1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN CT LOP 3

15 347 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 137 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng chính tả I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Sở dĩ tôi chọn đề tài:” Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng chính tả” là vì tôi nghĩ chúng ta là người Việt Nam nên Tiếng Việt là một công cụ tư duy giúp học sinh diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng, đúng nghĩa và sáng sủa hơn. Nếu HS không hiểu rõ ý nghĩa của tiếng Việt thì các em không dễ dàng cảm nhận cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ và khó hòa mình vào cuộc sống. Hơn nữa, tiếng Việt cũng ảnh hưởng rất lớn đến trình độ học toán và các môn học khác. Vì thế phải làm thế nào để rèn kỹ năng ngôn ngữ cho HS như: nghe, nói, đọc, viết… nhằm giúp các em sử dụng tiếng Việt có hiệu quả trong học tập và giao tiếp hàng ngày tốt hơn. Trong môn tiếng Việt thì phân môn chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn tiếng Việt ở trường phổ thông nhất là ở trường tiểu học. Năm nay, tôi dạy lớp 3, phân môn chính tả là môn chính của môn tiếng Việt ( mỗi tuần có 2 tiết chính tả) các em tiếp tục hoàn thiện kỹ năng viết đúng chính tả đã học ở lớp 1 và lớp 2. Nhưng trên thực tế nhiều HS chưa nắm vững qui tắt viết đúng chính tả và hay viết sai, thậm chí một số em khi viết chính tả ( Tập chép) nhìn vào sách hoặc nhìn bảng để viết mà vẫn viết sai lỗi chính tả. Với những HS thường xuyên viết sai lỗi chính tả, tôi luôn quan tâm để giúp các em viết đúng hơn. Từ đo, các em sẽ học tốt hơn môn tiếng việt và các môn học khác. 1) Lý do HS viết sai lỗi chính tả nhiều có thể là do ở lớp 1 và lớp 2 các em chưa được rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả tới nơi tới chốn. Các em chỉ được viết chính tả trong tiết chính tả. Khi các em viết sai lỗi chính tả chưa được sửa kỹ. Do một số em đã học lớp 3 nhưng vẫn đọc bài chưa trôi chảy vừa đọc vừa đánh vần những từ khó. Các em đọc không tốt sẽ viết không viết đúng chính tả. 1 Nếu các em nắm vững cách viết chính tả và viết đúng chính tả thì các em sẽ học tốt phân môn luyện từ và câu và quan trọng nhất là các em sẽ viết câu văn, đoạn văn , bài văn tốt hơn. Đồng thời các môn học khác cũng không bị ảnh hưởng đến kết quả học tập vì lỗi chính tả. Ngược lại, nếu các em không viết đúng chính tả thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em. Vì trong thang điểm của các câu hỏi phần luyện từ và câu, phần đọc thầm và đoạn văn, bài văn đều bị trừ điểm lỗi chính ta. Vì thế, cho dù các em viết đoạn văn, bài văn hay, đủ ý nhưng viết sai lỗi chính tả nhiều thì điểm cũng không đạt cao. Còn đối với môn toán, khi làm các bài toán có lời giải nếu các em viết sai lỗi chính tả trong lời giải thì các em sẽ bị trừ điểm hoặc mất cả điểm lời giải nếu lỗi chính tả sai trầm trọng ( Ví dụ: Số tấm vải hoa . . . viết thành: Số tắm dải qua . . .). Nói chung, trong tất cả các môn học khi làm bài mà HS viết sai lỗi chính tả quá nhiều thì đều ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Trong nhiều trường hợp viết sai lỗi chính tả, HS dường như không ý thức được vì sao mình lại viết sai và viết sai ở chỗ nào để tự sửa chữa. Dần dần thành thói quen nên hay viết sai lỗi chính tả. Khi viết bài sai nhiều lỗi chính tả, lúc đọc lại bài các em cũng không biết mình đã viết gì nên không hiểu bài và khó có thể nắm được kiến thức của bài. Lâu dần sẽ làm cho các em chán nản, không thích học môn tiếng Việt và luôn cả các môn học khác. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng HS mất căn bản, chán học và trầm trọng nhất là các em bỏ học. 2) Tầm quan trọng: HS viết đúng chính tả thì kết quả học tập ( điểm của các môn học: Tập làm văn, Luyện từ câu, toán . . . ) sẽ trọn vẹn hơn vì không bị trừ điểm sai lỗi chính tả. Điều quan trọng nhất là một HS khi nghe đọc và viết đúng chính tả đó là một dấu hiệu cho thấy sự nhận thức về âm, vần, dấu thanh, về ngôn ngữ và cả về tri thức văn hóa của em đó đã trưởng thành. 3) Giới hạn đề tài: 2 Các năm trước đây, tôi dạy lớp 5. Niên học 2005 – 2006 tôi nghỉ hộ sản nên chỉ dạy lớp 3 vài tháng. Với đề tài: “ Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng chính tả” này. Tôi chỉ mới thực hiện để rèn luyện cho HS trong lớp mình đang chủ nhiệm ( lớp: ba 3 có 35 HS) thường viết sai chính tả, giúp các em dần dần có thói quen và kỹ năng viết đúng chính tả. Những lỗi mà các em thường hay viết sai như: Những từ có thanh hỏi ( ? ) và thanh ngã ( ). Giữa những từ có các phụ âm: g – gh, ng – ngh, tr – ch, d – gi – r, s – x, v – d ( HS miền Nam), l – n ( HS ngoài Bắc chuyển vào). Giữa các âm chính: ê – iê Giữa những vần có âm cuối: n – ng, c - t 4) Thời gian thực hiện: Năm học 2006 – 2007 từ tháng 09 / 2006 đến tháng 05 / 2007 II/ NỘI DUNG CHÍNH: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều: 3 Như chúng ta đã biết, Tiếng việt của chúng ta rất đa dạng và phong phú. Hơn nữa, cùng trên một lãnh thổ nhưng giọng nói của từng vùng từng miền lại có âm sắc, đặc trưng riêng. Khi nghe giọng nói thì chúng ta xác định được người đó ở miền nào. Nước Việt Nam có ba miền chính yếu: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Vì thế, Tiếng Việt cũng có ít nhất là ba vùng phương ngữ lớn. Đó là phương ngữ Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Trường tôi dạy trong địa bàn dân cư khá đa dạng, đa số học sinh là dân nhập cư ( thuê nhà, tạm trú) từ mọi miền đất nước đến. HS chưa nghe và nói được đúng từ, như các em miền Bắc chuyển vào thì thường viết nhầm lẫn các từ có âm l – n ( Ví dụ: “ lồng lộng” nói là “ nồng nộng”). Các em ở Nam bộ thì lại hay nhầm lẫn v – d – gi (Ví dụ như: “vui vẻ” nói là “dui dẻ”, “ròng rã” nói là “dòng dã” , “đám giỗ” nói là “ đám dỗ” . . . ) nên các em cứ viết chữ theo giọng đọc của mình. Có trường hợp giọng nói của cô giáo lại khác hẳn với giọng nói của các em điều đó cũng gây không ít khó khăn cho các em khi nghe và viết chính tả. Để viết đúng chính tả, ngoài giờ học ở lớp, khi ở nhà, các em cần phải đọc sách báo lành mạnh để trao dồi thêm môn Tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng. Nhưng thực tế thì khi rảnh rỗi các em lại say mê trò chơi điện tử, xem phim hoạt hình hơn là xem sách báo, truyện lành mạnh… để trao dồi tiếng mẹ đẻ. Những nguyên nhân trên ảnh hưởng đến trình độ nhận thức về Tiếng Việt của học sinh. Nếu như các em chưa có cảm nhận được sự phong phú của tiếng Việt nói chung, thì các em không thể học tốt phân môn chính tả mà cụ thể là viết đúng chính tả. Trên đây là những nguyên nhân chung dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả. Đối với lớp tôi phụ trách thì việc học sinh viết sai lỗi chính tả do những nguyên nhân cụ thể sau: Học sinh khi viết vẫn còn mắc lỗi chính tả về âm đầu: như giữa các tiếng có âm đầu g-gh; ng-ngh. tr – ch (“ trách nhiệm” viết là “ chách nhiệm”), r-d-gi,s-x (“vừa xong” viết là “dừa xong”) 4 Mắc sai lỗi chính tả về âm cuối của vần: c-t (“sắc đẹp” viết là “sắt đẹp”; “công việc” viết là “công việt”…), n-ng (“lan man” viết là “lang mang”); (“cầu thang” viết là “cầu than”…) Ngoài ra học sinh còn mắc một số lỗi chính tả khác như:êu - iu – iêu – ưu – ươu (“kêu cứu” viết là “kiêu cứu”; “con diều” viết là “con diu”); ên-ênh (“lênh láng” viết là “lên láng”; “chênh vênh” viết là “chên vên”) Sai lỗi chính tả về thanh hỏi ( ? ), thanh ngã ( ): (VD “ sửa bài” viết thành “ sữa bài”, “ lỗi lầm” viết là “ lổi lầm”… ) Do chưa nắm vững qui tắc chính tả cũng như chưa nhớ mặt chữ ( vì trong lớp còn một vài em đọc bài chậm còn đánh vần từ khó) nên dễ dẫn đế việc ghép âm một số tiếng tùy tiện hoặc do không nắm vững luật chính tả. Do cách phát âm chưa chuẩn và do có tính cẩu thả, nghe không chính xác vẫn cứ viết bừa không chú ý đến nghĩa từ vựng hay cấu trúc của câu. Bên cạnh đó yếu tố tâm lý ảnh hưởng không nhỏ, biết mình viết sai cũng không dám hỏi GV. Đôi khi chính giáo viên cũng không chú ý để sửa ngay những lỗi chính tả mà học sinh mắc phải qua các bài kiểm tra như toán, tập làm văn, từ ngữ, ngữ pháp, tự nhiên xã hội… Nhiều HS khi lên các lớp trên vẫn còn viết sai chính tả. Không thẻ để tình trạng này kéo dài mãi. Tôi nghĩ là GV tiểu học chúng ta hãy cố gắng rèn cho các em viết đúng chính tả. Biện pháp khắc phục: Với những nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của HS mà tôi đã trình bày ở trên. Đây là một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng viết sai lỗi chính tả và rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh. 5 Khi dạy phân môn chính tả (đây là môn học quan trọng nhất để rèn kĩ năng viết đúng chính tả) .Ở các bước rèn kĩ năng viết đúng chính tả, tôi hướng dẫn cho HS nắm vững các qui tắc chính tả về sự phân biệt giữa các âm đầu, âm cuối, dấu thanh . vàtôi chọn phương pháp dạy thích hợp cho mỗi kiểu bài chính tả. Tôi chú trọng nhất là các bước luyện viết từ khó, sửa lỗi, luyện tập để các em nắm được cách viết từ. F Để giúp các em phân biệt về âm đầu giữa các tiếng có âm đầu: ch – tr, d – gi – r, s – x và lỗi về các tiếng có âm cuối: c – t, n - ng Ví dụ:Trong bài: “ Chiều trên sông Hương” có các từ: trở về, tre, trúc, “ Quê hương” có từ: trèo hái “ Tiếng hò trên sông” có từ: chèo thuyền. “ Đêm trăng trên Hồ Tây” có các từ: rập rình, gió, rọi “ Hội vật” có từ: dồn, gấp rút, giục giã, “ Quà của đồng nội” có từ: xanh, giọt sữa, sạch “ Dòng suối thức” có từ: suối, sao, xa, sim, sáo, xanh, suốt. “ Vầng trăng quê em” có từ: làn gió, làng quê. “ Cảnh đẹp non sông” có từ: nước biếc, bát ngát. F Để giúp các em phân biệt các từ có vần: êu – iu – iêu – ưu – ươu, Ví dụ:Trong bài: “ Ông tổ nghề thêu” có từ: thêu, triều đình “ Ê – đi – xơn” có từ: kì diệu, điều tốt. 6 Tôi thường đặt các từ đó vào thế đối lặp từ vựng ngữ nghĩa ( VD: trở – chở, tre – che, trúc – chúc, trèo – chèo, xanh – sanh, thêu – thiêu, kì diều – dịu dàng, điều – đều) để các em phân biệt từ và hiểu được cách viết. Đồng thời lưu ý các em phải chú ý nghe cách đọc của GV.(VD:khi đọc từ có âm tr, s thầy cô đọc sẽ cong đầu lưỡi và âm thanh phát ra nghe nặng hơn khi đọc âm ch , x) F Khi gặp các tiếng có âm đầu: g – gh, ng – ngh. Ví dụ: trong bài: “ Chiều trên sông Hương” có từ: nghi ngút “ Đôi bạn” có tư: ngần ngại “ Đối đáp với vua” có từ: nghĩ ngợi “ Hội đua voi ở Tây Nguyên” có từ: gan dạ, ghìm đà Tôi thường yêu cầu các em nhắc lại luật viết chính tả: + Viết âm đầu: gh – ngh trước i, e, ê, iê + Viết âm đầu: g – ng trước a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. mà cô đã hướng dẫn để các em nắm vững hơn cách viết các từ có âm gh – ngh, g – ng. Khi gặp các tiếng mà âm đầu có 3 cách viết như là: c – k – q Ví dụ:Trong bài: “ Đôi bạn” có tư: có, kể, quê, cứu người. “ Cuộc chạy đua trong rừng” có từ: cuộc, nguyệt quế, kiểm tra. “ Người liên lạc nhỏ” có từ: ông Ké, cào cỏ. 7 Tôi hướng dẫn kĩ cho các em trường hợp âm đầu có 3 cách viết: + Viết bằng chữ “k” khi đứng trước i, e, ê, iê, y . ( kể, kiểm, Ké) + Viết bằng con chữ “q” khi nó đứng trước bán nguyên âm là âm đệm. ( quê, quế, quà) + Viết bằng chữ “c” khi nó đứng trước a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư . ( có, cứu, cuộc, cào cỏ) F Hầu hết các bài đều có từ có dấu thanh hỏi – ngã. Để giúp các em phân biệt tôi cũng thường đặt các từ đó vào thế đối lặp từ vựng ngữ nghĩa ( VD: sôi nổi – nỗi lòng, sửa bài – giọt sữa, san sẻ- sạch sẽ .). Hơn nữa phải lưu ý các em nghe giọng đọc của GV để phân biệt cách viết. Luyện viết từ khó: tôi hướng dẫn HS chọn từ khó để tránh các em chọn lan man, chọn những cặp từ với phụ âm đầu, vần hoặc thanh mà HS thường mắc lỗi cho HS tập viết vào bảng con. HS phân tích các bộ phận của tiếng. Nếu nhiều HS viết sai cùng một số từ tôi sẽ sửa lỗi chung cho cả lớp. -Việc đầu tiên tôi sẽ chọn ra những học sinh thường viết sai chính tả ra để dễ theo dõi, rèn luyện cho các em và giúp các em nhận ra lỗi viết sai của mình mà tự sửa chữa. Tôi tập trung vào việc khắc phục những lỗi mà học sinh hay mắc phải như đã nêu trên. Cũng như khi viết chính tả lúc sửa lỗi về một số vần tôi cũng thường đặt các từ vào thế đối lập từ vựng ngữ nghĩa để các em dễ phân biệt từ và hiểu được chỗ sai của mình. ( VD: ân cần – cằn cõi) và nhấn mạnh lại các qui tắc viết chính tả nếu các em vẫn còn viết sai. Lúc chấm điểm các môn học khác. Tôi cũng chú trọng lỗi chính tả. Nếu HS nào sai nhiều, tôi sẽ yêu cầu các em sửa lỗi ngay. 8 Khi dạy Tập đọc tôi luôn chú trọng giúp cho học sinh hiểu rõ nghĩa của từ khó để HS nắm vững từ, nhờ vậy các em viết chính tả ít bị sai. Đồng thời dạy học sinh cách phát âm vì khi các em làm tập làm văn, luyện từ và câu … các em phải tự làm, những lúc ấy các em phải tự nhớ lại cách phát âm mà viết cho đúng chính tả để kết quả bài làm không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tôi luôn khuyến khích HS đọc báo Nhi đồng, sách truyện có nội dung lành mạnh để tập nhớ mặt chữ và mở rộng vốn từ. Trước khi viết chính tả, tôi dặn các em đọc trước bài ở nhà nhiều lần. Tập viết những từ em cho là khó, mỗi từ viết hai hàng. Nhờ vậy, các em viết ít sai lỗi chính tả . Với những biện pháp vừa nêu cùng với những nổ lực cố gắng của học sinh nên tỷ lệ HS viết chính tả dưới năm lỗi trong một bài đã giảm xuống rõ rệt. Nhìn chung, HS viết chính tả đã có nhiều tiến bộ hơn so với đầu năm. Kết quả: Các số liệu thống kê sau đây là điểm của phân môn Chính tả của lớp Ba 3 tôi chủ nhiệm và của cả khối BA năm học 2006 – 2007. Khảo sát đầu năm: (cao nhất là điểm sáu). Giữa học kì I, Cuối học kì I, Giữa HK II , Cuối HK II (cao nhất là điểm năm) Số liệu thống kê của lớp: Khảo sát đầu năm: Tổng số học sinh : 33 Điểm 6 5,5 5 4,5 4 3,5 3 2,5 2 1,5 1 HS 8 3 1 8 3 3 2 1 0 2 2 Tỉ lệ 24,2 9,1 3,0 24,2 9,1 9,1 6,1 3,0 0 6,1 6,1 9 Giữa học kì I: Tổng số học sinh : 34 Điểm 5 4,5 4 3,5 3 2,5 2 1,5 1 Họcsinh 21 5 4 0 2 0 1 1 0 Tỉ lệ % 61,8 14,7 11,8 0 5,9 0 2,9 2,9 0 [ Cuối học kì I: Tổng số học sinh : 34 Điểm 5 4,5 4 3,5 3 2,5 2 1,5 1 Họcsinh 17 8 3 4 1 1 0 0 0 Tỉ lệ % 50,0 23,6 8,8 11,8 2,9 2,9 0 0 0 Giữa học kì II: Tổng số học sinh : 35 Điểm 5 4,5 4 3,5 3 2,5 2 1,5 1 Họcsinh 31 0 3 0 1 0 0 0 0 Tỉ lệ % 88,6 0 8,6 0 2,9 0 0 0 0 Cuối học kì II: Tổng số học sinh : 35 Điểm 5 4,5 4 3,5 3 2,5 2 1,5 1 Họcsinh 30 0 3 1 1 0 0 0 0 Tỉ lệ % 85,7 0 8,6 2,9 2,9 0 0 0 0 10 [...]... Tổng số học sinh: 2 23 Điểm 6 5,5 5 4,5 4 3, 5 3 2,5 2 1,5 1 HS 35 31 28 25 26 16 12 17 13 9 11 Tỉ lệ 15,7 13, 9 12,6 11,2 11,7 7,2 5,4 7,6 5,8 4,0 4,9 [ Giữa học kì I: Tổng số học sinh: 224 [ Điểm 5 4,5 4 3, 5 3 2,5 2 1,5 1 Họcsinh 133 24 28 11 13 4 6 2 3 Tỉ lệ % 10,7 12,5 4,9 5,8 1,9 2,7 0,9 1,2 59,4 Cuối học kì I: Tổng số học sinh: 224 Điểm 5 4,5 4 3, 5 3 2,5 2 1,5 1 Họcsinh 112 43 35 15 12 7 0 0 0 Tỉ... 112 43 35 15 12 7 0 0 0 Tỉ lệ % 19,2 15,6 6,7 5,4 3, 1 0 0 0 50,0 Giữa học kì II: Tổng số học sinh: 224 Điểm 5 4,5 4 3, 5 3 2,5 2 1,5 1 Họcsinh 125 4 35 27 16 12 2 2 1 Tỉ lệ % 1,9 15,6 12,0 7,1 5,4 0,9 0,9 0,4 55,8 11 Cuối học kì II: Tổng số học sinh: 224 Điểm 5 4,5 4 3, 5 3 2,5 2 1,5 1 Họcsinh 164 0 21 23 12 4 0 0 0 Tỉ lệ % 0 9 ,3 10,2 5,4 1,9 0 0 0 73, 2 12 III/ MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN KINH... nắm vững yêu cầu của từng kiểu bài, để từ đó có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trình độ của HS, phù hợp với nội dung mà giáo viên đã chọn để rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS 13 Nhất là người giáo viên luôn phải kiên nhẫn sửa lỗi chính tả và hướng dẫn cho HS sửa lỗi của mình trong mọi trường hợp Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần phải lưu ý tới vấn đề phương ngữ và việc nắm nghĩa... tả Muốn vậy, chúng ta phải rèn cho HS nắm vững các qui tắc chính tả, bằng con đường từ vựng hoặc ngữ nghĩa V/ ĐỀ NGHỊ: -Nếu được, có thể thay đổi một số bài chính tả nghe đọc trong sách Tiếng việt lớp 3 bằng những bài ngoài nhưng vẫn đảm bảo nội dung phong phú, hợp với trình độ để tránh sự chủ quan và sự nhàm chán ở HS -Phần luyện tập chính tả cần bổ dung các bài tập chính tả phù hợp với việc dạy chính . đầu năm: Tổng số học sinh : 33 Điểm 6 5,5 5 4,5 4 3, 5 3 2,5 2 1,5 1 HS 8 3 1 8 3 3 2 1 0 2 2 Tỉ lệ 24,2 9,1 3, 0 24,2 9,1 9,1 6,1 3, 0 0 6,1 6,1 9 Giữa học. 4,5 4 3, 5 3 2,5 2 1,5 1 Họcsinh 17 8 3 4 1 1 0 0 0 Tỉ lệ % 50,0 23, 6 8,8 11,8 2,9 2,9 0 0 0 Giữa học kì II: Tổng số học sinh : 35 Điểm 5 4,5 4 3, 5 3 2,5

Ngày đăng: 30/09/2013, 03:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w