1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TAILIEU

2 296 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 40 KB

Nội dung

BÀI THU HOẠCH THẢO LUẬN NHÓM 5 Họ và tên: NGUYỄN NGỌC SANG Đơn vị : THCS Tân Quan - Hớn Quản Đề : Nhận xét, so sánh quan điểm GD của MA KARENKO, JOHN DEWEY và JEAN PIAGET rồi lien hệ thực tế hiện nay. BÀI LÀM Trong thời đại nhân loại đang bước vào nền văn minh hậu công nghiệp, hơn bao giờ hết giáo dục càng trở nên quan trọng, là nhân tố quyết định chủ yếu đến nền kinh tế - xã hội. vì vậy cần phải nghiên cứu nhiều và có chọn lọc các quan điểm GD để vận dụng phù hợp với các đối tựơng. Ta có thể tìm hiểu sơ lượt các quan điểm sau: I. QUAN ĐIỂM CỦA MAKARENKO: 1. Tính biện chứng của quá trình giáo dục: Đã chỉ ra tính Logic sư phạm, logic biện chứng của quá trình GD không phải xuất phát từ việc lựa chọn các phương tiện GD mà phụ thuộc vào tính mục đích của quá trình GD. Nó còn là quá trình tổ chức hợp lý hoạt động của học sinh tham gia vào cách mạng xã hội, lao động sản xuất, các hoạt động tập thể, vui chơi, TDTT, tham quan du lịch, văn hoá nghệ thuật. logic sư phạm là vấn đề bản chất của quá trình GD con người mới XHCN. 2. Chủ nghĩa nhân đạo và niềm lạc quan XHCN: Thể hiện ở chổ nhìn con người, đánh giá con người trong sự phát triển biện chứng giữa con người và hoàn cảnh xã hội, có long vị tha đối với sai lầm và tạo điều kiện cho con người vươn lên trên những lỗi lầm. Các nhà GD cần biết “ Nhẫn tâm” nghĩa là phải có bản lỉnh, tự chủ, kiên nhẫn hợp lý chứ không hà khắc, đánh mắng hoặc buông lơi, để trẻ tự phát triển tật xấu. 3. GD tập thể và tập thể cơ sở: Đây là nội dung của GD nhân cách XHCN đó là hình thành nhận thức, tình cảm hành vi, thói quen tập thể góp phần tao ra nhân sinh quan XHCN. 4. GD lao động và kỷ thuật tổng hợp kết hợp với các mặt GD khác: GD và việc tổ chức sản xuất lao động, tổ chức lao động trong nhà trường gọi là GD lao động sản xuất. phải đảm bảo tinh khoa học, tính chính xác, vừa cung cấp tri thức và hình thành kỷ năng lao động kỷ thuật của các ngành sản xuất xã hội. Nhà trường là một phương tiện đức dục mạnh nhất khi nó tham gia vào một hệ thống tổng quát (GD thực tiễn). 5. yêu cầu về nhà GD và tập thể các nhà GD: Phải có đầy đủ phẩm chất năng lực làm công tác GD. “Không có nhà GD nào cả, còn tốt hơn những nhà GD tự rèn luyện kém”. 6. GD gia đình: Đã phân tích sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội, vai trò của gia đình, của GD gia đình, của cha mẹ trong toàn bộ quá trình GD nhân cách. Ngoài ra còn có một số phương pháp GD cụ thể. Nếu lấy quan điểm trên là chuẩn thì các quan điểm sau sẽ có những tiến bộ và khoa học hơn. II. CÁC TIẾN BỘ CỦA JOHN DEWEY: Là người tiên phong trong phong trào vận động cải cách GD theo nguyên lý GD hiện đại, đã xây dựng một nền GD mang tính hiệu quả phát huy tính chủ động của người học và lien hệ vào đời sống thực tế. ông đã gắn kết chương trình học với hứng thú và hoạt động chủ đạo của HS, lấy HS làm trung tâm, đưa các chủ đề học và gắn với kinh nghiệm thực tế. Do đó đòi hỏi phải có một lực lượng GV giỏi : Có trình độ chuyên môn cao, hiểu thấu đáo chủ đề học, được đào tạo đầy đủ tâm lý lứa tuổi sư phạm, khéo leo trong kỷ thuật, có những tác nhân kích thích sự cần thiết để chủ đề học trở thành một phần trong trãi nghiệm hàng ngày mở rộng của học sinh. III. C ÁC TI ẾN BỘ CỦA JEAN PIAGET : Đã có những lý luận khoa học cụ thể hơn, đã chỉ ra được sự phát triển nhận thức diễn ra qua một loạt các giai đoạn; kết quả các giai đoạn nhận thức là một sự thăng bằng, mổi sự học là mất thăng bằng. các giai đoạn tiếp nối nhau và sát nhập vào nhau, làm lại tạo ra cấu trúc mới. ông đã chia ra 4 thời kỳ phát triển cụ thể: 1/ thời kỳ giác động: Khi sinh đến 2 tuổi. 2/ Thời kỳ tiền thao tác: từ 2-7 tuổi. 3/ Thời kỳ thao tác cụ thể : từ 2-7 tuổi. 4/ Thời thao tác chính thức: từ 2-7 tuổi. Bên cạnh đó ông đã chỉ ra được cụ thể vai trò của người thầy giáo. Trong đó có phân tích và chia ra từng thời kỳ trong quá trình GD. IV. LI ÊN HỆ THỰC TẾ HI ỆN NAY: 1/ cần phân tích một cách khoa học về tâm sinh lý của từng giai đoạn phát triển trong giáo dục. 2/ xác định các gốc là GD con người XHCN là định hướng theo tính biện chứng của quá trình GD trong đó cần GD lao động tổng hợp với các mặt lao động khác. kết hợp tốt GD gia đình. 3/ xây dựng nền GD mang tính hiệu quả, lấy HS làm trung tâm, đưa các chủ đề học và gắn với kinh nghiệm thực tế. 4/ X ây d ựng một lực lượng GV giỏi : Có trình độ chuyên môn cao, hiểu thấu đáo chủ đề học, được đào tạo đầy đủ tâm lý lứa tuổi sư phạm, khéo leo trong kỷ thuật sư phạm.

Ngày đăng: 30/09/2013, 01:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w