Phòng giáo dục thành phố Vinh ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC: 2005-2006. Môn thi : Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) ------------------------------ Câu 1. (2,0 điểm) Cho sơ đồ chuyển hóa hóa học sau đây: Phi kim → oxit axit (1) → oxit axit (2) → axit → muối tan → muối không tan. a) Tìm công thức hóa học thích hợp để thay cho tên các chất trong sơ đồ. b) Viết các phương trình hóa học để biểu diễn chuyển hóa trên. Câu 2. (1,0 điểm) Có 3 mẫu phân bón không ghi nhãn là: phân kali KCl, phân đạm KNO 3 và phân lân Ca(H 2 PO 4 ) 2 . Chỉ dùng đá vôi, nước nhận biết mỗi mẫu phân bón trên ( các dụng cụ thí nghiệm có đủ). Câu 3. ( 2,75 điểm) Cho các chất KMnO 4 , MnO 2 , K 2 Cr 2 O 7 a) Nếu các chất trên có khối lượng bằng nhau đều tác dụng với dung dịch HCl thì chất nào có thể tạo được lượng clo nhiều nhất ? b) Cũng câu hỏi trên, nhưng nếu các chất có số mol bằng nhau thì chất nào có thể tạo được lượng clo nhiều nhất? c) Nếu muốn điều chế được một lượng clo nhất định thì dùng chất nào trong 3 chất trên sẽ tiết kiệm được HCl nhất ? Hãy chứng minh các câu trả lời trên bằng tính toán trên những PTHH. Câu 4. (1,75 điểm) Cho 5,6 gam can xi vào 201,88 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được. Biết ở điều kiện thí nghiệm 100 gam nước hòa tan được 0,8 gam canxi hiđroxit. Câu 5. (2,5 điểm) Hòa tan 13,2 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại có hóa trị II, có khối lượng nguyên tử lớn hơn 10 vào 800 ml dung dịch HCl 0,75M. Sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 31,7 gam hỗn hợp muối khan. a) Tính thể tích khí thoát ra ( đktc) b) Xác định tên 2 kim loại. Biết tỷ lệ số mol phản ứng của 2 kim loại là 1:2. --------Hết-------- Thí sinh được dùng bảng HTTH Họ và tên: ……………………………………SBD:……………… . thành phố Vinh ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC: 2005-2006. Môn thi : Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) ------------------------------. KMnO 4 , MnO 2 , K 2 Cr 2 O 7 a) Nếu các chất trên có khối lượng bằng nhau đều tác dụng với dung dịch HCl thì chất nào có thể tạo được lượng clo nhiều