1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Q_định_công tác chuyên môn (thực hiện)

6 156 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT ĐĂKR’LẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: …. /QĐ-CM Kiến Thành, ngày …. tháng …. năm 2010 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN Căn cứ Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v Ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009. quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở Căn cứ công văn số 1241/SGD&ĐT-GDTrH ngày 07 tháng 9 năm 2010 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Sở GD&ĐT tỉnh Đăk Nông và Công văn Số 299 /NVNH –THCS của Phòng giáo dục & Đào tạo ĐăkR’lấp về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 bậc Trung học cơ sở. Để thực hiện tốt quy chế chuyên môn và quy chế dân chủ trong trường học. Nay tröôøng THCS Trần Quang Khải thống nhất một số quy định về công tác chuyên môn như sau : I/ . ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN : 1. BÀI SOẠN: Lên lớp phải có giáo án. Thực hiện nghiêm túc qui định soạn giảng: Bài soạn phải tinh giản, phải thể hiện đủ các nội dung cơ bản và làm nổi bật được kiến thức trọng tâm. GV phải soạn trước 01 tuần, bài soạn phải được Phó HT hoặc TT chuyên môn ký. Thiết kế bài giảng phải phù hợp với chuẩn kiến thức của chương trình từng môn dạy và trình độ hs. Bài soạn phải thể hiện đúng cấu trúc được quy định chung theo môn học được thống nhất trong nhóm bộ môn. Bài soạn phải thể hiện được các hoạt động dạy và học của thầy – trò theo một tiến trình phù hợp với đặc trưng của tiết dạy. Các tiết thực hành thí nghiệm phải nghiêm túc thực hiện (Nếu có đủ thiết bị, đồ dùng dạy học). Mỗi giáo viên bộ môn phải lập được kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học ngay trong tháng 09. Kế hoạch đó phải được Tổ chuyên môn và phó hiệu trưởng chuyên môn duyệt để theo dõi và cùng thực hiện. Các ĐDDH còn dùng được trong Nhà trường thì nhất thiết phải sử dụng (đối với các tiết có sử dụng ĐDDH). Hàng tháng sẽ đưa việc sử dụng ĐDDH vào việc xếp loại thi đua của giáo viên. 2. GIẢNG – DẠY (LÊN LỚP) : Dạy theo phân phối chương trình . Bài dạy cần làm nổi bật kiến thức trọng tâm, khắc sâu được kiến thức cơ bản, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Giáo viên phải nắm vững chương trình nội dung SGK để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đơn vị kiến thức của mỗi bài dạy một cách hợp lí. Kiên quyết chống lối “đọc chép” dạy chay, thuyết trình lan man, thoát ly đối tượng, học sinh ghi nhớ máy móc, thụ động, thực hiện theo định hướng “Thầy nói ít, trò phát biểu nhiều hơn” … Cố gắng tìm hiểu phương pháp khác nhau để hóa giải các vấn đề phức 1 DỰ THẢO tạp, giúp cho các em tiếp thu kiến thức khó một cách dễ dàng, đồng thời cũng phải tránh khuynh hướng tăng nội dung, tránh việc phức tạp hóa các kiến thức không cần thiết cho học sinh. Mỗi tiết học cần có thời gian thích hợp để kiểm tra và luyện tập. Thực hiện cách dạy theo hướng phát huy tích cực, chủ động, tôn trọng những suy nghĩ độc lập, sáng tạo của học sinh, giúp các em tham gia có hiệu quả vào hoạt động dạy và học, đồng thời coi trọng vai trò tổ chức, dẫn dắt và thuyết giảng của giáo viên. Thông qua các giờ lên lớp, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học ở nhà. Một giáo viên giỏi, phải là giáo viên biết dạy cho học sinh tự học có hiệu quả, biến được quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Coi trọng việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa ở trên lớp cũng như ở nhà. Tổ trưởng, BGH kiểm tra bài soạn bất kỳ lúc nào (Kể cả trong giờ làm việc) giáo viên đều phải chấp hành. 3. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH : Số bài kiểm tra phải thực hiện đúng theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/10/2006 V/v ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại hs THCS. Thời gian kiểm tra : Bài kiểm tra thường xuyên (bài viết – thời gian dưới 45 phút) do tổ chuyên môn nhà trường quy định. Bài kiểm tra định kỳ : theo phân phối chương trình. Nội dung kiểm tra : theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Hình thức kiểm tra : theo quy định chung của chuyên môn hoặc của Phòng GD – ĐT. Kết quả bài kiểm tra từ trung bình trở lên trong toàn lớp phải phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch của mỗi môn hoặc giáo viên giảng dạy đã lập (số kế hoạch giảng dạy tuần) Tất cả các bộ môn phải thực hiện việc trả, sửa lỗi bài kiểm tra cho học sinh. Học sinh vắng phải cho các em kiểm tra bù ngay cho đủ trong tuần sau đó, bài kiểm tra học kỳ sẽ theo kế hoạch chung của trường. Hồ sơ sổ điểm giáo viên tuyệt đối không để học sinh làm thay, nhằm tránh sai sót và đảm bảo đúng quy chế chuyên môn, giữ lại bút tích của giáo viên làm cơ sở pháp lý. Khi sửa chữa phải dùng mực đỏ gạch chỗ sai, ghi lại cho đúng bằng mực đỏ. 4. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG, PHỤ ĐẠO, DẠY THÊM: Đầu năm tất cả giáo viên phải khảo sát chất lượng đầu năm, phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Phụ đạo học sinh yếu kém: đây là việc làm thường xuyên của giáo viên, cần tận dụng cơ sở vật chất của nhà trường, có kế hoạch cụ thể theo môn dạy, lớp để tổ chức phụ đạo cho học sinh học yếu kém. (Nghiêm cấm dạy thêm học sinh dưới mọi hình thức, khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép) Việc bồi dưỡng học sinh học khá, giỏi ở các khối lớp 6,7,8 là trách nhiệm của giáo viên giảng dạy để tạo nguồn cho đội ngũ HSG khối 9. Việc bồi dưỡng học sinh học giỏi khối 9 thực hiện theo kế hoạch của nhà trường. Thời gian thực hiện từ khi chọn đội tuyển đến thời gian Phòng GD-ĐT tổ chức thi. GV giảng dạy theo phân công của tổ chuyên môn. 5. CÔNG TÁC DỰ GIỜ, THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ, THAO GIẢNG: - GV thực hiện theo kế hoạch của chuyên môn nhà trường và tổ chuyên môn; - Khi dự giờ GV cần ghi chép các nội dung trong các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy theo công văn số 10227/PTTH ngày 11/9/2001 của BGD&ĐT hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy ở bậc trung học. 2 GV dự giờ phải nhận xét, đánh giá những ưu điểm và tồn tại của tiết dạy và giúp đồng nghiệp khắc phục hạn chế, từng bước nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao chất lượng giảng dạy. - Tổ chức thao giảng cấp Tổ, trường chọn cá nhân điển hình để tổ chức giảng mẫu theo chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học” 6. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tất cả GV đăng ký viết SKKN (thể hiện trong kế hoạch của tổ chuyên môn) – phải báo cáo biện pháp thực hiện để GV trong tổ chuyên môn cùng tham khảo thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm hoặc chuyên đề (trước khi hoàn thành SKKN). Việc viết Sáng kiến kinh nghiệm theo quy định của Sở GD&ĐT, được phổ biến, áp dụng trong trường và lưu giữ lâu dài tại trường. Đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học tự làm phải phù hợp hoặc đạt hiệu quả giáo dục cao hơn ĐDDH của nhà trường hoặc ĐDDH của nhà trường không có nhưng đầu năm phải có kế hoạch cụ thể để có kế hoạch về kinh phí thực hiện. 7. VIỆC THỰC HIỆN HỒ SƠ NHÀ TRƯỜNG: 1. Sổ đầu bài : việc ghi sổ đầu bài được quy định chung 2. Sổ gọi tên – ghi điểm: - GV giảng dạy phải cập nhật điểm cho chuyên môn nhà trường để quản lý điểm bằng phần mềm hiện nhà trường đang sử dụng đúng quy định. 8. HỒ SƠ GIÁO VIÊN : 1. Bài soạn (đã quy định ở mục 1) 2. Sổ dự giờ (đã quy định ở mục 5) 3. Sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần (theo quy định của nhà trường – mẫu) 4. Sổ chủ nhiệm (nếu có chủ nhiệm) - (theo quy định của nhà trường – mẫu) 5. Sổ hội họp 6. Sổ ghi nhận kiểm tra II/ CÔNG TÁC CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN : - Giúp BGH tổ chức việc dạy và học bộ môn. - Dự kiến phân công giảng dạy. - Tham gia ra đề kiểm tra. - Dự giờ, đánh giá xếp loại giáo viên, đề xuất tổ chức các biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục. - Ký duyệt kế hoạch giảng dạy hàng tuần của giáo viên (2 tuần/lần) - Quản lý giáo viên trong Tổ chuyên môn. - Quan hệ tốt giữa Tổ trưởng với người phụ trách quản lý đồ dùng dạy học và thực hành thí nghiệm. 1. Công tác quản lý Tổ : Tổ trưởng chuyên môn quản lý tổ và chịu trách nhiệm trước BGH về mọi hoạt động chuyên môn của Tổ. Hàng năm, Tổ trưởng phải nắm được quá trình soạn, giảng của mỗi giáo viên để đánh giá thi đua thật chính xác đối với mỗi tổ viên và báo cáo cho BGH tình hình thực hiện chương trình và thực hiện các quy định về chuyên môn của Tổ. 2. Công tác dự giờ thăm lớp – thao giảng: Lập kế hoạch dự giờ, kế hoạch hoạt động tháng … 3 (Thực hiện theo điểm 2a của điều 7, tiêu chuẩn 4 của Thông tư số 12/2009/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009. quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở) - Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy/ giáo viên/năm học; - Tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 02 tiết dạy/ giáo viên/học kỳ; - Mỗi giáo viên thực hiện thao giảng ít nhất 2tiết/kỳ (trong đó có 1 tiết dạy có ứng dụng CNTT) - Dự giờ đồng nghiệp (trong và ngoài nhà trường) 2tiết/tháng (18 tiết dự giờ đồng nghiệp/năm) * Lãnh đạo nhà trường và Tổ trưởng dự giờ bất kỳ giờ nào nhưng phải báo trước cho giáo viên bộ môn biết ít nhất là một tiết trước đó. Giáo viên thao giảng tiết có ứng dụng CNTT được cộng thêm 02 điểm Thao giảng được chia thành hai đợt (cho mỗi học kỳ). Mỗi giáo viên thao giảng 1 tiết/đợt Tổ chức thực hiện chuyên đề, thao giảng cấp tổ, trường chọn cá nhân điển hình để tổ chức giảng mẫu theo chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học” Hồ sơ chuyên môn của bộ phận nào bộ phận đó ghi chép, bảo quản. Các phiếu đánh giá giờ dạy do phó hiệu trưởng lưu trữ sau khi đã được kiểm tra kỹ. 3. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn :Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/ tháng. • Nội dung họp lần một: Yêu cầu mỗi giáo viên phải mang theo SGK, SGV và những tài liệu cần thiết cho việc thảo luận trong họp tổ. a) Mỗi giáo viên phải phát biểu nhận xét về nội dung, phương pháp . Khi tất cả mọi người của một khối, một nhóm phát biểu xong, tổ trưởng sẽ hướng dẫn thảo luận các vấn đề khúc mắc được nêu ra ở trên. Thống nhất để rút ra những bài học kinh nghiệm, có thể điều chỉnh ngay trong tháng tới, hoặc chỉ để rút kinh nghiệm cho những năm tới. b) Thực hiện theo quy trình trên, nhưng với nội dung là phát biểu, thảo luận những nội dung khó, mới, cần thống nhất trong nhóm, trong tổ để thực hiện các bài giảng trong tháng tới. c) Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho tháng tới: Phân công cụ thể tên giáo viên phải đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu có liên quan phần bài giảng của tháng tiếp theo, để báo cáo trước tổ trong kỳ họp tổ tháng tới. Phân công viết chuyên đề và báo cáo chuyên đề theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. d) Các nội dung cần thiết khác của Tổ, phổ biến công văn của cấp trên, rút kinh nghiệm các tiết dạy. Hoặc tổ chức dự giờ chung, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm … Hoặc thực hiện chuyên đề hoặc thực hiện thao giảng (quy trình thực hiện như đã thống nhất) • Nội dung họp lần thứ hai: a) Kiểm tra hồ sơ chuyên môn giáo viên trong tháng qua, ghi biên bản người kiểm tra, nếu khi ban Chuyên môn kiểm tra phát hiện lỗi mà người của Tổ không phát hiện ra 4 lỗi (lỗi lớn như sai mẫu giáo án, hay thiếu tiết … ) thì hạ một bậc thi đua của người kiểm tra. b) Kiểm điểm công tác tháng qua, đặc biệt thực hiện nề nếp chuyên môn của mỗi người. c) Bàn biện pháp thực hiện tháng tới. d) Giải quyết các vấn đề chuyên môn (nếu có), rút kinh nghiệm các tiết dạy. e) Góp ý cho BGH và các tổ trưởng của trường kiến nghị (nếu có). f) Bình xét thi đua tháng qua. g) Triển khai kế hoạch hoạt động tháng tới Sau khi dự giờ hoặc có những vấn đề chuyên môn cần thiết, Tổ trưởng có thể triệu tập hội ý Tổ bất thường. Các nhóm chuyên môn cố gắng hội ý thường xuyên để trao đổi các vấn đề chuyên môn cần thiết, đảm bảo sự thống nhất trong giảng dạy của Nhà trường. III/ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA: 1. Công tác kiểm tra: Kiểm tra đánh giá là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý và giảng dạy. Có thể nói, không có kiểm tra đánh giá coi như không có hoạt động quản lý và giảng dạy trong trường học nói chung và trong các trường THCS nói riêng. Kiểm tra đánh giá nhằm: Xem xét các quyết định, các phương án của nhà quản lý phù hợp với thực tiễn, có khả thi hay không? Đồng thời xem xét việc thực thi của cấp dưới để qua đó đánh giá động viên cũng như uốn nắn những lệch lạc kịp thời. Kiểm tra ngoài mục đích đánh giá, điều quan trọng hơn là phải giúp cho đối tượng được kiểm tra nhận thức được việc làm được, việc làm chưa được, những ưu điểm và tồn tại; từ đó giúp cho đối tượng được kiểm tra tiến bộ hơn trong thời gian tới. b) Đối với CM nhà trường: Kiểm tra hồ sơ của các tổ trưởng bao gồm: - Kiểm tra hồ sơ của tổ bao gồm: Sổ kế hoạch của tổ, Sổ dự giờ, Sổ ghi biên bản các cuộc họp của tổ, Sổ duyệt giáo án - Kiểm tra nội bộ, Sổ công văn đi và đến, theo dõi công tác của giáo viên (chuyên môn, chuyên cần…), theo dõi sinh hoạt chuyên đề và các loại sổ khác để phục vụ tốt cho công tác quản lý của tổ. - Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động (tính toàn diện, tính trọng tâm, trọng điểm, đột phá, tính thiết thực khả thi, tính thời điểm). - Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy của tổ và của giáo viên. - Kiểm tra công tác tự kiểm tra của các tổ chuyên môn. Kiểm tra giáo viên bao gồm: - Kiểm tra hồ sơ : sổ đầu bài, sổ gọi tên, ghi điểm; sổ học bạ, bài soạn, sổ Kế hoạch giảng dạy theo tuần, Sổ dự giờ - Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy. - Kiểm tra công tác bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên - Kiểm tra việc đánh giá HS (đủ số bài, đề KT phù hợp, chấm bài công bằng sửa chữa lỗi cho HS, trả bài đúng thời gian quy định, có đổi mới hình thức KT). c) Đối với tổ trưởng chuyên môn: Kiểm tra hồ sơ của GV bao gồm: Sổ bài soạn, sổ Kế hoạch giảng dạy theo tuần, Sổ dự giờ và một số loại sổ sách khác do Tổ CM quy định 5 Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy của các tổ viên. 2. Số lần kiểm tra: quy định trong kế hoạch Thanh - Kiểm tra Kiểm tra phải có biên bản, phải có nhận xét, ký tên vào hồ sơ, tài liệu đã được kiểm tra. 3. Công tác thanh tra: Thực hiện việc thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện theo kế hoạch thanh tra của Phòng Giáo dục - Đào tạo, kế hoạch của trường. Khi thanh tra phải theo đúng các quy định hiện hành. Hồ sơ thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn diện được lưu trữ tại nhà trường. Nơi nhận: Hiệu trưởng - HT, PHT - Tổ trưởng và giáo viên - Lưu VT a) Đối với hiệu trưởng: + Hiệu trưởng kiểm tra hồ sơ của phó hiệu trưởng bao gồm: - Sổ kế hoạch chuyên môn, Sổ kiểm tra giáo viên, Sổ ghi biên bản họp chuyên môn, Sổ phân công dạy thay, Sổ lưu công văn chuyên môn. - Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động (tính toàn diện, tính trọng tâm, đột phá, tính thiết thực khả thi, tính thời điểm). - Kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. + Hiệu trưởng kiểm tra hồ sơ của giáo viên bao gồm: (đột xuất) - Kiểm tra hồ sơ : Sổ chủ nhiệm, Sổ hội họp, sổ đầu bài, sổ gọi tên, ghi điểm; sổ học bạ - Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy. 6 . hiện tốt quy chế chuyên môn và quy chế dân chủ trong trường học. Nay tröôøng THCS Trần Quang Khải thống nhất một số quy định về công tác chuyên môn như. phân công của tổ chuyên môn. 5. CÔNG TÁC DỰ GIỜ, THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ, THAO GIẢNG: - GV thực hiện theo kế hoạch của chuyên môn nhà trường và tổ chuyên môn;

Ngày đăng: 29/09/2013, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w