Trường THPT PHAN ĐĂNG LƯU Tổ HÓA BÀI KIỂMTRA GIỮA HỌC KỲ I Khối : 11. Năm học 2010 – 2011 Thời gian làm bài : 45 phút Ngày kiểmtra : ĐỀKIỂMTRA HÓA 11 A- PHẦN CHUNG: Các lớp 11A, 11B, 11CB và 11D cùng làm các câu 1, 2, 3, 4 sau đây: Câu 1: ( 1 điểm) Có hiện tượng gì xảy ra khi cho khí amoniac lấy dư tác dụng với khí clo. Viết phương trình hóa học minh họa. Câu 2: ( 2 điểm) Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dung dịch theo sơ đồ sau : 1. Pb(NO 3 ) 2 + ? → PbCl 2 ↓ + ? 2. NaOH + ? → NH 3 ↑ + ? + ? 3. HCl + ? → MgCl 2 + ? + ? 4. Ba(OH) 2 + H 2SO 4 → ? + ? Câu 3: ( 2 điểm) Trộn 300ml dung dịch HNO 3 0,3M với 200ml dung dịch NaOH 1,5M. Tính pH của dung dịch thu được. Câu 4: ( 2 điểm) Nhận biết các dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học : (NH 4 ) 2SO 4 , NaNO 3 , NH 4 NO 3 , Na 2 CO 3 . B- PHẦN RIÊNG: • CÁC LỚP 11D và 11CB LÀM CÂU 5 SAU ĐÂY: Câu 5: ( 3 điểm) Cho lượng dư khí ammoniac đi từtừ qua ống sứ chứa 3,2 g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và một hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20,0 ml dung dịch HCl 1,00M. 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng. 2. Tính thể tích nitơ ( đktc) được tạo thành sau phản ứng. Cho: Cu = 64 ; O = 16 • CÁC LỚP 11A và 11B LÀM CÂU 6 SAU ĐÂY: Câu 6: ( 3 điểm) Cho 2,24 lít khí NH 3 (đktc) đi qua ống đựng 32g CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B. 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính thể tích khí B ( đktc) 2. Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng. Coi hiệu suất phản ứng là 100% Cho : Cu = 64; O= 16 Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố HẾT Trường THPT PHAN ĐĂNG LƯU TỔ HÓA Hướng dẫn chấm đềkiểmtra giữa học kỳ 1 ( 2010-2011) HÓA 11 Thứ tự Nội dung Điểm Câu 1: (1 điểm) Có khói trắng bốc lên, đó là những hạt NH 4 Cl nhỏ li ti được tạo ra do phản ứng : 2NH 3 + 3Cl 2 → N 2 + 6HCl Sau đó NH 3 + HCl → NH 4 Cl Hoặc : 8NH 3 + 3Cl 2 → N 2 + 6NH 4 Cl 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2: (2 điểm) 1. Pb(NO 3 ) 2 + 2NaCl → PbCl 2 ↓ + 2NaNO 3 Pb 2+ + 2 Cl – → PbCl 2 ↓ 2. NaOH + NH 4 Cl → NH 3 ↑ + NaCl + H 2 O OH – + NH 4 + → NH 3 ↑ + H 2 O 3. 2HCl + MgCO 3 → MgCl 2 + CO 2 ↑ + H 2 O 2H + + MgCO 3 → Mg 2+ + CO 2 ↑ + H 2 O 4. Ba(OH) 2 + H 2SO 4 → BaSO 4 ↓ + 2H 2 O Ba 2+ + 2 OH – + 2H + + SO 4 2– → BaSO 4 ↓ + 2H 2 O 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Câu 3: ( 2 điểm) số mol H + = 0,09 mol ; số mol OH – = 0,3 mol Số mol H + < số mol OH – → OH – dư H + + OH – → H 2 O 0,09 → 0,09 Số mol OH – dư = 0,3 – 0,09 = 0,21 mol [OH – ] = 0,21 : 0,5 = 0,42M → pOH ≈ 0,4 → pH = 13,6 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 4: (2 điểm) Cho dung dịch Ba(OH) 2 vào các mẫu thử : • Có kết tủa trắng, biết dung dịch Na 2 CO 3 Na 2 CO 3 + Ba(OH) 2 → BaCO 3 ↓ + 2NaOH • Có khí mùi khai là NH 4 NO 3 2NH 4 NO 3 + Ba(OH) 2 → Ba(NO 3 ) 2 + 2NH 3 ↑ + 2H 2 O • Vừa có khí mùi khai, vừa có kết tủa trắng, biết dung dịch (NH 4 ) 2SO 4 (NH 4 ) 2SO 4 + Ba(OH) 2 → BaSO 4 ↓ + 2NH 3 ↑ + 2H 2 O • Dung dịch không phản ứng là NaNO 3 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Câu 5: (3 điểm) 1. Phương trình hóa học: 2NH 3 + 3CuO → N 2 + 3Cu + 3H 2 O (1) Chất rắn A thu được phản ứng được với dd HCl, vậy A có Cu và CuO còn dư. Chỉ có CuO phản ứng với HCl : CuO + 2HCl → CuCl 2 + H 2 O (2) 2.số mol HCl phản ứng với CuO: 0,02 x 1 = 0,02 mol Từ (2) : sốmol CuO dư = ½ số mol HCl = 0,01 mol Số mol CuO tham gia (1) : 3,2/80 – 0,01 = 0,03 mol Từ (1) : sốmol N 2 = 1/3 số mol CuO = 0,03 : 3 = 0,01 mol Thể tích nitơ tạo thành : 0,01 x 22,4 = 0,224 lít 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm Câu 6: ( 3 điểm) 1. phương trình hóa học : 2NH 3 + 3 CuO → 3Cu + N 2 + 3H 2 O Ban đầu 0,1 0,4 Phản ứng 0,1 → 0,15 0,15 0,05 Sau phản ứng 0,0 0,15 0,15 0,05 Số mol NH 3 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol Số mol CuO = 32 : 80 = 0,4 mol 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Khí NH 3 hết , khí B là nitơ. Thể tích khí B = 0,05 . 22,4 = 1,12 lít 2. Chỉ có CuO phản ứng với dung dịch HCl : 2HCl + CuO → CuCl 2 + H 2 O 0,5 ← 0,25 Số mol CuO còn lại : 0,4 – 0,15 = 0,25 mol Thể tích dung dịch HCl 2M là : 0,5 : 2 = 0,25 lít 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm Chú ý: Học sinh có thể trả lời theo cách khác, nếu cách trình bày hợp lý và kết quả đúng thì vẫn chấm trọn số điểm Nếu phản ứng thiếu cân bằng dẫn đến kết quả sai thì không chấm, chỉ cho điểm phản ứng. Nếu phản ứng thiếu cân bằng nhưng kết quả đúng thì chấm ½ điểm sốso với đáp án. . 2 O 2H + + MgCO 3 → Mg 2+ + CO 2 ↑ + H 2 O 4. Ba(OH) 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 ↓ + 2H 2 O Ba 2+ + 2 OH – + 2H + + SO 4 2 → BaSO 4 ↓ + 2H 2 O 0 ,25 điểm 0 ,25 . CuCl 2 + H 2 O (2) 2. số mol HCl phản ứng với CuO: 0, 02 x 1 = 0, 02 mol Từ (2) : sốmol CuO dư = ½ số mol HCl = 0,01 mol Số mol CuO tham gia (1) : 3 ,2/ 80