18] Nguyễn Lưu Trình, (2011), “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm xoang mãn tính tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế ”, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế, tr 60-84.

[19] Trần Anh Tuấn, (2010), “Sử dụng kỹ thuật Coblation trong phẫu thuật cắt

Amiđan và nạo VA”, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Dược Tp HCM.

[20] Trần Anh Tuấn, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Hữu Khôi, (2009), “Nạo VA bằng kỹ thuật Coblation kết hợp nội soi qua đường mũi”, Y học TP Hồ ChíMinh, số 13, phụ bản 1, tr 284-289.

[21] Aardweg VD., Boonacker CW., Rovers MM., et al, (2011), “Effectiveness of adenoidectomy in children with recurrent upper respiratory tract infections: open randomised controlled trial”, BMJ; 343:d5154.

[22] Austin MB., Potsic WP, (1996) “Pediatric Obstructive Sleep Apnea”,

Pediatric Otolaryngology for the General Otolaryngologist, pp 13-27.

[23] Austin MB., Potsic WP, (1996), “Tonsillectomy and Adenoidectomy”.

Pediatric Otolaryngology for the General Otolaryngologist, pp 3-12.

[24] Brodsky L., Koch J, (1993), “Bacteriology and Immunology of Normal and Diseased Adenoids in Children”, Arch Otolaryngol Head Neck Surg;

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Sơ lược về lịch sử 3

1.2 Cơ quan Lympho vùng họng và vai trò đáp ứng miễn dịch của Amidan 5

1.3 Giải phẫu và sinh lý 11

1.6 Một số nghiên cứu liên quan 21

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

Chương 3.DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

Hình 1.1 Các khối mô lymphô amiđan chính của vòng Waldeyer trang 9 Hình 1.2 Các phần của họng (nhìn nghiêng) trang 12 Hình 1.3 Hình họng mũi nhìn qua nội soi trang 12

Hình 1.4: Vị trí giải phẫu VA trang 13

Hình 1.5: VA nhìn qua nội soi trang 13

Hình 1.6 Mức độ quá phát VA qua XQ cổ nghiêng trang 18

Hình 1.7 Dụng cụ nạo VA thìa Moure trang 20

Hình 1.8 Dụng cụ nạo VA La Force trang 20

Hình 1.9 Ống hút và đông điện đơn cực trang 21

Hình 2.1 Bộ nội soi khám và phẫu thuật trang 24

Hình 2.2 Thìa nạo Moure trang 24

Hình 2.3 Vòm mũi họng và VA nhìn qua mũi với ống nội soi cứng 0 0 trang 25

Hình 2.4 Mức độ quá phát VA qua ống nội soi cứng 0 0 trang 28

BN : Bệnh nhân NKQ : Nội khí quản PTV : Phẫu thuật viên SCN : Sau công nguyên TCN : Trước công nguyên TMH : Tai Mũi Họng

VA : (Végétation Adénoides – Sùi vòm) VTG : Viêm tai giữa

Hình thức điều trị: Ngoại trú  Nội trú 

Số bệnh án: Ngày vào viện Ngày phẫu thuật Ngày ra viện Ngày tái khám

1.1 Họ và tên bệnh nhân:

2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRƯỚC MỔ

- Thời gian mắc bệnh: …………tháng.

- Số đợt viêm VA: ……… đợt / 1 năm

+ Thời gian chảy mũi:………… tháng.

+ Tính chất chảy mũi: Từng đợt  Liên tục 

+ Thời gian nghẹt mũi:………… tháng.

+ Tính chất nghẹt mũi: Từng đợt  Liên tục 

- Tiền sử nạo VA trước đây: Chưa  Đã nạo 1 lần  Đã nạo 2 lần 

- Thời gian chảy mũi lần này:………… tháng.

- Các biểu hiện của nghẹt mũi: Thở miệng  Thở khụt khịt  Ngủ ngáy 

2.2 Đặc điểm lâm sàng trước mổ

+ Tính chất dịch mũi: Không  Nhầy trong  Nhầy đặc  Mủ vàng xanh

+ Tính chất chảy mũi: Không  Từng đợt  Liên tục 

+ Mức độ nghẹt mũi: Không  Nhẹ  Vừa  Nặng 

+ Tính chất nghẹt mũi: Không  Từng đợt  Liên tục 

+ Mức độ ho: Không  Nhẹ  Vừa  Nặng 

+ Tính chất ho: Không  Từng đợt  Liên tục 

+ Màn hầu bị đẩy dồn ra trước: Không  Có 

+ Thành sau họng có dịch từ vòm chảy xuống: Không  Có 

+ Các hạt lympho quá phát ở thành sau họng: Không  Có 

+ Viêm amiđan kèm theo: Không  Có 

+ Quá phát của Amiđan: Không to  Độ I  Độ II  Độ III  Độ IV

+ Niêm mạc mũi: BT  Nề nhẹ  Nề vừa  Nề nhiều 

+ Tính chất dịch mũi: Không  Nhầy trong  Nhầy đặc  Mủ vàng xanh

- Nội soi màng nhĩ: BT  Dày đục  Lõm hơn  Ứ dịch  Thủng nhĩ 

- Tình trạng chảy mủ tai hiện tại: Không  Có 

- Nội soi vòm phân độ quá phát của VA: Độ I  Độ II  Độ III  Độ IV

2.2.3 Biến chứng của viêm VA (chủ yếu là trong tiền sử)

+ Viêm tai giữa: Không  Có 

+ Viêm mũi, viêm xoang: Không  Có 

+ Áp xe thành sau họng: Không  Có 

+ Viêm thanh khí phế quản: Không  Có 

+ Rối loạn tiêu hóa: Không  Có 

+ Viêm khớp,viêm tim Không  Có 

+ Bộ mặt VA Không  Có 

- Biến chứng tắc nghẽn: Không  Có 

+ Viêm VA có nhiều đợt cấp hoặc tái phát 

+ Viêm VA có biến chứng gần 

+ Viêm VA có biến chứng xa 

+ Viêm VA có biến chứng toàn thân 

+ Viêm VA to gây biến chứng tắc nghẽn 

- Thời gian nạo VA: ………… phút.

- Lượng máu mất trong mổ: ………… ml.

- Chảy máu sau mổ: Không  Có  (Sớm  Muộn )

Nếu có, can thiệp bằng: Nội khoa  Ép bông cầu  Nhét mèche mũi sau 

- Ăn uống trở lại bình thường sau mổ ………… ……… ngày

- Sinh hoạt, học tập trở lại bình thường sau mổ ……… ngày

4 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SAU MỔ 1 THÁNG

+ Tính chất dịch mũi: Không  Nhầy trong  Nhầy đặc  Mủ vàng xanh

+ Tính chất chảy mũi: Không  Từng đợt  Liên tục 

+ Mức độ nghẹt mũi: Không  Nhẹ  Vừa  Nặng 

+ Tính chất nghẹt mũi: Không  Từng đợt  Liên tục 

46+ Mức độ ho: Không  Nhẹ  Vừa  Nặng + Tính chất ho: Không  Từng đợt  Liên tục 

+ Màn hầu bị đẩy dồn ra trước: Không  Có 

+ Thành sau họng có dịch từ vòm chảy xuống: Không  Có 

+ Các hạt lympho quá phát ở thành sau họng: Không  Có 

+ Viêm amiđan kèm theo: Không  Có 

+ Quá phát của Amiđan: Không to  Độ I  Độ II  Độ III  Độ IV

+ Niêm mạc mũi: BT  Nề nhẹ  Nề vừa  Nề nhiều 

+ Tính chất dịch mũi: Không  Nhầy trong  Nhầy đặc  Mủ vàng xanh

- Nội soi màng nhĩ: BT  Dày đục  Lõm hơn  Ứ dịch  Thủng nhĩ 

- Tình trạng chảy mủ tai hiện tại: Không  Có 

- Nội soi vòm phân độ quá phát của VA: Sạch VA  Độ I  Độ II  Độ III

4.3 Biến chứng của viêm VA sau mổ (là những biến chứng trước mổ được đánh giá lại sau mổ 1 tháng)

+ Viêm tai giữa: Không  Có 

+ Viêm mũi, viêm xoang: Không  Có 

+ Áp xe thành sau họng: Không  Có 

+ Viêm thanh khí phế quản: Không  Có 

+ Rối loạn tiêu hóa: Không  Có 

+ Viêm khớp,viêm tim Không  Có 

+ Bộ mặt VA Không  Có 

- Biến chứng tắc nghẽn: Không  Có 

Ngày đăng: 30/05/2020, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w