CHỦ ĐỀ 3

5 460 0
CHỦ ĐỀ 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I . Mục tiêu yêu cầu cầu đạt . - Biết một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú , đa dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề . - Biết cách tìm hiểu thông tin nghề . - Kể đượcmột số nghề đặc trưng minh hoạ cho tính đa dạng , phong phú của thế giới nghề nghiệp . - Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề . II. Trọng tâm của chủ đề . - Tính đa dạng , phong phú của thế giới nghề nghiệp. - Cơ sở phân loại nghề , trong đó đặc biệt chú ý tới phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động . III. Chuẩn bị : - Nghiên cứu nội dung chủ đề và các tài liệu tham khảo có liên qua . IV. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động I . Tính đa dạng của thế giới nghề nghiệp. - Cho học sinh viết 10 nghề mà các em biết . - Chia lớp thành những nhóm nhỏ thảo luận , bổ sung cho nhau những nghề không trùng với những nghề mà các em đã ghi. * Giáo viên kết luận tính đa dạng của nghề nghiệp . -Căn cứ đặc điểm khác nhau về đối tượng , công cụ lao động , điều kiện lao động người ta chia các hoạt động lao động thành các nghề khác nhau . ( dạy học , chữa bệnh , tài xế . . . ) - Danh mục nghề Nhà nước đào tạo rất nhiều ; Danh mục đào tạo nghề luôn thay đổi tuỳ theo nhu cầu phát triển của xã hội theo từng giai đoạn . Danh mục đào tạo nghề giữa các vùng miền , các quốc gia không giống nhau ( do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội . . ) Mỗi vùng , miền , khu vực . . . có yêu cầu cơ cấu ngành nghề khác nhau. ( chăn nuôi , trồng trọt , . . . . . ) Tóm lại : Thế giới nghề nghiệp rất phong phú và đa Ngày soạn: 01.10.2010 Thực hiện tháng 10.2010 Chủ đề: THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA dạng , thế giới đó luôn vận động luôn thay đổi theo từng thời điểm .Do đó , muốn chọn nghề ta phải tìm hiểu thế giới nghề nghiệp , càng hiểu xâu thì việc chọn nghề càng chính xác. Hoạt động 2 . Phân loại nghề thường gặp . Có thểgộp một số nghề có chung một số đặc điểnm thành một nhóm nghề được không ? Cho thí vụ . a. Phân loại nghề theo hình thức lao động. Có 2 hình thức : * Lĩnh vực quản lý , lãnh đạo : Có 10 nhóm nghề : . Lãnh đạo các cơ quan Đảng , Nhà nước , đoàn thể . Lãnh đạo doanh nghệp . . Cán bộ kinh tế , kế hoạch , tài chính , thống kê . . . . Cán bộ kỹ thuật công nghiệp . . Cán bộ kỹ thuật nông -lâm nghiệp . . Cán bộ khoa học giáo dục. . Cán bộ nghệ thuật . . Các bộ y tế . . Cán bộ luật pháp , kiểm sát . . Thư ký các cơ qua và một số nhề lao động trí óc khác. . . * Lĩnh vực sản xuất có 23 nhóm nghề : . Làm trên các thiết bị động lực . . Khai thác hầm mỏ . Chế tạo máy. . Luyện kim . . Công nghiệp hoá chất . . Sản xuất giấy . Sản vuất vật liệu xây dựng . . Khai thác chế biến lâm sản . In . Dệt . May mặc . Công nghiệp da . , Công nghiệp lưong yhực . Xây dựng . Nông nghiệp . . Lâm nghiệp . . Nuôi đánh bắt thuỷ sản . Vận tải . Điều khiển máy nâng chuyển . Dịch vụ. . Phục vụ công cộng và sinh hoạt . Bưu chính viễn thông . . Các nghề sản suất khác . b. Phân loại nghề theo đào tạo . * Nghề thông qua đào tạo * Nghề không qua đào tạo . Nghề gia truyền c. Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động . * Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính . Những người làm việc văn phòng : VT, KT , . Là người có đức tính bình tĩnh , thận trọng , chín chắn , chu đáo . . . , Là ngươi phải có tính kỹ luật , nghiêm túc , ngăn nắp . . . * Những nghề tiếp xúc với con người . Bao gồm : giáo giên , bác sĩ , nhân viên bán hàng , huớng dẫn viên du lịch , lễ tân khách sạn . . . . Là người có thái độ đối xử ân cần , cởi mở , , chu đáo , có óc quan sát tinh tế , mền dẻo , linh hoạt . . . * NHững nghề thợ . Bao gồm nhiều lĩnh vực . ( Thợ nề , mộc , mỏ…. Là người đại diện cho nền sản xuất công nghệp , phải có tính ý thức tổ chức , kỷ luật cao . * Những nghề kỹ thuật . Bao gồm nhiều lĩnh vực . ( y tế , viễn thông , điện lực , . . . Là người có trình độ kỹ thuật nhất định , có nhiệt tình và đầu óc sáng tạo , có năng lực tổ chức và chỉ đạo sản xuất . . . * Những nghề thuộc lĩnh vực văn học và nghề thuật . Bao gồm nhiều lĩnh vực : viết văn , làm thơ , sáng tác nhạc , chụp ảnh , đóng kịch . . . Là người có hứng thú sáng tác , luôn trau dồi tài nghệ, nâng cao trình độ nghệ thuật nhất định ,có nhiệt tình và đầu óc tinh tế sáng tạo , có năng lực tổ chức và xâm nhập vào quần chúng . . . * Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học . Là những người luôn nghiện cứu sáng tạo ra những sản phẩm mới phục vụ con người và xã hội .Vật liệu mới . vắc xin , Là người thích tìm tòi , say mê tìm chân lý , thích học hỏi ,khiêm tốn , giản dị , trung thực, bảo vệ chân lý đến cùng. . . * Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên . Bao gồm : Làm vườn , chăn nuôi , trồng và bảo vệ rừng . . . Là phải yêu thiên nhiên , cần cù lao động không ngại khó , . . . * Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt. Bao gồm : Du hành vũ trụ , thám hiểm , khai thác tài nguyên dưới đáy biển . . . Là người can đảm , ý chí kiên cường , thích mạo hiểm ,đời sống thích nay đây mai đó . . . Hoạt động 3. Những dấu hiệu cơ bản của nghề , bản mô tả nghề . Những dấu hiệu cơ bản của nghề - Đối tượng lao động . là những thuộc tính tác động qua lại mà người lao động tác động vào ( Làm vườn thì đối tượng đất và cây . . . ) - Nội dung lao động . Làm gì ? , làm như thế nào ? ( Làm vườn thì phải trồng cây . . . ) - Công cụ lao động . Phương tiện để lao động của nghề . . . - Điều kiện lao động . Là đặc điểm của môi trường , ( tuỳ theo nghề ) Bản mô tả nghề . a. Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề . b. Nội dung và tính chất lao động của nghề . Tổ chức lao động , những sản phẩm làm ra , những phương pháp lao động , phương tiện kĩ thuật dùng trong quá trìmnh sản xuất . . . c. Điều kiện để tham gia lao động trong nghề (Văn hóa , chuyên môn , kỹ năng , kỹ xảo nghề . . . . d. Chống chỉ định y học . ( Điều kiện tâm lý , sức khỏe để làm trong nghề . . . ) đ. Điều kiện bảo đảm cho người lao động : ( Tiền lương , tiền PC độc hại , chế độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ . . . e. Những nơi có thể theo học nghề . (Trường đào tạo công nhân , Trung học nghề , đại học đào tạo cử nhân , ky sư , . . . đào tạo cho nghề ) . f. Những nơi làm việc sau khi học nghề . ( Cơ quan xí nghiệp , địa chỉ . . . ) a. Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề . b. Nội dung và tính chất lao động của nghề c. Điều kiện để tham gia lao động trong nghề d. Chống chỉ định y học đ. Điều kiện bảo đảm cho người lao động e. Những nơi có thể theo học nghề . f. Những nơi làm việc sau khi học nghề . IV . Đánh giá kết quả chủ đề . “ Thông qua buổi sinh hoạt hôm nay , em cho biết các cách phân loại nghề . “ . V . Dặn dò : Tìm hiểu một số ngành nghề : Làm vườn , nuôi cá , thú y , thợ may , sửa chữa xe máy , hướng dẫn du lịch . . . 1. Tên nghề, 2. Đặc điểm hoạt động cũa nghề : đối tượng lao động , nội dung lao động , công cụ lao động , điều kiện lao động . 3. Các yêu cầu đối với người lao động . 4. Những chống chỉ định của y tế , 5. Nơi đào tạo nghề . 6. Triển vọng phát triển nghề . . phong phú của thế giới nghề nghiệp . - Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề . II. Trọng tâm của chủ đề . - Tính đa dạng , phong phú của thế giới nghề. cầu của nghề đối với người lao động . III. Chuẩn bị : - Nghiên cứu nội dung chủ đề và các tài liệu tham khảo có liên qua . IV. Bài mới : Hoạt động của thầy

Ngày đăng: 29/09/2013, 20:10

Hình ảnh liên quan

a. Phân loại nghề theo hình thức lao động.               Có 2 hình thức :  - CHỦ ĐỀ 3

a..

Phân loại nghề theo hình thức lao động. Có 2 hình thức : Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan