Tạo bài viết mới Những thí nghiệm hóa học vui (phần 1) 1. Mực bí mật Dựa trên tính háo nước của H 2 SO 4 để làm mực bí mật. Lấy đũa thủy tinh chấm dung dịch H 2 SO 4 loãng để viết lên giấy một bức thư ngắn, nét chữ sẽ không có màu. Hơ bức thư lên bếp than hoặc bàn là nóng, nước ở nét chữ sẽ bay hơi làm cho H 2 SO 4 trở nên đậm đặc, nó sẽ chiếm nước của chất xenlulozơ là thành phần chính của giấy và giải phóng cacbon, làm cho nét chữ hóa đen. (C 6 H 10 O 5 ) n ---> 6nC + 5nH 2 O (chất xúc tác: H 2 SO 4 đặc) Xenlulozơ 2. Những chiếc cốc “thần” Bạn bày một loạt những chiếc cốc không lên bàn và tuyên bố đó là những chiếc cốc có phép thần. Bạn lần lượt ném những mẩu bông vào các cốc trên, các mẩu bông sẽ tự bốc cháy. Cách làm và giải thích: Ở đáy mỗi cốc, bạn cho một ít hỗn hợp sền sệt của KMnO 4 và H 2 SO 4 đậm đặc. Với lượng nhỏ hỗn hợp này ở đáy cốc người xem sẽ không nhìn thấy. Bạn viên những mẩu bông đem tẩm cồn rồi ném vào các cốc trên. Khi bông tiếp xúc với hỗn hợp nó sẽ tự bốc cháy. 3. Đài phun nước Bạn có thể làm một cái đài phun nước nhỏ bé, xinh xắn để làm đẹp thêm cho mô hình một công viên chẳng hạn. Muốn vậy, bạn lấy 2 – 3g axit oxalic H 2 C 2 O 4 trộn với 2 – 3g NaHCO 3 và đổ hỗn hợp này vào ống nghiệm thể tích khoảng 60ml. Sau đó, đổ nước vào và nút chặt ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua. Ống này cần cắm tới đáy ống nghiệm. Nước trong ống sẽ phun ra rất mạnh như một đài phun nước trong công viên vậy. Giải thích: Giữa dung dịch H 2 C 2 O 4 và muối NaHCO 3 có phản ứng: H 2 C 2 O 4 + 2NaHCO 3 ---> Na 2 C 2 O 4 + 2H 2 O + 2CO 2 Khí CO 2 sinh ra nén rất mạnh lên dung dịch trong ống nghiệm và đẩy nó phun mạnh ra ngoài. Thínghiệm này cũng có thể minh họa cho nguyên tắc hoạt động của bình cứu hỏa. 4. Đốt cháy bằng khí cacbonic Thật là chuyện lạ đời! Chúng ta ai cũng biết khí CO 2 không duy trì sự cháy, nên được dùng làm chất chữa cháy. Bạn lấy cặp gắp một miếng bông giơ lên cho mọi người xem rồi cho luồng khí CO 2 điều chế từ bình Kíp thổi vào miếng bông, miếng bông sẽ bùng cháy trước con mắt ngạc nhiên của mọi người. Cách làm và giải thích: Những miếng bông làm thínghiệm cần được chuẩn bị trước bằng cách rắc bột natri peoxit Na 2 O 2 khô lên. Khi thổi khí CO 2 vào, Na 2 O 2 sẽ tác dụng với CO 2 theo phương trình hóa học sau: 2Na 2 O 2 + 2CO 2 ---> 2Na 2 CO 3 + O 2 Phản ứng trên vừa tỏa nhiệt, vừa giả phóng ra O 2 nên miếng bông cháy tức khắc. Chú ý: Những miếng bông đã tẩm bột Na 2 O 2 dùng không hết không được để dành lại trong phòng thínghiệm vì có thể tự bốc cháy do tác dụng của khí CO 2 trong không khí. Tốt hơn hết là nên đốt ngay đi. 5. Đốt cháy nước đá Bạn lấy một nắm nước đá bỏ vào một ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật diêm đốt trên mặt ống bơ. Thật kì lạ! Nước đá bốc cháy. Cách làm và giải thích: Trong ống bơ, bạn đã đặt sẵn vài mẩu canxi cacbua CaC 2 . Khi bỏ nước đá vào, CaC 2 sẽ tác dụng với nước, giải phóng khí C 2 H 2 . CaC 2 + 2H 2 O ---> C 2 H 2 + Ca(OH) 2 Khí C 2 H 2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt nước đá cháy vậy. 2C 2 H 2 + 5O 2 ---> 4CO 2 + 2H 2 O 6. “Sao băng” trong ống nghiệm Rót dung dịch sắt (II) sunfat vào dung dịch axit oxalic sẽ thu được kết tủa sắt oxalat. Đem lọc và sấy khô kết tủa rồi nung nóng trong ống nghiệm đậy kín không cho không khí lọt vào sẽ xuất hiện những hạt sắt nóng đỏ bay trong ống nghiệm trông như cảnh “sao băng”. Giải thích: Các phản ứng xảy ra như sau: FeSO 4 + (COOH) 2 ---> Fe(COO) 2 + H 2 SO 4 Fe(COO) 2 ---> Fe + 2CO 2 Phản ứng thứ hai giải phóng CO 2 thổi những hạt sắt nóng đỏ bay lên như sao băng. 7. Dùng đường làm thuốc súng Nghiền đường thành bột trộn với muối KClO 3 theo tỉ lệ bằng nhau về khối lượng. Đổ hỗn hợp thu được lên một miếng sắt tây rồi vun lại thành một đống nhỏ hình nón, ở đỉnh đánh lõm xuống. Dùng ống nhỏ giọt lấy H 2 SO 4 đậm đặc và nhỏ vài giọt vào đỉnh lõm của hình nón. Hỗn hợp lập tức bùng lên và gần như cháy một cách chớp nhoáng tạo thành những luồng khói dày đặc, tỏa rộng lên trên hệt như đốt thuốc súng vậy. Giải thích: KClO 3 tác dụng với H 2 SO 4 tạo ra axit HClO 3 : 2KClO 3 + H 2 SO 4 ---> K 2 SO 4 + 2HClO 3 Axit HClO 3 bị phân hủy thành nước, oxi và clodioxit ClO 2 , chất này lại bị phân hủy rất mạnh giải phóng O 2 và làm cho đường bốc cháy. Vì phản ứng khởi đầu phát triển rất nhanh nên cũng như thuốc súng, đường bị cháy hầu như tức thời. . Tạo bài viết mới Những thí nghiệm hóa học vui (phần 1) 1. Mực bí mật Dựa trên tính háo nước của H 2 SO 4 để. ống nghiệm thể tích khoảng 60ml. Sau đó, đổ nước vào và nút chặt ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua. Ống này cần cắm tới đáy ống nghiệm.