Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
105,5 KB
Nội dung
Trường TH & THCS Tân Hưng Phòng GD & ĐT Huyện Đồng Phú ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI- LỚP 4 NĂM HỌC : 2009- 2010 MÔN : TIẾNG VIỆT I/ Mục tiêu: A. Bài kiểm tra đọc: 1.Đọc thành tiếng: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu ra. 2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi : - HS đọc hiểu bài tập đọc “Về thăm bà”. Nhận biết được một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nổi bật có ý nghóa trong bài. - Tìm được các động từ, tính từ ở câu có sẵn trong bài tập đọc. - Nêu được tác dụng của câu hỏi; tìm được bộ phận CN trong câu. B. Bài kiểm tra viết: 1.Chính tả: HS viết được bài chính tả Kéo co ( Từ Hội làng Hữu Trấp…đến chuyển bại thành thắng.) trong thời gian khoảng 15-20 phút (do GV đọc). HS trình bày được bài CT đúng thể loại văn xuôi; chữ viết rõ ràng, mạch lạc. 2. Tập làm văn: Viết được một bài văn miêu tả một đồ chơi mà em thích gồm đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) có độ dài từ 10 đến 12 câu. II/ Đề bài: A. Bài kiểm tra đọc: (10 điểm) 1.Đọc thành tiếng: (5 điểm) GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 4, tập một; ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu. 2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi :(5 điểm) Đọc thầm bài: “Về thăm bà”(SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 177). Dựa vào nội dung bài học, đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng. Câu 1: Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già? Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng. Câu 2: Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh? Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu. Câu 3: Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà? Có cảm giác thong thả, bình yên. Có cảm giác được bà che chở. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở. Câu 4: Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình? Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà. Vì Thanh là khách của bà, đựơc bà chăm sóc, yêu thương. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và đựơc bà chăm sóc, yêu thương. Câu 5: Tìm trong truyện Về thăm bà những từ cùng nghóa với từ hiền. Hiền hậu, hiền lành. Hiền từ, hiền lành. Hiền từ, âu yếm. Câu 6: Câu Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả có mấy động từ, mấy tính từ? Một động từ, hai tính từ. Các từ đó là: Động từ: …………………………………………… . Tính từ: ………………………………………………… Hai động từ, hai tính từ. Các từ đó là: Động từ: …………………………………………… . Tính từ: ………………………………………………… Một động từ, một tính từ. Các từ đó là: Động từ: …………………………………………… . Tính từ: ………………………………………………… Câu 7: Câu Cháu đã về đấy ư? Được dùng làm gì? Dùng để hỏi. Dùng để yêu cầu. Dùng thay lời chào. Câu 8: Trong câu Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ, bộ phận nào là chủ ngữ? Thanh. Sự yên lặng. Sự yên lặng làm Thanh. B. Bài kiểm tra viết: (10 điểm) 1.Chính tả(Nghe- Viết): (5 điểm) GV đọc cho HS viết bài chính tả Kéo co (Từ Hội làng Hữu Trấp…đến chuyển bại thành thắng.) trong thời gian khoảng 15-20 phút . 2. Tập làm văn: (5 điểm). Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích. III/ Đáp án- Biểu điểm: A. Bài kiểm tra đọc: (10 điểm) 1.Đọc thành tiếng: (5 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghóa: 1 điểm. - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm. - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm. - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm. 2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi :(5 điểm) Đánh dấu X vào các ô sau: - Câu 1. C (0.5đ) - Câu 2. A (0.5đ) - Câu 3. C (0.5đ) - Câu 4. C (0.5đ) - Câu 5. B (1đ) - Câu 6. B (1đ) - Câu 7. C (0,5đ) - Câu 8. B (0,5đ) B. Bài kiểm tra viết: (10 điểm) 1.Chính tả: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy đònh), trừ 0,5 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bò trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (5 điểm). GV đánh giá, cho điểm dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của bài tập làm văn cụ thể (có thể cho theo các mức điểm từ 0,5 – 1 – 1,5 … đến 5 điểm). ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI- LỚP 4 NĂM HỌC : 2009- 2010 MÔN : TOÁN I.Mục tiêu: * Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: - Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng, lớp. - Thực hiện phép cộng, trừ các số đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có 2 chữ số; chia số có đến 5 chữ số cho số có 2 chữ số. - Dấu hiệu chia hết cho 2, 5. - Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, số đo thời gian, đo diện tích đã học. - Nhận biết góc vuông, 2 đường thẳng song song, vuông góc. - Giải bài toán có đến 3 bước tính (bài toán: tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó). - HS tính chính xác, cẩn thận; trung thực trong làm bài. II. Đề bài: *Phần I: Bài 1: Viết các số sau: a, Ba mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn. b, Một trăm sáu mươi hai triệu ba trăm bảy mươi sáu nghìn bốn trăm tám mươi chín. Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: a, 800kg = 80 tạ b, 2 phút30 giây = 150 giây Bài 3: Đặt tính rồi tính: a, 518946 + 72529 b, 435260 - 82753 c, 237 X 23 d, 2520 : 12 Bài 4: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a, Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 12cm 2 3dm 2 = …….dm 2 là: A. 123 B. 1203 C. 1230 D. 12003 b, Giá trò của biểu thức 468 : 3 + 61 x 4 là: A. 868 B. 156 + 244 C. 300 D. 400 Bài 5: Trong các số 45; 39; 172; 270: a. Số nào chia hết cho 5? b. Số nào chia hết cho 2? c. Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5? d. Số nào chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2? Bài 6: Trong hai ngày một cửa hàng bán gạo đã bán được 3450 kg gạo. Biết ngày thứ nhất bán được ít hơn ngày thứ hai là 150 kg gạo. Hỏi mỗi ngày cửa hàng đó dã bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Bài 7: Cho hình vẽ bên. Biết ABCD là hình vuông ABNM và MNCD là các hình chữ nhật. A B 6cm M N 6cm D C a. Đoạn thẳng BC vuông góc với những đoạn thẳng nào? b. Đoạn thẳng MN song song với những đoạn thẳng nào? c. Tính diện tích hình vuông ABCD và diện tích hình chữ nhật ABNM. III. Đáp án- biểu điểm: Bài 1: (1 điểm). Viết đúng số trong mỗi câu được 0,5 điểm. a. 35 462 000 b. 162 376 489 Bài 2: (1 điểm). Ghi đúng mỗi câu được 0,5 điểm. a. S b. Đ Bài 3: (3 điểm). Đặt tính và tính đúng mỗi câu a.; b. được 0,5 điểm, mỗi câu c.; d. được 1 điểm. a, 518 946 b, 435 260 c, 237 d, 2520 12 + 72 529 - 82 753 x 23 012 210 591 475 352 507 711 00 474 0 5451 Bài 4: (1 điểm). Khoanh đúng vào mỗi câu được 0,5 điểm. a. B b. D Bài 5: (1 điểm). Làm đúng mỗi câu được 0,25 điểm. a. Số chia hết cho 5 là: 45; 270. b. Số chia hết cho 2 là: 172; 270. c. Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 270. d. Số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 là: 45. Bài 6: (2 điểm). Bài giải Ta có sơ đồ sau: Số gạo bán ngày thứ nhất: Số gạo bán ngày thứ hai: (0,5 điểm) Số gạo bán ngày thứ nhất là: (3450 – 150) :2 = 1650 (kg) (1 điểm) Số gạo bán ngày thứ hai là: 1650 + 150 = 1800 (kg) (0,25 điểm) Đáp số: 1650 kg; 1800 kg. (0,25 điểm) Bài 7: (1 điểm). Làm đúng câu a. và b. được 0,5 điểm; câu c. được 0,5 điểm. a. Đoạn thẳng BC vuông góc với các đoạn thẳng: AB, MN, DC. b. Đoạn thẳng MN song song với các đoạn thẳng: AB, DC. c. Cạnh của hình vuông ABCD là: 6 + 6 = 12 (cm) Diện tích hình vuông ABCD là: 12 x 12 = 144 (cm 2 ) Diện tích hình chữ nhật ABNM là: 6 x 12 = 72 (cm 2 ) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI- LỚP 4 NĂM HỌC : 2009- 2010 MÔN : KHOA HỌC I. Mục tiêu: Học sinh nhớ được kiến thức cơ bản đã học của phần: Con người và sức khoẻ, vật chất và năng lượng để làm bài kiểm tra về: - Cần ăn uống đủ chất, cân đối và hợp lý, ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, cách phòng tránh bệnh qua đường tiêu hoá… - Nên đựơc một số biện pháp bảo vệ nguồn nước và một số hiện tượng liên quan đến vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Nhớ đầy đủ thành phần của không khí. II. Đề bài: Câu 1(1 điểm):Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp những loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn? A. Để cá nhiều thức ăn trong bữa cơm. B. Để ai thích thứ gì thì ăn thứ ấy. C. Để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. Câu 2(1 điểm): Tại sao nước để uống cần phải đun sôi? A. Nước sôi làm hoà tan các chất rắn có trong nước. B. Đun sôi nước sẽ làm cho mùi của nước dễ chòu hơn. C. Đun sôi nước để diệt các vi khuẩn và loại bỏ một số chất độc có trong nước. Câu 3(1 điểm): Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành đá là hiện tượng: A. Ngưng tụ B. Đông đặc C. Bay hơi Câu 4(1 điểm): Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước? A. Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước: Không xả nước, nước thải…vào nguồn nước? B. Hạn chế tắm giặt. C. Uống ít nước đi. Câu 5(1 điểm):Trong không khí có những thành phần nào sau đây? A. Khí Ô-xi và khí Ni-tơ B. Khí Ô-xi, khí Ni-tơ và khí Các- bô-níc. C. Khí Ô-xi và khí Ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác. Câu 6(2 điểm): Cho các từ: Bay hơi; đông đặc; ngưng tụ; nóng chảy. Hãy điền các từ đã cho vào vò trí của các mũi tên cho phù hợp: Câu 7 (3 điểm): Nêu cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá? III. Đáp án – Biểu điểm. Câu 1: Khoanh vào C. (1 điểm) Câu 2: Khoanh vào C. (1 điểm) Câu 3: Khoanh vào B. (1 điểm) Câu 4: Khoanh vào A. (1 điểm) Câu 5: Khoanh vào C. (1 điểm) Câu 6: (2 điểm- mỗi ý đúng được 0,5 điểm). Điền đúng các từ vào vò trí sau: (1): Ngưng tụ; (2): Đông đặc; (3): Nóng chảy; (4): Bay hơi. Câu 7: (3 điểm). - Thực hiện ăn sạch, uống sạch (thức ăn phải rửa sạch, nấu chín, nước uống đã đun sôi…) (1 điểm). - Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.( 1 điểm). - Xử lý phân, rác đúng cách, thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nơi đi đại tiểu tiện.( 0,5 điểm). - Diệt ruồi, diệt dán.( 0,5 điểm). Nước ở thể lỏng (…1) (…2) Hơi nước Nước ở thể rắn (…4) (…3) Nước ở thể lỏng ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI- LỚP 4 NĂM HỌC : 2009- 2010 MÔN : LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ I.Mục tiêu: *Phần lòch sử: - Học sinh hệ thống lại được các kiến thức phần lòch sử đã học về: + Tên nhân vật lòch sử gắn với sự kiện lòch sử đã học; thời gian, đòa điểm Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghóa. + Nhớ lại những công lao của Đinh Bộ Lónh. + Đặc điểm vùng đất Đại La (Thăng Long – Hà Nội) và lý do Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. + Những chính sách phát triển nông nghiệp của nhà Trần. - Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. *Phần đòa lí: - Hệ thống lại được những kiến thức tiêu biểu về: + Đặc điểm đòa hình của trung du Bắc Bộ. + Các dân tộc sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên. + Điều kiện để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước và điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lòch và nghỉ mát. + Nêu được những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là một trung tâm chính trò, kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu của nước ta. - Làm bài cẩn thận, sạch đẹp. Thể hiện tính trung thực trong giờ kiểm tra. II.Đề bài: *Phần lòch sử (5 điểm): Câu 1:(1 điểm). Nối tên nhân vật lòch sử ở cột A với sự kiện lòch sử ở cột B sao cho đúng. A B Đinh Bộ Lónh Tiêu diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng An Dương Vương Chống quân xâm lược nhà Tống Lý Thường Kiệt Xây thành Cổ Loa Ngô Quyền Dẹp loạn 12 sứ quân Câu 2:(1 điểm). Hãy điền vào ô chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai. Những việc Đinh Bộ Lónh đã làm được là: a, Thống nhất giang sơn lên ngôi Hoàng đế b, Chấm dứt thời kỳ đô hộ phong kiến phương Bắc, mở đầu cho thời kỳ độc lập dân tộc lâu dài của đất nước ta. c, Đánh tan quân xâm lược Nam Hán. d, Đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Câu 3:(1 điểm). Hãy chọn và điền các từ ngữ cho sẵn sau đây vào chỗ chấm (…) của đoạn văn cho phù hợp: a) dân cư không khổ b) ở trung tâm đất nước c) cuộc sống ấm no d) từ miền núi chật hẹp Vua thấy đây là vùng đất……(1)… đất rộng lại bằng phẳng……(2)… vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghó, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được……(3)… thì phải dời đô……(4)… Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này. Câu 4:(1 điểm). Đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau. 1. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghóa vào thời gian nào tại đâu? a. Mùa xuân năm 41, tại Luy Lâu (Bắc Ninh). b. Mùa xuân năm 42, tại Mê Linh(Vónh Phúc). c. Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây). d. Năm 39, tại Bạch Hạc ( Phú Thọ). 2. Nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp? a. Đặt thêm chức quan Hà đê sứ để trông coi đê điều. b. Đặt thêm chức quan Khuyến nông sứ để khuyến khích nông dân sản xuất. c. Đặt thêm chức quan Đồn điền sứ để tuyển mộ người đi khẩn hoang. d. Tất cả các ý trên. Câu 5:(1 điểm). Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất thắng lợi có ý nghóa như thế nào đối với lòch sử dân tộc ta? *Phần đòa lí(5 điểm): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1(1 điểm): Trung du Bắc Bộ là một vùng: A. Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp B. Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp C. Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải D. Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải Câu 2(0,5 điểm): Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là: A. Thái, Mông, Dao B. Ba-na, Ê-đê, Gia-rai C. Kinh D. Tày, Nùng Câu 3(0,5 điểm): Điều kiện để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước là: A. Đất đai màu mỡ; nguồn nước dồi dào; người dân có kinh nghiệm trồng lúa. B. Khí hậu quanh năm lạnh. C. Đất đai màu mỡ; người dân có kinh nghiệm trồng lúa. Câu 4(1 điểm): Ý kiến nào dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lòch và nghỉ mát? A. Không khí trong lành, mát mẻ. B. Nhiều phong cảnh. C. Nhiều nhà máy, khu công nghiệp. D. Nhiều khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau. Câu 5(2 điểm): Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là một trung tâm chính trò, kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu của nước ta. III. Đáp án – Biểu điểm. *Phần lòch sử (5 điểm): Câu 1: (1 điểm) . Mỗi ý gạch nối đúng được 0,25 điểm. A B Đinh Bộ Lónh Tiêu diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng An Dương Vương Chống quân xâm lược nhà Tống Lý Thường Kiệt Xây thành Cổ Loa Ngô Quyền Dẹp loạn 12 sứ quân Câu 2: (1 điểm) . Mỗi ý điền đúng được 0,25 điểm. a, Đ. b, S. c, S. d, Đ Câu 3: (1 điểm) . Mỗi ý chọn và điền đúng từ được 0,25 điểm. (1)- b. (2)- a. (3)- c. (4)- d Câu 4:(1 điểm). Mỗi ý đúng được 0,5 điểm 1. Đánh dấu x vào c. 2. Đánh dấu x vào d. Câu 5:(2 điểm). Mỗi ý đúng được 1 điểm. - Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất đã giữ vững nền độc lập cho nước nhà. - Đem lại cho nhân dân lòng tự hào, lòng tin ở sức mạnh của dân tộc. *Phần đòa lí(5 điểm): Câu 1: (1 điểm). Khoanh vào B. Câu 2: (0,5 điểm). Khoanh vào B. Câu 3: (0,5điểm). Khoanh vào A. Câu 4: (1 điểm). Khoanh vào C. Câu 5: (2 điểm). - Hà Nội là Thủ đô, là nơi làm việc của cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước. - Hà Nội có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, thư viện hàng đầu nước ta.