Nội khoa gia súc

13 1.4K 18
Nội khoa gia súc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 MỤC LỤC PHÂN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………2 PHẦN 2. NỘI DUNG………………………………………………………3 I .CẤU TẠO CHUNG CỦA DẠ DÀY VÀ RUỘT……………………3 1 .Dạ dày:……………………………………………………………3 1.1 Dạ dày đơn………………………………………………………3 1.2 Dạ dày kép………………………………………………………4 2. Ruột……………………………………………………………….4 2.1 Ruột non…………………………………………………… 4 2.2 Ruột già…………………………………………………… .4 II. VIÊM DẠ DÀY – RUỘT………………………………………… .5 1. Đăc điểm……………………………………………………… .5 2. Nguyên nhân…………………………………………………… .5 3. Cơ chế sinh bệnh…………………………………………………5 4. Bệnh tích……………………………………………………… .6 6. Chẩn đoán……………………………………… .7 7. Tiên lượng……………………………………………………… .8 8. Điều trị………………………………………………………… 8 III. CÁC GIẢ ĐỊNH……………………………………………………9 PHẦN 3 . KẾT LUẬN…………………………………………………….10 1 Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 PHÂN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm dạ dày - ruột là một bệnh hay gặp ở nhiều loài gia súc, có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém: ăn những thức ăn kém phẩm chất cũng có thể do kế phát các bệnh truyền nhiễm như: dịch tả, phó thương hàn…) Nhằm giúp người chăn nuôi có thể phòng tránh và điêu trị có hiệu quả bệnh này, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu tài liệu và thực hiện chuyên đề viêm dạ dày và ruột cấp tính. PHẦN 2. NỘI DUNG I .CẤU TẠO CHUNG CỦA DẠ DÀY VÀ RUỘT: 1 .Dạ dày: - Dạ dày là đoạn phình to hình túi của ống tiêu hóa nằm sau cơ hoành và gan, là nơi chứa thức ăn và diễn ra quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học. - Ở động vật có vú dạ dày chia làm 2 loại: dạ dày đơn và dạ dày kép. 1.1 Dạ dày đơn: 2 Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 Là đoạn phình túi, có hình lưỡi liềm. + Vị trí: Nằm lệch sang trái xoang bụng, phía trước giáp gan, chéo từ trên xuống dưới và được cố định nhờ hệ thống dây chằng. + Hình thá, cấu tạo: - Dạ dày chia làm 3 vùng: thượng vị, thân vị và hạ vị. Riêng heo có thêm vùng manh nang. - Lớp niêm mạc có 3 loại tế bào: tế bào tiết men, tế bào tiết niêm dich và tế bào vách tiết HCl. + Chức năng: Dạ dày tiết ra dịch vị (chủ yếu bao gồm: axit HCl, men pepsin, men lipase) để hòa trộn với thức ăn, tiêu hóa cơ học (nghiền nát thức ăn). (Theo Nguyễn Thị Kim Đông-Nguyễn Văn Thu, 2009). 1.2 Dạ dày kép: Gồm có 4 túi: 3 túi đầu (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) làm nhiệm vụ tiêu hóa cơ học, túi sau (dạ múi khế) làm nhiệm vụ tiêu hóa hóa học. Dạ múi khế cấu tạo và chức năng tương tự dạ dày đơn. - Vị trí: Nằm bên phải xoang bụng, sau dạ lá sách, từ sụn sườn 10 -13 gần đến mỏm kiếm xương ức. - Cấu tạo: Niêm mạc dạ múi khế chia làm 2 vùng: thân vị và hạ vị. - Chức năng: Tiết dịch vị (chủ yếu là HCl, men pesin và men lipase), tiêu hóa hóa học giống dạ dày đơn. (Nguyễn Thị Kim Đông – Nguyễn Văn Thu, 2009). 2. Ruột - Là phần dài nhất của ống tiêu hóa (ruột dài nhất đối với các gia súc ăn cỏ). - Ruột chia làm 2 phần: ruột non và ruột già. 2.1 Ruột non: - Cấu tạo: Ruột non chia là 3 đoạn: Tá tràng, không tràng, hồi tràng. - Chức năng: Thức ăn đến ruột non chịu tác động phối hợp của các men với các chất xúc tiến tiêu hóa trong dịch tụy (chủ yếu chứa men tiêu hóa protein, gluxit, lipase), dịch ruột (chứa nhiều niêm dịch và các men tiêu hóa) và dịch mật. (Nguyễn Thị Kim Đông-Nguyễn Văn Thu, 2009). 2.2 Ruột già: Có đường kính lớn hơn ruột non được cố định trong xoang bụng nhờ màng treo ruột già. - Cấu tạo: Ruột già chia làm 3 đoạn: Manh tràng , kết tràng, trực tràng. - Chức năng: + Lên men vi sinh vật, tạo vitamin. 3 Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 + Hấp thu chủ yếu là nước và là nơi tạo chất cặn bã sau quá trình tiêu hóa. + Niêm mạc ruột già cũng tiết ra các dich, có chứa các men tiêu hóa như ở nhưng ít và hoạt động yếu. (Nguyễn Thị Kim Đông- Nguyễn Văn Thu, 2009). II. VIÊM DẠ DÀY – RUỘT 1. Đăc điểm - Quá trình viêm xảy ra dưới lớp biểu mô của vách dạ dày và ruột → làm trở ngại rất lớn tới tuần hoàn và dinh dưỡng ở vách dạ dày và ruột, làm cho cả lớp niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc bị viêm → vách dạ dày và ruột bị sung huyết, hóa mủ, hoại tử gây nhiễm độc và bại huyêt cho cơ thể. - Quá trình viêm dạ dày - ruột luôn mang tính chất nhiễm trùng. - Con vật có biểu hiên tiêu chảy rất nặng, cơ thể bị mất nước và chất điện giải rất nhiều → con vật chết nhanh. - Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà ta có các thể bệnh sau: + Viêm xuất huyết( ) + Viêm hoại thư.( ) + viêm màng giả. - Mức độ nhiếm bệnh tùy theo loài: chó, mèo > heo > trâu, bò. - Bệnh tiến triển nhanh và tỷ lệ chết cao. (Nguyễn Dương Bảo, 2000). 2. Nguyên nhân 2.1 Thể nguyên phát: - Do sự chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc không đúng phương pháp (gia súc làm việc quá sức, chuồng trại vệ sinh kém), cho gia súc ăn thức ăn, nước uống bị ô nhiễm như: + Do nhiễm vi sinh vật: các loại vi khuẩn gây bệnh (Salmonella, E. coli, Shigella…)hoặc nấm mốc nhất là các loại nấm mốc sản sinh độc tố aflatoxin. + Do nhiễm muối của các kim loại nặng (Chì, Thủy ngân, Asenic…),các loại hóa chất (như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột…) - Thời tiết thay đổi đột ngột làm sức đề kháng của gia súc giảm tạo điều kiện thuận lơi cho vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh. 2.2 Thể kế phát: - Do kế phát từ viêm ruột thể cata. - Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (như bệnh dịch tả lợn, dịch tả trâu bò, TGE (viêm dạ dày-ruột truyền nhiễm), Care, Parvovirus, Cúm, Viêm màng mũi thối loét…). (Nguyễn Dương Bảo, 2000). 3. Cơ chế sinh bệnh Kích thích bệnh nguyên → viêm dạ dày và ruột → tạo phản xạ đau: 4 Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 → Giảm tiết dịch (nhất là HCl) và giảm nhu động của dạ dày → cơ vòng hạ vị co thắt (đóng lại do thiếu HCl)→ thức ăn bị tích lại và thối rửa → kích thích tăng nhu động ngược → ói mửa (1) → Ruột bị giảm nhu động và tiết dịch → thức ăn tích lại ở ruột → tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại đường ruột phát triển: → Vi trùng và độc tố vào máu (2) → Lên men và thối rửa thức ăn (đặc biệt là thức ăn có nhiều Protein) → khí độc (H 2 S, NH 3 ), Các sản vật trung gian độc (Indol, scatol, các acid hữu cơ…)(3) → kích thích vào niêm mạc vách ruột → tăng nhu động và tiết dịch → tiêu chảy(4). → (1),(4) → cơ thể bị mất dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng chất điện giải. → (2),(3) → cơ thể nhiễm trùng huyết và nhiễm độc → rối loạn hoạt động của các cơ quan khác, trước hết là thần kinh, gan và thận. (Nguyễn Dương Bảo, 2004). Tùy theo mỗi loài mà có cơ chế sinh bệnh khác nhau. Ví dụ như:  Ở E.coli: Ecoli → Enterotoxin → bám vào các vi nhung:  Ở Salmonella: Salmonella → nội độc tố → phá hủy mao mạch trên niêm mạc ruột → hoại tử → niêm mạc ruột bong tróc → kém hấp thu → tiêu chảy. 4. Triệu chứng 4.1 Triệu chứng toàn thân Con vật ăn kém hoặc không ăn, mệt mỏi, khát nước. Khi bệnh trở nên kịch phát con vật ủ rủ, sốt cao, mạch nhanh, run rẩy, vã mồ hôi và chết rất nhanh. Trước khi chết thân nhiệt giảm. 4.2 Triệu chứng cục bộ Con vật tiêu chảy nhiều, phân lỏng như nước, màu đen, có khi lẫn cả máu tươi, màng giả (do lớp niêm mạc ruột bong tróc), số lần đi tiêu trong ngày nhiều. Ở chó và lợn còn có hiện tượng nôn mửa. 5 Làm đứt các vi nhung ruột → không hấp thu Tăng tiết dịch Tạo ra các sản phẩm độc Tiêu chảy Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 Do tiêu chảy mạnh, cơ thể mất nước nên trên lâm sàng thấy hố mắt trũng sâu, khóe mắt có dử, niêm mạc mắt hơi vàng, da khô, mất đàn tính, lông xù. Khi tiêu chảy nhiều, đến giai đoạn cuối cơ vòng hậu môn bị liệt nên phân tự chảy ra ngoài, con vật nằm liệt, thân nhiệt hạ và chết. Chủ yếu viêm thể kiềm tính: con vật giảm ăn, lông dựng, da thô, sốt nhẹ, gia súc mệt mỏi, đi loạng choạng, khi tiêu chảy phân có màu đen xám, mùi thối rữa. - Viêm ruột non: nhu động ruột non tăng, trong ruột óc ách như nước chảy. Nếu quá trình viêm chưa lan xuống ruột già thì co vật chỉ tiêu chảy nhẹ. - Viêm ruột già: nhu động ruột tăng nghe như tiếng sấm, gia súc tiêu chảy mạnh, phân nhão như bùn hoặc loãng như nước, trong phân lẫn những mãnh thức ăn chưa tiêu hóa, dịch nhày, tế bào thượng bì, có khi lẫn máu. Đặc biệt viêm ở kết tràng và trực tràng: con vật thường có triệu chứng đi kiết. 4.3 Triệu chứng phi lâm sàng - Kiểm tra nước tiểu có Albumin niệu, lượng nước tiểu giảm, tỷ trọng nước tiểu tăng, lượng Idican trong nước tiểu tăng. - Kiểm tra máu thấy số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin trên một đơn vị thể tích máu tăng (trừ trường hợp vừa mất nước vừa mất máu). Tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng (trừ các bệnh kế phát do virus). (Nguyễn Dương Bảo, 2004; Phạm Ngọc Thạch, 2006). 5. Bệnh tích - Trường hợp viêm ruột xuất huyết, trên vách ruột có các điểm hoặc vết xuất huyết, phân màu đỏ hoặc đen. - Trên lâm sàng gia súc bị viêm dạ dày ruột, niêm mạc ruột bị tróc ra từng mảng dài, màu trắng hoặc xanh, màng nhầy theo phân ra ngoài. Ở trâu bò dạ múi khế bị xuất huyết nặng, dọc theo ruột bị xuất huyết. Chất chứa trong ruột nát như bùng đen. (Phạm Ngọc Thạch, 2006). 6. Chẩn đoán: * Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng để định bệnh: ăn ít hoặc bỏ ăn, ói mửa, tiêu chảy có khi lẫn máu, con vật uống nhiều nước. * Chẩn đoán phi lâm sàng: - Xét nghiệm nước tiểu: thiểu niệu, có albumin niệu, lượng Indican trong nước tiểu tăng, tỉ trọng nước tiểu tăng. - Xét nghiệm máu: số lượng hồng cầu tăng, hàm lượng hemoglobin tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng. * Chẩn đoán phân biệt với các bệnh: 6 Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 - Viêm ruột thể cata cấp tính: Triệu chứng toàn thân nhẹ, chủ yếu là trở ngại cơ năng vận động và tiết dịch sinh ra tiêu chảy. Điều trị kịp thời và hộ lý tốt thì con vật hồi phục nhanh. - Hội chứng đau bụng: Triệu chứng lâm sàng giống viêm dạ dày-ruột nhưng con vật không sốt hoặc sốt nhẹ, không có triệu chứng toàn thân rõ rệt, hiên tượng đau bụng thể hiện rõ. - Suy tim cấp và viêm ngoại tâm mạc: Bệnh này do máu ứ lại ở tĩnh mạch nên gây viêm dạ dày-ruột, song bênh có triệu chứng ứ huyết toàn thân và phù. - Một số bệnh truyền nhiễm gây viêm dạ dày – ruột: Bệnh nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả. Những bệnh này ngoài triệu chứng viêm dạ dày – ruột, bệnh còn có các triệu chứng đặc thù khác, bệnh có tính chất lây lan. (Phạm Ngọc Thạch, 2006). 7. Tiên lượng: Viêm dạ dày- ruột cấp tính, nếu bị nặng con vật thường chết sau 2-3 ngày, nhất là do trúng độc con vật thương chết sau vài giờ. Nếu bệnh nhẹ và được điều trị tích cực thì bệnh có thể khỏi nhưng thời gian hồi phục chậm và hay chuyển sang dạng mạn tính cần hết sức chú ý nuôi dưỡng. (Nguyễn Dương Bảo, 2000). 8. Điều trị Nguyên tắc điều trị: Bổ sung nước, chất điện giải và tăng cường thể lực cho con vật, thải trừ chất chứa trong dạ dày-ruột, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, ức chế sự lên men để đề phòng trúng độc và tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột. 8.1 Hộ lý: - Khi bệnh mới phát, cho gia súc nhin ăn 1 – 2 ngày, sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu (nếu trường hợp bệnh có xuất huyết đường tiêu hóa thì khi nào hết xuất huyết mới cho ăn, uống). Cho gia súc uống nước tư do (tốt nhất uống nước điện giải), nhưng nếu có xuất huyết đường tiêu hóa thì cũng không được cho uống nước. - Thu dọn phân và chất thải, tẩy uế chuồng trại. - Cho gia súc nghỉ ngơi, ở riêng nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. 8.2 Dùng thuốc điều trị: * Điều trị triệu chứng: - Thải trừ chất chứa trong ruột (chỉ dùng trong giai đoạn đầu của bệnh và trừ trường hợp có ói ra máu thì không được dùng): Dùng thuốc tẩy muối (như magie sulfat, hoặc natri sunfat) hòa với nước cho con vật uống, liều: Trâu, bò, ngựa: 300-500g; Dê, cừu, bê, nghé: 50-100g; Lợn: 25-50g; Chó: 10-20g. - Nếu sau khi thải hết chất chứa trong đường tiêu hóa mà gia súc vẫn ói thì dùng thuốc làm giảm tiết dịch và co thắt dạ dày ruột: Atropin, Primperan…, liều: 2ml/10-15kgP, tiêm dưới da. Ngoài ra cũng có thể tiêm Atropin trước khi uống thuốc tẩy muối 30 phút để hạn chế ói mửa khi cho uống. 7 Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 - Bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể: Dùng các dung dich đẳng trương (LactateRinger’s, dung dich nước sinh lý mặn (NaCl), dung dịch glucose 5%…). - Dùng thuốc trung hòa pH trong ruột: + Viêm thể toan tính: (trường hợp này ít xảy ra) dùng Natricarbonat 3% ở nhiệt độ 38-40 o C thụt rửa ruột hoặc dung dịch Natricarbonat 1% tiêm chậm vào tĩnh mạch. + Viêm thể kiềm tính: (xảy ra phổ biến) dùng dung dịch thuốc tím 0.1% thụt rửa ruột. - Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: + Cho uống nước cháo gạo nếp (sau khi uống thuốc rửa ruột) mỗi lần 2-3 lít, ngày uống 3-4 lần. + Cho con vật uống Kaole hoặc Aluminumhydrocide gel, tannin hòa với nước cho uống. Hoặc dùng các cây có chứa chất chát như búp sim, ổi, hồng xiêm xanh, vỏ trái măng cụt sắc đặc cho uống đến khi hết triệu chứng tiêu chảy. - Tiêm Vitamin K 3% (trong trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa), vitamin nhóm B, vitamin C để tăng cường sức đề kháng. * Điều trị nguyên nhân: Dùng thuốc để ức chế lên men trong dạ dày-ruột: cho uống Ichthyol (ngựa: 10-15g; trâu bò 10-20g; lợn 0.5-1g) hoặc thuốc tím 0.1% cho uống và dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột: Có thể dùng một trong những kháng sinh sau: + Sulfaguanidin: đại gia súc 20-40g; dê, cừu 1-3g; chó 0.5-1g. Cho uống. + Streptomycin: 20-30mg/ kgP. Cho uống ngày 2 lần, liên tục trong 2-3 ngày. + Enrofloxacine, Norfloxacine 2-5mg/kgP, cho uống, chích dưới da hoặc bắp thịt, 2 lần/ngày, liệu trình 3-5 ngày. + Kanamycin: 35-50mg/kg thể trọng, tiêm bắp 1lần/ngày. + Gentamycin 4%: trâu, bò 5-10mg/kgP, heo 10mg/kgP, tiêm bắp, liên tục trong 3-5 ngày . + Neomycin: 25-30mg/kgP, cho uống. (Nguyễn Dương Bảo, 2004; Phạm Ngọc Thạch, 2006). III. CÁC GIẢ ĐỊNH GIẢ ĐỊNH 1 Nguyễn Ngọc Huỳnh 3072666 ĐƠN THUỐC Tên địa chỉ chủ nuôi gia súc: Nguyễn Văn B , Địa chỉ : Ô Môn. Gia súc: Bò ta đực 2 năm tuổi, nặng 400kg, sốt 41 o C, phân lỏng có máu tươi, chất nhầy, phân có mùi thối, cơ thể mất nước độ 1, uể oải. 8 Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 * Điều trị: - Atropin 8mg/con tiêm dưới da. - Lactate Ringer’s 1000ml + Glucose 5% 1000ml, truyền tĩnh mạch. - Erofloxacine 800mg/con, tiêm bắp ngày 2 lần, trong 5 ngày. - Vitamin K 3% 40ml/con, tiêm bắp. - Vitamin C 15g/con/ngày cho uống. Lời khuyên: Nhốt riêng ở nơi khô, ấm, sạch. Không cho ăn, uống đến khi cầm máu. Chườm lạnh vùng bụng. Cần thơ, ngày….tháng….năm 2010 Người ra toa Nguyễn Ngọc Huỳnh GIẢ ĐỊNH 2 Tiết Thạch Lam 3072673 ĐƠN THUỐC Nguyễn Văn A, Địa chỉ: Cái Răng. * Bê đực 4 tháng tuổi, 100 kg. - Bỏ ăn, không nhai lại, uống nhiều nước. 9 Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 - Tiêu chảy 2 ngày, phân hơi lỏng, có màng nhầy, màu xám xanh, mùi thối khắm. - Cơ thể mất nước (độ 1: 10% lượng nước cơ thể), mắt trũng, da nhăn nheo, mũi khô. * Điều trị: - Magie sulfat, 100g, hòa với nước cho uống 1 lần. - Dung dịch thuốc tím 0.1%, 1000ml, cho uống 1 lần. - LactateRinger + glucose 5%, 750ml, truyền tĩnh mạch, lien tục 2 ngày. - Gentamycin 4%: 1000mg, tiêm bắp, ngày 1 lần, liên tục trong 5 ngày. - Vitamin C 4g/con/ngày cho uống, 2 ngày liên tiếp. - Kaole cho uống hoặc thay thế bằng các chất chát như đọt ổi, vỏ trái măng cụt sắc đặc cho uống đến khi hết tiêu chảy. - Cho uống thêm nước cháo gạo, mỗi lần 2 lít, ngày 3-4 lần. - Cho nghỉ ngơi, nhốt riêng nơi khô ráo, ấm áp, giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng. Cần thơ, ngày….tháng….năm 2010 Người ra toa Tiết Thạch Lam GIẢ ĐỊNH 3 Huỳnh Thị Thúy Lan3072674 ĐƠN THUỐC Tên địa chỉ chủ nuôi gia súc: Nguyễn Văn Ba. Địa chỉ: quận Ô Môn. Gia súc: Heo sau cai sữa, 15Kg. 10 [...]... sạch sẽ, cho ăn thức ăn dễ tiêu Cần thơ, ngày….tháng….năm 2010 Người ra toa Huỳnh Thị Thúy Lan GIẢ ĐỊNH 4 Nguyễn Thị Lẹ 3072677 ĐƠN THUỐC Tên địa chỉ chủ nuôi gia súc: 11 Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 Nguyễn Thị Lẹ Địa chỉ: quận Ninh Kiều Gia súc: Chó đực, 2 năm tuổi, nặng 15 kg - Bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rủ - Sốt 40,5 0C, da mũi khô - Cơ thể mất nước độ 1 - Tiêu chảy 4 lần /ngày, phân lỏng như nước, có màu... chức năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất gây tiêu chảy nặng, có khi nôn mửa gây mất nhiều nước và chất điện giải làm 12 Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 con vật chết nhanh….Vì vậy ta cần chú ý để phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh sớm giúp cải thiện tình hình sức khỏe của gia súc, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi Nếu để lâu bệnh chuyển sang mãn tính điều trị khó khăn tốn nhiều chi phí, kém hiệu quả...Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 - Bỏ ăn.,nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng 40.5oC - Tiêu chảy 10 lần/ngày, phân sệt có mùi thối, có lẩn màng nhày - Heo ói ngày 6 lần/ngày dịch ói có màu hồng - Niêm mạc mắt, mũi, miệng nhợt . THUỐC Tên địa chỉ chủ nuôi gia súc: Nguyễn Văn Ba. Địa chỉ: quận Ô Môn. Gia súc: Heo sau cai sữa, 15Kg. 10 Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 - Bỏ ăn.,nhiệt. ĐƠN THUỐC Tên địa chỉ chủ nuôi gia súc: 11 Báo cáo nội khoa gia súc Nhóm 2 Nguyễn Thị Lẹ. Địa chỉ: quận Ninh Kiều Gia súc: Chó đực, 2 năm tuổi, nặng 15

Ngày đăng: 30/09/2013, 00:10

Hình ảnh liên quan

- Dạ dày là đoạn phình to hình túi của ống tiêu hóa nằm sau cơ hoành và gan, là nơi chứa thức ăn và diễn ra quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học. - Nội khoa gia súc

d.

ày là đoạn phình to hình túi của ống tiêu hóa nằm sau cơ hoành và gan, là nơi chứa thức ăn và diễn ra quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan